Ưu nhược điểm của 6 hình thức online marketing phổ biến nhất 2020

Chia sẻ bài viết

Làm marketing online là xu thế tất yếu của đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, trước sự muôn hình muôn vẻ của các phương thức marketing online, việc chọn kênh gì, tập trung vào hình thức nào để đem lại hiệu quả cao nhất là 1 bài toán nan giải cho nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu làm online marketing.

Để tìm được câu trả lời cho bài toán trên, bạn có thể phải dành hàng tuần tìm tài liệu, đọc vô số các tài liệu chuyên môn

Hoặc…

Bạn chỉ cần dành 30 phút cùng SEONGON tìm hiểu một cách tổng quan, ưu nhược điểm của 6 phương thức online marketing phổ biến nhất hiện nay.

Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về phương thức marketing online phù hợp nhất cho tình hình doanh nghiệp của mình.

Tìm hiểu thêm: 9 loại hình quảng cáo phổ biến trong mọi Marketing Plan

1. SEO

SEO hay Search Engine Optimization là một hình thức marketing online dựa vào việc tối ưu hóa nội dung, website để trang của bạn đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo, Cốc Cốc, v.v).

Từ đó tận dụng được lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) về website của bạn.

Kết quả trên trang tìm kiếm SEO

Kết quả trên trang tìm kiếm với từ khóa “https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png”

1. 1. Ưu điểm

1.1.1. Tiết kiệm chi phí về lâu dài

Khi đẩy được từ khóa lên TOP, SEO còn được coi là một hình thức Marketing “0 đồng” khi với mỗi traffic có được từ SEO, bạn sẽ không phải mất thêm chi phí nào cả.

Vậy nên, dù chi phí để đầu tư ban đầu tương đối lớn, nhưng xét về dài hạn (9 -12 tháng), SEO lại là hình thức online marketing tiết kiệm nhất.

1.1.2.Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Trung bình mỗi ngày có hàng nghìn, thậm chí hàng triệu truy vấn tìm kiếm liên quan đến dịch vụ sản phẩm của bạn.

Nhưng lượng keyword doanh nghiệp có thể quảng cáo tới chỉ chiếm 2 – 5% trong số đó – vì nguyên tắc tập trung – vậy nếu không làm SEO bạn đang bỏ phí hơn 95% lượng khách hàng tiềm năng còn lại.

1.1.3. Chuyển đổi tốt hơn

Theo 1 thống kê của Bright Edge, tỷ lệ chuyển đổi từ các truy vấn tìm kiếm tự nhiên ở đa số các ngành đều cao hơn 20% so với các hình thức quảng cáo trả phí (xét trên cùng 1 truy vấn tìm kiếm hoặc từ khóa)

Điều này đến 1 phần từ việc khách hàng tin tưởng vào các kết quả tìm kiếm tự nhiên hơn là kết quả quảng cáo, cũng như những người truy cập website qua Google có nhu cầu rõ ràng cụ thể hơn, dễ sinh ra chuyển đổi hơn.

Bạn có thể tải đầy đủ báo cáo hiệu quả của kênh tìm kiếm tự nhiên tại đây.

SEO chuyển đổi tốt hơn các phương thức online marketing khác

1.1.4. Hiệu quả bền vững, tạo nền tảng marketing vững chắc

Thống kê cho thấy có tới hơn 69% doanh nghiệp trên thế giới dự kiến phải giảm thiểu các hình thức quảng cáo trả phí khi đại dịch Covid xảy ra.

Điều này đến từ việc thắt chặt chi tiêu của khách hàng, chạy quảng cáo cũng không thể tạo ra đủ doanh thu bù để bù được chi phí.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những doanh nghiệp đã làm SEO trước đó lại đang được hưởng lợi khi dù không còn quảng cáo những họ vẫn duy trì được nguồn khách hàng ổn định nhờ traffic tự nhiên.

Vậy nên, SEO là một trong những hình thức giúp doanh nghiệp tạo được nền tảng marketing vững chắc, trở thành công cụ thu hút khách hàng hiệu quả bất chất các biến cố tự nhiên xảy ra.

Xem thêm: Trong năm khó khăn nhất, SEO là giải pháp phù hợp nhất.

1.2. Nhược điểm

1.2.1. Mất nhiều thời gian để thấy được hiệu quả

Để thực hiện một chiến dịch SEO hiệu quả, bạn cần thời gian. 6 – 9 tháng là một khoảng thời gian trung bình để thấy được kết quả từ các hoạt động SEO.

Hơn nữa, việc lên Top với SEO chưa phải là tất cả.

Để thật sự có được sự tăng trưởng về doanh thu, doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư thời gian để tối ưu trang đích, trang sản phẩm, các trải nghiệm trên trang để thuyết phục người dùng vào site mua hàng hoặc tạo ra chuyển đổi có giá trị (điền form, gọi hotline, chat,v.v)

1.2.2. Chi phí đầu tư ban đầu lớn

Không đem lại hiệu quả ngay, cùng chi phí đầu tư ban đầu lớn chính là một trong những rào cản lớn nhất cho các doanh nghiệp muốn làm SEO.

300 – 500 triệu là chi phí trung bình cho 1 dự án SEO tổng thể trong 9 -12 tháng hiện nay. Tuy nhiên doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro về chi phí bằng việc tìm thuê các Agency có uy tín, khi không những khả năng thành công sẽ cao mà doanh nghiệp chỉ phải chi trả tương ứng với kết quả.

Báo giá chi tiết dịch vụ SEO tổng thể.

Báo giá dịch vụ SEO Tổng Thể

1.2.3. Không kiểm soát hoàn toàn được thứ hạng trên trang tìm kiếm.

Mỗi năm, các công cụ tìm kiếm như Google lại tung ra hàng loạt những bản update mới, ít nhiều ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa. Điều này khiến việc làm SEO lệ thuộc một phần vào các tiêu chí và quy chuẩn của Google.

Tuy nhiên, với sứ mệnh đem đến cho người dùng những kết quả có giá trị và giải đáp được thắc mắc của người dùng, nội dung chất lượng, uy tín luôn là trọng tâm của Google.

Đó cũng chính là yếu tố mà phương pháp SEO tổng thể chú trọng. Vậy nên các khách hàng của SEONGON rất ít khi bị tụt hạng khi có bản cập nhật mới.

 Tìm hiểu chi tiết hơn về SEO:

  1. SEO là gì ? Tổng quan nhất ở mọi góc nhìn về SEO mà bạn cần biết !
  2. Chi phí làm SEO trong doanh nghiệp [Bóc tách chi tiết]
  3. Kiến thức SEO tổng thể.

Google Ad Search là công cụ quảng cáo trên trang kết quả tìm của Google. Khác với các kết quả tìm tự nhiên, những kết quả trả phí sẽ được hiển thị ở các vị trí Top đầu và cuối trên trang tìm kiếm như hình dưới đây.

Các vị trí quảng cáo Top đầu trong Google Ads

Vị trí quảng cáo Top đầu trong Google Ads

2.1. Ưu điểm

2.1.1. Đem lại hiệu quả nhanh chóng

Khác với kênh SEO, Google Ads Search có thể giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quả của quảng cáo ngay tức thì.

Chính vì thế nếu hiểu rõ về khách hàng và am hiểu công cụ, bạn hoàn toàn có thể tạo ra doanh thu ngay với hình thức này.

Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tận dụng ưu thế này để có thể kiểm tra nhanh tính chuyển đổi của 1 số từ khóa.

2.1.2. Có khả năng xây dựng nhận thức, thương hiệu mạnh

Do bạn chỉ phải chi trả chi phí khi có khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo, nên kể cả khi người dùng không click vào, họ vẫn nhìn thấy và ghi nhớ được thương hiệu của bạn.

Theo 1 nghiên cứu của Google, quảng cáo tìm kiếm có thể giúp tăng tính nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp lên tới 6.6%.

Quảng cáo tìm kiếm giúp tăng nhận diện

2.1.3. Đo lường hiệu quả dễ dàng

Số lượng khách click vào quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu, chi phí tiêu tốn của quảng cáo .v.v

Tất cả những thông số liên quan đến hiệu quả của chiến dịch có thể đo lường dễ dàng thông qua hệ thống của quản lý quảng cáo của Google.

Dựa trên những thông số đó mà doanh nghiệp sẽ biết được hiệu quả của quảng cáo và ra được những quyết định tiếp theo.

2.2. Nhược điểm

2.2.1. Yêu cầu chuyên môn cao

Cài đặt và thực hiện một quảng cáo Google không khó. Nhưng làm sao để làm quảng cáo hiệu quả và thật sự đem lại giá trị (chuyển đổi, doanh thu, v.v) cho doanh nghiệp thì rất khó.

Bạn không những cần phải rất am hiểu về công cụ, mà còn phải có sự tổng hợp đầy đủ các kỹ năng như content, marketing, phân tích cũng như kinh nghiệm trong ngành để có thể tối ưu được quảng cáo hiệu quả.

2.2.2. Mức độ cạnh tranh cao

Quảng cáo Google đã rất phát triển tại Việt từ đầu những năm 2008. Từ đó đến nay, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp tận dụng hình thức online marketing này.

Chính điều đó đã đẩy mức độ cạnh tranh lên rất lớn khi giá quảng cáo bình quân đã tăng trung bình hơn 300% trong 8 năm qua.

2.2.3. Chi phí dài hạn lớn

Doanh nghiệp sẽ cần liên tục chi tiền quảng cáo để được hiển thị. Điều này sẽ đẩy chi phí dài hạn cho doanh nghiệp lên rất lớn và ngày một tăng cao khi thị trường cạnh tranh hơn.

Để tránh được điều này, doanh nghiệp nên cân nhắc đầu tư song song cho các hình thức online marketing tiết kiệm, bền vững khác hơn như SEO.

2.2.4. Hạn chế từ chính sách của Google

Không phải doanh nghiệp sản phẩm nào cũng có thể quảng cáo được trên Google. Những sản phẩm như rượu, bia thuốc lá, v.v sé hoàn toàn bị cấm và doanh nghiệp sẽ phải tìm phương án khác để triển khai.

Bạn có thể xem chi tiết hơn tại link sau.

2.2.5. Lệ thuộc vào Google Ads sẽ là rủi ro khi doanh nghiệp không còn tiền chạy quảng cáo

Dừng quảng cáo là khách hàng không còn thấy bạn nữa.

Nếu quá lệ thuộc vào việc quảng cáo để kiếm khách thì mỗi khi có biến động xảy ra (như Covid), doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới

 Tìm hiểu sâu hơn về hình thức Google Ads Search:

  1. Quảng cáo Google Ads: Kiến thức tổng quan & 7 sai lầm thường gặp
  2. Tối ưu quảng cáo Google Ads với 8 cách đơn giản, ai cũng có thể làm
  3. Google AdWords – Tin tức và kiến thức cập nhật về Google AdWords

3. Google Display Network

Google Display Network (GDN) là mạng quảng cáo hiển thị của Google. Một hệ thống mạng lưới gồm hơn 2 triệu website, video, app là đối tác của Google để giúp doanh nghiệp tận dụng quảng cáo banner trên đó.

Vị trí hiển thị GDN

Các vị trí hiển thị trên GDN phổ biến nhất

3.1. Ưu điểm

3.1.1. Giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng

Với hệ thống nhắm chọn chi tiết từ nhân khẩu học, sở thích, vị trí địa lý hay khả năng set up chính xác đến từng trang website, doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

3.1.2. Phạm vi tiếp cận rộng

Với hệ thống hơn 2 triệu website cùng những sản phẩm có nhiều người sử dụng nhất trên toàn thế giới như, Gmail, Youtube, hình thức quảng cáo này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận 1 số lượng lớn khách hàng trong mọi hoạt động online: đọc báo, xem video, kiểm tra email, chơi game v.v

Trung bình, giá mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo (CPM) tới khách hàng tiềm năng của GDN rẻ hơn so với Google Ads Search khoảng 16 lần, giá mỗi click (CPC) rẻ hơn khoảng 3,84 lần theo Adstage.

Chính vì lẽ đó, GDN là một công cụ hiệu quả trong việc tăng nhận diện thương hiệu khi có thể tiếp cận đến lượng lớn khách hàng với chi phí phải chăng.

3.1.4. Đưa được hình ảnh sản phẩm vào mẫu quảng cáo

Một ưu điểm nổi bật của quảng cáo GDN so với quảng cáo search là việc có thể sử dụng hình ảnh hoặc video để trong quảng cáo.

Giúp cho quảng cáo trở nên sinh động, hiệu quả hơn trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu cũng như khiến dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp in sâu đậm hơn trong tâm trí khách hàng.

3.1.5. Có khả năng tiếp thị lại với những người đã vào website

Đưa thông điệp quảng cáo của bạn liên tục tiếp cận đến với khách hàng đã vào website bằng công cụ remarketing.

Giúp cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp luôn hiện hữu trong tâm trí khách hàng cho đến bước ra quyết định cuối cùng.

3.2. Nhược điểm

3.2.1. Không quản lý được chính xác được vị trí đặt của quảng cáo

Tuy có thể chọn đặt vị trí chính xác từng trang web, nhưng với hệ thống mạng lưới khổng lồ của Google, và hành vi riêng biệt của từng khách hàng, bạn không thể quản lý được toàn bộ những trang quảng cáo của bạn đã hiện lên trừ khi bạn phải check thủ công từng trang web, video một.

3.2.2. Cần ngân sách lớn để đạt được hiệu quả

Thông điệp quảng cáo của bạn chỉ có 1, mà để đưa ra được quyết định, khách hàng sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau: tìm hiểu thông tin, so sánh sản phẩm, giá cả, v.v

Vậy nên quảng cáo của bạn khó có thể truyền tải được đúng thông điệp đến đúng đối tượng khách hàng như quảng cáo Google Search.

Chính vì thế nên, quảng cáo hiển thị cần ngân sách lớn để có thể bao trùm được toàn bộ khách hàng tiềm năng và hiển thị với 1 tuần suất đủ nhiều để họ nhớ tới doanh nghiệp của bạn.

 Tìm hiểu chi tiết hơn về Google Display Network:

  1. Tổng quan về quảng cáo Google Display Network
  2. Quảng cáo Google Remarketing: 5 lợi ích, 3 mẹo tối ưu, 2 sai lầm

Lưu ý: Ngoài Google Display Network, tại Việt Nam cũng có rất nhiều các Adnetwork lớn khác để doanh nghiệp có thể tìm đến như: admicro (kenh14, soha, gamek, dantri v.v) hay eclick (vnexpres)

4. Social media marketing

Social media marketing là một loại hình marketing trên các mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay như Facebook, Instagram, Zalo hay Linkedin.

Quảng cáo trên Facebook

Quảng cáo trên Facebook là loại hình social marketing phổ biến nhất hiện nay

4.1. Ưu điểm

4.1.1. Tiếp cận được số lượng khách hàng tiềm năng vô cùng lớn

Với hơn 62 triệu người sử dụng các mạng xã hội tại Việt Nam vào năm 2019, và tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ 15% mỗi năm. Mạng xã hội là kênh được nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ chú trọng trong các chiến lược online marketing của mình

4.1.2. Tương tác trực tiếp với khách hàng

Điểm mạnh nhất của hình thức online nay là bạn có thể gia tăng tương tác với khách hàng qua nhiều hình thức như comment, chat, chia sẻ v.v

Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm sử dụng dịch vụ, sản phẩm của họ để thuyết phục khách hàng 1 cách hiệu quả hơn.

Không những thế việc có thể tương tác trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về insight của người dùng, từ đó ra được các quyết định kinh doanh chính xác hơn.

4.1.3. Tận dụng được các hình thức quảng cáo trả phí

Mỗi mạng xã hội đều có các hình thức quảng cáo trả phí với nhiều tính năng ưu việt không thua kém gì quảng cáo của Google.

Hơn nữa, các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội cũng đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp.

Sử dụng quảng cáo là một cách hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn các khách hàng tiềm năng.

4.1.4. Giúp đưa thêm traffic về website hiệu quả

Thay vì phải tối ưu SEO, tốn thêm chi phí để chạy quảng cáo, nếu doanh nghiệp xây dựng được các tài khoản doanh nghiệp (fanpage, group,v.v) với hàng chục nghìn người theo dõi, thì chỉ cần 1 bài post doanh nghiệp đã có thể thu về được số traffic lớn mà không mất quá nhiều công sức.

4.1.5. Phù hợp để truyển tại các hình thức quảng cáo viral

Nếu bạn để ý, những video muốn viral (nổi tiếng) đều cần phải xuất hiện trên mạng xã hội vì khả năng lan truyền vô cùng lớn của nó.

Hãy tận dụng đặc tính này của mạng xã hội khi doanh nghiệp của bạn muốn tăng mạnh nhận diện thương hiệu trong thời gian ngắn với các TVC viral, mini game chia sẻ, v.v

4.2. Nhược điểm

4.2.1 Dễ dàng nhận lại bình luận tiêu cực (và có thể không kiểm soát được)

Marketing trên mạng xã hội là một con dao 2 lưỡi.

Khả năng lan truyền mạnh, tính tương tác cao, những gì là ưu điểm của mạng xã hội đều có thể để lại tác động xấu cho doanh nghiệp.

Một sản phẩm truyền thông nhạy cảm, hay dịch vụ kém chất lượng đều dễ dàng trở thành sự công kích người dùng dưới dạng bình luận chia sẻ

Tệ nhất là không chỉ mình bạn biết và sẽ có rất nhiều khách hàng tiềm năng khác nữa cùng biết do khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng trên mạng xã hội

Không ít các trường hợp doanh nghiệp đã mất hoàn toàn uy tín trong mắt khách hàng chỉ sau một cuộc khủng hoảng truyền thông như trên.

Tìm hiểu thêm các kiến thức về social marketing:

  1. 6 bước lập kế hoạch Facebook Marketing cho mọi doanh nghiệp
  2. Nên chạy quảng cáo google hay facebook – so sánh “cuộc chiến khốc liệt”

5. Email marketing

Email marketing là cách bạn tiếp thị quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng thông qua email.

Email marketing

5.1. Ưu điểm

5.1.1. Dễ dàng thực hiện

Cho dù bạn vẫn cần một lượng kiến thức nhất định để làm email marketing tốt nhưng nhìn chung trong tất cả các hình thức online marketing, đây là loại hình dễ dàng tiếp cận và sử dụng nhất

5.1.2. Tiết kiệm chi phí

Email marketing là công cụ rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do chi phí bỏ ra không quá lớn. Ví dụ như Mailchimp có thể cho phép bạn gửi free tới tối đa 2000 contact và không giới hạn lượt gửi.

Kể cả cả chi phí cho những bản tiêu chuẩn cũng thấp hơn nếu so với các quảng cáo trả phí khác.

5.1.3. Tiếp cận 1 lượng lớn khách hàng nhanh chóng

Dù các hình thức quảng cáo trả phí khác có thể tiếp cận được hàng triệu người tuy nhiên bạn sẽ cần thời gian vài ngày để đạt được điều đó. Trong khi đó chỉ cần nội dung và vài phút setup bạn có thể gửi tới tập khách hàng lên đến cả trăm nghìn người chỉ trong vòng một buổi sáng.

5.1.4. Dễ dàng đo lường hiệu quả

Đối với các công cụ marketing hiện nay, bạn hoàn toàn có thể theo dõi bao nhiêu người mở email, bao nhiêu người click vào đường link, thời gian mở, v.v

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tận dụng tính năng A/B testing để thử nghiệm các kiểu email khác nhau để tìm ra công thức hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

5.2 Nhược điểm

5.2.1. Nếu lạm dụng sẽ dễ dàng biến thành email spam và khiến người dùng khó chịu

Không ai muốn thấy 1 tài khoản email tràn ngập những nội dung giới thiệu, sản phẩm, quảng cáo hoặc những nội dung họ không hề quan tâm.

Vậy nên việc xác định được đối tượng gửi, nội dung nào phù hợp với họ và 1 tần suất gửi hợp lý sẽ giúp người dùng đỡ khó chịu và không unsubscribe bạn.

 Tìm hiểu thêm về Email marketing:

  1. Hướng dẫn thực hiện email marketing từ Mailchimp
  2. Cách làm email marketing: 9 thủ thuật mail marketing quan trọng nhất

6. Youtube

Marketing trên Youtube, website chia sẻ video lớn nhất thế giới, ngày được nhiều marketer chú trọng nhờ sở hữu lượng người xem khổng lồ và sức sáng tạo không giới hạn trên nền tảng này.

Các loại quảng cáo trên youtube

Các loại quảng cáo trên Youtube

6.1. Ưu điểm

6.1.1. Tiếp cận được 1 lượng người dùng lớn

Youtube là cũng được coi là kênh công cụ tiền kiếm lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Google. Theo thống kê, có tới hơn 45 triệu người đang xem Youtube tại Việt Nam, chiếm hơn một nửa dân số. Một con số quá hấp dẫn cho bất kỳ nhà quảng cáo nào

6.1.2. Việc sáng tạo nội dung trên Youtube là không giới hạn.

Không chỉ giới hạn bởi câu chữ và hình ảnh, với video bạn có thể truyền tải thông điệp quảng cáo ở rất nhiều hình thức khác nhau và tạo được dấu ấn cho doanh nghiệp của bạn

6.1.3. Chi phí tiếp cận khách hàng không lớn

Với một video thông thường chi phí chạy quảng cáo trong khoảng 200 – 500đ trên mỗi lượt xem, tùy thuộc vào chất lượng video, đối tượng nhắm tới và mục tiêu tổng thể của bạn.

Hơn nữa cũng giống với các hình thức CPC khác bạn chỉ phải trả tiền quảng cáo khi người dùng có hành động cụ thể như bấm vào link, đăng ký kênh,v.v

Thậm chí, Youtube sẽ không thu phí của nhà quảng cáo trong vòng 5s đầu tiên. Giúp doanh nghiệp đỡ lãng phí ngân sách vào những người không thực sự đang xem quảng cáo của bạn.

6.1.4. Khả năng tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng

Với sự kế thừa từ công cụ quảng cáo của Google, quảng cáo trên Youtube cũng thừa hưởng các tính năng hữu ích trong việc nhắm chọn mục tiêu. Các tùy chọn nhắm chọn đối tượng bao gồm:

  • Đề tài – chủ đề của nội dung video trên Youtube
  • Nhân khẩu học – tuổi và giới tính
  • Các từ khóa chính – các từ khóa cụ thể có liên quan đến quảng cáo
  • Vị trí – Các trang YouTube cụ thể liên quan đến quảng cáo
  • Danh mục – sở thích của người dùng

6.2. Nhược điểm

6.2.1. Quảng cáo có thể bị skip hoặc gây khó chịu với người dùng

Đối với những loại quảng cáo video có thể skip sau 5s, những người làm quảng cáo luôn phải đau đầu để làm sao có thể khiến khách hàng hứng thú xem tiếp hoặc làm thương hiệu của bạn thật nổi bật chỉ trong vòng 5s.

Nếu không muốn bị skip bạn sẽ cần đầu tư vào những hình thức quảng cáo 15 – 20s hay quảng cáo 6s không thể bỏ qua, nhưng nếu làm không cẩn thận, doanh nghiệp có thể gây ra sự khó chịu với người xem.

6.2.2. Không kiểm soát được chính xác quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở đâu

Tháng 3, năm 2017, Youtube đã bị 1 vài công ty khởi kiện vì họ phát hiện ra quảng cáo mình xuất hiện ở một số kênh có nội dung không phù hợp (khủng bố, chia rẽ sắc tộc, v.v).

Dù sau sự kiện đó, Youtube cũng đã có những cải tiến nhất định nhưng nhìn chung là bạn vẫn không có 100% sự kiểm soát trong việc quảng cáo được hiển thị ở đâu.

6.2.3. Khó để làm hiệu quả, công sức đầu tư lớn

1 video có giá trị với người xem cần nhiều công sức đầu tư. Từ lên nội dung, quay, dựng và chỉnh sửa. 1 video trung bình sẽ dễ dàng mất từ 2 -3 ngày thậm chí 1 tuần để làm xong.

Vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí thực hiện để tránh lãng phí.

 Tìm hiểu thêm:

  1. 7 Bước Xây dựng kênh Youtube hiệu quả từ con số 0
  2. Lợi ích quảng cáo YouTube: Liệu có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhỏ
  3. 8 Bước Giúp Video Tăng Hạng [SEO YOUTUBE]

Doanh nghiệp nên chọn hình thức online marketing nào?

Để biết được doanh nghiệp của bạn cần chọn hình thức online marketing nào, bạn cần dựa vào các yếu tố sau:

1. Khách hàng của đang xuất hiện ở đâu

Khách hàng của bạn ở đâu thì doanh nghiệp của bạn phải xuất hiện ở đó.

Đây là cách đơn giản nhất để xác định hình thức online marketing cần làm.

Bạn có thể kiểm tra các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí như Ubersuggest để kiểm tra xem các từ khóa sản phẩm dịch vụ, từ khóa thương hiệu, từ khóa thông tin liên quan có được tìm kiếm nhiều không?

Nếu câu trả lời là có thì doanh nghiệp cần tìm đến các kênh tiếp cận khách hàng trên mạng tìm kiếm như SEO và Google Ads Search.

Khách hàng của bạn thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội, thì social media marketing là công cụ bạn đang cần tập trung. (Ví dụ khách ở ngành thời trang, mỹ phẩm có xu hướng tìm kiếm nhiều trên môi trường này). Tương tự như vậy đối với kênh Youtube.

2. Hiểu về hành vi khách hàng của doanh nghiệp

Với mỗi ngành nghề dịch vụ, hành vi khách hàng là hoàn toàn khác nhau, hiểu rõ hành vi khách hàng sẽ giúp bạn tìm ra hình thức online marketing phù hợp.

Ví dụ, cùng trên kênh mạng tìm kiếm, SEO và Google Ads Search là phù hợp để tiếp cận khách hàng. Nhưng truy vấn search của khách hàng ở giai đoạn tìm kiếm thông tin và giai đoạn ra quyết định là rất khác nhau.

Có thể cụ thể hơn như sau: ở giai đoạn tìm kiếm, một khách hàng đi mua điện thoại, họ có thể search: “so sánh giữa điện thoại samsung và iphone”, với những từ khóa như này bạn cần làm SEO vì khách hàng mới chỉ đang tìm kiếm thông tin chứ chưa có ý định mua hàng.

Trong khi đó những từ khóa như: “mua samsung galaxy note 20 giá rẻ” thì phải đẩy mạnh hình thức quảng cáo cho những key này vì khả năng tạo ra chuyển đổi mua hàng cao hơn.

Đây chỉ là một ví dụ cho thấy, hiểu về khách hàng và hành trình ra quyết định của họ sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa được các kênh marketing chính xác.

Ngoài ra, một số cách chọn lựa kênh online dựa trên hành vi ra quyết định của khách hàng có thể kể đến như:

  • Khách hàng đã vào site, hoặc vào fanpage trên facebook, liên tục tiếp cận khách hàng bằng hình thức remarketing (GDN) để thuyết phục họ khi khách ở bước ra quyết định.
  • Ở giai đoạn tìm hiểu thông tin, như ngành dược, mỹ phẩm, hỏi thông tin trên các group là hành vi tương đối phổ biến. Content marketing dưới dạng review, seeding sẽ là lựa chọn phù hợp.
  • Sử dụng email marketing để tiếp chăm sóc khách hàng, upsell ở giai đoạn sau bán.

Bạn có thể xem bài viết sau để có thêm 1 ví dụ về việc quyết định chọn kênh online marketing dựa trên hành trình khách hàng:

Hành trình ra quyết định của khách hàng ngành dược

Hành trình khách hàng ngành dược

VD hành trình khách hàng ngành dược

Xem thêm: Case Study SEO ngành dược – Tăng hơn 30 lần organic traffic với SEO Tổng thể.

3. Ngân sách

Ngân sách marketing cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định chọn kênh, không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ mọi nguồn lực để bao phủ tất cả các kênh.

Trong nhiều trường hợp, việc ưu tiên kênh nào, bỏ kênh nào cũng có thể quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Ví dụ như nếu doanh nghiệp có ngân sách thấp, hạn chế, hãy bắt đầu tiếp cận khách hàng bằng những hình thức chi phí thấp như content marketing để thu hút được thông tin của những người quan tâm (lead), rồi sử dụng các kênh truyền thông như telesale hay email marketing để tiếp tục chăm sóc khách hàng.

Hoặc nếu doanh nghiệp đang cần nguồn thu ngay lập tức, sử dụng Google Ads nhắm vào các key chuyển đổi cao để sinh ra đơn hàng ngay lập tức cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu sử dụng kênh SEO thì sẽ không hợp lý vì hình thức sẽ tốn nhiều thời gian để có được hiệu quả.

Trong khí đó Google Display Network phù hợp với các doanh nghiệp có ngân sách lớn và đang có mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm:

Lời kết

Trên đây là tổng hợp toàn bộ các ưu nhược điểm của các hình thức online marketing phổ biến nhất hiện nay.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn toàn cảnh để lựa chọn được các kênh phù hợp nhất với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn phân vân, SEONGON hoàn toàn có thể giúp đỡ bạn ra được quyết định chính xác nên làm kênh nào? Và làm cụ thể thế nào?

Hãy liên hệ với SEONGON để được tư vấn nhé.

Đây là bài viết #3 trong chuỗi “Hướng dẫn triển khai làm online marketing từ A – Z cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Một series các bài viết với mục tiêu giúp đỡ các doanh nghiệp chưa làm digital marketing có thể dễ dàng tìm được phương pháp và hướng đi đúng đắn khi triển khai hoạt động marketing trên môi trường online.

Bạn có thể đọc các bài khác tại đây:

Bài 1 – 4 cách xây dựng nhận diện thương hiệu trên môi trường online cho doanh nghiệp

Bài 2 – 7 kênh Digital Marketing phù hợp để xây dựng nhận biết thương hiệu.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN