Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu (2024)

Chia sẻ bài viết

Quảng cáo Google Ads là công cụ quảng cáo đã chứng minh được tính hiệu quả suốt nhiều năm qua. Chỉ cần biết cách chạy quảng cáo Google Ads, bạn đã có thể tiếp cận được hầu hết khách hàng tiềm năng trên môi trường số và thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Để tìm hiểu 1 cách tổng quát nhất về cách chạy quảng cáo trên Google Ads, mời bạn theo dõi trong bài viết dưới đây của SEONGON!

1. Google Ads là gì?

Google Ads là dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google. Dịch vụ này giúp bạn tạo ra các quảng cáo trực tuyến tiếp cận người dùng vào đúng thời điểm họ đang dành nhiều sự quan tâm đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Thông qua Google Ads bạn có thể: 

  • Quảng bá doanh nghiệp
  • Bán sản phẩm, dịch vụ
  • Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu
  • Tăng lưu lượng truy cập website.

Quảng cáo Google Ads thường xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc các website thuộc mạng quảng cáo của Google (Youtube, Gmail, mạng hiển thị,…).

2. 06 lợi ích khi chạy quảng cáo Google

Bên cạnh việc sử dụng dịch vụ SEO TOP, doanh nghiệp đã tìm đến Quảng cáo Google như một phương thức để thúc đẩy bán hàng, dịch vụ và nâng cao nhận diện thương hiệu. Dưới đây là những lợi ích chính mà bạn có thể tận dụng từ việc chạy quảng cáo Google:

  • Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm: Chạy quảng cáo Google Ads là cách nhanh nhất để tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua việc hiển thị ngay thời điểm khách hàng mong muốn sản phẩm.  
  • Xuất hiện trên nhiều mạng quảng cáo: Quảng cáo còn có khả năng hiển thị trên đa nền tảng của Google như Youtube, Gmail,… và hàng loạt trang báo lớn ở mỗi quốc gia (VNExpress, Dân Trí,…). 
  • Chỉ mất tiền khi có người nhấp vào quảng cáo: Với đa số các hình thức quảng cáo, bạn chỉ trả tiền khi khách hàng nhấp vào quảng cáo hoặc truy cập vào website. 
  • Kiểm soát ngân sách dễ dàng: Bạn có thể chọn nơi quảng cáo sẽ xuất hiện và dễ dàng đo lường mức độ tác động của quảng cáo, từ đó điều chỉnh ngân sách chi tiêu theo ngày phù hợp hơn.
  • Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch: Với mỗi loại chiến dịch quảng cáo khác nhau, Google sẽ cung cấp 1 bộ chỉ số riêng giúp bạn theo dõi sát sao hiệu quả chiến dịch. 

3. Cách hoạt động của quảng cáo Google

Có 2 yếu tố được Google xem xét để lựa chọn “khi nào quảng cáo của bạn được hiển thị” hoặc “khi nào hiển thị quảng cáo của bạn còn đối thủ thì không” là giá thầu và điểm chất lượng.

3.1. Giá thầu

Giá thầu (hay CPC tối đa) là chi phí tối đa bạn sẵn sàng trả cho một lần khách hàng nhấp vào quảng cáo. ​​Theo Hootsuite, Google Ads hoạt động dựa trên mô hình trả tiền theo lượt nhấp (Pay-per-click model). Vì vậy, để quảng cáo của bạn được hiển thị khi người dùng tìm kiếm 1 từ khóa bất kỳ trên Google, bạn cần đặt một mức giá thầu để cạnh tranh với đối thủ khác. 

Có 4 cách nhà quảng cáo thường dùng để đặt giá thầu bao gồm:

  • Chi phí trên 1 lượt nhấp (Cost-per-click hay CPC)
  • Chi phí trên 1000 lượt hiển thị (Cost-per-mille hay CPM)
  • Chi phí trên 1 hành động (Cost-per-action hay CPA)
  • Chi phí trên 1 lượt xem (Cost-per-view hay CPV)
Nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu theo 4 cách cơ bản
Nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu theo 4 cách cơ bản

3.2. Điểm chất lượng

Theo Google, điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn. Trên thang điểm 1 – 10, điểm chất lượng càng cao thì bạn càng có khả năng hiển thị quảng cáo ở vị trí tốt hơn với chi phí thấp. Vì vậy, so với tăng giá thầu, cải thiện điểm chất lượng là cách tiết kiệm nhất, được ưu tiên để hiển thị quảng cáo với chi phí thấp hơn đối thủ.

 

 

Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo
Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo

4. 09 hình thức quảng cáo Google hiện nay

Hiện nay, Google cung cấp nhiều hình thức quảng cáo đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành nghề và mục tiêu kinh doanh khác nhau. Dưới đây là 09 hình thức quảng cáo Google phổ biến nhất:

  • Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
  • Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)
  • Quảng cáo hiển thị (Google Display Network)
  • Quảng cáo Video Youtube
  • Quảng cáo Ứng dụng toàn cầu
  • Quảng cáo khám phá (Discovery)
  • Chiến dịch địa phương (Local Campaign)
  • Quảng cáo hiệu suất tối đa (Performance Max Campaign)
  • Quảng cáo thông minh (Smart Campaign)

Bạn có thể dành thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, những ưu và nhược điểm riêng của từng hình thức quảng cáo Google tại bài viết Loại hình quảng cáo của Google

5. Hướng dẫn tạo tài khoản quảng cáo Google Ads

Để có thể tự tạo tài khoản quảng cáo thành công trên Google Ads, bạn cần lưu ý 3 bước sau: 

5.1. Điều kiện cần để triển khai quảng cáo Google.

Để bắt đầu chạy quảng cáo Google, bạn cần đáp ứng 3 điều kiện sau:

  • Có tài khoản Gmail đang hoạt động
  • Sở hữu website với nội dung tuân thủ luật pháp Việt Nam và các chính sách quảng cáo của Google.
  • Có thẻ Visa/ Master/ ví MoMo cài đặt chức năng thanh toán quốc tế.

5.2. Đăng ký tài khoản Google Ads và lên chiến dịch thông minh đầu tiên

Để đăng ký tài khoản Google Ads, bạn hãy xem video trên hoặc truy cập vào trang tạo quảng cáo Google Adwords, chọn “bắt đầu ngay” và đăng nhập vào gmail của bạn. Tiếp đến, bạn thao tác 6 các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp trong 4 mục tiêu bao gồm:

  • Tăng số lượng cuộc gọi đến
  • Tăng doanh số bán hàng hoặc khách hàng tiềm năng
  • Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực
  • Tăng lượt xem và lượt tương tác trên Youtube.

Bước 2: Cung cấp thông tin liên quan tới doanh nghiệp

Bước 3: Viết mẫu quảng cáo theo hướng dẫn gồm 3 tiêu đề và 2 mô tả. Ngoài ra, với một mẫu quảng cáo tìm kiếm hiện tại, Google cho phép bạn dùng tối đa 15 tiêu đề và 4 mô tả.

Bước 4: Thêm chủ đề quảng cáo mà bạn muốn triển khai. Google cũng sẽ đề xuất một số chủ đề phù hợp sau khi quét website của bạn. Bạn có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa chủ đề theo nhu cầu.

Bước 5: Thiết lập vị trí quảng cáo theo bán kính hoặc vị trí cụ thể tùy chỉnh.

Bước 6: Thiết lập mức ngân sách theo gợi ý hoặc nhập ngân sách theo mong muốn của mình. Sau đó, hãy xem lại toàn bộ các cài đặt đã thực hiện trên.

5.3. Thiết lập thanh toán quảng cáo

Nếu đã có sẵn thẻ thanh toán quốc tế (Visa/ MasterCard) hoặc tài khoản MoMo, bạn thực hiện như sau:

  • Xác nhận quốc gia, múi giờ cùng các mã giảm giá (nếu có)
  • Xác nhận thông tin: Bạn hãy kê khai chính xác nhất các thông tin của cá nhân hoặc doanh nghiệp để việc triển khai quảng cáo được thuận lợi hơn.
  • Xác minh cách thanh toán và thông tin thanh toán

6. Giới thiệu giao diện quảng cáo Google 

Giao diện Google Ads được cập nhật liên tục theo từng năm. Về cơ bản, giao diện mới sẽ gồm 3 phần sau:

  • Bảng điều hướng: Giúp bạn chuyển đổi nhanh giữa các chiến dịch và nhóm quảng cáo.
  • Không gian làm việc chính: Giúp bạn kiểm soát tài khoản toàn diện, dễ dàng theo dõi hiệu suất và các thông tin về kết quả triển khai.
  • Thanh công cụ: Cho phép bạn tìm kiếm nhanh, truy cập báo cáo, công cụ, cài đặt, trợ giúp và thông báo.

Bạn có thể theo dõi mẫu giao diện của tài khoản Quảng cáo Google trong video dưới đây. 

7. Thiết lập quảng cáo Google Search – Quảng cáo tìm kiếm

Dưới đây là video hướng dẫn chi tiết cách thiết lập một chiến dịch quảng cáo Google Ads bằng hình thức quảng cáo Google Search:

7.1. Tạo chiến dịch quảng cáo Google

Để tạo chiến dịch, bạn thực hiện lần lượt 3 bước sau: 

Bước 1: Vào “Tất cả chiến dịch” → Chọn “Chiến dịch mới” → Nhấp vào “Thêm chiến dịch mới”. 

Bước 2: Lựa chọn mục tiêu chiến dịch của bạn

Bước 3: Chọn “Chiến dịch tìm kiếm” hay “Google Search” → nhấn “Tiếp tục”

7.2. Lựa chọn ngân sách, giá thầu và các cài đặt chiến dịch

Đây là bước quan trọng giúp quảng cáo của bạn có nhiều ưu thế và cạnh tranh với đối thủ tốt hơn. Cụ thể bạn thực hiện tiếp 2 bước sau: 

Bước 4: Bạn tiến hành cài đặt ngân sách chi tiêu mỗi ngày cho chiến dịch quảng cáo. Ở thời điểm mới setup tài khoản quảng cáo, bạn nên lựa chọn giá thầu CPC thủ công.

Bước 5: Lựa chọn các cài đặt phù hợp cho chiến dịch bao gồm cả vị trí và ngôn ngữ để quảng cáo tiếp cận đúng người.

7.3. Thêm từ khóa quảng cáo và xác định giá thầu

Để thêm từ khóa quảng cáo và xác định đúng giá thầu, bạn thực hiện bước 6 như sau:

Bước 6: Tại đây bạn sẽ lựa chọn những từ khóa sẽ kích hoạt quảng cáo Google Ads xuất hiện trên kết quả tìm kiếm “Công cụ lập kế hoạch từ khóa” của Google có thể hỗ trợ bạn chọn từ khóa và giá thầu phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn cần được trợ giúp về cách lựa chọn từ khóa và đặt giá thầu hiệu quả, bạn có thể tham khảo dịch vụ Quảng cáo Google Ads SEONGON hoặc tham gia khóa học Google Ads Search chuyển đổi do SEONGON Academy tổ chức.

Dịch vụ Quảng cáo Google Ads SEONGON
Dịch vụ Quảng cáo Google Ads SEONGON

7.4. Viết mẫu quảng cáo Google tìm kiếm

Tại mục này, bạn cần thực hiện thêm 2 bước là “Viết mẫu quảng cáo” và “Tạo mở rộng quảng cáo” như sau: 

Bước 7: Khi viết mẫu quảng cáo, bạn lưu ý những điều sau:

  • Với mẫu quảng cáo từ khóa hiển thị: Gồm tối đa 3 tiêu đề, mỗi tiêu đề dài 30 ký tự và 2 phần mô tả dài 90 ký tự, tổng độ dài là 270 ký tự.
  • Với mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứng: Chỉ cần tạo một mẫu quảng cáo và nên tạo tối đa 15 tiêu đề và 4 mô tả.
  • Cụm từ khóa chính cần xuất hiện trong các tiêu đề và mô tả.
  • Viết đủ ý, ngắn gọn, dễ hiểu
  • Đưa nhiều thông tin có giá trị, hấp dẫn hơn giúp thu hút được khách hàng

Xem thêm: Chi tiết hướng dẫn viết mẫu quảng cáo Google

Bước 8: Bạn tạo mở rộng quảng cáo bằng cách thêm các thông tin bổ sung để hiển thị bên cạnh mẫu quảng cáo chính. Với mỗi nhóm quảng cáo nên có tối thiểu 4 phần mở rộng quảng cáo.

7.5. Tối ưu nội dung trang đích

bước 9, SEONGON có một số đề xuất để giúp bạn tối ưu trang đích trước khi đưa quảng cáo lên Google như sau:

  • Trang đích cần đúng nhu cầu của người dùng
  • Cung cấp đủ nội dung khách hàng cần
  • Tốc độ tải trang phải nhanh
  • Nội dung tối ưu trên các thiết bị
  • Tránh sử dụng quá nhiều popup
  • Tiêu đề ấn tượng dưới 65 ký tự, chứa từ ngữ hấp dẫn
  • Sapo lôi cuốn, in đậm các phần quan trọng
  • Các heading, tiêu đề phụ hấp dẫn nội dung trực quan giúp khách hàng nắm được nội dung nhanh chóng
  • Nội dung mạch lạc, văn phong súc tích ngắn gọn
  • Từ ngữ phù hợp với nhóm khách hàng
  • CTA phù hợp với hành trình của người đọc

7.6. Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Remarketing hay Retargeting)

Lần đầu tiên khách hàng vào website thường không mua hàng luôn vì vẫn đang trong quá trình tìm hiểu, so sánh. Vì vậy, bạn nên thực hiện bước 10

  • Tiếp tục hiển thị quảng cáo khi khách hàng truy cập các trang web khác để nhắc nhở họ về sản phẩm và khuyến khích họ quay lại website.
  • Để tạo tệp remarketing, bạn cần vào trang quảng cáo Google lấy code Remarketing và cài đặt vào website của mình. 

Xem thêm: Đối tượng tiếp thị lại – Quảng cáo Google Remarketing

7.7. Theo dõi và tối ưu quảng cáo

Để thực hiện bước 11, bạn có thể theo dõi quảng cáo Google thông qua 2 cách đo lường sau:

  • Đo lường chuyển đổi trực tiếp từ tài khoản Google Ads
  • Đo lường chuyển đổi Google Ads thông qua công cụ Analytics

Ngoài ra, để tối ưu quảng cáo, có 8 cách đơn giản nhất là:

  • Điều chỉnh giá thầu
  • Tạm dừng các từ khóa không hiệu quả
  • Phân bổ lại ngân sách
  • Xử lý Truy vấn tìm kiếm (thêm hoặc phủ định)
  • Lập lịch quảng cáo theo khung giờ
  • Thiết lập ưu tiên thiết bị
  • Thiết lập ưu tiên khu vực địa lý
  • Tắt/ Thay mẫu quảng cáo (nếu cần)

Nếu bạn chưa hiểu rõ 8 cách, hãy xem thêm bài viết chi tiết tại: 08 cách tối ưu quảng cáo Google Ads.

8. 07 Sai lầm khi chạy quảng cáo Google Ads

Nắm được những hiểu lầm phổ biến dưới đây sẽ giúp bạn có thể thiết lập một chiến dịch quảng cáo Google hiệu quả:

  • Nghĩ rằng cứ chạy quảng cáo Google Ads là ra đơn hàng luôn: Quảng cáo Google chỉ giúp phân phối quảng cáo của bạn tới khách hàng có nhu cầu. Khi tất cả các yếu tố trong quảng cáo được làm thống nhất, chỉn chu, việc ra đơn sẽ là 1 hệ quả tất yếu.
  • Không tối ưu quảng cáo thường xuyên: Tùy thời điểm mà mẫu quảng cáo có thể hiệu quả hoặc không còn hiệu quả nữa. Bạn cần theo dõi kỹ các chỉ số và tối ưu cách chạy quảng cáo Google Ads thường xuyên.
  • Chọn sai từ khóa mục tiêu và lầm tưởng: Chọn đúng từ khóa mục tiêu giúp cho quảng cáo xuất hiện khi khách hàng tiềm năng của bạn nhấn tìm kiếm.
  • Không chia từ khóa, chia từ khóa không chính xác: Việc chia từ khóa giúp bạn hiểu đúng nhu cầu của khách hàng, dẫn họ tới trang đích đáp ứng đúng nhu cầu để tăng khả năng chuyển đổi cao hơn.
  • Chất lượng trang đích không tốt hoặc không có trang đích cụ thể: Việc khách hàng vào trang đích nhưng trang đích không được chăm sóc tốt hoặc không đem lại thông tin có ích cũng sẽ khiến hành động mua hàng bị ngăn lại.
  • Tự chạy quảng cáo khi chưa hiểu rõ cách vận hành của quảng cáo: Bạn nên tìm đơn vị chuyên chạy quảng cáo để được hướng dẫn, hỗ trợ, hoặc thuê họ chạy để đảm bảo phát triển doanh số hiệu quả.
  • Thuê những đơn vị quảng cáo không uy tín: Bạn không nên thuê những đơn vị chạy giá rẻ hoặc chưa từng chạy ngành hàng của bạn vì có thể đơn vị sẽ chạy bùng hoặc dùng những thủ thuật mũ đen gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu và website. 
Để hạn chế những sai lầm không đáng có khi xây dựng chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, SEONGON đề xuất cho bạn 04 tiêu chí chọn đơn vị quảng cáo uy tín:

  • Nói không với thủ thuật công nghệ “đen” (black hat) gây hại cho khách hàng trong dài hạn.
  • Toàn bộ quá trình thực hiện đều được lên kế hoạch, báo cáo rõ ràng.
  • Cam kết minh bạch về số liệu, quy trình.
  • Cam kết chặt chẽ về chỉ số bao gồm cả những rủi ro.

Vậy là bạn đã biết cách chạy quảng cáo Google Ads, cũng như nắm được những lưu ý để không mắc phải những sai lầm trong quảng cáo Google Ads. Mong rằng chiến dịch quảng cáo nào cũng kỳ vọng đáp ứng mục tiêu kinh doanh, thu hút khách hàng mục tiêu, thêm khách hàng tiềm năng và đẩy cao nhận diện thương hiệu trên thị trường của bạn.

Với vai trò là một Google Marketing Agency, SEONGON sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của bạn về quảng cáo Google. Liên hệ để nhận tư vấn dịch vụ quảng cáo Google Adwords của SEONGON hoặc tham gia khóa học Google Adwords để được tiếp cận kiến thức tổng quan và có hệ thống hóa nhất về Google Ads.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Better Than Yesterday – R&D là quá trình nỗ lực để sản phẩm, dịch vụ và chính bản thân tốt hơn 1% mỗi ngày!

Bình luận

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
8 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn xuân Kiều
Nguyễn xuân Kiều
2 năm trước

bài viết tốt tôi đã nắm được cơ bản cách chạy quảng cáo google ads rồi cảm ơn bạn

phamdinhbinh
phamdinhbinh
2 năm trước

mình mới tập chạy quảng cáo mà lên hình anh như thế này bạn có thể cho mình hỏi đc ko\

Quách Minh Tuấn
Quách Minh Tuấn
1 năm trước

Hay quá chị ơi

thien
thien
6 tháng trước

Cho mình hỏi nên chạy ads trong NHÓM QUẢNG CÁO hay CHIẾN DỊCH ạ

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN