Doanh nghiệp làm SEO hết bao nhiêu tiền?
Chi phí làm SEO trong doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu?
Hoặc như câu hỏi dưới đây:
Trên đây là một vài câu hỏi phổ biến của rất nhiều doanh nghiệp khi có mong muốn triển khai SEO
Nhờ kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, SEONGON có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ở bài viết dưới đây, SEONGON sẽ giúp bạn hiểu: Các chi phí cụ thể trong 1 dự án SEO cùng rủi ro khi tự triển khai hoạt động SEO dưới 2 góc độ:
- Tự xây dựng phòng SEO
- Thuê Agency thực hiện.
Hãy cùng SEONGON dành 15 phút để tìm hiểu chi tiết hơn về chi phí làm SEO trong doanh nghiệp nhé.
I. Chi phí hạ tầng công nghệ
Về cơ bản, chi phí hạ tầng công nghệ cho 1 dự án SEO sẽ bao gồm các chi phí cho việc
- Xây dựng/ tối ưu website
- Mua công cụ, phần mềm hỗ trợ SEO
- Xây dựng website vệ tinh
1.1 Khi tự triển khai làm SEO
1.1.1 Chi phí xây dựng/ tối ưu website
Đầu tiên, để làm SEO, bạn bắt buộc cần phải có 1 website.
Để dễ dàng hình dung, xây dựng 1 website cũng giống như xây dựng 1 ngôi nhà, bạn sẽ cần 1 mảnh đất – hosting, chi phí xây dựng, thiết kế ban đầu, và cần thêm địa chỉ nhà – domain.
- Chi phí hosting: đây là chi phí bạn cần phải bỏ chi trả theo tháng hoặc theo năm, với mức phí giao động trong khoảng 130.000 VNĐ/1 tháng ~ 1.560.000 VNĐ/ 1 năm
Chi phí này sẽ có thể tăng khi lượng người vào website của bạn ngày một lớn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí nếu chọn các gói theo năm.
- Một số lưu ý khi lựa chọn hosting:
Mỗi gói hosting đều có những thông số kỹ thuật và mức độ tài nguyên được khai thác là khác nhau. Bạn cần hỏi chi tiết về các chỉ số này trước khi đưa ra quyết định
Chăm sóc khách hàng là một yếu tố cần được chú trọng khi chọn đơn vị cung cấp hosting. Trong quá trình hoạt động website, việc xảy ra lỗi có nguyên nhân đến từ hosting là khá phổ biến. Bạn sẽ cần công ty cung cấp giải quyết nhanh nhất có thể cho bạn để tránh việc bỏ phí các khách hàng tiềm năng do không vào được website.
- Chi phí mua tên miền (domain): giống như hosting, bạn cũng cần phải bỏ phí duy trì hàng năm tên miền website của bạn.
Đối với những đuôi tên miền hay được sử dụng tại Việt Nam như .vn hay .com.vn thông thường sẽ có giá thành cao hơn các đuôi còn lại như .net, .edu, v.v
Tại thời điểm viết bài, chi phí để bạn sở hữu 1 tên miền .vn trong năm đầu tiên sẽ vào khoảng 770.000 VNĐ/ 1 năm. Các năm tiếp theo, bạn sẽ cần phải trả mức phí duy trì là 460.000 VNĐ/ 1 năm.
- Chi phí xây dựng, thiết kế website: trên thị trường, để có một website chuyên nghiệp chuẩn SEO, mức phí bạn phải bỏ ra vào khoảng 7 triệu VNĐ.
Tuy nhiên, tùy theo độ phức tạp của giao diện, cấu trúc website và tính năng bạn mong muốn (thanh toán, tìm kiếm, .v.v) mà mức giá sẽ tăng theo.
- Một số lưu ý khi chọn lựa đơn vị thiết kế website:
Rất nhiều dịch vụ thiết kế website đã bao gồm cả hosting, tên miền, chứng chỉ SSL. Bạn cần xem kỹ để tránh lãng phí, mua 2 lần.
Vì phục vụ 1 phần cho việc làm SEO, dịch vụ thiết kế website bạn chọn cần tối thiểu các yêu cầu sau: website được thiết kế chuẩn SEO, thân thiện với thiết bị di động và đã cài đặt chứng chỉ SSL (Nếu không có thì bạn sẽ phải tự mua với chi phí vào khoảng: 170.000 VNĐ/ năm). Ngoài ra, website nên sử dụng hệ thống quản lý nội dung dễ tùy chỉnh và sử dụng như WordPress
Không nên tự mua theme, template để tự làm nếu bạn không thật sự có chuyên môn trong việc thiết kế website. Việc này sẽ chỉ làm mất thời gian và tiền bạc trong dài hạn khi bạn muốn chỉnh sửa hay có lỗi xảy ra.
Vậy tổng kết lại, chi phí xây dựng website trong năm đầu tiên khi tư triển khai sẽ bao gồm:
- Chi phí xây dựng website: 7.000.000 VNĐ
- Chi phí mua hosting: 1.560.00. VNĐ
- Chi phí mua tên miền: 770.000 VNĐ
- ———————————————————–
- Tổng chi phí năm đầu tiên: 9.260.000 VNĐ
Chi phí duy trì website trong các năm tiếp theo (hosting + tên miền): 590.000 VNĐ
(trong trường hợp không phải cần fix bug, nâng cấp thêm các tính năng mới)
Có thể bạn quan tâm:
- Thiết kế Website Responsive: Hiệu quả với 5 nguyên tắc vàng
- Thiết kế website bán hàng: 6 sai lầm thường gặp và 4 lưu ý
1.1.2. Chi phí mua công cụ SEO
Để tiết kiệm công sức và tăng hiệu quả trong các dự án SEO, doanh nghiệp cần phải đầu tư cho các công cụ SEO trả phí chuyên nghiệp để phục vụ công việc
Để hiểu rõ hơn về chi phí thực tế phải trả, hãy tìm hiểu qua chi phí tiêu chuẩn của 1 số công cụ phải có cho các dự án SEO:
1. Keywordtool.io: công cụ nghiên cứu từ khóa đơn giản dễ sử dụng nhất hiện nay
Chi phí: $79/ 1 tháng ~ 1.830.000 VNĐ/ tháng (Bản Pro Plus)
Ngoài ra Google Keyword Planner cũng là 1 công cụ nghiên cứu từ khóa của Google hay được các SEOer sử dụng, nhưng bạn cần phải duy trì tiền chạy quảng cáo khoảng $50/ 1 tháng để có thể thấy được số liệu chính xác.
2. Serphrobot: công cụ check thứ hạng từ khóa.
Chi phí: $5/ 1 tháng cho 300 bot/ 1 ngày ~ 300 lượt từ khóa được check /1 ngày.
Một dự án trung bình sẽ tiêu tốn khoảng $20/ 1 tháng ~ 460.000 VNĐ/ tháng ~ 5.520.000 VNĐ/ năm
3. Ahref: Tính năng chính của Ahrefs là để phân tích website bất kỳ và đưa ra các chỉ số như: Backlink, Domain, Internal link, Từ khóa, Content…nên ahref thường được sử dụng như 1 công cụ nghiên cứu các hoạt động của đối thủ. Từ đó có các phương án cụ thể cho hoạt động SEO của doanh nghiệp.
Chi phí: $179/ 1 tháng cho bản tiêu chuẩn ~ 4.140.000 VNĐ/ tháng (nếu trả theo năm sẽ rẻ hơn khoảng 20%, tương đương $149/ tháng)
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa số sẽ sử dụng các phiên bản miễn phí, phiên bản mua chung khi các bản trả phí tiêu chuẩn thường có chi phí khá lớn.
Nhược điểm của các phiên bản này là gây ra bất tiện khi sử dụng. (giới hạn từ khóa, bị out ra giữa chừng, dự án không được lưu lại, mất rất nhiều thời gian để load, bị lỗi thường xuyên v.v)
Thường chỉ có những doanh nghiệp lớn có nhiều dự án hoặc SEO Agency như SEONGON mới cần thiết sử dụng những phiên bản tiêu chuẩn này (SEONGON sử dụng phiên bản Agency với chi phí hơn $999/ 1 tháng).
Những doanh nghiệp thông thường như đã chia sẻ, sẽ sử dụng các phiên bản mua chung ở Việt Nam với chi phí chỉ khoảng: 200.000 VNĐ/ 1 tháng ~2.400.000/ 1 năm cho Ahref + Keywordtool.io (Sephrobot không có phiên bản mua chung)
Vậy tổng kết lại, chi phí cho công cụ SEO khi doanh nghiệp tự triển khai sẽ rơi vào:
- Keywordtool.io + Ahref: 2.400.000 VNĐ (bản mua chung)
- Serphrobot: 5.520.000 VNĐ
- —————————————————————————–
- Tổng chi phí: 7.920.000 VNĐ/ 1 năm
*Trên đây mới chỉ là những công cụ cơ bản cần phải có, nếu muốn hoạt động SEO hiệu quả và giảm thời gian lên Top, doanh nghiệp sẽ phải có thêm các công cụ chuyên nghiệp khác như: :
- Onlywire: hỗ trợ chia sẻ bài viết trên mạng xã hội
- Screaming Frog: Audit website
- LSIgraph PRO: hỗ trợ nghiên cứu các từ khóa ngữ nghĩa.
1.1.3 Chi phí xây dựng website vệ tinh
Sử dụng website vệ tinh để hỗ trợ SEO website chính là một phương pháp rất hay được sử dụng. SEOer sử dụng các website vệ tinh này để có thể trỏ được 1 số lượng lớn backlink chất lượng về website chính.
Tuy nhiên, để hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư chi phí khá lớn cho hệ thống site vệ tinh của mình
Điều này đến từ một số lý do sau:
1. Tên miền chất lượng có giá thành không rẻ.
Sử dụng các tên miền hoàn toàn mới sẽ phải cần thời gian rất lâu để có hiệu quả khi làm site vệ tinh, Vậy nên, SEOer sẽ tìm đến biện pháp mua các tên miền cũ, đã hết hạn nhưng có độ uy tín cao
Độ uy tín của 1 tên miền được tính bằng việc có bao nhiêu link trỏ về, link đó có chất lượng không, tuổi đời của tên miền có lâu không? v.v Doanh nghiệp có thể tạm đánh giá yếu tố này bằng chỉ số DA qua công cụ Moz. Thông thường, chỉ số DA thích hợp cho một site vệ tinh nên lớn hơn 25. (Nhưng trên thực tế cần phải xem kỹ hơn các chỉ số kỹ thuật khác)
Tuy nhiên chi phí cho việc sở hữu những tên miền như vậy không hề rẻ. Trên trang bán đấu giá tên miền của GoDaddy, những tên miền chất lượng có giá trung bình khoảng 7.000.000 VNĐ.
2. Chỉ 1 website vệ tinh là không đủ.
Nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp SEO bằng site vệ tinh thì 1 site vệ tinh là không đủ. Từ 5 -7 site vệ tinh mới có khả năng mang lại hiệu quả cho dự án SEO của bạn.
Hơn nữa với mỗi một site vệ tinh, bạn sẽ cần phải trả các chi phí tương tự với website chính như: mua hosting, mua tên miền, phí xây dựng website
3. Để 1 website vệ tinh hiệu quả, cần dành nhiều thời gian đầu tư công sức.
Cho dù chỉ là website phụ nhưng để hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đầu tư công sức và thời gian để xây dựng content, đi link, kéo traffic về cho site. Về mặt bản chất thì thực hiện những website này cũng cần tuân theo 1 quy trình nghiêm ngặt như với trang web chính.
Ngoài ra, để quản lý được 1 hệ thống website vệ tinh, bạn phải có nhân sự nắm chắc được các kiến thức chuyên môn liên quan đến hosting, bảo mật, server, fix bug, thậm chí là cả việc chuyển đổi IP nhằm tránh bị Google phạt do việc thao túng backlink về site
Vậy tổng kết lại, theo kinh nghiệm của SEONGON, để có hệ thống site vệ tinh chất lượng phục vụ cho việc làm SEO hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần bỏ ra các chi phí sau về hạ tầng như sau:
- Chi phí mua domain cũ uy tín: ~ 7.000.000 VNĐ
- Chi phí Hosting: ~ 700.000 VNĐ/ năm (với gói hosting doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng 1 hosting cho nhiều domain khác nhau)
- Chi phí thiết kế: ~ 500.000 VNĐ (thiết kế đơn giản hoặc chỉ cần sử dụng theme sẵn)
- (X 5 website)
- ————————————————————-
- Tổng chi phí: 41.000.000 VNĐ
1.2. Khi thuê Agency
1.2.1 Chi phí xây dựng/ tối ưu website
Dù thuê agency, nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải sở hữu hoặc tự xây dựng 1 website.
Và chi phí giữa 2 trường hợp là tương đồng do doanh nghiệp đều cần thuê 1 bên chuyên làm website khác để xây dựng website cho mình (Các Agency Marketing thường sẽ chỉ giới thiệu, đề xuất chứ không trực tiếp làm phần này)
Trong trường hợp bạn chưa có website thì 1 agency SEO chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ tư vấn để giúp bạn xây dựng 1 website chuẩn SEO, tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang để dự án SEO đạt được hiệu quả cao nhất
Kể cả khi bạn đã có website sẵn, thì theo kinh nghiệm của SEONGON, phần lớn các website của doanh nghiệp hiện này khi chưa làm SEO đểu cần tối ưu thêm.
Việc tối ưu này sẽ xoay quanh các tiêu chí Onpage như: chỉnh sửa lại giao diện để thân thiện với các thiết bị di động, tối ưu cấu trúc site, thêm các thẻ heading, meta còn thiếu, liên kết social, .v.v
Thông thường, chi phí tối ưu On-page sẽ dao động trong khoảng 10.000.000 – 30.000.000 VNĐ vì đa số việc tối ưu On-page sẽ đi kèm với việc chỉnh sửa kỹ thuật trên site cũng như cấu trúc lại website của doanh nghiệp cùng thêm các tính năng cải thiện trải nghiệm người dùng.
Lưu ý: Chi phí này Agency không thu của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp sẽ tự trả cho bên làm web tối ưu theo yêu cầu Agency,
Bạn có thể đọc chi tiết hơn về toàn bộ các tiêu chí Onpage tại đây: SEO Onpage là gì? Hướng dẫn chi tiết 30+ Checklist quan trọng 2020
1.2.2. Chi phí mua công cụ SEO
Doanh nghiệp không phải trả bất cứ chi phí nào cho khoản này khi không trực tiếp làm SEO. Tuy nhiên bản thân doanh nghiệp nên biết cách sử dụng cơ bản một số công cụ nghiên cứu từ khóa, đo lường traffic miễn phí như Google Analytics hay Search Console để có thể kiểm tra được chất lượng công việc của Agency
1.2.3 Chi phí xây dựng website vệ tinh
Chỉ những dự án khó, có tính cách tranh cao mới cần thiết phải sử dụng đến phương án site vệ tinh. Đa số các dự án của SEONGON theo trường phái SEO Tổng thể ít khi phải sử dụng đến cách này, Tuy nhiên trong trường hợp phải sử dụng, doanh nghiệp cũng sẽ không cần phải bỏ thêm chi phí cho khoản này
Lời khuyên dành cho doanh nghiệp
- Dù tự làm hay thuê Agency thì việc sở hữu 1 website là bắt buộc, chính vì thế ngay từ khi thiết kế xây dựng website, hãy đảm bảo website của bạn đã được tối ưu chuẩn SEO để kể cả khi sau này có quyết định thuê Agency, bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí tối ưu.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều dự án cần triển khai cũng như có đội ngũ nhân sự phòng SEO lớn, hãy đầu tư vào những tool trả phí phiên bản tiêu chuẩn để đẩy nhanh quá trình triển khai, tránh mất (nhiều) thời gian cho các sự bất tiện khi sử dụng phiên bản mua chung.
- Việc đầu tư vào site vệ tinh cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là một khoản đầu tư không hề nhỏ. Cần có sự tư vấn từ những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong mảng này trước khi thực hiện.
Hơn nữa, trước khi triển khai hãy đảm bảo doanh nghiệp chuẩn bị đủ về nhân lực, thời gian để làm thật sự bài bản. Vì chỉ khi đó site vệ tinh mới phát huy được hiệu quả.
Ngoài ra để tiết kiệm, đầu tư vào các gói hosting lớn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí này nếu có nhiều site vệ tinh.
>>Xem ngay: Danh sách các công ty dịch vụ SEO uy tín hàng đầu hiện nay
II. Chi phí cho nhân sự làm SEO
2.1. Khi tự triển khai
Sau chi phí về website, hạng mục tiếp theo bạn cần đầu tư là về nhân sự phòng SEO.
Trên lý thuyết, một nhân sự SEO cần chịu trách nhiệm và đảm đương các đầu việc sau đây:
- Audit website: trước khi bắt đầu bất cứ dự án SEO nào, việc audit (kiểm tra, đánh giá) lại website của doanh nghiệp để tìm ra những điểm cần chỉnh sửa tối ưu thêm hay điểm nào còn thiếu để hoạt động SEO được hiệu quả là rất cần thiết
- Nghiên cứu thị trường, đối thủ: Ngoài đánh giá bản thân, đánh giá đối thủ cũng quan trọng không kém. 1 SEOer cần biết được các đối thủ trực tiếp của mình là ai. Họ có làm SEO hay nếu đã làm rồi thì chất lượng hoạt động SEO của họ như thế nào? Dùng phương pháp nào để làm hiệu quả hơn họ? …v.v…Từ những đánh giá về đối thủ và bản thân, SEOer cần đưa ra được các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khách hàng và hành vi search online của họ: Doanh nghiệp hoàn toàn có thể cung cấp các insight về khách hàng dựa trên kinh nghiệm hoạt động của mình. Nhưng bản thân SEOer cần phải nắm rõ hơn các hành vi trên môi trường online của họ.
Họ đang tìm hiểu những thông tin gì để ra quyết định cuối cùng, họ xuất hiện ở đâu trên môi trường online?
Nắm được các thông tin trên sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc lên được một kế hoạch SEO chính xác. Có kế hoạch SEO rõ ràng, doanh nghiệp có thể xác định được những công việc cụ thể cần thực hiện, hạn chế được rủi ro cũng như vận dụng linh hoạt một trong 7 cách tiết kiệm chi phí khi làm SEO.
Bạn có thể hiểu hơn về vai trò của việc nghiên cứu khách hàng trong triển khai hoạt động SEO qua bài viết sau
- Nghiên cứu từ khóa: nghiên cứu từ khóa không chỉ đơn thuần là sử dụng công cụ để list ra bộ từ khóa. SEOer cần phải biết sắp xếp, chia nhóm và quan trọng nhất là hiểu được insight của người dùng đằng sau các từ khóa đó.
Ví dụ một người dùng search “điện thoại Iphone” thì họ đang muốn đọc các thông tin về chiếc điện thoại này hay đang có nhu cầu mua nó?
Nhiệm vụ của SEOer là phải tìm ra ý định của người search để khi lên nội dung có thể trả lời được chính xác các thắc mắc của họ
Ngoài ra, không chỉ đơn thuần là tìm kiếm các key xoay quanh bộ từ khóa dịch vụ. Các từ khóa thông tin (hàng ngang) cũng phải được nghiên cứu thêm.
Ví dụ SEONGON đã từng làm SEO cho 1 khách hàng về dịch vụ tư vấn đào tạo trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp, ngoài các key về “trải nghiệm khách hàng” SEONGON cũng đã cần nghiên cứu thêm về các key như “khách hàng làm trọng tâm”, “sự hài lòng của khách hàng”, v.v để tiếp cận được toàn bộ khách hàng tiềm năng.
- Tối ưu Onpage: SEOer cần phải hiểu đầy đủ các tiêu chí On-page và biết cách phối hợp với team code website, designer để tối ưu các tiêu chí này.
Tại SEONGON, mỗi dự án SEO đều cần trải qua bước tối ưu hơn 30 tiêu chí On-page trước khi đi vào việc xây dựng nội dung SEO.
- SEO Off-page: Off-page là các công việc bao gồm đi backlink, xây dựng và chia sẻ trên các trang social, v.v để vừa giúp thu hút traffic về site cũng như hỗ trợ đẩy Top.
Thường những dự án khó, cạnh tranh doanh nghiệp sẽ cần đầu tư nhiều hơn cho phần này.
- Tối ưu nội dung chuẩn SEO: Ngoài các nội dung content, SEOer cũng cần phải là người đưa ra được outline và định hướng nội dung để đảm bảo nội dung đó phù hợp với insight khách hàng.
- Liên tục check và kiểm tra thứ hạng từ khóa: Đây là công việc cần được thực hiện hàng ngày. Nếu từ khóa chưa lên Top theo kế hoạch thì điều gì thiện gì? Từ khóa tụt Top bất thường thì nguyên nhân do đâu và phương án giải quyết thế nào? v.v
Sát sao quản lý hàng ngày là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của 1 dự án SEO.
Từ những đầu việc như trên, rõ ràng để đảm đương được 1 dự án SEO, đầu tiên doanh nghiệp sẽ cần 1 leader SEO cứng để có thể hoạch định rõ ràng kế hoạch triển khai và đảm bảo chất lượng dự án.
1 leader SEO đảm bảo đầy đủ các kỹ năng và kinh nghiệm trên sẽ có mức lương tối thiểu khoảng 15 triệu VNĐ (có thể lên tới 20 triệu, tùy kinh nghiệm) ~ 180 triệu VNĐ/ năm.
Ngoài ra để hỗ trợ các phần công việc cần ít kỹ năng hơn như tối ưu nội dung, báo cáo check Top, các công việc Offpage, thậm chí hỗ trợ xây dựng content,… v.v, doanh nghiệp sẽ cần thêm 1 SEO executive full time với mức lương khoảng 7 triệu/ tháng ~ 84 triệu/ năm.
Hoặc nhiều doanh nghiệp sẽ giải quyết bằng việc thuê các bạn cộng tác viên partime. Nhìn chung chi phí bỏ ra sẽ ít hơn, giao động trong khoảng 3 – 4 triệu/ tháng cho nhân sự nhưng nhược điểm lại là không sát sao được về chất lượng công việc.
Tiếp đến là chi phí cho nhân sự content
Làm SEO không thể thiếu việc xây dựng nội dung chuẩn SEO. Theo kinh nghiệm của SEONGON, với phương pháp SEO Tổng thể, một dự án SEO có thể bao gồm từ 500 – 800 từ khóa cần làm (số lượng khác nhau tùy ngành)
Với bộ từ khóa đó, doanh nghiệp sẽ cần viết mới và tối ưu từ 200 – 300 bài viết.
Dạo qua 1 vòng trên thị trường nhận viết bài chuẩn SEO. Mức giá mà các bên chuyên nhận viết content chuẩn SEO đưa ra vào khoảng 70.000 bài viết 1000 từ. Vậy để phục vụ 1 dự án SEO cần 200 bài viết mới bạn sẽ cần chi ra tối thiểu 14 triệu VNĐ nếu thuê ngoài
Tuy nhiên, để đảm bảo nhân viên content thật sự hiểu về sản phẩm và doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự in-house là một giải pháp phổ biến mà nhiều doanh nghiệp hay lựa chọn.
Với mức lương khoảng từ 7- 8 triệu/1 tháng, chi phí bạn cần bỏ ra cho 1 nhân viên content sẽ rơi vào khoảng 84 triệu/ năm
Vậy tổng kết lại, chi phí nhân sự phòng SEO của doanh nghiệp trong 1 năm:
- 1 Leader SEO: 180.000.000 VNĐ
- 1 SEO executive: 84.000.000 VNĐ
- 1 Content: 84.000.000 VNĐ
- ————————————————————————
- Tổng chi phí: 348.000.000 VNĐ/ năm (chỉ tính lương)
Nhược điểm của việc tự triển khai xây dựng phòng SEO:
1. Do hoạt động SEO đa phần sẽ mang tính chất dự án tức là nhiều hạng mục công việc ví dụ như nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu khách hàng, v.v sẽ chỉ thực hiện 1 lần, cũng như các công việc tối ưu SEO sẽ chỉ thực hiện trong 1 thời gian hạn chế trong ngày.
Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp sẽ không thể tối ưu được thời gian làm việc cho nhân sự phòng SEO và sinh ra rất nhiều thời gian chết, lãng phí.
Hơn nữa, chỉ trong giai đoạn đẩy TOP bạn mới cần triển khai nhiều nhân sự. Khi đã đạt được Top mong muốn thì các công việc SEO duy trì sẽ cần ít thời gian hơn, nên lượng thời gian chết trong giai đoạn này sẽ còn được sinh ra nhiều hơn
2. Ở trên SEONGON mới chỉ để cập đến các khoản lương cho nhân sự, tuy nhiên trong thực tế, doanh nghiệp sẽ cần chi trả thêm các chi phí liên quan như bảo hiểm, văn phòng, thiết bị làm việc và các phúc lợi khác.
2.2. Khi thuê Agency
Phí dịch vụ của doanh nghiệp chi trả cho agency chủ yếu nằm ở mặt này. Về mặt cơ cấu dự án, agency cũng có cơ cấu nhân sự như trên với SEO leader, SEO Executive cùng Content Executive.
Tuy nhiên khác với khi tự triển khai, doanh nghiệp hầu như không phải lo về mặt nhân sự cũng như các nhược điểm của việc tự xây dựng phòng SEO như đã nói ở trên.
Trong thực tế, doanh nghiệp đa phần chỉ cần tiến cử 1 bạn làm Marketing có am hiểu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như có kiến thức cơ bản về content để phối hợp duyệt nội dung với agency và theo dõi tiến độ dự án.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có bộ thiết kế website, thì họ sẽ phải tham gia vào việc tối ưu chuẩn SEO trong giai đoạn đầu
Nhưng nhìn chung, tất cả những công việc trên đều không chiếm quá nhiều thời gian của doanh nghiệp. Thậm chí còn giúp doanh nghiệp tối ưu được thời gian làm việc của các nhân sự hiện có.
Vậy nên, về chi phí nhân sự doanh nghiệp sẽ không tốn thêm khoản nào.
III. Chi phí rủi ro
3.1. Khi tự triển khai
Trên đây mới chỉ là các tính toán về chi phí trên lý thuyết, nhưng trong thực tế doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi triển khai các hoạt động SEO. Một số ví dụ nhãn tiền có thể kể đến như:
Về mặt nhân sự:
1. Khó tuyển được leader SEO có chuyên môn cao. Do đa phần những nhân sự có khả năng quản lý và lên kế hoạch SEO chi tiết hiệu quả lại đang đầu quân cho các Agency 1 phần bởi thu nhập tốt hơn, 1 phần bởi cơ hội học hỏi trải nghiệm nhiều dự án khác nhau.
2. Khó kiểm soát. Cũng bởi tính chuyên môn cao, nên nhiều chủ doanh nghiệp khó để kiểm soát được hoạt động SEO, thường phó mặc cho leader SEO và chỉ chú trọng theo dõi kết quả.
3. Nhân sự nghỉ giữa chừng, chưa tìm được người thay thế. Nhân sự tuyển vào không đủ khả năng. Dự án tiếp tục kéo dài. Đối với sản phẩm mang tính mùa vụ, ví dụ như du lịch, việc kéo dài dự án tức là đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận khách hàng trong mùa cao điểm.
Về mặt kết quả:
Từ khóa không lên được Top, kết quả không đạt đúng hạn, hay website bị phạt là những rủi ro nhãn tiền và dễ nhận thấy nhất.
Trong trường hợp đó thì chỉ có thể 2 con đường là. Một là “giải tán”, chấp nhận bỏ phí hết công sức trước đó. Hai là tiếp tục đầu tư thêm thời gian tiền bạc, công sức để dự án có kết quả khả quan (tiếp tục tối ưu lại nội dung, bổ sung content, đi thêm link, v.v)
Quan trọng hơn, bất cứ rủi ro nào cũng sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí cơ hội. Bỏ lỡ traffic, bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, bỏ lỡ cơ hội vượt lên trên đối thủ, v.v
3.2. Khi thuê Agency
Thuê agency chắc chắn sẽ không có những rủi ro về mặt nhân sự khi trách nhiệm này hoàn toàn nằm ở bên Agency.
Tuy nhiên, kể cả khi thuê agency doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với các rủi ro về mặt kết quả nhưng tỷ lệ thất bại không nhiều do Agency có đầy đủ các chuyên gia trong ngành cùng nhiều năm kinh nghiệm triển khai.
Thế nên, lựa chọn 1 agency uy tín, nhiều kinh nghiệm là yếu tố quan trọng đảm bảo cho thành công của dự án.
Hơn nữa một ưu điểm khi thuê agency là doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro về chi phí phát sinh ngoài giá seo web đã đặt ra ban đầu khi doanh nghiệp sẽ chỉ phải chi trả theo kết quả tương ứng đã đạt được.
Lấy ví dụ cụ thể từ SEONGON, khi đại dịch Covid xảy ra, rất nhiều doanh nghiệp đã không còn ngân sách để duy trì hoạt động SEO và có mong muốn tạm ngưng
Hiểu cho tình cảnh đó, các doanh nghiệp có mong muốn tạm ngưng sẽ chỉ phải chi trả, thậm chí được hoàn trả lại tiền theo thực tế nghiệm thu như hình dưới đây:
IV. Chi phí sẽ dao động phụ thuộc vào ngành và sản phẩm
Chi phí làm SEO sẽ dao động phụ thuộc vào ngành và sản phẩm của bạn SEO khó hay dễ, cho dù bạn tự triển khai hay thuê Agency
Với một SEOer có kinh nghiệm, họ có thể xác định được độ khó của ngành dựa trên các yếu tố sau:
- Website của đối thủ đã tối ưu SEO hay chưa?
- Đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp và đối thủ
- Có thuộc các ngành cần áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Google không (E-A-T) như dược, luật, tài chính, giáo dục, v.v
- Nội dung trên site có đa dạng hay không?
- Đối thủ có nhiều backlink hay không?
- v.v
Đối với những ngành được đánh giá là SEO khó, ngoài việc tập trung tối ưu SEO Onpage hay triển khai content. Doanh nghiệp sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào các phương pháp SEO Offpage khác như Entity, xây dựng backlink, xây dựng site vệ tinh, thậm chí là chạy quảng cáo để đẩy traffic, v.v, thời gian thực hiện dự án cũng vì thế mà kéo dài hơn (thường từ 3 – 6)
Theo kinh nghiệm của SEONGON, một dự án SEO ngành khó sẽ có mức phí chênh lệch từ 100 triệu VNĐ trở lên so với các dự án tương đồng về mục tiêu, số lượng từ khóa cần lên TOP
Có thể bạn quan tâm:
- 16 lưu ý khi SEO ngành Y/Dược (Health – Medical Care)
- SEO ngành dược – 8 yếu tố cần có trong website
- Case Study ngành Dược – Tăng 30 lần Organic traffic với SEO Tổng Thể
V. Vậy tổng kết lại, 1 dự án SEO sẽ cần đầu tư bao nhiêu?
Từ tất cả những phân tích và bóc tách chi tiết như trên, để làm 1 dự án SEO hiệu quả (thời gian trung bình 1 năm), doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư ở những khoản sau
Chi phí/ Lựa chọn | Tự triển khai | Thuê Agency |
1. Cơ sở hạ tầng | 300.000.000 – 400.000.000 VNĐ*
(Phí dịch vụ trung bình cho 1 dự án SEO từ 6 -9 tháng) |
|
+ Xây dựng/ Tối ưu website | 9.260.000 VNĐ | |
+ SEO tool | 7.920.000 VNĐ | |
+ Site vệ tinh | 41.000.000 VNĐ (5 website) | |
2. Chi phí nhân sự | (chỉ tính lương) | |
+ 1 Leader SEO | 180.000.000 VNĐ | |
+ 1 SEO Executive | 84.000.000 VNĐ | |
+ 1 Content Executive | 84.000.000 VNĐ | |
3. Chi phí rủi ro |
– Không tuyển được người có khả năng phù hợp – Nhân sự nghỉ giữa chừng – Website bị phạt do làm SEO không đúng cách – Cơ hội dự án thành công trung bình |
– Cơ hội dự án thành công cao – Giảm thiểu các rủi ro về chi phí làm SEO khi chỉ phải thanh toán khi đạt được kết quả như hợp đồng |
Tổng kết | 406.180.000 VNĐ | 300.000.000 – 400.000.000 VNĐ |
Đối với các ngành cạnh tranh hơn, chi phí làm SEO sẽ trong khoảng từ 500 triệu VNĐ trở lên tùy ngành. Một số ví dụ về các ngành đang rất cạnh tranh trong SEO:
- Thương mại điện tử
- Thời trang
- Công nghệ
- Tài chính
- Thi Công thiết kế
- Marketing
- V.v
Bạn có thể tham khảo chi tiết báo giá dịch vụ SEO của SEONGON tại đây để hiểu hơn về chi phí trong hoạt động online marketing này.
VI. Khi nào nên tự triển khai SEO, khi nào nên thuê Agency?
Rõ ràng với những bóc tách chi phí làm SEO chi tiết như trên, việc thuê agency mạng lại nhiều lợi ích và hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp tuy nhiên không phải dự án SEO nào chúng ta cũng cần thuê Agency.
Đối với những doanh nghiệp:
- Có nhiều sản phẩm cần SEO ngành rộng
- Mức độ cạnh tranh rất cao và cần thời gian ít nhất > 1 năm
Thì xây dựng phòng SEO in-house là giải pháp hợp lý nhất khi doanh nghiệp vừa giải quyết được bài toán tối ưu hóa thời gian làm việc của nhân sự cũng như có thể tập trung được nhiều nguồn lực nhất có thể để làm các dự án khó
Ngược lại, các doanh nghiệp chỉ có 1 số ít sản phẩm, dịch vụ không quá cạnh tranh thì thuê Agency là giải pháp tối ưu chi phí và hiệu quả hơn.
Hơn nữa, như đã nói ở trên, chỉ trong giai đoạn đẩy Top doanh nghiệp mới cần tập trung nhiều nhân sự. Nếu dự án đã đạt Top và ở trong giai đoạn duy trì thì công việc sẽ ít hơn đáng kể.
Vậy nên, doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê Agency để đảm bảo các kết quả đạt được Top và tự triển khai các hoạt động SEO duy trì tại doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí.
Lời kết
Hy vọng những phân tích chi tiết như trên có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ chi phí làm SEO trong doanh nghiệp
Từ những thông tin đó có thể đưa ra được các quyết định chính xác cho doanh nghiệp của mình liệu nên thuê agency hay tự triển khai SEO.
Nếu doanh nghiệp đang có dự định triển khai hoạt động SEO, đừng ngần ngại liên hệ với SEONGON để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ SEO Web mà SEONGON đang cung cấp nhé.
Cảm ơn ad đã viết bài chia sẻ chi tiết. Quá hay