Trước khi đọc những tài liệu quan trọng về Thương mại điện tử Việt Nam qua từng năm, bạn nên tìm hiểu về sự ra đời và lợi ích của Thương mại điện tử, những tổng quan của ngành này và những dự báo cho những năm sau đó.
Có thể bạn quan tâm:
- [GÓC NHÌN AGENCY] GOOGLE YEAR IN SEARCH 2021
- YEAR IN SEARCH 2021: KỶ NGUYÊN MỚI CỦA NGƯỜI DÙNG DIGITAL
- Think Consumer Health – Báo cáo về xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe của người Việt
Sự ra đời của Internet và mối liên quan với Thương mại điện tử
Vào năm 1994: mạng internet được sử dụng rộng rãi, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng internet vào mục đích thương mại. Đến tháng 5 năm 1995, Công ty Netscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet.
Vào năm 1997: Công ty IBM tung ra chiến dịch quảng cáo cho các mô hình kinh doanh điện tử và tới tháng 5 thì Công ty Amazon.com ra đời.
World Wide Web ra đời là tập hợp các trang siêu văn bản được kết nối với nhau và được truy cập thông qua internet. Mỗi trang siêu văn bản được gọi là một trang web và được truy cập trên mỗi trình duyệt, World Wide Web trở nên phổ biến vì nó cung cấp khả năng truy cập dễ dàng. Từ đó người sử dụng được quyền truy cập vào các văn bản, hình ảnh, âm thanh và video
Còn tại Việt Nam internet chính thức xuất hiện năm 1997, đến năm 2003 thì Thương mại điện tử (TMĐT) được giảng dạy tại các trường đại học.
Internet nói chung và World Wide Web nói riêng là công cụ quan trọng nhất của thương mại điện tử. Từ năm 2000 đến nay mạng internet không ngừng phát triển và được khai thác trong kinh doanh đã tạo ra những cơ hội mới và thách thức mới đối với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống và dẫn tới sự phát triển của TMDT diễn ra nhanh chóng
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO):
“TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Theo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
“TMDT là các giao dịch điện tử trên mạng Internet hoặc những mạng mở khác. Những giao dịch này có hai loại: Một là giao dịch bán dịch vụ và hàng hóa hữu hình. Hai là, giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp, trực tuyến các thông tin và dịch vụ, hàng hóa số hóa”
Tại Việt Nam, ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMDT:
“Hoạt Động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”
Lợi ích của Thương mại điện tử
Đối với doanh nghiệp
TMĐT sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Bạn không phải thuê cửa hàng, nhân viên phục vụ, nhà kho. Bạn chỉ cần khoảng 10 triệu để xây dựng trang web bán hàng điện tử và hàng tháng bạn cần trả phí khoảng 1 triệu để vận hành trang web, cùng với chi phí quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thì bạn đã sở hữu một kênh bán hàng tiếp cận toàn cầu rồi đấy.
Đối với người tiêu dùng
TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp. Thêm vào đó khách hàng không bị giới hạn về địa lý hay thời gian, lựa chọn được hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi.
Đối với xã hội: TMĐT tạo ra phương thức kinh doanh làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp, hiện đại. Tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp và buộc họ phải đổi mới, sáng tạo, đưa ra những chiến lược kinh doanh để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Các loại hình Thương mại điện tử phổ biến
B2B (Business to Business): Loại hình giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với nhau.
B2C (Business to Customer): Hình thức thương mại điện tử giao dịch giữa công ty(doanh nghiệp) và người tiêu dùng (khách hàng). Đây còn gọi là dịch vụ bán lẻ trực tuyến của các công ty qua mạng Internet.
B2E (Business to Employee): Là một trong những hình thức thương mại điện tử sử dụng mạng máy tính cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới nhân viên trong doanh nghiệp.
B2G (Business to Government): Là mô hình doanh nghiệp với chính phủ, nó đề cập đến hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân và chính phủ.
Bức tranh thương mại điện tử ở Việt Nam
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong những năm tới, khảo sát của Bộ công thương cho thấy hơn 70% người tiêu dùng thích mua sắm online.
Theo kết quả khảo sát, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng 25% so với năm trước, dự báo mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo.
Điển hình như trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 đạt mức 35%. Một số doanh nghiệp chuyển phát có quy mô lớn tăng trưởng doanh thu từ 62-200%. Lĩnh vực thanh toán theo đó cũng tăng cao.
Thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho thấy năm 2017 số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng tới 75%. Ở mảng tiếp thị trực tuyến, một số công ty có tốc độ tăng trưởng từ 100-200% trong năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết.
Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 46% và 39%. Các vị trí tiếp theo thuộc về hình thức quảng cáo tin nhắn và ứng dụng di động (22%), báo điện tử (21%).
Thương mại điện tử từng năm thay đổi thế nào?
Kể từ khi có mô hình thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp, khách hàng thuận tiện hơn trong qúa trình mua, bán. Những ngày đầu khách hàng còn xa lạ với việc mua hàng trực tuyến, các doanh nghiệp khó khăn trong việc làm thương hiệu và tạo lòng tin với khách hàng online. Cho đến bây giờ, việc mua hàng online đã trở thành thói quen của nhiều thượng đế vì sự tiện lợi mà nó mang lại.
Trong 11 năm từ 2006 -2017, Quảng cáo trực tuyến tăng lên con số khoảng 200 lần từ 3 triệu đô (2006) lên đến 600 triệu đô (2017). Đây là con số khá ấn tượng, cho thấy sự phát triển của quảng cáo trực tuyến khá tương đồng với sự phát triển của Thương mại Điện tử.
Năm 2017, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ về thương mại điện tử xuyên biên giới. Tốc độ tăng trưởng của thị trường TMĐT trong năm 2017, 2018 ước tính trên 25%. Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Với lĩnh vực thanh toán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.
Theo số liệu của Euromonitor, với tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng 33%/năm, dự kiến giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mốc 106 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng với khoảng 4,6 tỷ đô la Mỹ.
Theo nghiên cứu của Google-Temasek mới đây, nền kinh tế trực tuyến Đông Nam Á sẽ có giá trị lên đến hơn 200 tỷ USD vào năm 2025. Thương mại điện tử sẽ là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất.
Tóm lại, trong những năm tới Thương mại điện tử sẽ phát triển không ngừng và các doanh nghiệp cần ứng dụng ngay những xu hướng mới để vận hành kênh thương mại điện tử cũng như nâng cao hành trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
Xem thêm các nội dung về báo cáo Thương mại điện tử qua các năm:
- Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006
- Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2010
- Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011
- Báo cáo Thương mại điện tử 2012
- Báo cáo thương mại điện tử 2015
*** Bạn không có thời gian để đọc?
Lưu lại ngay tài liệu Báo cáo Thương mại điện tử từ 2006-2019 để thấy được cái nhìn toàn cảnh về tiến trình phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam, ngoài ra cũng dự báo những xu hướng phát triển trong năm tới: