YEAR IN SEARCH 2021: Kỷ nguyên mới của người dùng kỹ thuật số tại Việt Nam
Chia sẻ bài viết

YEAR IN SEARCH 2021: Kỷ nguyên mới của người dùng kỹ thuật số tại Việt Nam

Chia sẻ bài viết

Year In Search 2021 là báo cáo mới nhất của Google về người dùng kỹ thuật số tại Việt Nam. Nếu trong báo cáo “Vietnam’s Search For Tomorrow” 2020 thể hiện sự bùng nổ của kỹ thuật số, thì đến Year In Search 2021, báo cáo càng cho thấy sự bền vững của xu hướng này. Ở bài viết này, SEONGON sẽ tóm tắt 5 xu hướng chính mà báo cáo đã chỉ ra và những đánh giá từ anh Nguyễn Ngọc Hưng – Phó giám đốc của SEONGON trong việc ứng dụng báo cáo vào thực tế.

Cùng Tải và xem Báo cáo chi tiết tại: https://seongon.com/ebook-year-in-search-2021

Sự chuyển dịch của người dùng với 5 xu hướng chính

Theo anh Nguyễn Ngọc Hưng: “Báo cáo năm nay đã cho thấy sự chuyển dịch rất rõ rệt của người dùng trên nền tảng số. Vào năm 2020, chúng ta còn đặt câu hỏi liệu số hóa là sự bùng nổ nhất thời hay sẽ lâu dài thì giờ chúng ta đã có câu trả lời. Dựa trên nền tảng vững chắc đã được tạo dựng năm 2020, số hóa trên mọi mặt của đời sống đã thực sự trở thành xu hướng bền vững trong năm 2021”. 

Với hơn 8 triệu người dùng mới trong đó có hơn nửa tới từ khu vực ngoài thành phố lớn, kỹ thuật số đang trở thành nền tảng quan trọng trong mọi hoạt động đời sống. Dựa trên những lượt tìm kiếm ẩn danh, Google đã xác định năm xu hướng chủ đạo của người dùng Việt Nam trong năm qua đó là:

  • Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo cho cả người dùng và doanh nghiệp khi tất cả đều đang “chuyển đổi số”
  • Sau 2 năm dịch bệnh, người tiêu dùng đang đánh giá nhìn nhận lại cuộc sống thông qua những tìm kiếm về chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi và hưởng thụ, kiểm soát tình hình tài chính.
  • “Xa mặt nhưng không cách lòng”, người Việt đã tìm những cách mới để thể hiện tình cảm của bản thân, vun đắp và làm cho các mối quan hệ trở nên sâu sắc hơn. Đại dịch khiến nhu cầu rút ngắn khoảng cách với các hoạt động, trò chơi trực tuyến tăng cao.
  • Nhu cầu tìm kiếm sự thật được đẩy mạnh với sự tăng cao về mặt nhận thức với “tin giả”
  • Tuy nhiên, đại dịch cũng đã làm cho sự bất bình đẳng được thể hiện rất rõ trên kỹ thuật số

Cùng Tải và xem Báo cáo chi tiết tại: https://seongon.com/ebook-year-in-search-2021

Kỹ thuật số đã trở thành xu thế

“Một trong những con số ấn tượng nhất ở ngay đầu báo cáo đó là Việt Nam có thêm 8 triệu người dùng mới, trong đó có tới hơn nửa đến từ các vùng không phải thành phố lớn. Điều đó cho thấy số hóa đã phủ sóng ở mọi nơi” – anh Hưng cho biết.

Năm 2020 người dùng tiếp cận kỹ thuật số lần đầu thì đến 2021 nó đã trở thành thói quen. Những lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm số hóa.

Đại dịch đã thúc đẩy nhiều người dùng chuyển dịch sang thế giới số và chắc chắn các doanh nghiệp cũng phải chuyển đổi mô hình kinh doanh và số hóa để phù hợp với xu hướng của người dùng về cả quy mô và tốc độ.

Theo báo cáo, 81% nhà bán hàng kỹ thuật số ở Việt Nam có khả năng sẽ tăng cường việc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trong 1 đến 2 năm tới. 82% trong số họ dự đoán rằng hơn một nửa doanh thu trong 5 năm tới sẽ đến từ các nguồn bán hàng trực tuyến.

Để thích ứng với tình hình mới này, doanh nghiệp cần làm gì?

  • Kỹ thuật số đã là “nơi hội tụ của số đông” và trở thành chiến lược cơ bản phải có của các doanh nghiệp.
  1. Hiện diện với khách hàng bất kể họ ở đâu.
  2. Tích hợp và đổi mới trên toàn bộ các chức năng, kênh và nền tảng.

Nhìn nhận lại cuộc sống

Đây xu hướng mà “ai cũng đã trải qua trong đại dịch” cũng được nhắc đến trong báo cáo lần này.

Anh Hưng cho rằng: Tôi chắc chắn rằng trong những ngày tháng giãn cách, chúng ta đã có nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình. Từ đó những câu hỏi tự đặt ra về cách chúng ta đang sống cũng được hình thành”.

Trong năm qua, lượt tìm kiếm về nhu cầu cho sức khỏe tinh thần đã tăng mạnh như “decor phòng” tăng 150%, “nến thơm” tăng 100%. Các từ khóa như “cách pha cà phê tại nhà” và “cách sử đồ gia dụng tại nhà” cũng tăng đến 20%. Không chỉ là tinh thần, người tiêu dùng cũng chú ý hơn về sức khỏe thể chất: từ khóa “bài tập yoga cho người mới bắt đầu” tăng đến 140% và “vitamin” tăng 15%

Người tiêu dùng cũng đang đánh giá lại chính tình hình tài chính của mình qua 2 cách là: tiết kiệm hơn hoặc đầu tư nhiều hơn. Số lượt tìm kiếm cụm từ “mã giảm giá Shopee” tăng trên 91%. Số lượt tìm kiếm cụm từ “chứng khoán” tăng trên 106%, trong đó người dân ở các tỉnh nông thôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư.

Vậy với tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để được “người dùng lựa chọn là xứng đáng được chú ý và ở lại”

  1. Đảm bảo thương hiệu của bạn nằm trong danh sách xem xét của người tiêu dùng khi họ tìm kiếm thông tin.
  2. Sử dụng các chiến lược trực tiếp hướng đến người tiêu dùng để xây dựng sự hiện diện và trải nghiệm thương hiệu.
  3. Đừng bỏ qua các nhân viên trong nội bộ của công ty

Rút ngắn những khoảng cách

“Xa mặt nhưng không cách lòng” là cụm từ chính xác để nói về các mối quan hệ trong năm 2021. Với 5 tháng giãn cách xã hội, người tiêu dùng không được gặp nhau nhưng họ đã kết nối với nhau trên môi trường số.

Trong năm 2021, nhu cầu về các dịch vụ cho “các kết nối cá nhân” đã tăng trưởng rõ rệt. Số lượt tìm kiếm cho các trò chơi trên mạng như Kahoot! tăng trên 61% khi mọi người tìm kiếm trải nghiệm trực tuyến tương tự với trải nghiệm thực tế. Người Việt cũng lựa chọn Google Tìm kiếm để tìm nguồn cảm hứng cho lời chúc mừng sinh nhật, chúc mừng ngày kỷ niệm cho những người thân yêu. Số lượt tìm kiếm cụm từ sinh nhật cho tăng trên 14%.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thể hiện được “giá trị cảm xúc của kỹ thuật số” trong những gì mình làm. The Harvard Business Review: “Những khách hàng được cộng hưởng về mặt cảm xúc sẽ mua nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, ghé thăm doanh nghiệp của bạn thường xuyên, ít nhạy cảm về giá, chú ý nhiều hơn đến thông điệp, sẵn sàng làm theo lời khuyên và giới thiệu doanh nghiệp của bạn với tần suất cao hơn”.

  1. Xây dựng tình yêu và lòng trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp trải nghiệm nhất quán tại tất cả các điểm chạm trong hành trình mua sắm.
  2. Khai thác giá trị của thế giới ảo để tăng cường trải nghiệm trong thế giới thực.
  3. Đầu tư vào những mẫu quảng cáo có thể giúp kết nối và truyền cảm hứng.

Tìm kiếm sự thật

Trong 2 năm quá, người tiêu dùng đã có nhận thức cao độ với khái niệm “tin giả”. Từ trải nghiệm với thông tin sai lệch về dịch bệnh, người dùng đã ứng dụng nó với mọi thông tin mình được tiếp cận trên truyền thông. Những từ khóa liên quan đến chủ đề “lừa đảo” đã tăng đến 54%. Từ khóa về “kem trộn” cũng tăng đến 14%. 

Với nhận thức trên, người tiêu dùng cũng có nhu cầu được đảm bảo cao hơn bao giờ hết. 31% số người được khảo sát cho biết tính xác thực là vấn đề chính trên các nền tảng mua sắm. Để minh chứng cho điều này, từ khóa về “hàng chính hãng” đã tăng đến 15% và “shopee mall” tăng 75% trong năm qua.

Khi người tiêu dùng vững tin hơn vào niềm tin của mình, họ cũng mong muốn các thương hiệu được lựa chọn cũng có những mục tiêu cao cả hơn như môi trường, giá trị sống,…

“Có một câu mà tôi rất thích trong báo cáo là niềm tin vào thương hiệu có thứ hạng cao hơn tình yêu thương hiệu. Chính vì vậy, niềm tin đã trở thành tài sản quan trọng hơn bao giờ hết với các doanh nghiệp.”, anh Hưng nhận xét. Google đã chỉ ra những gì doanh nghiệp có thể làm gồm:

  1. Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng và chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ để có được lòng tin của họ.
  2. Đảm bảo toàn bộ doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải trình và thực hiện hành động trước khi vấn đề xảy ra.

Bất bình đẳng ngày càng tăng

Theo Google, “Với biệt danh “vi-rút bất bình đẳng”, đại dịch đã phơi bày nhiều rạn nứt xã hội về sự giàu có, chủng tộc và giới tính. Mặc dù nhiều bất bình đẳng trong số này đã tồn tại trước COVID-19, nhưng dịch bệnh đã làm chúng trở nên trầm trọng hơn, và gây ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau lên những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.”

Các tìm kiếm liên quan đến “thất nghiệp” đã tăng đến 19% và “vay tiền online” tăng 45%. Số lượt tìm kiếm các chủ đề liên quan đến bình đẳng giới tăng trên 27% chỉ ra rằng người dân

Việt Nam ngày càng nâng cao nhận thức để cân bằng sự phân chia giới trong xã hội. Người tiêu dùng cũng mong muốn tiếp cận thông tin với ngôn ngữ mẹ đẻ khi lượt tìm kiếm về “dịch sang tiếng Việt” tăng đến 73%.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đóng góp tiếng nói của mình vào thay đổi xã hội. Việc tạo ra sự thay đổi thực sự không chỉ là đảm bảo tính đa dạng và hòa nhập mà còn là việc thực hiện các biện pháp tương ứng để đảm bảo sự công bằng.

  1. Đáp ứng nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng, cho phép họ tham gia và tương tác.
  2. Theo đuổi tham vọng lớn hơn, hãy tập trung vào “chúng tôi” hơn là “tôi”.

Báo cáo Vietnam Year In Search 2021 của Google thực sự đã cho thấy sự thấu hiểu về insight của từng marketer với logic trong cách trình bày và chi tiết đến từng thông tin. Điều đó làm cho Vietnam Year in Search 2021 có tính ứng dụng rất cao và là cuốn cẩm nang phải đọc của mọi marketer để vững vàng hơn trong kỷ nguyên số này. 

Trong phần tiếp theo, chúng ta hãy cùng đến với những góc nhìn của Agency trong việc ứng dụng báo cáo này vào thực tế qua bài phỏng vấn ngắn của anh Nguyễn Ngọc Hưng. 

Bài viết sẽ được đăng tải trên website SEONGON vào thứ 6 ngày 04/03/2022. Hãy cùng đón chờ.

Cùng Tải và xem Báo cáo chi tiết tại: https://seongon.com/ebook-year-in-search-2021

Và tìm hiểu xu hướng tiêu dùng thông qua các báo cáo:

                                            Đội ngũ SEONGON

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN