Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011
Chia sẻ bài viết

Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011

Chia sẻ bài viết

Kết thúc 5 năm triển khai tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 – 2010, năm 2011 là năm bản lề đánh dấu những sự thay đổi trong giai đoạn mới.

Vì thế báo cáo thương mại điện tử năm nay vẫn là các số liệu điều tra, phân tích tình hình phát triển thương mại điện tử, đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến kinh doanh thương mại điện tử, vấn đề thanh toán điện tử và cần nhân rộng ứng dụng thương mại điện tử với người dân.

1. Quy định pháp lý trong kinh doanh thương mại điện tử

Năm 2011 ghi nhận những thay đổi liên quan đến quy định pháp luật, khung pháp lý cơ bản cho giao dịch thương mại, một loạt nghị định cho đến thông tư điều chỉnh những khía cạnh khác nhau của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT. Bên cạnh hệ thống luật chuyên ngành, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động TMĐT cũng cần nắm vững và tuân thủ những quy định liên quan trong các văn bản pháp luật về kinh doanh, thương mại.

Báo cáo TMĐT 2011

Khung pháp lý cho giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng được hình thành với hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin. Luật Giao dịch điện tử đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội bằng việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, đồng thời quy định khá chi tiết về chữ ký điện tử, một yếu tố đảm bảo độ tin cậy của thông điệp dữ liệu khi tiến hành giao dịch. Nếu Luật Giao dịch điện tử tập trung điều chỉnh các khía cạnh pháp lý của giao dịch điện tử, thì Luật Công nghệ thông tin chủ yếu quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng những biện pháp bảo đảm về mặt chính sách và hạ tầng cho các hoạt động này.

Luật Kế toán năm 2003 bước đầu thừa nhận sự hiện hữu của chứng từ điện tử và quy đinh “hóa đơn điện tử” là một trong bốn hình thức thể hiện hóa đơn. Tuy nhiên chủ trương “Chính phủ quy định chi tiết về chứng từ điện tử” đã mất một thời gian dài trước khi được hiện thực hóa vào năm 2011, với sự ra đời của Thông tư số 32 /2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Bên cạnh đó cũng có những quy định về chế tài và xử lý vi phạm: Xử phạt hành chính và xử phạt hình sự đối với cá nhân, doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, và kinh doanh – thương mại.

2. Những lưu ý trong triển khai ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp

Quảng cáo qua phương tiện điện tử: Cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động quảng cáo có sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quảng cáo. Loại hình quảng cáo trên các phương tiện điện tử đã thay thế toàn bộ hoạt động quảng cáo truyền thống. Báo điện tử và mạng thông tin máy tính được xem là một trong những phương tiện quảng cáo, ngoài ra còn các hình thức quảng cáo qua website, email, tin nhắn điện thoại.

Trong các loại hình quảng cáo sử dụng phương tiện điện tử, quảng cáo qua thư điện tử và tin nhắn di động có những đặc thù riêng, khác biệt hẳn với các phương thức quảng cáo truyền thống. Đó là khả năng hướng đối tượng và tính cá biệt hóa cao, đồng nghĩa với rủi ro cao về xâm phạm quyền riêng tư thông tin của đối tượng nhận quảng cáo.

Xem thêm: Quảng cáo trực tuyến – lối đi mới cho doanh nghiệp

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT và các dịch vụ hỗ trợ khác

Hiện nay, các hình thức kinh doanh qua website TMĐT đang phát triển mạnh. Bên cạnh việc nhiều doanh nghiệp tự mở website để tiếp thị và bổ sung thêm một kênh phân phối cho hàng hóa, dịch vụ của chính mình, thì nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn hình thứctham gia những website sẵn có của một bên thứ ba để tiến hành hoạt động bán hàng.

Những website có chức năng như một chợ ảo hay sàn giao dịch TMĐT này được tổ chức theo nhiều mô hình khá đa dạng, như website mua theo nhóm, chợ điện tử, rao vặt, diễn đàn, kênh mua sắm trên các mạng xã hội, sàn bất động sản, v.v… Điểm chung lớn nhất của những website dạng này là cung cấp một không gian mở trên môi trường trực tuyến để người mua và người bán gặp gỡ, kết nối nhu cầu và tiến hành giao dịch.

Trong những giao dịch đó, đơn vị chủ sở hữu website chỉ đóng vai trò bên thứ ba, cung cấp hạ tầng chứ không trực tiếp tham gia vào các nội dung giao dịch giữa người mua và người bán.

Bên cạnh dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, hoạt động TMĐT phát triển nhanh còn làm phát sinh nhu cầu đối với nhiều dịch vụ hỗ trợ khác như dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ chứng thực website, dịch vụ chữ ký số, dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn và thư điện tử, dịch vụ giá trị gia tăng trong giao dịch với các cơ quan nhà nước, và những dịch vụ thậm chí chưa được điều chỉnh trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành.

Đây là những dịch vụ đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghệ cao, có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh trong xã hội và cần tuân thủ những quy chuẩn chặt chẽ về an ninh, an toàn giao dịch.

4. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT năm 2011 được đánh giá trên các yếu tố máy tính, kết nối Internet, email, an toàn thông tin, ứng dụng phần mềm, nhận đơn hàng online…

Máy tính: Kết quả điều tra khảo sát cho thấy 100% doanh nghiệp đều trang bị máy tính. Tỷ lệ các doanh nghiệp có từ 1-10 máy tính là 72%. Tỷ lệ 23% các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có từ 11-20 máy tính cao gấp đôi so với tỷ lệ tương ứng của các địa phương khác. Tức các doanh nghiệp đã trang bị đủ thiết bị để sẵn sàng bước vào ngành thương mại điện tử.

Internet: Hình thức kết nối Internet phổ biến nhất là ADSL với tỷ lệ là 78%, tỷ lệ này có xu hướng giảm đi khi nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kết nối Internet qua đường truyền riêng với tỷ lệ là 19%. Hình thức kết nối Internet qua quay số chiếm 1%.

Email: Email là một phương tiện phổ biến, đơn giản và hiệu quả để tiến hành kinh doanh. Nếu phân theo quy mô doanh nghiệp, 93% doanh nghiệp lớn và 73% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng email trong kinh doanh. Rõ ràng là còn một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp chưa khai thác lợi ích to lớn của email trong hoạt động kinh doanh, từ trao đổi thông tin tới quảng cáo sản phẩm, giao kết hợp đồng.

Phần mềm: Triển khai ứng dụng TMĐT có mối liên quan mật thiết với việc sử dụng các phần mềm trong các khâu của chu trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ những phần mềm thông dụng cho công tác văn phòng tới những phần mềm phức tạp hơn phục vụ quản trị nguồn lực doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng hay quản lý quan hệ khách hàng.

Website: Xu thế kinh doanh hiện đại trên thế giới cũng như ở Việt Nam đòi hỏi mọi doanh nghiệp, dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, quy mô doanh nghiệp ra sao, đều cần có website riêng. Tỷ lệ doanh nghiệp có website là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT.

Nhận đơn đặt hàng: Việc khảo sát bốn phương tiện điện tử chủ yếu là điện thoại, fax, email và website để nhận đơn đặt hàng được tiến hành đều đặn trong nhiều năm. Trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện thoại, email và website không có sự thay đổi rõ ràng thì tỷ lệ các doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua phương tiện fax đã giảm dần.

Đặt hàng: Có sự tương quan cao giữa tỷ lệ đặt hàng và nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử. Mặc dù giao dịch trực tuyến phát triển nhanh và ngày càng phổ biến nhưng điện thoại vẫn được sử dụng phổ biến nhất cho cả đặt hàng lẫn nhận đặt hàng. Tỷ lệ đặt hàng qua email là 64% và qua website là 10% xấp xỉ với tỷ lệ các doanh nghiệp nhận đặt hàng qua các phương tiện này.

5. Hiệu quả của ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra, có 58% doanh nghiệp cho biết doanh thu qua kênh TMĐT tăng lên, 5% là giảm và 36% là không thay đổi. Như vậy, có thể thấy TMĐT tiếp tục mang lại hiệu quả tốt cho phần lớn doanh nghiệp.
Tỷ lệ trung bình các doanh nghiệp đánh giá doanh thu tăng lên qua kênh TMĐT từ năm 2006 tới năm 2011 là 60%. Các tỷ lệ tương ứng đối với trường hợp giảm và không thay đổi là 5% và 35%.

Hiện nay, các hình thức kinh doanh qua website TMĐT đang phát triển mạnh, với nhiều mô hình hoạt động đa dạng như mô hình mua theo nhóm, chợ điện tử, rao vặt, diễn đàn, mua sắm trên mạng xã hội, sàn bất động sản, v.v… Điểm chung lớn nhất của những mô hình này là có nhiều người mua và nhiều người bán tham gia giao dịch trên một không gian chung – website thuộc sở hữu và quản lý của một thương nhân hoặc tổ chức.

Năm 2011 là một năm thương mại điện tử có nhiều đổi thay, có những điểm tích cực khi các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn và cũng tăng được lợi nhuận kì vọng. Nhưng cũng không phủ nhận những điều còn vướng mắc về pháp lý và những doanh nghiệp còn chưa mạnh dạn tham gia vào đấu trường kinh doanh trực tuyến này.

>> Để đọc chi tiết báo cáo thương mại điện tử năm 2011, mời truy cập vào link dưới để tải tài liệu:Tải báo cáo tmdt

> Xem thêm:

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN