Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006

Chia sẻ bài viết

Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2006 sẽ đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, với điểm nhấn là những lĩnh vực có sự tiến bộ rõ nét nhất trong năm qua.

báo cáo TMDT 2016

Dựa trên những nghiên cứu, phân tích, điều tra từ thực tế, báo cáo này sẽ thể hiện một bức tranh tương đối toàn diện về thương mại điện tử ở Việt Nam. Cái nhìn chân thực, khách quan này sẽ giúp chúng ta có được những dự đoán cho sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong năm tới.

Báo cáo năm nay ghi nhận thương mại điện tử đã trở nên phổ biến với các tầng lớp doanh nghiệp và người dân, loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) phát triển khá nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu, các dịch vụ công trực tuyến khởi sắc thông qua việc các cơ quan nhà nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hành chính.

Năm 2006 là năm đầu tiên thương mại điện tử được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực.

Sự phát triển khá ngoạn mục của thương mại điện tử năm 2006 gắn chặt với thành tựu phát triển kinh tế nhanh và ổn định. Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).

Nổi bật trong năm 2006:

Thương mại điện tử đã trở nên khá phổ biến: Hình thức kinh doanh mới trên  phương tiện điện tử, dịch vụ kinh doanh nội dung số, dịch vụ giá trị gia tăng qua thiết bị di động tăng nhanh. Ngoài ra là đào tạo trực tuyến, báo điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác qua truyền hình, bình chọn kết quả thể thao, xem phim, nghe nhạc trực tuyến cũng tăng trưởng mạnh.

Cùng với đó là lượng người sử dụng internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở đô thị.

Loại hình giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) phát triển khá nhanh: Kết quả điều tra cho thấy có tới 92% doanh nghiệp đã kết nối internet, trong đó tỷ lệ kết nối băng thông rộng ADSL lên tới 81%. Số doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử B2B của Việt Nam cũng như của nước ngoài tăng rất nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã tìm được đơn hàng thông qua, hợp đồng hợp tác thông qua chợ “ẢO” này.

Cung cấp trực tuyến dịch vụ công đã khởi sắc: Các cơ quan nhà nước trong thời gian qua đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp với doanh nghiệp và công dân. Hầu hết các Bộ ngành và địa phương đã có website, trên đó cung cấp nhiều thông tin đa dạng và cần thiết cho doanh nghiệp.

Trên cơ sở các phân tích và nhận định của Báo cáo, chúng ta hy vọng cùng với sự chuyển biến sâu rộng của toàn bộ nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thương mại điện tử Việt Nam sẽ có những bước phát triển mới trong các năm tiếp theo.

>> Bạn muốn đọc toàn bộ nội dung của Báo cáo thương mại điện tử, vui lòng nhấn vào hình dưới để tải trọn bộ Báo cáo thương mại điện tử những năm qua.

Báo cáo TMĐT 2015

>> Xem thêm:

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN