Thiết kế Web chuẩn SEO là gì? Làm web chuẩn SEO ở đâu
Chia sẻ bài viết

Thiết kế Web chuẩn SEO là gì? Làm web chuẩn SEO ở đâu

Chia sẻ bài viết

Chúng ta thường nghe thấy Làm Web Chuẩn SEO. Vậy thiết kế website chuẩn SEO là gì? Ngày 23/3 tôi cùng Diziweb có tổ chức 1 event gọi là “Web chuẩn SEO thực sự là như thế nào”, cùng thuyết trình là Khánh (Project Manager của Diziweb) – một người đặc biệt giỏi Code. Lý do tổ chức buổi đó là bởi vì có lần tôi đã tranh luận với Khánh và các bạn coder về cái gọi là web có thể SEO lên được…

Nói về Diziweb, trước đây tôi làm Quảng cáo, SEO cho khách, khi khách cần thiết kế web thì đều giới thiệu cho các công ty đối tác, sau đó phát hiện ra bên ngoài web rất ok nhưng bên trong lỗi khắp nơi không thể SEO được. Không thể “nhờ vả” và “tin tưởng” được tôi đã lập ra Diziweb (web chuẩn Digital). Sau đó mời nhiều bạn code về làm việc … và tôi tưởng thế là đã ngon.

Cho tới khi làm việc cùng nhau tôi mới phát hiện ra tại sao một công ty làm web (thuần) thường làm ra website dù “rất xịn” nhưng lại mắc nhiều lỗi Onpage rất đơn giản. Hóa ra là TƯ DUY CODE & TƯ DUY SEO là 2 thứ khác nhau.

Trong bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn, cả chủ doanh nghiệp đang làm Marketing hoặc Code, những tư duy rất cơ bản về làm website chuẩn seo.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: .htaccess là gì ? Cách dùng file .htaccess hỗ trợ Onpage toàn tập A-Z

1. Thiết kế web chuẩn SEO là gì?

Trước tiên để giúp bạn hiểu cốt lõi về việc thế nào là một website chuẩn SEO, tôi sẽ bàn về một đầu việc quan trọng trong SEO, đặc biệt là Onpage.

Onpage là những việc bạn thao tác, thực hiện trên website của mình để tối ưu nó nhằm mục đích thân thiện với google. Tất nhiên chỉ Onpage thôi thì không phải cứ thế tự dưng lên top. Tuy nhiên nếu thiết kế web không chuẩn tiêu chí Onpage tốt thì bạn sẽ khó lên top.
lời khuyên thiết kế website chuẩn seo từ google

Google muốn tìm website “đề cập thông tin mà người dùng tìm kiếm”. Chính vì vậy, một phần website chúng ta không lên top vì lý do rất đơn giản: Google khó tìm kiếm thông tin trên website của bạn.

  • Website chuẩn SEO là:
    • Website có cấu trúc chuẩn seo: Một số website do lỗi nào đó vô tình đã khiến Google Bot rất khó tìm ra hoặc tìm đầy đủ nội dung trên website
    • Yếu tố nội dụng tốt: Nội dung mà người dùng nhìn thấy và nội dung mà Google nhìn thấy có rất nhiều điểm khác nhau, vì vậy website cần có các yếu tố kỹ thuật giúp Google hiểu trang web hơn (đây là phần chính của việc tối ưu Web chuẩn SEO – kỹ thuật).
    • Website dễ hiểu : phần này thì tôi tư duy ngược lại, làm website cho người dùng trước, cho bot Google sau. Thật ra tư duy theo người dùng hay theo bot thì cũng giống nhau, đôi khi chúng ta nhầm rằng một việc nào đó trong chuẩn SEO là tối ưu cho bot, chính việc đó làm chúng ta nhầm lẫn. (Đọc thêm: Nguyên tắc về chất lượng, nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc cụ thể …)

Thiết kế web chuẩn SEO là một hệ thống 3 win. Khi thiết kế 1 website cần đảm bảo nguyên tắc “3 bên cùng thắng lợi” là Doanh nghiệp, Người dùng và Google.

Việc tập trung làm ra 1 website chỉ với mục đích ban đầu là tối ưu cho Google thì sau khi có thứ hạng tốt bạn sẽ lại bối rối nhận ra là người dùng của bạn và cuối cùng là bạn mới cần là đối tượng được tối ưu nhất. Doanh nghiệp cần lợi nhuận/đơn hàng, người dùng cần thông tin mà họ đang tìm kiếm, Google cần đọc và hiểu những điều bạn đang truyền tải.Tối ưu Website chuẩn SEO

*Update: Trong tháng 5.2021, Google chính thức cập nhật thêm 1 toán liên quan tới trải nghiệm người dùng (mà chúng ta sẽ nói kỹ hơn trong phần dưới đây) có tên là Core Web Vitals. Các bạn code cần lưu ý yếu tố về tốc độ, độ ổn định hình ảnh và độ tương tác mượt mà kho làm web chuẩn seo

2. Tiêu chí để đánh giá web chuẩn SEO

2.1. Tối ưu website cho người dùng

Người làm SEO thương nhìn mọi góc độ tối ưu website để phục vụ Google, chính việc đó dẫn tới một số quan điểm sai lầm về tối ưu website. Phần này tôi sẽ nói tới các yếu tố đáng ra cần tối ưu cho người dùng nhưng lại vô tình làm sai.

  • Tối ưu cho thiết bị di động (Mobile):

Điều này có quan trọng không? trên 50% traffic của bạn đến từ Google là tìm kiếm trên di động. Thời đại bây giờ là Mobile-First, ngay cả Google cũng đang nhanh chóng đi theo xu hướng này. Họ thông báo rằng đến tháng 7/2018 sẽ đưa tốc độ của phiên bản mobile website vào để tính toán thứ hạng. Bây giờ bạn cần tối ưu như thế nào?

Trước hết bạn có thể tự chấm điểm tối ưu và tốc độ của website bạn theo đánh giá của Google tại đây: https://testmysite.thinkwithgoogle.com/ và https://search.google.com/test/mobile-friendly. Tuy nhiên điều đó chắc chắn là chưa đủ.
Giao diện thân thiện trên mobile là yếu tố đạt web chuẩn seo

Bạn có thể ngay lập tức ứng dụng AMP cho website của mình (Google đang hoàn thiện dần) để tăng tốc độ tải trang trên Mobile theo “chuẩn Google”. AMP là dự án của Google, nó tương tự Instant Article của Facebook vậy. Xa hơn 1 chút, nếu bạn là coder thì hãy tìm hiểu về Progressive web app.

Ngoài yếu tố tối ưu tốc độ hay Mobile Friendly theo đánh giá của Google, điều bạn cần nhớ là hành vi người dùng trên Mobile và PC là khác nhau. Phiên bản trên Mobile cần có icon/nút/menu lớn, khoảng cách chữ phải thoáng hơn trên PC … Đoạn này khá dài dòng, bạn có thể xem tài liệu hướng dẫn Google tại đây hoặc bài này https://support.google.com/adwords/answer/7323900?hl=vi

  • Sơ đồ website cho người dùng

Nếu bạn vào 1 site của “Tây” thì gần như chắc chắn nếu bạn kéo xuống chân trang sẽ thấy Sitemap. Và đây là nơi bạn có thể nhìn thấy hết các dữ liệu của webiste. Nó giống như sơ đồ tòa nhà vậy. Nếu website bạn có cấu trúc lớn, nhiều nội dung/sản phẩm thì nên có sitemap này.
Sitemap của Apple.com dành cho người dùng

– Đường dẫn ngược (Breadcrumb)

Đây là nơi khách hàng có thể di chuyển ngược lên trên để xem nhiều sản phẩm hơn. Rất tốt để giúp khách hàng xem thêm nhiều thông tin mà họ quan tâm hơn.
Đường dẫn ngược là đoạn Trang chủ ›Điện thoại ›Samsung

  • Tối ưu ảnh:
    • Thẻ ALT (Alternative): là nội dung mà bạn nên điền vào để người dùng có thể đọc được trong trường hợp không nhìn thấy ảnh. Bạn có để ý khi đọc email đôi khi không hiển thị ảnh không? Lúc đó nội dung trong thẻ ALT sẽ hiện ra và bạn có khi không cần phải xem ảnh nữa.
    • Thẻ Title: Bạn có thể chỉ vào bức ảnh phía dưới, sẽ hiện ra 1 dòng “các yếu tố cần có trong ảnh, ảnh ví dụ là Avatar của Mai Xuân Đạt”, đó là nội dung của Title. Title được hiểu là đoạn chú thích thêm cho ảnh nếu người đọc nhìn ảnh mà vẫn không hiểu
    • Đường dẫn ảnh: giả sử bức ảnh bên dưới, link của bức ảnh là https://seongon.com/wp-content/uploads/2018/03/Screen-Shot-2018-03-24-at-11.58.13-AM.png. Nhìn link đó bạn có hiểu ảnh nói gì không? Tất nhiên là không, link bức ảnh nên là http://trangwebcuarban.com/wp-content/uploads/2018/03/ten-buc-anh.png
    • Caption: là mô tả xuất hiện bên dưới bức ảnh, giống như các bức ảnh mà bạn xem khi đọc báo vậy.
      Ví dụ tối ưu ALT ảnh
      Tôi dùng avatar của tôi để làm ví dụ về các yếu tố cần có trong ảnh

– Dữ liệu có cấu trúc

Bạn nhìn thấy kết quả của haixom.com có 2 điểm lạ chứ (Xếp hạng và đường dẫn). Đó là kỹ thuật website khai báo để Google hiển thị thêm dữ liệu, đại loại thế. Phổ biến tại VN thì có thể sử dụng 2 thứ đó. Còn nhiều thứ khác hay ho hơn giúp kết quả website bạn trên công cụ tìm kiểm trở nên nổi bật.

Nếu không biết code thì một người “bình thường cũng có thể sử dụng công cụ Google để làm việc này:

Điều hướng là các phần trên website giúp khách hàng di chuyển dễ dàng tới các phần thông tin trên website mà họ quan tâm.

    • Menu chính (1 & 2 trong hình, thường là chỉ cần số 2): phần này đặc biệt quan trọng, khách hàng rất hay tương tác những danh mục, nội dung lớn mà họ quan tâm.
    • Đường dẫn ngược (3): đã nói ở trên
    • Menu bên (4): trình bày những gì liên quan đến nội dung mà khách hàng đang duyệt web, hoặc những nội dung/sản phẩm nổi bật mà bạn đang muốn giới thiệu tới khách hàng.
    • Nội dung liên quan (5): sản phẩm hoặc tin tức liên quan. Bạn sẽ thấy báo chí làm rất tốt việc này, khiến bạn vào đọc 1 bài là tò mò đọc hết chuỗi bài liên quan.
    • Chân trang (6): nếu vào website nước ngoài, thói quen của tôi là cái gì tôi quan tâm mà nhìn ở trên không thấy thì tôi sẽ kéo ngay xuống dưới thì kiểu gì cũng có (giá, giới thiệu sản phẩm, liên hệ, sitemap …)
    • Điều hướng trong bài (không có ở hình minh họa): ví dụ trong bài viết này tôi đã điều hướng bạn đọc thêm khá nhiều bài khác trên webiste của tôi hoặc website mà nội dung của nó làm tôi tin tưởng.
      6 yếu tố điều hướng trên website
  • Đường dẫn

Phần này vẫn rất nhiều tranh cãi thế nào là một đường dẫn tối ưu SEO. Theo tôi thì đường dẫn nào Google cũng đọc được, một số dạng hay gây khó cho Google thì bạn đọc ở đây. Tôi sẽ đưa quan điểm URL tốt cho người dùng như sau:

    • Một đường dẫn thân thiện với người dùng là khi người dùng không cần truy cập trang mà chỉ nhìn đường dẫn cũng hiểu họ đang chuẩn bị được đưa đến nội dung như thế nào (VD: https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png.com/dich-vu-seo thay vì https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png.com/323)
    • Một đường dẫn nên cho khách hàng hiểu về cấu trúc website (VD: giay.com/chinh-hang/giay-so-123.html)
    • Nếu bạn không có url dạng domain.com/danh-muc/danh-muc-nho/ten-san-pham.html thì sau này bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn khi sử dụng Google AdWords, Facebook Ads, Email Marketing, Automation Marketing.
  • Comment

Một website có nhiều comment sẽ được đánh giá tốt, rõ ràng việc khách hàng và website tương tác với nhau nhiều hơn là điều ai cũng mong muốn, cả Google cũng vậy. Hãy tạo ra ô comment thật kích thích, thuận tiện, ở vị trí dễ nhìn, giống như Vnexpress vậy (hình bên trái)
Bên trái là ô comment của VNexpress còn bên phải là của Suckhoedoisong

  • Tags:

Đây là yếu tố thuần túy người dùng nhất và bị người làm SEO hiểu nhầm nhiều nhất. Tag bản chất là thẻ nội dung giúp chủ website phân bổ nội dung vào các chủ đề chi tiết hơn, sau khi đã chọn chủ đề (danh mục) cho sản phẩm, nội dung. Điền Tag đúng là khi bạn nghĩ rằng nội dung bạn đang làm cần được phân loại vào nhóm nội dung nào nhỏ hơn.

Nhưng người làm SEO là dịch ra Tag là từ khóa và thế là chúng ta cứ hồn nhiên điền vào ô Tag những từ khóa mà chúng ta nghĩ rằng liên quan hoặc muốn lên top.

Trong bài Giá vàng miếng tiến sát 37 triệu đồng một lượng, phóng viên của Vnexpress đã tác như sau (Tag đúng là: Giá vàng thế giới, Diễn biến giá vàng, Giá vàng trong nước, Chiến tranh thương mai Trung Mỹ):
Tag ở dưới chân bài viết "Giá vàng miếng tiến sát 37 triệu đồng một lượng"Hệ quả đơn giản nhất là hệ thống của VNexpress đã chọn sai “bài liên quan”. Bài về “Vàng” lại vô tình chui vào trang tag Mỹ (đáng ra tag Mỹ chỉ hiển thị các bài liên quan cực kỳ chặt chẽ đến chủ đề là Mỹ)
4 bài viết không hề liên quan đến bài "Giá vàng miếng tiến sát 37 triệu đồng một lượng"
Hoàn toàn không liên quan khi cho bài về Giá Vàng vào đây

2.2 Tối ưu website cho Google

Phần trên tôi đã đề cập đến các yếu tố SEO thường bị nhầm lẫn khi không nhìn dưới góc độ tối ưu cho người dùng. Với những nội dung đó, khi thiết kế, cấu trúc, tạo ra 1 website thì bạn cứ tư duy thế nào tốt cho người dùng là được, Google sẽ hiểu và đánh giá cao bạn. Đó là những gì mà người dùng “Nhìn thấy”, tuy nhiên còn phần quan trọng nữa là những gì mà “Người dùng” hoặc chúng ta không nhìn thấy nhưng Google không nhìn thấy.

  • Tối ưu theo Webmaster Tools

nếu chưa có tài khoản này thì chắc bạn không phải là dân SEO. Nếu là dân SEO thì thôi cũng không cần giới thiệu về Webmaster Tool – nơi duy nhất bạn biết rõ ràng Google nhìn website bạn như thế nào.

  • Xem Trùng lặp title/description và điều chỉnh: lỗi này rất hay xảy ra và khiến Google không biết nên đưa nội dung (page) nào của bạn lên top. Lỗi hay xảy ra khi bạn có nhiều phiên bản url cho 1 page (do page thuộc nhiều danh mục) hoặc lỗi do phân trang 1 2 3 ở trang danh mục…
    Lỗi trung lặp title và description gây khó khăn cho Google
  • Lỗi website: phần này thì đơn giản, định kỳ vào xem và khắc phục lỗi mà Google chỉ ra.
  • Tác vụ thủ công: vì một lý do nào đó (cố ý hoặc vô tình) mà có thể website của bạn bị “phạt”, phần lớn việc bị phạt sẽ được thông báo và bạn có thể xem trong tài khoản Webmaster
    Web này đang bị phạt vì spam dữ liệu có cấu trúc
  • Index Google: ngoài các lỗi được thông báo, bạn cũng nên định kỳ kiểm tra xem Google có index dữ liệu website của bạn chính xác hay không.
    Chức năng yêu cầu Google quét, thu thập dữ liệu
  • Sử dụng công cụ chuyên nghiệp

Có nhiều lỗi website phát sinh trong quá trình website hoạt động. Ngay cả Webmaster cũng không phát hiện ra (hoặc phát hiện nhưng không thông báo). Vì vậy bạn cần tìm kiếm đến sự trợ giúp của tool chuyên nghiệp mới có thể biết website mình có nhiều lỗi code ẩn bên trong hay không.

  • Có thể xử dụng Moz (hoặc onpage.org, deepcrawl.com): các lỗi thường gặp như thiếu hoặc quá dài/ngắn với Title, Description, Thiếu Heading 1, trùng lặp nội dung, trang lỗi (404)
    Lỗi trên website do Moz gợi ý
  • Screaming Frog: cái này thì rẻ hơn vì mua 1 năm chỉ có hơn 2 triệu, quét khá là khỏe và cho bạn biết nhiều thông tin trên website, mình hay dùng để tìm trang 404 trên website hoặc liệt kê ra các title, description trên website để sửa…
  • Cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo theo quan điểm của tôi nó chính là điều hướng. Tùy vào mục đích SEO của người làm SEO (SEO toàn trang, SEO bài viết hay SEO danh mục, sản phẩm) sẽ tạo cho mình một giao diện website khác nhau phục vụ nhu cầu điều hướng thông tin trên website với người dùng.

Hãy xem ví dụ dưới đây để thấy sự tối ưu của Google khi trình bày nội dung, bạn ở đâu đó và vào thẳng bài viết “Tìm trạng thái từ khóa”, bạn có nhiều thông tin hữu ích ở bên phải và chân bài để tìm hiểu thêm về Từ khóa trong AdWords):
Nội dung bên phải và chân bài hoàn toàn rất chặt chẽ

  • Heading

Đây là chi tiết mà tôi hay dùng để đánh giá 1 website ban đầu. Nếu kiểm tra và thấy đặt Heading trên website không đúng thì tôi có thể đoán rằng tới 80% người làm SEO khá nghiệp dư vì đây là vấn đề hết sức cơ bản. Tuy nhiên có nhiều tình huống Heading không đúng vẫn có thứ hạng cao, việc này rất bình thường.

Tuy nhiên người làm SEO thường sẽ muốn tối ưu từng chi tiết một, và Heading là “chi tiết rất cơ bản nhưng quan trọng” nên nếu 1 website bỏ qua việc này thì có thể thấy người làm SEO cho web khá amater hoặc … hơi lười.

Nguyên tắc: Trên 1 webpage (1 trang) thì cần có 1 tiêu đề của trang (giống như tiêu đề cuốn sách vậy), và tiêu đề trang cần đặt trong thẻ Heading 1, bất kể trang đó là trang chủ, danh mục, sản phẩm, tag hay album … Heading 2 vào các chủ đề nội dung lớn của webpage đó. Rồi đến Heading 3 4 5 6. Lưu ý là không đặt Heading 1 2 ở menu.
thiết kế web chuẩn seo giúp website thân thiện với google

 

  • Robots.txt & Sitemap.xml

2 file này đặc biệt quan trọng để Google có thể đọc hiểu, tìm kiếm và lập chỉ mục website của bạn dễ dàng.

    • Robots.txt: là file giúp con bot của Google hiểu được các quy tắc tìm kiếm trên website của bạn. Trang nào được đi đến và trang nào không
    • Sitemap.xml: list tất cả các trang quan trọng cần được lập chỉ mục trên site của bạn. Các trang có trên file này được lập chỉ mục nhanh và thường xuyên hơn so với các trang thông thường
  • Title & Description

Trong Onpage (tối ưu website chuẩn SEO), việc kiểm toán nội dung title & description là vấn đề chắc chắn không thể bỏ qua. Cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

    • Trên 1 page bất kỳ (trang chủ, trang danh mục, trang sản phẩm, trang tin bài, trang tag) cần có trường thông tin để khai báo thẻ Title, Description riêng.
    • Cần có thẻ title & description duy nhất cho mỗi Page (tránh lỗi trùng lặp)
    • Nội dung thẻ title & description không nên quá ngắn hoặc quá dài (title: 60 ký tự, description: 160 ký tự; với tiếng Việt)
    • Từ khóa chính (và phụ) của Page cần có mặt trong tiêu đề, mô tả.

3. Lợi ích của một website chuẩn SEO

Như tôi đã chia sẻ ở phần đầu, với một website chuẩn SEO bạn sẽ có những lợi ích sau đây:

  • Với doanh nghiệp: Một website chuẩn SEO không chỉ làm tiền đề thành công cho dự án SEO mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc để lên TOP.
  • Với người dùng: website chuẩn SEO không chỉ đảm bảo các yếu tố kỹ thuật dành cho Google, mà còn cần hướng tới trải nghiệm người dùng. Người dùng có trải nghiệm tốt sẽ ở lại trang của bạn lâu hơn, gắn bó với doanh nghiệp của bạn hơn và dễ dàng mua hàng của bạn hơn.

4. Web chuẩn SEO hay SEO bền vững?

Có nhất thiết phải thiết kế web chuẩn SEO hay không? Câu trả lời là có. Câu nói là “Làm web chuẩn SEO” mới lên top chưa thực sự đúng. Tuy nhiên, Nếu ngay từ ban đầu Web không được thiết kế chuẩn SEO sẽ rất khó cạnh tranh.

Bên cạnh website chuẩn SEO thì tốt là thứ người dùng cần xem/đọc/cảm nhận. Nội dung bao gồm cả TEXT, Video, Ảnh, thanh tìm kiếm. Nếu website của bạn tự tin rằng đang đem lại cho khách hàng thông tin rất giá trị thì hãy đầu tư làm web chuẩn SEO.

Thiết kế Website chuẩn SEOdịch vụ SEO cho website để Tôi và SEONGON giúp bạn. Cheers.

Chúc thành công.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN