Keyword cannibalization là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong SEO. Trang web khi gặp phải tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho SEO, theo thời gian sẽ làm giảm thứ hạng của website. Vậy cụ thể Keyword cannibalization là gì? SEONGON sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết dưới đây.
1. Keyword cannibalization là gì?
Keyword cannibalization là hiện tượng nhiều trang trong cùng một website cùng cạnh tranh thứ hạng cho một từ khóa hoặc một nhóm từ khoá có cùng ý định tìm kiếm (search intent) nó còn được gọi là tình trạng ăn thịt từ khóa.
Tại sao được gọi là “ăn thịt từ khoá”, chúng ta cùng phân tích như sau:
- Nhiều trang cùng “ăn” một từ khóa: Khi nhiều trang web hoặc nhiều bài viết trên cùng một website cùng cạnh tranh để xếp hạng cho một từ khóa duy nhất, giống như việc nhiều con thú cùng tranh giành một miếng mồi.
- “Ăn thịt” nhau để giành thứ hạng: Các trang web này sẽ tranh giành lẫn nhau để cố gắng đạt được vị trí cao nhất trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, việc này lại khiến cả hai đều bị tổn hại, giống như khi các con thú cùng bị thương trong cuộc chiến.
- Kết quả – không ai được lợi: Cuối cùng, không có trang nào thực sự giành được lợi thế rõ rệt, mà cả hai đều có thể bị giảm thứ hạng. Điều này giống như khi các con thú cùng bị thương nặng và không ai có thể giành được miếng mồi.
2. Ví dụ về Keyword cannibalization
Tình huống 1: Hai bài viết cùng nhắm đến một từ khóa
Giả sử 2 bài viết của ABC Shop cùng lên top ở từ khoá “Laptop cho dân văn phòng 2024”. Khi Google thu thập thông tin và lập chỉ mục, nó sẽ gặp khó khăn trong việc xác định bài viết nào xứng đáng được xếp hạng cao hơn. Kết quả là:
- Xếp hạng bị phân tán: Thay vì có một bài viết đứng top 1, cả hai bài viết có thể xếp ở vị trí thấp hơn, ví dụ: bài 1 xếp hạng 5, bài 2 xếp hạng 8. Điều này khiến tổng lưu lượng truy cập từ khóa giảm.
- Giảm sức mạnh SEO: Google không nhận thấy bất kỳ bài nào vượt trội hoàn toàn, dẫn đến việc cả hai bài không được ưu tiên cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Đây là một ví dụ về keyword cannibalization vì cả hai bài viết không bổ sung giá trị cho nhau, mà đang cạnh tranh cho cùng một từ khóa chính. Thay vào đó, bạn nên gộp nội dung hoặc tối ưu hóa mỗi bài cho một từ khóa khác nhau, như “laptop tốt nhất 2024” và “laptop cho dân văn phòng.”
Tình huống 2: Các trang sản phẩm tương tự nhau
Giả sử bạn quản lý một website bán giày thể thao và có 3 trang sản phẩm với nội dung tương tự:
- Trang 1: “Giày chạy bộ Nike Air Zoom”
- Trang 2: “Giày thể thao chạy bộ Nike siêu nhẹ”
- Trang 3: “Nike Air Zoom cho dân chạy bộ chuyên nghiệp”
Cả ba trang đều tối ưu hóa cho từ khóa chính “giày chạy bộ Nike”. Khi Google thu thập thông tin:
- Cạnh tranh nội bộ: Các trang này cạnh tranh thứ hạng lẫn nhau, khiến mỗi trang chỉ đạt được vị trí thấp trên SERPs.
- Làm loãng sức mạnh của backlink và internal link: Thay vì một trang duy nhất nhận toàn bộ giá trị từ liên kết nội bộ và backlink, giá trị đó bị chia nhỏ cho nhiều trang.
- Trải nghiệm người dùng bị giảm: Người dùng có thể bị dẫn đến các trang sản phẩm khác nhau nhưng với thông tin gần như giống nhau, tạo cảm giác trùng lặp và khó chọn lựa.
Phân tích: Đây là keyword cannibalization vì cả ba trang không mang lại giá trị khác biệt rõ ràng cho người dùng, trong khi vẫn nhắm đến cùng một từ khóa. Bạn nên hợp nhất nội dung các trang này hoặc tối ưu hóa riêng biệt, như:
- Trang 1: Từ khóa “giày chạy bộ Nike Air Zoom siêu nhẹ”.
- Trang 2: Từ khóa “giày thể thao Nike Air Zoom cho chạy marathon”.
3. Tác động của Keyword cannibalization đến SEO
3.1. Giảm thứ hạng tìm kiếm
Dựa trên cơ chế hoạt động, Google sẽ sử dụng các thuật toán để phân tích và xếp hạng các trang web dựa trên mức độ liên quan đến ý định tìm kiếm, chất lượng nội dung và chất lượng trải nghiệm của người dùng. Vì vậy, khi gặp nội dung trùng lặp tức là nhiều trang trong 1 website cùng tối ưu cho 1 từ khoá:
- Google không thể phân biệt được trang nào quan trọng nhất để xếp hạng, dẫn đến việc các trang này tự cạnh tranh thứ hạng với nhau.
- Trong trường hợp xấu, Google có thể ưu tiên một trang kém chất lượng hơn hoặc thậm chí loại bỏ một số trang khỏi chỉ mục, vì thuật toán có thể coi đây là nội dung dư thừa.
Hệ quả của việc giảm thứ hạng chính là trang của bạn sẽ có khả năng cạnh tranh kém hơn so với các trang web khác. Hiểu đơn giản, khi các trang trong website của bạn “tự ăn thịt nhau”, tổng sức mạnh SEO bị suy giảm, khiến các đối thủ cạnh tranh dễ dàng vượt qua.
3.2. Giảm lưu lượng truy cập
Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa, họ mong đợi nhận được một trang web cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, nếu có nhiều trang của bạn cùng trả về kết quả cho một từ khóa, người dùng sẽ cảm thấy bối rối và khó lựa chọn.
Đồng thời, khi các trang tranh giành thứ hạng, người dùng có thể bị điều hướng đến nội dung không phù hợp hoặc kém chất lượng so với ý định tìm kiếm ban đầu. Điều này dẫn đến:
- Tỷ lệ thoát trang (bounce rate) cao hơn.
- Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) thấp hơn, đặc biệt nếu các trang sản phẩm hoặc dịch vụ không cung cấp thông tin có giá trị khác biệt nhau.
Cùng với đó, khi lưu lượng truy cập giảm dẫn đến số lượng khách hàng tiềm năng (leads) thấp hơn. Điều này làm cho ROI (lợi tức đầu tư) từ SEO giảm, khiến chiến dịch không đạt được giá trị kỳ vọng.
3.3. Giảm thẩm quyền trang
Google đánh giá thẩm quyền (authority) của một trang web dựa trên các yếu tố chính:
- Nội dung chất lượng: Trang phải cung cấp nội dung giá trị, đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng.
- Backlink: Số lượng và chất lượng của các liên kết từ các website uy tín trỏ đến trang.
- Trải nghiệm người dùng (UX): Thời gian trên trang, tỷ lệ thoát (bounce rate), và khả năng đáp ứng ý định tìm kiếm (search intent).
- Liên kết nội bộ (internal links): Cách các trang trên website liên kết với nhau để chuyển giá trị và định hướng thứ tự ưu tiên.
Khi xảy ra keyword cannibalization sẽ dẫn đến sự phân tán link building bao gồm cả Backlink và Internal link. Cụ thể:
- Link juice: Đây là giá trị được truyền qua các liên kết nội bộ hoặc backlink. Khi nhiều trang trên website cùng nhắm đến một từ khóa, link juice sẽ bị phân tán giữa các trang thay vì tập trung vào một trang duy nhất.
- Anchor text: Nếu bạn sử dụng cùng một anchor text cho nhiều liên kết nội bộ hoặc backlink trỏ đến các trang khác nhau, Google sẽ không biết trang nào xứng đáng được xếp hạng cao hơn.
Ví dụ: Nếu bạn có 5 backlink với anchor text “giày chạy bộ” trỏ đến 3 trang khác nhau trên cùng một website, giá trị của backlink đó bị chia đều, khiến mỗi trang đều không đủ mạnh để cạnh tranh với các đối thủ được tối ưu hóa tốt hơn.
Chính vì vậy, thẩm quyền của trang sẽ bị tác động đáng kể khi backlink và internal link bị phân tán sức mạnh do xuất hiện keyword cannibalization. Không những vậy, nếu website không được Google đánh giá cao về mức độ uy tín và độ tin cậy, hiệu quả của các nỗ lực SEO khác cũng sẽ bị suy giảm.
4. Cách tìm Keyword cannibalization
4.1. Xem bảng xếp hạng lịch sử
Sau đây là cách thực hiện trong Site Explorer của Ahrefs :
Bước 1: Sử dụng tính năng Site Explore để tìm Keyword Cannibalization
Đăng nhập vào Ahref chọn Site Explore >> Nhập URL website vào thanh tìm kiếm >> Chọn vào biểu tượng kính lúp.
Sau đó, tại trang báo cáo của Site Explore bạn hãy chọn Organic KeyWord.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng ăn thịt từ khóa theo từ khóa mà bạn nghi ngờ
Sau khi có đầy đủ danh sách Organic Keyword đang được SEO cho website của mình, bạn chọn More filters >> chọn Keyword.
Tiếp theo, bạn hãy điền keyword mà bạn cần kiểm tra vào ô trống và chọn Apply
Cuối cùng bạn chỉ cần chọn Show results để xem kết quả.
Bước 3: Phân tích kết quả và kiểm tra xem keyword đó có gặp tình trạng ăn thịt từ khóa hay không.
Ví dụ: Keyword “chi phí chạy quảng cáo google ads”
- Bạn hãy xem xét kỹ hai URL đang bắt về keyword này và nhận thấy các vấn đề rằng:
- Cả hai đều là bài đăng trên blog.
- Xem kỹ nội dung thì cả hai bài đều có mục đích giống nhau – giúp người đọc giải quyết thắc mắc về chi phí quảng cáo google ads.
- Tuy nhiên bài viết https://seongon.com/blog/google-ads/cach-quang-cao-tren-google.html không đáp ứng chính xác của nhu cầu tìm kiếm của người dùng vì không cung cấp được bảng giá/mức chi phí cụ thể cho việc quảng cáo Google Ads.
- Trong khi đó, bài https://seongon.com/blog/google-ads/chi-phi-quang-cao-google-adwords.html là bài mới được cập nhật, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng nhưng lại không thể lên top.
Kết luận: Đây gần như chắc chắn là vấn đề tự ăn thịt lẫn nhau. Các trang thực hiện cùng một mục đích và cạnh tranh thứ hạng với nhau.
4.2. Tìm kiếm theo tên miền
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm tra keyword cannibalization là sử dụng chức năng tìm kiếm của Google với truy vấn “site:” theo tên miền. Phương pháp này giúp bạn nhanh chóng xác định xem có bao nhiêu trang trên website đang tối ưu hóa cho cùng một từ khóa. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập Google và nhập vào thanh tìm kiếm theo cú pháp: site:yourwebsite.com “từ khoá”.
Ví dụ: Tìm kiếm site:seongon.com “chi phí chạy quảng cáo Google Ads”
Bước 2: Xem kết quả hiển thị:
- Google sẽ hiển thị danh sách các trang trên website của bạn có liên quan đến từ khóa được tìm kiếm.
- Quan sát xem có bao nhiêu trang hiển thị và nội dung của chúng có sự tương đồng hoặc trùng lặp không.
Bước 3: Phân tích các trường hợp sau:
- Nếu chỉ một trang xuất hiện: Không có vấn đề keyword cannibalization. Điều này cho thấy chỉ một trang duy nhất trên website của bạn đang được tối ưu hóa cho từ khóa đó.
- Nếu nhiều trang xuất hiện: Đây có thể là dấu hiệu keyword cannibalization. Hãy kiểm tra:
- Nội dung của các trang có bị trùng lặp không.
- Từ khóa trong tiêu đề, mô tả (meta description), hoặc nội dung chính có giống nhau không.
- Các trang có đang tự cạnh tranh thứ hạng cho cùng một từ khóa không.
4.3. Kiểm tra nhiều URL xếp hạng
Các bước ban đầu của cách này đều thực hiện giống như cách Xem bảng xếp hạng lịch sử ở mục 4.1. Chỉ khác biệt ở chỗ, tại giao diện của trang Organic Keywords, bạn cần chọn mục Filters và chọn Multiple URLs only >> chọn Apply.
5. Cách khắc phục Keyword cannibalization
Dưới đây là 5 cách giúp bạn khắc phục tình trạng Keyword cannibalization hiệu quả:
- Thực hiện chuyển hướng: Khi có nhiều trang đang cạnh tranh cho cùng một từ khóa, hãy xác định trang có hiệu suất tốt nhất và sử dụng 301 Redirect để điều hướng các trang còn lại về trang đó. Điều này giúp tập trung toàn bộ sức mạnh SEO vào một trang duy nhất.
- Sử dụng thẻ canonical: Nếu bạn không muốn xóa hoặc chuyển hướng nội dung, bạn có thể thêm thẻ canonical để thông báo cho các công cụ tìm kiếm trang nào là phiên bản chính thức của một nội dung, tránh việc các trang trùng lặp cạnh tranh lẫn nhau.
- Tối ưu hệ thống liên kết nội bộ: Bạn có thể sử dụng liên kết nội bộ để định hướng rõ ràng trang nào cần ưu tiên cho từ khóa cụ thể nào. Đồng thời, việc liên kết các bài viết phụ về bài viết chính giúp tăng tính liên quan và củng cố thứ hạng trang web tốt hơn.
- Tối ưu chất lượng nội dung: Bạn cần thực hiện kiểm tra và điều chỉnh nội dung sao cho mỗi trang tập trung vào một chủ đề hoặc từ khóa duy nhất. Bên cạnh đó, việc cải thiện độ sâu của nội dung, thêm thông tin chi tiết sẽ giúp trang được đánh giá tốt hơn.
- Sử dụng thẻ Noindex: Đối với các trang không cần thiết hoặc không tạo giá trị SEO, bạn có thể áp dụng thẻ Noindex để loại bỏ chúng khỏi kết quả tìm kiếm, tránh ảnh hưởng đến trang chính.
6. Cách tránh tình trạng Keyword cannibalization
Để tránh tình trạng các trang trên website cạnh tranh lẫn nhau cho cùng một từ khóa, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Lập kế hoạch nội dung và từ khóa chi tiết: Bạn cần xây dựng được danh sách từ khóa chi tiết, phân chia từ khóa phù hợp cho từng trang hoặc bài viết cụ thể, tránh sử dụng lặp lại trên nhiều trang. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner hoặc Keywordtool.io để xác định từ khóa phù hợp và không trùng lặp.
- Tạo cấu trúc website rõ ràng và có tổ chức: Bạn nên sử dụng các URL ngắn gọn, dễ hiểu và chứa từ khóa chính. Đồng thời, tối ưu các thẻ tiêu đề (H1, H2, H3,…) giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của trang.
- Sử dụng phân cụm từ khóa (keyword clustering): Tạo các cụm từ khóa có chung chủ đề, mỗi cụm từ khóa sẽ tương ứng với một chủ đề chính và được khai thác sâu trong một bài viết hoặc một nhóm bài viết.
- Áp dụng chiến lược nội dung chuyên sâu (topic clusters): Xác định các chủ đề chính liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Mỗi chủ đề chính sẽ có một bài viết trụ cột chi tiết và đầy đủ thông tin. Xây dựng các bài viết liên quan đến bài viết trụ cột với các từ khóa cụ thể hơn và internal link hệ thống bài viết này với nhau.
- Thường xuyên kiểm tra và đánh giá hiệu suất SEO: Theo dõi thứ hạng từ khóa, lượng truy cập, tỷ lệ thoát và các chỉ số khác để đánh giá hiệu quả của chiến lược SEO. Dựa vào dữ liệu thu thập được, bạn có thể điều chỉnh chiến lược SEO của mình để đạt được kết quả tốt hơn.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của SEONGON về Keyword cannibalization – vấn đề luôn được các SEOer quan tâm. Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Keyword cannibalization cũng như những cách khắc phục lỗi hiệu quả.
Nếu bạn đang muốn tìm đối tác chuyên nghiệp cùng bạn thực hiện những chiến lược SEO hiệu quả hãy để SEONGON đồng hành với mục tiêu của bạn. SEONGON với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng dịch vụ SEO uy tín đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp thành công chắc chắn sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh của bạn tăng trưởng thần tốc.