Chi phí chạy quảng cáo Google Adwords 2024 [MỚI NHẤT]

Chia sẻ bài viết

Chi phí chạy quảng cáo Google Ads là ngân sách hoặc khoản tiền mà bạn cần phải chi trả khi thực hiện quảng cáo trực tuyến trên Google. Mỗi loại chiến dịch có một mức chi phí khác nhau và nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành hàng, mức độ cạnh tranh, vị trí quảng cáo, xu hướng mua sắm hoặc kỹ thuật của nhà quảng cáo. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây của SEONGON.

1. 04 hình thức tính chi phí Google Ads

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về chi phí chạy quảng cáo Google Ads, chúng ta cần biết được Google có thể tính tiền chúng ta dựa trên những cái gì. Có 4 hình thức tính phí khác nhau khi chạy quảng cáo Google Ads thông thường là:

  • Trả tiền theo một lượt nhấp chuột (CPC hay Cost Per Click): Với hình thức này, bạn sẽ bị tính phí khi khách hàng “nhấp hay click” vào quảng cáo của bạn rồi truy cập vào website.
  • Trả tiền theo một nghìn lần hiển thị (CPM hay Cost Per Miles): Áp dụng cho các hình thức quảng cáo video của Google. Với hình thức này, bạn sẽ trả tiền khi quảng cáo hiển thị trên trước mặt người dùng.
  • Trả tiền theo lượt xem (CPV hay Cost Per View): Bạn sẽ trả tiền khi có khách hàng xem video của bạn.
  • Trả tiền khi có chuyển đổi (CPA hay Cost Per Acquisition): Hiểu nôm na là trả tiền khi khách hàng vào website của bạn và thực hiện một thao tác (Ví dụ như mua hàng), khi đó bạn sẽ trả tiền cho Google.
 4 cách bạn có thể trả cho Google
4 cách bạn có thể trả cho Google

Chi phí chạy quảng cáo Google trung bình theo kinh nghiệm hơn 12 năm của SEONGON ước tính 1 click quảng cáo khoảng 3.000đ – 30.000đ trên mạng tìm kiếm tùy từng ngành hàng. Chi phí này có thể lên đến hơn 200.000đ tùy vào mức độ cạnh tranh. CPC trung bình trên GDN thường < 3.000đ với các chiến dịch nhắm mục tiêu rộng (không phải remarketing hay theo vị trí đặt). Chi phí cao thường gặp trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, thiết kế thi công nội thất,…

Vậy chi phí bạn bỏ ra ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào các yếu tố nào?

2. 05 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chạy quảng cáo Google Ads

Như đã nói ở trên, chúng ta không có một câu trả lời chính xác về chi phí cần bỏ ra cho mọi ngành hàng/ công ty và thậm chí là tài khoản quảng cáo. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào 5 yếu tố chính là:

  • Ngành hàng: độ lớn và mức độ cạnh tranh
  • Vị trí quảng cáo
  • Độ lớn của tệp khách hàng
  • Xu hướng mua hàng (theo mùa, theo đợt mở bán,…)
  • Cách bạn quản lý tài khoản hay kỹ thuật của nhà quảng cáo

2.1. Ngành hàng: độ lớn và mức độ cạnh tranh.

Một trong những yếu tố quan trọng trong Google Ads đó chính là ngành hàng. Ví dụ, những ngành hàng lớn và có nhiều đơn vị tham gia vào quảng cáo như Bất động sản, xây dựng, thiết kế nội thất,… thì thường có CPC cao hơn các ngành cạnh tranh thấp.

Trong những đợt cao điểm cạnh tranh, một nhà quảng cáo có thể phải trả đến hơn 100 – 200.000đ cho một click với quảng cáo tìm kiếm. Vậy là để có 100 khách hàng truy cập website/ ngày thì bạn cần bỏ ra chi phí chạy quảng cáo Google 10 – 20 triệu/ ngày.

Để xác định xem đây có phải là một ngành cạnh tranh không thì bạn có thể lên Google và tìm thử từ khóa liên quan đến ngành hàng. Nếu bạn thấy kết quả rất nhiều các đơn vị đang chạy quảng cáo thì có thể xác định đây là một ngành hàng cạnh tranh và CPC sẽ cao.

Ví dụ ngành hàng “Ghế Massage” khi tìm kiếm thấy rất nhiều các đơn vị khác nhau
Ví dụ ngành hàng “Ghế Massage” khi tìm kiếm thấy rất nhiều các đơn vị khác nhau đang chạy quảng cáo.

2.2. Vị trí quảng cáo

Vị trí địa lý bạn mong muốn quảng cáo cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quảng cáo. Ví dụ ở Việt Nam, giá click trung bình thấp trên quảng cáo tìm kiếm là khoảng 3.000đ thì ở thị trường Mỹ, giá trung bình thấp nhất đã là 15.000 – 25.000đ. Còn với mạng hiển thị, ở Việt Nam là thường dưới 1.500đ nhưng ở Mỹ thì số này cũng tăng gấp nhiều lần.

Còn xét chung ở Việt Nam, nếu bạn chạy quảng cáo ở các tỉnh thành khác nhau thì giá trên 1 lượt nhấp bạn cần bỏ ra cũng sẽ khác nhau.

CPC trung bình khác nhau ở từng tỉnh thành.
CPC trung bình khác nhau ở từng tỉnh thành.

2.3. Độ lớn của tệp khách hàng

Tệp khách hàng bạn nhắm đến cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí của bạn. Nếu tệp khách hàng của bạn càng hẹp thì chi phí bạn cần bỏ ra càng cao.

Điều này sẽ thể hiện rõ nhất trong các hình thức quảng cáo hiển thị và Youtube Ads. Ví dụ nếu bạn nhắm đến đối tượng tiếp thị lại (remarketing) thì chi phí chạy quảng cáo Google sẽ cao hơn nhắm đối tượng rộng như “những người thích xem phim” hoặc tệp những người tương tự đã vào website

CPC trung bình khác nhau với từng tệp khách hàng
CPC trung bình khác nhau với từng tệp khách hàng khác nhau

2.4. Xu hướng mua hàng

Yếu tố này sẽ ảnh hưởng rõ nhất đến các ngành hàng bán theo mùa hoặc theo đợt. Ví dụ như vào đợt mở bán dự án Bất Động Sản, mùa Tết, mùa Giáng Sinh, đợt tuyển sinh…

Ngoài các mùa bán hàng thường niên thì nó cũng đúng với các sản phẩm tự dưng “hot” hoặc vào “trends”. Ví dụ như vào đợt dịch Covid thì các sản phẩm/ dịch vụ liên quan đến xét nghiệm có thể tăng giá thầu lên rất cao.

Xu hướng tìm kiếm từ khóa liên quan đến “Xét nghiệm Covid” tăng vọt trong đại dịch
Xu hướng tìm kiếm từ khóa liên quan đến “Xét nghiệm Covid” tăng vọt trong đại dịch, sau đó giảm xuống

Điều này được giải thích đơn giản là vào các đợt “trend” này sẽ có nhiều nhà quảng cáo tham gia vào thị trường và ai cũng sẽ muốn được hiển thị trước mặt khách hàng. Sự cạnh tranh này sẽ khiến cho giá thầu bị đẩy lên.

2.5. Kỹ thuật của nhà quảng cáo

Bỏ qua các yếu tố ngoại cảnh thì kỹ thuật của nhà quảng cáo chắc chắn là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tiết kiệm hơn đối thủ.

Nếu bạn muốn giảm chi phí cho Google Ads thì bạn cần phải chăm sóc tài khoản của mình rất kỹ lưỡng. Tất nhiên là chúng ta không thể nghĩ cứ bật quảng cáo lên rồi để nó tự chạy rồi tự rẻ được. Điều đó chỉ khiến quảng cáo càng ngày càng đắt thôi.

Sau đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn tối ưu tài khoản và làm quảng cáo rẻ chi phí chạy quảng cáo Google.

  • Hãy luôn đảm bảo độ mạnh của quảng cáo và điểm chất lượng của từ khóa tốt.
  • Kiểm tra hiệu suất của tài khoản theo từng tuần để xem chỗ nào đang đắt, chỗ nào đang rẻ.
  • Chú ý đến các chỉ số về cạnh tranh để biết mình đang ở đâu và nên cạnh tranh tiếp với các đối thủ như thế nào.

>> Bên cạnh Google Ads, để tăng lượt truy cập vào website từ Google bạn có thể lựa chọn SEO – một hình thức Digital Marketing tối ưu chi phí trong dài hạn. Tham khảo Bảng giá dịch vụ SEO website mới nhất hiện nay tại đây.

3. Cách thức hoạt động của quảng cáo Google

Vậy là chúng ta đã biết về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo và Google có thể bán cho chúng ta những gì (lượt hiển thị, nhấp, xem, chuyển đổi). Giờ là lúc chúng ta tìm hiểu về cách tính phí quảng cáo của Google Search.

Điều quan trọng bạn cần nhớ khi nói đến cách Google tính tiền đó chính là: “Google hoạt động theo cơ chế đấu thầu”.

Nó có nghĩa là nhà quảng cáo muốn hiển thị quảng cáo khi khách hàng tìm kiếm một từ khóa bất kỳ trên Google cần đặt một giá thầu để đấu với các đối thủ khác.

Và công thức để Google cho phép chúng ta hiển thị quảng cáo và xác định giá chúng ta phải mất là “AD RANK hay Thứ hạng”. Công thức này được gói gọn như sau:

Công thức Ad Rank của Google
Công thức Ad Rank của Google

3.1. Giá thầu

Chi phí chạy quảng cáo Google cho giá thầu mà bạn đặt được thì Google gọi là “Giá thầu tối đa” – chi phí tối đa bạn sẵn sàng trả cho một lần khách hàng nhấp vào quảng cáo.

Ví dụ, nếu bạn đặt giá thầu tối đa là 5.000đ và Google xác định rằng trong lần đấu thầu đấy, bạn chỉ cần trả 2.000đ thì bạn có thể hiển thị quảng cáo. Còn nếu Google cho rằng cần hơn 5.000đ để có thể hiển thị thì rất tiếc, bạn cần tăng giá thầu lên.

Khi người dùng bắt đầu tìm kiếm, hệ thống của Google sẽ cho tất cả các nhà quảng cáo vào một phiên đấu giá kéo dài trong 0.03s rồi xác định xem nhà quảng cáo nào được hiển thị và vị trí hiển thị của các nhà quảng cáo

3.2. Điểm chất lượng

Ngoài việc so sánh giá thầu, còn một yếu tố nữa cũng được Google so sánh trong quá trình ra quyết định đó chính là “điểm chất lượng” hay “Quality Score”.

Theo Google thì “Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn. Quảng cáo có chất lượng cao hơn có thể dẫn đến giá thấp hơn và vị trí quảng cáo tốt hơn ”.

Điểm chất lượng được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 10. Điểm chất lượng càng cao thì bạn có khả năng hiển thị quảng cáo ở vị trí càng cao với chi phí càng thấp.

Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo
Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo

Cải thiện điểm chất lượng là cách tiết kiệm nhất để bạn có thể hiển thị quảng cáo với chi phí thấp hơn đối thủ. Chính vì vậy, SEONGON luôn khuyên các nhà quảng cáo hãy cải thiện điểm chất lượng trước khi quyết định tăng giá thầu.

Giờ bạn đã biết cách quảng cáo của mình hoạt động như thế nào, vậy hãy cùng đến câu hỏi quan trọng nhất trong bài viết này “Bạn nên chi bao nhiêu tiền cho Google Ads, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ?”

4. Chi phí chạy quảng cáo Google Ads là bao nhiêu?

Đến đây chắc hẳn nhà quảng cáo nào cũng thấy việc xác định chi phí chạy quảng cáo Google rất rất khó rồi đúng không? Và đúng vậy, đây là một câu hỏi mà rất tiếc không ai có câu trả lời chính xác cả. Chúng ta chỉ có thể dựa vào một số nguyên tắc cơ bản sau để có thể xác định được điều này.

Những nguyên tắc này được SEONGON đúc kết ra trong hơn 12 năm triển khai quảng cáo. Bạn có thể lấy chúng như một tài liệu tham khảo trong việc ra quyết định của mình.

4.1. Dựa vào CPC trung bình và lượng tìm kiếm

Nguyên tắc này đặc biệt đúng với quảng cáo tìm kiếm. Với quảng cáo tìm kiếm, Google sẽ cho chúng ta biết được mức giá thầu trung bình và số lượng tìm kiếm trung bình tháng của từng từ khóa qua công cụ Google Keyword Planner.

Đây là 2 chỉ số quan trọng giúp ta xác định được chi phí dự kiến qua công thức đơn giản Chi phí = CPC x Click.

Với công cụ này, Google cũng có thể dự kiến cho bạn số tiền mà mình cần chi ra, CPC và số click. Bạn chỉ cần nhập từ khóa vào, Google sẽ đưa ra cho bạn các dự kiến cơ bản nhất. Sau khi có các chỉ số ước tính của Google, bạn cũng có thể thay đổi các chỉ số đầu vào theo như kế hoạch mong muốn.

4.2. Dựa vào số lượt chuyển đổi doanh nghiệp mong muốn có

Với nguyên tắc này, chúng ta sẽ đi ngược từ các chỉ số của doanh nghiệp như:

  • AOV: chi phí trung bình đơn hàng
  • Số lượng đơn hàng mong muốn
  • ROAS mong muốn: Tỷ lệ doanh thu/ chi phí mong muốn

Chắc chắn doanh nghiệp nào khi đến với quảng cáo cũng có mong muốn nhất định về số lượng đơn hàng và doanh thu mang lại từ quảng cáo rồi đúng không?

Vậy thì chúng ta sẽ làm một vào công thức đơn giản như sau:

Doanh thu = AOV x Số lượng đơn hàng mong muốn

Chi phí = Doanh thu/ ROAS mong muốn

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý trong giai đoạn đầu triển khai Google Ads, bạn sẽ cần chịu một mức ROAS thấp hơn so với mục tiêu.

Ví dụ: ROAS mục tiêu của bạn là 8.0 nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về 8 đồng doanh thu. Thì trong giai đoạn đầu (thường là 3 tháng) bạn sẽ chưa thể đạt được mức ROAS này vì chúng ta sẽ mất nhiều chi phí thử nghiệm để tìm ra cách chạy phù hợp nhất với doanh nghiệp.

ROAS sẽ có xu hướng tăng dần trong thời gian dài
ROAS sẽ có xu hướng tăng dần trong thời gian dài

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Tôi có thể kiểm soát chi phí quảng cáo trên Google Ads không?

Có thể kiểm soát được chi phí thanh toán Google ads thông qua 3 việc:

  • Đặt giới hạn cho số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày và cho mỗi chiến dịch. Không sợ “chẳng may mất nhiều tiền”
  • Chỉ định số tiền bạn sẵn sàng trả cho mỗi nhấp chuột hoặc mỗi hiển thị.
  • Thay đổi thông số ( Bật, tắt chiến dịch; thay đổi giá … ) và có hiệu lực ngay lập tức. Cần thường xuyên theo dõi để điều chỉnh.

5.2. Nếu Quảng cáo bị click ảo thì có phải trả phí không?

Hiện tại, google có biện pháp để loại trừ các click không hợp lệ để không tính phí. Bạn có thể mở thêm cột “Lượt nhấp không hợp lệ” để kiểm tra số click ảo. Tuy nhiên, tác vụ này mang tính tương đối và nếu bạn thấy tình trạng click ảo kéo dài thì cần có các biện pháp khác như chặn IP truy cập, phủ định vị trí hiển thị, tắt từ khóa ra click ảo,…

Cột “Lượt nhấp không hợp lệ” trong báo cáo Google Ads
Cột “Lượt nhấp không hợp lệ” trong báo cáo Google Ads

5.3. Cách kiểm tra chi phí chạy quảng cáo Google Ads của tôi là bao nhiêu?

Google cung cấp đủ công cụ để bạn quản lý và dự đoán quảng cáo của mình.

Hãy sử dụng Google Keywords Planner để khảo sát lưu lượng truy cập từ khoá và ước tính chi phí, cũng như đưa ra những quyết định sáng suốt về việc chọn từ khoá và tối đa hoá ngân sách của bạn.

Sau khi bạn đặt khuôn khổ cho chi phí và bắt đầu chiến dịch, bạn biết rằng bạn sẽ luôn ở trong phạm vi ngân sách của mình. Từ đó, bạn có thể truy cập vào tài khoản của mình bất kỳ lúc nào để điều chỉnh văn bản quảng cáo, từ khoá, vị trí, cài đặt chiến dịch, giá thầu giá mỗi nhấp chuột (CPC) và ngân sách hàng ngày để đảm bảo thu được kết quả tốt nhất.

5.4. Chi phí Google Ads của tôi và đối thủ có giống nhau không?

Hoàn toàn không giống nhau. Như đã đề cập ở phần trên, chi phí quảng cáo của từng doanh nghiệp và tài khoản sẽ thay đổi khác nhau dựa vào rất nhiều yếu tố như nhắm mục tiêu, vị trí quảng cáo,… Trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là kỹ thuật của nhà quảng cáo. Chính vì vậy bạn có thể lấy mức chi phí của một đơn vị tương tự làm căn cứ để cân nhắc còn chi phí thực tế sẽ khác nhau.

5.5. Ngoài chi phí chạy quảng cáo, Google có tính thêm của tôi phí gì nữa không?

Ngoài chi phí bạn phải trả cho Google để thu về khách hàng thì bạn còn có thể mất thêm các chi phí sau khi triển khai quảng cáo Google:

  • Thuế VAT: Theo thông báo mới nhất của Google thì vào 1/11/2022, Google sẽ bắt đầu thu thuế VAT trên toàn bộ các tài khoản Google Ads. Thuế VAT này sẽ được tính bằng 5% chi phí quảng cáo Google.
  • Các loại thuế theo quy định của các quốc gia khác nhau: Nếu bạn triển khai quảng cáo ở các quốc gia khác ngoài Việt Nam thì sẽ cần nộp các loại thuế khác nhau theo quy định của từng quốc gia (Ví dụ như Phí quốc gia).
  • Chi phí thuê Agency hoặc thuê tài khoản quảng cáo: Nếu bạn làm việc với một Agency để triển khai quảng cáo hoặc thuê tài khoản thì bạn cần trả thêm phí dịch vụ của các Agency này.

6. SEONGON báo giá quảng cáo Google Ads

Xem chi tiết dịch vụ quảng cáo trên Google Ads của chúng tôi tại đây.

Kết luận

Tóm lại, với Google Ads, bạn có thể tiếp cận được những khách hàng thực sự có nhu cầu với mức chi phí hợp lý. Nếu bạn chưa tự tin và muốn tìm hiểu trước về cách vận hành thì có thể bắt đầu triển khai chỉ với chi phí chạy quảng cáo Google Ads 200.000 – 500.000đ/ ngày.

Với vai trò là một Google Marketing Agency, SEONGON luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của bạn về quảng cáo Google. Liên hệ tư vấn dịch vụ Google Ads của SEONGON hoặc bạn có thể tham gia khóa học Google Ads Foundation của SEONGON để được tiếp cận kiến thức tổng quan và có hệ thống hóa nhất về Google Ads.

Bạn có thể xem thêm:

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Better Than Yesterday – R&D là quá trình nỗ lực để sản phẩm, dịch vụ và chính bản thân tốt hơn 1% mỗi ngày!

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
nguyễn thị quyên
nguyễn thị quyên
2 năm trước

tôi muốn được tư vấn chạy quảng cáo
xin cảm ơn

Yên
Yên
2 năm trước

Cho.mình hỏi.mình muốn chạy quảng cáo bên bạn làm và phí là bao nhiu ạ. Bao gồm cả thiết kế wed ạ

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN