Entity SEO là gì? Tại sao Entity lại quan trọng với SEO?

Chia sẻ bài viết

Entity SEO không còn là khái niệm xa lạ, tuy nhiên đối với những SEOer chưa có kinh nghiệm khi triển khai Entity SEO có thể gặp phải rất nhiều khó khăn và trang web vẫn mãi ở “đảo xa”. Trong bài viết này, SEONGON sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Entity là gì cũng như cách tạo dựng Entity Building hiệu quả cho website của mình.

Xem thêm:

1. Tổng quan khái niệm về Entity SEO

1.1 Entity là gì?

Theo Google, thực thể (Entity) có thể là bất cứ thứ gì hội tự 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được. Do đó, một thực thể không chỉ là một đối tượng vật lý như: con người, địa điểm, sự vật…mà một thực thể còn là màu sắc, ý tưởng, khái niệm, ngày tháng hay ngày lễ nào đó….

Lấy thực thể “Barack Obama” làm ví dụ:

  • Barack Obama [thực thể] là tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ [mối quan hệ]
  • Barack Obama [thực thể] là người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ tổng thống Hoa Kỳ [mối quan hệ]

Chúng ta có thể thấy, mỗi thực thể đều có những kết nối, những mối quan hệ nhất định. Bằng việc đọc hiểu, sắp xếp và phân loại Google có thể dễ dàng hiểu được thực thể mà bạn muốn nói đến hoặc trả lời một truy vấn “tìm kiếm thực thế” một cách chính xác nhất.

entity về Obama

1.2 Entity Building là gì? SEO nội dung theo entity là làm gì?

Entity là một thực thể trên internet, vậy Entity Building chính là việc làm thế nào để Google dễ dàng hiểu được thực thể mà bạn muốn nói đến.

Những yếu tố quan trọng để xây dựng lên hệ thống Entity Building hoàn chỉnh có thể đề cập tới các yếu tố sau:

Và chúng ta sẽ cùng nhìn lại các yếu tố này một cách chi tiết hơn trong phần quy trình xây dựng Entity trong SEO của bài viết này.

2. Tại sao Entity lại quan trọng với SEO?

Vào ngày 26 tháng 9 năm 2013, Google đã tiến thêm một bước nữa để trở thành công cụ tìm kiếm tuyệt vời với bản cập nhật Hummingbird. Trong blog trực tiếp của Danny Sullivan về thuật toán Hummingbird, anh ấy giải thích cách Google đang nhanh chóng áp dụng công nghệ Web ngữ nghĩa trong khi vẫn giữ lại các phần của thuật toán cũ.

Thuật toán Google Hummingbird
Thuật toán Google Hummingbird

Đây là giải pháp của Google để phát triển từ liên kết văn bản thành câu trả lời. Hệ thống như vậy sẽ hiển thị kết quả chính xác nhanh hơn, vì nó dựa trên công nghệ ngữ nghĩa tập trung vào ý định của người dùng hơn là vào các cụm từ tìm kiếm. Nói một cách khác, Google dựa vào các thực thể chứ không phải từ khóa để xếp hạng trang web.

Chính vì vậy, Entity Building có tầm quan trọng vô cùng lớn trong SEO. Sau nhiều năm áp dụng Entity Building vào trong các dự án SEO theo phương pháp SEO tổng thể, Chúng tôi nhận thấy rằng:

  • Entity giúp google dễ dàng xác định thực thể bạn đang nói tới, giúp Google biết và hiểu được website của bạn.
  • Thúc đẩy thứ hạng từ khóa của website nhất là với các trang được entity.
  • Thời gian triển khai nhanh chóng, đạt hiệu quả từ 15 – 45 ngày.
  • Tạo độ trust cao cho domain đối với google.
  • Đem lại tính bền vững và lâu dài.
  • Giúp website phục hồi nhanh hơn nếu bị đối thủ chơi xấu.

Xem thêm: SEO tổng thể là gì?

3. Google thu thập dữ liệu Entity thế nào?

“Hiểu rõ cách thức Google thu thập dữ liệu Entity sẽ giúp bạn có một quy trình Entity Building hiệu quả.”

Về bản chất khi thu thập dữ liệu, bots Google tìm đến những yếu tố, từ ngữ liên quan mật thiết với nhau trong nội dung, tổng hợp lại, đem ra phân tích, xử lý, và cuối cùng trả kết quả cho người dùng.

Google trích xuất các Entity dựa trên 4 yếu tố chính:

  • ID: để nhận biết Entity. Tương tự như những địa chỉ hoặc MREID (Machine Readable Entity ID)
  • Data: Hệ thống dữ liệu như Google Corpus và Google Index
  • Kho kiến thức: Có thể kể đến là Freebase và WikiPedia
  • Thuộc tính (Attribute): Là mối quan hệ giữa những Entity giúp Google hiểu được ý nghĩa đằng sau chúng.

Việc khai thác thông tin sẽ được thực hiện theo thứ tự sau:

  • Nhận dạng đối tượng được đặt tên NER
  • Liên kết đối tượng được đặt tên NEL
  • Khai thác quan hệ
Google thu thập các yếu tố liên quan mật thiết với thực thế
Google thu thập các yếu tố liên quan mật thiết với thực thế

Google thu thập các yếu tố liên quan mật thiết với thực thế

Trong ví dụ trên chúng ta có thể thấy:

  • NER (Named Entity Recognition) xác định và phân loại các lần xuất hiện của thực thể được đặt tên trong văn bản thành các danh mục được xác định trước. NER được mô hình hóa như một nhiệm vụ gán thẻ cho mỗi từ trong câu. NER sẽ cho chúng ta biết những từ là thực thể và loại của chúng là gì. Trong ví dụ trên, NER sẽ định vị “Elon Musk” là một người. Nhưng chúng ta vẫn không biết chính xác đoạn văn bản “ Elon Musk ” đang nói về cái gì trong ví dụ trên. NEL là nhiệm vụ phụ tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi này.
  • NEL (Named Entity Linking) sẽ chỉ định một danh tính duy nhất cho các thực thể được đề cập trong văn bản. Nói cách khác, NEL có nhiệm vụ liên kết thực thể được đề cập trong văn bản với các thực thể tương ứng của chúng trong cơ sở tri thức như: Freebase hay WikiPedia.

4. Xây dựng Entity SEO Website thế nào?

Xây dựng một chiến dịch Entity Building hoàn chỉnh và hiệu quả đòi hỏi khá nhiều kiến thức , kỹ năng và kinh nghiệm của SEOer. Dưới đây là những yếu tố quan trọng trong việc triển khai Entity SEO cho website mà sau hơn 7 năm biết và áp dụng Entity Building cho hơn 100 dự án SEO của chúng tôi.

4.1. Đồng nhất thông tin doanh nghiệp, cá nhân và là các thực thể có thật

Lấy SEONGON là một ví dụ:

  • SEONGON là một thực thể doanh nghiệp, các thông tin về: tên doanh nghiệp, logo, người sáng lập, địa chỉ, số điện thoại, dịch vụ… đều được đồng nhất thông tin trên các phương tiện internet.
thực thể doanh nghiệp SEONGON
Thông tin doanh nghiệp cần được đồng nhất trên internet
  • Mai Xuân Đạt là một Entity Personal, các thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại… cùng được đồng nhất và được liên kết chặt chẽ với thực thể SEONGON.

mai xuân đạt trên google

Đây là yếu tố rất quan trọng bởi một thực thể khi không được đồng nhất về thông tin thì Google rất khó nhận biết, tạo lập các mối liên quan đến thực thể đó.

4.2. Tạo Content chuyên sâu và hữu ích

4.2.1. Sử dụng keyword LSI, Semantic keyword

Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) là những từ và cụm từ mà Google coi là có liên quan đến ngữ nghĩa của một thực thể, một chủ đề ít nhất là theo nhiều người trong cộng đồng SEO.

Ví dụ: Nếu bạn đang nói về ô tô, thì các từ khóa LSI có thể là: ô tôđộng cơđường bộlốp xexe cộ và hộp số tự động.

lsi keywords

Nhìn chung, những từ khóa LSI đóng vai trò rất quan trọng trong Entity Building, bởi chúng giúp Google hiểu chủ đề bài viết của bạn dễ dàng hơn nhờ những liên kết chặt chẽ với chủ thể được nhắc đến.

Vậy, làm thế nào để có được danh sách những từ khoá LSI cần thiết? Hãy tham khảo những cách dưới đây:

  • Xem gợi ý của Google Suggest

kết quả gợi ý

Từ những kết quả gợi ý, bạn có thể thu thập những từ khoá liên quan tới chủ đề bạn muốn nói tới.

  • Xem các tìm kiếm liên quan

Các tìm kiếm liên quan xuất hiện ở cuối trang kết quả tìm kiếm

tìm kiếm liên quan

Giống như kết quả Google Suggest, chúng có thể cung cấp manh mối về các từ, cụm từ và thực thể có liên quan tiềm năng đáng được đề cập.

  • Sử dụng công cụ liệt kê từ khoá LSI

LSI graph

Các công cụ phổ biến bạn có thể sử dụng: LsiGraph, Ahref, Text Razor…

  • Tham khảo các cơ sở kiến thức như Wikidata.org và Wikipedia 
  • Sử dụng Google Natural Language API (API ngôn ngữ tự nhiên) để tìm kiếm các thực thể

Google Natural Language AP

4.2.2. Xây dựng ngữ cảnh có liên quan cho từ khóa được nhắm mục tiêu của bạn phù hợp với sự hiểu biết của Google về nó như một thực thể

  • Giờ đây, Google sử dụng một kỹ thuật gọi là liên kết ngữ cảnh để xây dựng một thực thể dựa trên các mối quan hệ xác định nó. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải xây dựng cùng một liên kết mà Google nhận ra nếu bạn muốn xếp hạng trang web.
  • Điều đó có nghĩa là bạn muốn tận dụng bất cứ điều gì mà Google đã biết về từ khóa của bạn để đảm bảo Google sẽ hiểu nội dung của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vì khi Google càng hiểu rõ về bạn thì bạn càng có cơ hội xếp hạng cao.

4.2.3. Tham khảo 10 trang được xếp hạng hàng đầu tiên để xây dựng nội dung của riêng bạn

“Hiểu đối thủ và làm tốt hơn đối thủ” là một trong những chiến lược SEO quan trọng. Hãy tìm hiểu 10 “đối thủ” trong trang kết quả đầu tiên và trích xuất ra những từ khoá hay nội dung cần thiết để bổ sung cho nội dung trên trang của bạn.

4.2.4. Thoả mãn mục đích tìm kiếm (Search Intent)

user intent

  • Mỗi ngày có hơn 5,5 tỷ lượt truy vấn trên Google, tương ứng với mỗi giây trôi qua có tới 63,000 thao tác được diễn ra trên cỗ máy tìm kiếm khổng lồ này.” – theo Search Engine Land. Ẩn đằng sau mỗi lượt tìm kiếm đó là những ý định khác nhau của người dùng như mua bán – trao đổi, tìm hiểu thông tin, giải trí,.. mà chúng ta gọi chung đó là Search Intent.
  • Dẫu biết mỗi người dùng lại có “muôn hình vạn trạng” ý tưởng tìm kiếm trong đầu mà ngay khi cả chính bản thân chúng ta cũng vậy, nhưng có cần thiết không khi phải quan tâm đến những ý định tìm kiếm đó?
  • Theo như thông cáo báo chí hồi 08/2018 của Google“Search Intent của người dùng đang thực sự định hình lại cả một mảng tiếp thị. Ngày nay, mọi người không còn đi theo con đường tuyến tính từ việc nhận thức sản phẩm cho đến cân nhắc để mua hàng, họ có xu hướng thu hẹp và mở rộng tìm kiếm của mình liên tục, và rồi quyết định mua hàng vào khoảnh khắc không thể đoán trước.”
  • Bởi thế nên nếu trang của bạn không thoả mãn Search Intent – Ý định tìm kiếm của người dùng, đương nhiên bạn sẽ không có thứ hạng tốt trên bảng tìm kiếm của Google.

4.3. Sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup) để Google dễ dàng hiểu về nội dung của bạn

  • Đánh dấu lược đồ hoặc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc là một trong những cách triển khai mà Google đang đẩy mạnh để giúp họ xử lý tốt hơn dữ liệu được trình bày trên web.
  • Trang Google Support viết về lý do họ cần các website đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc như sau:
  • “Google Tìm kiếm phải thực hiện nhiều thao tác để hiểu được nội dung của một trang. Bạn có thể giúp chúng tôi bằng cách cung cấp gợi ý rõ ràng về ý nghĩa của trang thông qua dữ liệu có cấu trúc trên trang.”
  • Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, bạn đang giúp Google xây dựng thư viện các thực thể của họ
  • Bằng cách dán nhãn lên mọi thứ, bạn đang nói rõ ràng cho công cụ tìm kiếm biết ý nghĩa của từng từ, từng chủ đề. Dữ liệu có cấu trúc tạo ra khả năng cung cấp thông tin chi tiết về ý nghĩa của nội dung trang của bạn cho các công cụ tìm kiếm theo cách dễ dàng xử lý và hiển thị sinh động cho người dùng.

>> Tìm hiểu thêm: Schema Markup là gì? Hướng dẫn xây dựng 6 loại Schema phổ biến hiện nay

4.4. Liên kết

Về cơ bản, một thực thể để có những mối liên quan với các thực thể khác và chúng được kết nối với nhau bằng những liên kết (links). Các Anchor text là đại diện cho liên kết thực thể, nó giúp bổ sung

liên kết

4.5. Xây dựng thương hiệu song song với phát triển website

Việc qua tập trung vào phát triển website có thể khiến thương hiệu của bạn bị bỏ quên trên các kênh Digital marketing hay phương tiện truyền thông khác. Hãy xây dựng cho doanh nghiệp của mình một chiến lược marketing tổng thể để tăng độ phủ và nhận diện thương hiệu nhằm xây chắc “đế chế” của bạn.

4.6. Lan tỏa nội dung trên Social Network

Một bước không thể thiếu trong xây dựng Entity SEO Website đó chính là (Broadcast Social Network), điều này không chỉ giúp gia tăng tần suất xuất hiện brand của bạn trên mạng Social Network mà còn giúp xác thực Entity nhanh chóng hơn.

social network

Xem thêm:

  • 9 loại thẻ Meta cần thiết cho SEO
  • External link là gì – Cách sử dụng liên kết ngoài để cải thiện thứ hạng từ khóa

5. Kết luận

Trước đây, các công cụ tìm kiếm như Google chỉ có thể hiểu ngôn ngữ một cách rất cứng nhắc, từng từ, từng nghĩa và xếp hạng theo từ khoá tìm kiếm.

Nhưng giờ đây, Google ngày càng hoàn thiện hơn với việc hiểu các ngôn ngữ tự nhiên. Đó là cách con người chúng ta sử dụng và diễn giải ngôn ngữ mà không cần nghĩ đến nó. Có thể thấy rằng Entity Building ngày càng trở nên quan trọng và là một trong yếu tố quyết định trong xếp hạng trang web.

Ngay từ bây giờ, hãy xây dựng và tối ưu website của mình là một Entity. Nếu bạn gặp khó khăn trong triển khai Entity SEO cho website doanh nghiệp của mình,hãy để dịch vụ seoBlog kiến thức SEO của SEONGON làm điều đó giúp bạn! SEONGON nhận SEO Hà Nội và làm dịch vụ SEO HCM, đừng ngần ngại liên hệ nhé!

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

SEONGON là Google Marketing Agency – đơn vị chuyên tư vấn và triển khai hoạt động Marketing số với nền tảng Google làm trọng tâm

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
3 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trần Duy Khánh
Trần Duy Khánh
2 năm trước

Cảm ơn về chia sẻ hữu ích!

Hoa
Hoa
1 năm trước

xây được hệ thống này hơi mất thời gian và công sức, nh sẽ chắc ăn

Hoa sen vàng
Hoa sen vàng
6 tháng trước

Bài này rất chi tiết về Bộ Entity mà tôi từng đọc, nó gợi lại ý muốn làm thêm 1 bộ entity cho riêng từng website và khi kết hợp nhóm domain, thật sự Entity rất có tầm.
cám ơn đã chia sẻ !

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN