Bạn đang băn khoăn không biết Hummingbird là gì? Trong rất nhiều thuật toán mà Google đã công bố trước đây thì thuật toán này có gì khác biệt? Chúng có làm ảnh hưởng và thay đổi thứ hạng website của bạn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho mình nhé.
Tìm hiểu thêm những thuật toán khác của Google:
- Thuật toán ZEBRA ngắm tới SEO Social
- Lời khuyên về những cập nhật thuật toán lõi của Google: Content là chân ái
1. Khái niệm thuật toán Hummingbird
1.1. Hummingbird là gì?
Trong tiếng Anh, chúng ta biết đến Hummingbird với ý nghĩa là con chim ruồi. Ngoàiý nghĩa này ra, Hummingbird còn là tên gọi một thuật toán của Google.
Đúng như tên gọi của mình, xuất phát từ loài chim ruồi với đặc tính chính xác và nhanh chóng. Hummingbird là một thuật toán tìm kiếm mà Google tạo ra nhằm mang đến cho người dùng những kết quả tìm kiếm tốt nhất, nhanh, chính xác và phù hợp hơn với nhu cầu của họ.
Cụ thể thuật toán này sẽ phân tích ngữ nghĩa của từ khóa được tìm kiếm, vị trí, bối cảnh, thiết bị, thời gian khi họ thực hiện một truy vấn thay vì chỉ đặt trọng tâm vào vài từ khóa riêng lẻ.
Danny Sullivan đến từ Search Engine Land có giải thích trên mục FAQ (những câu hỏi thường gặp) của mình với tiêu đề: Toàn bộ về thuật toán mới Hummingbird của Google.
“Hummingbird chú trọng vào từng từ trong yêu cầu tìm kiếm để đảm bảo câu cú, giao tiếp hay nghĩa của yêu cầu sẽ được duyệt tìm kiếm chứ không phải chỉ những từ khóa đặc biệt. Điều này nhằm cải thiện chất lượng các trang hỗ trợ tra cứu theo nghĩa thay vì chỉ dựa trên một số từ đưa ra.”
1.2. Ví dụ minh họa
Dưới đây là ví dụ minh họa cụ thể giúp bạn phần nào hiểu hơn về thuật toán Google Hummingbird.
Google dựa vào vị trí của người dùng để phân tích ý định tìm kiếm đằng sau từ khóa của họ. |
Một người đang ở Dallas (Texas, Mỹ) thực hiện những truy vấn bằng tiếng Anh như sau:
- Một lần anh ta search “Dallas Hotels” với ý định tìm kiếm cho mẹ của mình một khách sạn ở gần đây. Kết quả hiển thị đầu tiên trả về là những khách sạn tại Dallas với dịch vụ xếp hạng từ cao đến thấp và gần với địa chỉ của anh ta lúc đó. (Nó chỉ mất 2 phút từ địa điểm của anh ta đến những khách sạn mà GG trả về).
- Một lần khác, anh ta search “New York Hotels” với ý định tìm kiếm một khách sạn cho chuyến du lịch của anh ta tại New York. Lúc này kết quả hiển thị đầu tiên trả về là những khách sạn tại New York với xếp hạng dịch vụ xếp hạng từ cao đến thấp. Cùng với đó là những thông tin liên hệ để anh ta có thể dễ dàng đặt phòng tại những khách sạn đó.
Google phân tích ý định người dùng qua ngữ cảnh, vị trí, thời gian mà họ tìm kiếm từ khóa. |
Kết quả Google trả về khi bạn ở tại vị trí Đống Đa và search từ khóa “bún chả”
- Trước đây vào thời điểm buổi trưa bạn search “bún chả” kết quả trả về sẽ chỉ hiển thị những bài viết có chứa từ khóa “bún chả” chứ thực chất không có quá trình phân tích ý định tìm kiếm lúc này của người dùng là gì.
- Ngày nay, khi Hummingbird ra đời, cũng vào thời điểm như trên bạn search “bún chả”. Google sẽ thực hiện phân tích từ khóa mà bạn tìm kiếm. Thuật toán chim ruồi tập trung tốt hơn vào ý nghĩa của từ khóa. Nó hiểu về thời gian và vị trí khi bạn tìm kiếm từ khóa này. Ngoài ra, Hummingbird cũng hiểu bún chả là một món ăn. Từ những yếu tố này giúp Google trả về kết quả chính xác và phù hợp với người dùng nhất chứ không chỉ đơn thuần là tập trung vào các trang chứa từ khóa được tìm kiếm như trước.
Qua 2 ví dụ trên, ta có thể thấy được, nhờ có thuật toán Hummingbird, Google đã hiểu hơn về những ý định và truy vấn của người dùng khi tìm kiếm. Từ đó đưa ra những kết quả chính xác, phù hợp với thời gian ngắn nhất.
Xem thêm về: Google Search Box là gì?
2. Thời gian ra đời của thuật toán Google Hummingbird
Tại sự kiện kỷ niệm 15 năm thành lập (tức ngày 26/03/2013), gã khổng lồ Google chính thức công bố thuật toán tìm kiếm mới mang tên Hummingbird (chim ruồi).
Tuy nhiên, thực chất thuật toán đã được đưa vào hoạt động từ 1 tháng trước khi được chính thức công bố.
Khác với công cụ cập nhật như Penguin và Panda, Hummingbird ra đời không nhằm bổ sung cho thuật toán hiện có mà đóng vai trò như một sự thay thế tuyệt đối.
Amit Singhal, giám đốc của Google lúc đó đã nói với Danny Sullivan rằng: Lần đầu tiên kể từ năm 2001, có một thuật toán của Google được viết lại mới mẻ như thế.
3. Tính năng của thuật toán Google Hummingbird là gì?
So với các thuật toán trước đây mà Google cập nhật. Ví dụ như:
Google Panda giảm xếp hạng của các trang web có chất lượng thấp. Thuật toán Penguin giảm xếp hạng của các trang nhồi nhét từ khóa hoặc spam link quá đà. Thì dường như thuật toán Google Hummingbird không có những tác động tiêu cực đáng kể đến tình hình web.
Lần cập nhật này, Google hướng công cụ tìm kiếm sang ngôn ngữ hội thoại (conversational language) thay vì chỉ tập trung vào từ khóa. Nói một cách đơn giản hơn: Google muốn hiểu cách người bình thường nói chuyện và xem ý định đằng sau qua truy vấn của họ.
Hummingbird xem xét ngữ nghĩa của từ khóa, ngữ cảnh, vị trí, thời gian, thiết bị khi từ khóa được tìm kiếm. Từ đó, Google đưa ra những kết quả nhanh, chính xác và phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Các trang không chỉ khớp với một từ khóa chính mà còn khớp với các từ khóa liên quan (từ khóa bổ nghĩa, từ khóa ngữ nghĩa, từ khóa đồng nghĩa).
4. Lợi ích khi sử dụng thuật toán con chim ruồi Hummingbird
Những lợi ích khi Google đưa ra thuật toán Hummingbird cho người dùng là gì?
- Giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách chính xác nhất trong thời gian ngắn:
- Thuật toán Hummingbird đủ tinh vi để tìm kiếm từ khóa và khớp toàn bộ cụm từ. Nói một cách đơn giản, Hummingbird có thể hiển thị kết quả tìm kiếm cho toàn bộ truy vấn. Điều này mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì họ sẽ có cơ hội tìm thấy những gì họ cần/muốn nhanh hơn.
- Ngoài việc tìm kiếm thông tin khớp toàn bộ cụm từ, Hummingbird còn giúp phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh, nơi mà từ khóa được tìm kiếm để phân tích rồi đưa ra kết quả phù hợp với nhu cầu của họ.
- Hiểu ý định tìm kiếm của người dùng, dự đoán và đưa ra gợi ý khi người dùng tìm kiếm: Google Hummingbird sẽ dự đoán những thông tin người dùng đang cần/muốn tìm kiếm. Từ đó đưa ra những đề xuất, gợi ý khi họ đang gõ từ khóa. Cuối cùng trả về cho họ những kết quả chính xác và hợp nhu cầu nhất.
Có thể thấy thuật toán Hummingbird thông minh hơn những thuật toán khác. Nó được thiết lập để xem xét, phân tích ý định truy vấn của người dùng, chọn lọc để đưa ra kết quả nhanh, chính xác và cải thiện các dữ liệu có sẵn thông qua Knowledge Graph.
Điều này giúp người dùng có thể xem nhanh câu trả lời mình đang tìm kiếm mà không cần nhấn trực tiếp vào trang.
5. SEO Website để thân thiện với Google Hummingbird như thế nào?
Hummingbird giúp công cụ Google có cho mình một diện mạo hoàn toàn mới. Nó nhạy bén, thông minh hơn trong việc đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp.
Mục tiêu mà Hummingbird hướng tới chính là mang đến cho người dùng những thông tin hữu ích nhất. Vì vậy, các trang web sẽ có khả năng lên TOP và hiển thị nhiều hơn nếu họ tập trung vào trải nghiệm người dùng và nội dung trước.
Ngày nay, thay vì nghĩ: “Làm thế nào để tôi đưa từ khóa này lên TOP?”Hãy nghĩ: “Làm thế nào để tôi trả lời tốt nhất các câu hỏi mà người dùng đưa ra?” |
Hiểu được khái niệm Hummingbird, Hummingbird là gì? cũng như những tính năng và mục tiêu mà thuật toán này hướng đến giúp cho người làm SEO xây dựng nội dung website tốt hơn.
5.1. Xây dựng nội dung website hướng đến đối tượng khách hàng rõ ràng
Khi bạn xây dựng một trang web và tiến hành tối ưu nó, bạn cần xác định cho mình một nhóm đối tượng khách cụ thể mà bạn đang hướng đến. Từ đây, bạn dễ dàng xây dựng, triển khai nội dung trên website phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ.
Bạn thử hình dung với từ khóa “cách làm giảm vòng 1”. Đừng mô tả chân dung người tìm kiếm một cách chung chung, không rõ ràng như: “một người có nhu cầu tìm kiếm các cách giảm vòng 1” mà bạn nên mô tả thật chi tiết với 5W: “Đấy là 1 người phụ nữ sau sinh (Who) đến giai đoạn không còn cho con bú. Nhưng vòng 1 vẫn quá to (When) nên họ tìm tất cả các cách có thể thực hiện để giảm vòng 1 (What) với mong muốn vòng 1 nhỏ lại (Why). Vị trí tìm kiếm có thể là tại nhà (Where).v.v.v.
Muốn làm mô tả chân dung người tìm kiếm rõ ràng thì bạn phải liệt kê được tất cả các từ khóa liên quan như phần 5.2.1 trong bài nhé.
Khi làm được điều này, bạn có thể dễ dàng hình dung ra các nội dung cần thiết trong bài viết. Người đọc thích bài viết hơn, nội dung hữu ích hơn, google hiểu được nội dung bài viết của bạn hơn và việc lên TOP 1 là điều không quá khó.
5.2. Tạo sự đa dạng ngữ nghĩa từ khóa trên website
Như đã được nêu ở trên, Hummingbird đánh giá bài viết không chỉ dựa trên mật độ và cách rải từ khóa chính mà nó còn chú ý đến cả cách các SEOer thêm vào từ khóa phụ, từ khóa bổ nghĩa và từ khóa ngữ nghĩa.
Để làm được điều này, bạn cần biết cách liệt kê tất cả các loại từ khóa từ một từ khóa chính sẵn có một cách càng kỹ lưỡng càng tốt. Sau đó, hãy xây dựng bài viết với những từ khóa phù hợp và rải chúng trong bài viết một cách hợp lý để nhận được đánh giá cao từ Google Hummingbird.
5.2.1. Liệt kê tất cả các từ khóa
Cách liệt kê tất cả các từ khóa liên quan từ một từ khóa chính
Để liệt kê tất cả các từ khóa liên quan từ một từ khóa chính, có một vài cách như sau:
- Sử dụng Google để liệt kê:
- Xóa một chữ cái có trong cụm từ khóa.
- Xem gợi ý ở chân trang.
- Nhấn vào 1 trang bất kỳ khi search từ khóa, rồi nhấn nút “quay lại” từ khóa gợi ý sẽ xuất hiện.
- Sử dụng những từ đồng nghĩa để tìm thêm từ khóa.
- Sử dụng các công cụ tìm kiếm từ khóa khác: Ngoài việc sử dụng Google để liệt kê các từ khóa liên quan, chúng ta có thể sử dụng tool để liệt kê từ khóa. Ví dụ như:
- Liệt kê từ khóa bằng công cụ Keyword tool io.
- Liệt kê từ khóa bằng công cụ LSI Keyword.
Xem thêm:
5.2.2. Chọn lọc và phân loại các từ khóa đã liệt kê
Các từ khóa liên quan cho từ khóa chính “cách làm giảm vòng 1”
Sau khi đã liệt kê được các từ khóa liên quan từ keyword chính, chúng ta cần chọn lọc và phân loại các từ khóa sao cho hợp lý.
Ví dụ: Ta có từ khóa chính là “cách làm giảm vòng 1” và các từ khóa liên quan như bảng trên. Trong đó:
- Từ khóa phụ hay chính là từ khóa đồng nghĩa. Đây là từ khóa mang cùng 1 ý nghĩa với từ khóa chính, nhưng được diễn tả với nhiều cách khác nhau.
- Từ khóa bổ nghĩa là những từ khóa phục vụ cho việc diễn giải từ khóa chính. Chúng thường được dùng làm các heading nhỏ trong bài viết để bổ trợ cho việc giải thích từ khóa chính.
- Từ khóa ngữ nghĩa là những từ khóa mà khi nhắc đến những từ này, ta có thể liên tưởng được đến từ khóa chính.
5.3. Những lưu ý khác
Những lưu ý khác giúp xây dựng website thân thiện hơn với thuật toán con chim ruồi Hummingbird như:
- Nội dung đảm bảo chất lượng, tránh nội dung mỏng, mơ hồ, không rõ ràng. Tối ưu hóa nội dung trên từng trang.
- Lựa chọn những từ khóa dễ hiểu, thân thiện với người dùng và Google.
- Xây dựng cấu trúc website rõ ràng để người dùng dễ dàng tìm hiểu và theo dõi nội dung trên trang.
- Xây dựng liên kết backlink một cách thân thiện.
Xem thêm: Cách SEO lên top Google – 8 bước triển khai chi tiết từ SEONGON
Qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã giải đáp cho mình được thắc mắc “Hummingbird là gì?” cùng cách thức hoạt động của thuật toán và lưu ý khi triển khai SEO website.
Tự hào là một agency với 8 năm kinh nghiệm trong nghề cùng với hàng trăm dự án SEO lớn nhỏ thành công. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến dịch vụ SEO một cách cụ thể và chi tiết nhất. Đừng ngần ngại để lại thông tin bên dưới để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia của SEONGON nhé!