[CASE STUDY] Tôi đã tăng 600% traffic cho website trong 24 tháng như thế nào?
Chia sẻ bài viết

[CASE STUDY] Tôi đã tăng 600% traffic cho website trong 24 tháng như thế nào?

Chia sẻ bài viết

Dưới đây là bài viết được SEONGON dịch lại của tác giả Hunter Branch (nhà sáng lập marketing blog Rank Tree) – người đã có nhiều năm kinh nghiệm giúp các doanh nghiệp và cá nhân cải thiện content và tăng traffic cho website của mình.

Tôi đã từng nghĩ những bài viết với tựa đề kiểu này chỉ là trò lừa gạt của dân tiếp thị. Nói rằng, bạn tăng traffic cho website lên tới 600% cho 1 người:

  • Là tác giả nhiều lần bán chạy nhất New York Times
  • Đã có sẵn một lượng traffic khổng lồ

Điều này nghe thật khó tin, đúng không?

Vài năm về trước, tôi chắc chắn đã nghĩ việc này là không thể.

Khi đó, tôi vẫn đang điên cuồng thử nghiệm từng kỹ thuật SEO một với hy vọng sẽ tìm ra cách gì đó có tác dụng.

Tôi đã từng:

  • Gửi hàng trăm email quảng bá mỗi tuần
  • Viết những bài viết chuyên sâu dài tới 2,500 từ
  • Cải thiện tốc độ tải trang
  • Sửa từng lỗi kỹ thuật một
  • Quay lại từng post để thêm internal link

Kết quả là gì? Hầu hết những nỗ lực này chẳng có tác dụng gì hết.

Nhưng tôi đã tiếp tục cố gắng, và nhanh chóng tìm ra một vài chiến lược mang lại hiệu quả. Tôi đã đầu tư gấp đôi vào những chiến lược này. Bạn đoán được chuyện gì xảy ra tiếp theo chứ?

Đúng vậy – những cách này đã mang lại hiệu quả bất ngờ cho tôi. Và bây giờ tôi sẽ chia sẻ 4 mảng chính mà tôi đã khai thác để đột phá, và giúp khách hàng lớn nhất của mình đạt được kết quả rõ rệt với SEO, để bạn cũng có thể áp dụng cho mình.

Hãy nhớ, đây chỉ là một case study

Một điều quan trọng cần nhớ trước khi chúng ta bắt đầu: tôi không có ý rằng những gì tôi sắp chia sẻ sau đây là cách duy nhất để SEO thành công. Mỗi chiến dịch đều có những tính chất khác nhau, và những gì giúp ích cho tôi chưa chắc đã mang lại thành công cho bạn.

Tuy nhiên, có một vài điều trong case study này mà bạn có thể áp dụng cho hầu hết mọi chiến dịch SEO.

Điểm bắt đầu

Khi tôi bắt đầu làm việc với khách hàng này, ông ấy đã có khoảng 20,000 người xem mỗi tháng tới từ tìm kiếm. Một con số không hề nhỏ.

Lượng truy cập đầu dự án của website

Lượng truy cập đầu dự án của website (mũi tên đỏ)

Trang web của ông được xếp hạng cho một số những keyword rất cạnh tranh với từ 1,000 – 1,500 lượt truy vấn mỗi tháng và có hàng trăm email subscriber hàng tháng từ SEO.

Nhưng trang web này vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Ông ấy có nội dung tuyệt vời – và khả năng viết tốt ở hầu như tất cả các lĩnh vực chuyên ngành nhờ nhiều năm kinh nghiệm – nên rõ ràng là việc được xếp hạng ở hầu hết các từ khóa trong lĩnh vực là rất có khả năng.

Tuy nhiên, vẫn có một vấn đề: Nội dung của ông vẫn chưa được tối ưu hoá, và còn cần thêm rất nhiều link chất lượng.

Xem thêm: 16 lưu ý khi SEO ngành Y/Dược (Health – Medical Care) – SEONGON

4 phương pháp giúp bùng nổ traffic

1. Kiểm tra thật kỹ nội dung

Tôi bắt đầu bằng việc xác định tất cả những nội dung tốt nhất trên blog của ông (dựa trên traffic) với các công cụ như Google Analytics hay Google Search Console. Ông có hàng trăm bài blog, nhưng chỉ 10 trong số đó là có lượng traffic ổn định.

Do đó, tôi đã sửa đổi 90% nội dung trên blog này.

Bạn thắc mắc tôi làm gì với chúng ư? Tôi chia từng post đó vào một trong hai “thùng”.

Tăng traffic cho website case study

1. Sửa đổi, tối ưu, và đăng lại – Đây là thùng cho những nội dung đã tồn tại và có tiềm năng phát triển thêm. Những nội dung được đưa vào đây đáp ứng:

  • Chứa các từ khóa tiềm năng (lượng truy vấn cao và ít cạnh tranh) nhưng chưa được xếp hạng cao cho chúng
  • Có những góc nhìn độc đáo và các bước thực hiện rõ ràng cho người đọc, có thể được phát triển

Chỉ có 5 bài đăng rơi vào mục này. Tôi đã gợi ý tác giả bổ sung rất nhiều nội dung cho những bài này và thêm nhiều phần nhỏ dựa trên các từ khóa long-tail.

2. Loại bỏ (để nháp) và redirect tới những bài khác – Đây là thùng chứa những nội dung không có (hoặc có ít) tiềm năng SEO.

Hầu hết những bài đăng này viết về một chủ đề rất cụ thể với ít lượng truy vấn hoặc có nội dung trùng lặp với những bài được giữ lại.

Nếu bài viết không có tiềm năng SEO, tôi sẽ gỡ bỏ và cài đặt 301 redirect để dẫn tới những nội dung liên quan hoặc trang chủ. Chúng tôi giữ những bài này dưới dạng nháp trên WordPress để có thể sử dụng những nội dung này trong tương lai. Nếu nội dung quá giống với một trong những bài được giữ, chúng tôi gắn 301 và redirect tới bài được giữ.

Xem thêm: 7 lý do nên chọn WordPress để xây dựng website

Sau quá trình xét duyệt này, ông ấy chỉ còn khoảng 30 bài blog trên website (bao gồm những bài đã sửa). Nhưng chỉ trong vài tháng, lượng traffic tăng lên đáng kể vì từng bài đăng đều có giá trị lớn và chuẩn SEO.

Nguyên lý Pareto

Tất nhiên, chỉ với quy trình này không thể giúp chúng tôi tăng traffic thêm 600%.

Chúng tôi cần nhiều link hơn nữa.

Bạn cũng biết để cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm tự nhiên thì cần phải xây dựng được các link chất lượng. Nhưng dù hiểu vậy, nó cũng không giúp tôi có được những link ban đầu đó. Tôi đã gửi hàng trăm email mỗi tuần nhưng chỉ chưa tới 1% trong số đó đem lại kết quả… cho đến khi tôi xem xét lại cách tiếp cận của mình.

Ban đầu, tôi làm theo tất cả những gì các chuyên gia chỉ trong một bài blog mà tôi đọc được. Tôi thậm chí còn sử dụng các mẫu email viết sẵn của họ. Khi thấy không có tác dụng, tôi đã thử nghiệm những góc tiếp cận mới.

Tôi thậm chí còn cung cấp các khóa học và trang độc quyền miễn phí từ tác giả của mình kể cả khi người kia có thêm link vào hay không. Và theo thời gian, tôi nhận ra một điều:

Nếu bạn có nội dung xuất sắc, liên hệ với những người đã từng link tới hoặc viết những nội dung tương tự, và cung cấp cho họ những giá trị có ích, tỷ lệ thành công sẽ tăng lên đáng kể.

Tăng traffic cho website nhờ email outreach

Kết quả của một email outreach thành công

Có thể bạn quan tâm:

3. Tạo nội dung mới, chuẩn SEO một cách đều đặn

Trong lúc tiếp tục tạo link, tôi vẫn làm việc với tác giả để tạo nên các nội dung chuẩn SEO mới.

“Chuẩn SEO” về mặt nội dung có nghĩa là nội dung đó được tạo ra dựa trên những từ khoá có tiềm năng nhất trong lĩnh vực. Rất nhiều người viết nội dung sau đó mới tìm kiếm từ khoá để tối ưu.

Đây là cách tiếp cận ngược nếu bạn muốn nội dung của mình được xếp hạng. Thay vì tìm các từ khoá với cơ hội được xếp hạng cao, bạn lại đang nhặt ra từ khoá từ một chiếc mũ với rất nhiều mức độ cạnh tranh khác nhau.

Dù đôi khi bạn có thể may mắn tìm thấy các từ khoá ít cạnh tranh để nội dung đã viết được xếp hạng, nhưng phần lớn thời gian điều này sẽ không xảy ra, và bạn sẽ gặp trở ngại lớn để nội dung của mình được xếp hạng.

Do đó, trước khi tạo ra BẤT CỨ một nội dung mới nào, tôi đều nghiên cứu từ khoá rất kỹ để tìm ra cơ hội tốt nhất trong lĩnh vực (tôi đang nói về một bảng Google Sheet với hơn 5000 từ khoá).

Sau đó, tôi phân loại chúng dựa vào mức độ cạnh tranh và lọc ra các từ khoá có traffic trung bình tới cao với cạnh tranh thấp (bởi nó liên quan tới khả năng để website có thể được xếp hạng cho từ khoá đó) để xây dựng nội dung xoay quanh chúng.

Xem thêm: 10 công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất

Để ý tôi dùng các từ khoá (số nhiều), thay vì chỉ một từ khoá?

Một phần rất lớn của việc tạo ra nội dung hút traffic là nhắm vào một nhóm các từ khóa liên quan thay vì chỉ một từ khoá.

Kể từ thay đổi thuật toán Hummingbird năm 2013, một nội dung có thể được xếp hạng cho hàng ngàn từ khóa khác nhau. Do đó chúng tôi đã tạo ra 25 nội dung khác nhau trong vòng 2 năm. Chỉ vài tháng sau khi mỗi bài được đăng tải, chúng đều bắt đầu xếp hạng cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn từ khóa khác nhau.

Một trong số đó thậm chí còn được xếp hạng cho 12,000 từ khác nhau..

12,000 từ khoá organic được xếp hạng là 1 con số không hề nhỏ

12,000 từ khoá organic được xếp hạng là 1 con số không hề nhỏ

Và dù chỉ có 72 bài đăng trên blog cho tới thời điểm này (so với hơn 100 trước đó), ông đã có hơn 140,000 người truy cập mỗi tháng qua tìm kiếm:

Gần 80% của 140,000+ người truy cập đến từ organic search!

Gần 80% của 140,000+ người truy cập đến từ organic search!

Đây là một điều quan trọng bạn cần nhớ: Việc bạn tạo ra bao nhiêu nội dung hay thường xuyên tới mức nào không thực sự quan trọng. Điều thực sự quan trọng là nội dung đó có giá trị và được tối ưu hoá tới đâu, và bạn tạo ra chúng đều đặn (có thể là mỗi tháng một lần hoặc hai tháng một lần).

*Trong suốt nhiều năm hoạt động, SEONGON đã giúp nhiều khách hàng thành công bằng phương pháp SEO tổng thể (PPP), với ưu điểm vượt trội hơn nhiều so với SEO truyền thống.

SEO tổng thể giúp nâng cao thứ hạng tìm kiếm một cách an toàn, bền vững với hàng trăm đến hàng nghìn từ khoá, cùng tỷ lệ chuyển đổi cao. Để tìm hiểu thêm, hãy đăng ký tư vấn với chuyên gia của SEONGON tại đây.

Xem thêm: [CASE STUDY] Cách SEONGON giúp tăng 30 LẦN organic traffic cho 1 khách hàng

Có thể bạn thấy thật buồn cười khi một việc đơn giản như thêm link dẫn tới một trang khác trên website của bạn (internal link) có thể cải thiện SEO phải không? Động tác này có thể chỉ mất 5 giây, nhưng nó thật sự có tác dụng (nhất là ở phạm vi rộng).

Traffic website tăng đáng kể từ khi internal link được cải thiện

Traffic website tăng đáng kể từ khi internal link được cải thiện

Khi tôi bắt đầu làm việc với tác giả này, mỗi page của ông cũng có một vài internal links, nhưng chưa theo một chiến thuật cụ thể nào cả.

Điều này nhanh chóng được thay đổi.

Sau khi tôi hoàn thành việc đánh giá phân loại nội dung, tôi quay lại và thêm các internal link mới khắp toàn bộ website và tối ưu anchor text của những bài viết cũ.

Chiến thuật mà tôi dùng rất đơn giản. Thêm khoảng 10 internal link vào mỗi bài blog và đảm bảo anchor text phải đáp ứng một trong các tiêu chí:

  • Chứa từ khoá của các post kia
  • Là một biến thể của từ khoá
  • Là từ khoá phụ

Đơn giản, phải không?

Trong quá trình thực hiện, tôi nhận ra có 2 cách nhanh nhất để làm việc này (vì nói thật thì việc edit hơn 50 bài blog tốn không ít thời gian):

1. Thêm internal link vào từng bài post trong CMS của bạn theo trình tự ngày đăng

Nếu quyết định làm theo cách này, bạn nên lập một spreadsheet với các links đến từng bài blog của mình để có thể thêm chungs vào bài viết dễ dàng. Xem xét từng bài viết một và copy/paste các link này vào chỗ thích hợp. Nếu bạn không thấy anchor text phù hợp, bạn hoàn toàn có thể thay đổi nó

2. Sử dụng thanh tìm kiếm ở admin WordPress của bạn để tìm các cụm từ cụ thể và thêm internal link vào các post có chứa các từ khóa này

Ở đây, bạn có thể tìm các từ khóa chính, từ khóa phụ, và từ khóa LSI trên bảng điều khiển WordPress để tìm các post chứa chúng.

Gõ “content strategy" vào thanh tìm kiếm sẽ lọc ra tất cả các post chứa từ khóa này

VD: Gõ “content strategy” vào thanh tìm kiếm sẽ lọc ra tất cả các post chứa từ khóa này

Sau đó, tất cả những gì bạn phải làm là ấn vào từng post đó và chèn internal link vào (lặp lại quy trình này cho tất cả các bài post trên blog của bạn).

Tìm hiểu kỹ hơn về cách xây dựng internal link hiệu quả tại đây.

Việc tăng traffic phụ thuộc vào chiến thuật SEO, chứ không phải cách SEO.

Giống như tôi, có thể bạn đã từng nghe thấy hầu hết những lời khuyên ở trên rồi.

Tôi đã thử áp dụng các chiến thuật này như mọi người, nhưng tôi không hề thấy kết quả đáng kể nào.

Tôi đã từng:

  • Gửi đi các mẫu email chung chung mà không có mang lại một giá trị gì
  • Tạo ra các nội dung không độc đáo, hấp dẫn, hoặc có thể thực hành ngay
  • Lo lắng về tần suất của nội dung hơn là việc nó đã được tối ưu cho SEO chưa
  • Nghiên cứu từ khoá sau khi nhận bài đăng từ tác giả (thay vì ngược lại)

Tôi đã không chọn sai phương pháp, chỉ là tôi áp dụng nó chưa đúng cách mà thôi.

Tôi đã không chú tâm vào việc giúp tác giả tạo ra những nội dung giàu giá trị dựa trên góc nhìn độc đáo của ông ấy – từ đó làm cho các nội dung này khác biệt với của người khác.

Tôi đã không chú tâm vào việc mang đến giá trị cho các chủ website trong quá trình xây dựng link. Và tôi đã không tập trung vào liên hệ với những người đã từng viết nội dung tương tự hoặc link các bài viết tương tự.

Những thay đổi này đã giúp trải nghiệm SEO của tôi đột phá – không chỉ với tác giả này mà tất cả các khách hàng khác – và chúng có thể giúp bạn nữa.

Đến đây, có thể bạn đã đúc kết được một vài tips quý giá về cách tăng traffic cho website bền vững.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa đủ tự tin với những kinh nghiệm sẵn có để tự thực hiện một chiến dịch SEO tổng thể từ A-Z, hãy đăng ký tư vấn với các chuyên gia của SEONGON ngay hôm nay để dịch vụ SEO Web của chúng tôi giúp chiến dịch của bạn đạt được kết quả tối ưu nhất.

Nguồn: WordStream

SEONGON – Google Marketing Agency

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN