Cách kiểm tra mức độ cạnh tranh từ khóa chính xác nhất
Chia sẻ bài viết

Cách kiểm tra mức độ cạnh tranh từ khóa chính xác nhất

Chia sẻ bài viết

Kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa quyết định tới việc bạn có một chiến lược SEO thành công hay không. Nói không ngoa thì việc chọn từ khóa để SEO và xác được mức độ cạnh tranh của từ khóa (những từ khóa ) đó là cực kỳ, cực kỳ quan trọng. Như SEONGON đã nói trong bài Nghiên cứu từ khóa – Nền móng của SEO, SEO giống như việc bạn chiếm các mặt tiền đẹp, nơi có nhiều khách hàng qua lại để bán hàng. Vậy ta phải kiếm chỗ đẹp nhất ? đông nhất ? rẻ nhất ? … Cái gì ta cũng muốn nhất.

Nhưng khổ nỗi đâu phải mỗi mình ta muốn. Bạn cứ đòi ra đúng ngã tư, trong khi ở đó có khoảng 50 tiểu thương, thậm trí đại gia khác cũng đang nhòm ngó. Đồng ý rằng có thể bạn cực giỏi, nhưng nên nhớ “Thiên ngoại hữu thiên”, chắc gì bạn đã chiếm được cái ngã tư đấy. Cần lượng sức mình.

Việc xác định bạn sẽ SEO từ khóa nào giống như bạn chọn ngã tư, và làm sao để xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa đó có cao không ? Ngã tư đó nhiều người dòm ngó không ? SEONGON có vài cách để bạn ngâm cứu:

Kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa với Google Keyword Tools

SEONGON đã giới thiệu cộng cụ này trong bài “Google Keyword Tools – Lập danh sách từ khóa” nên sẽ không nói nhiều. Khi search từ khóa, cột thứ 2 chính là ước lượng mức cạnh tranh của từ khóa do Google đưa ra. Tuy nhiên theo ý kiến SEONGON thì cái này không chuẩn lắm và thường SEONGON không nghe nó. Thế sao lại nhắc đến nó ???

Hãy đọc bài Cách chọn từ khóa seo thích hợp để hiểu rõ hơn về cái thằng Google Keyword Tools nhé.

Số đối thủ cạnh tranh từ khóa trực tiếp

Bạn hãy xem ảnh sau đây:

Cạnh tranh từ khóa

Nếu bạn search cụm từ “Canh tranh tu khoa”, sẽ có khoảng.. 180.000.000 kết quả. Tuy nhiên đây không phải “đối thủ cạnh tranh” nếu bạn muốn SEO cụm từ này. Vì cú pháp Canh Tranh Tu Khoa là cú pháp mở rộng, kết quả trả lại cho cả các cụm từ “canh tranh cua tu khoa”, “tu khoa canh tranh” …

Ngay cả khi bạn search có ngoặc kép thì kết quả trả lại bao gồm các trang web có cụm từ khóa trong description mà không cần có trong title. Như vậy vẫn không phải là đối thủ cạnh tranh từ khóa với bạn. Hay nói cách khác những website đó … “muỗi”, nếu bạn “cố tình” SEO cụm từ “canh tranh tu khoa”.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: có từ khóa trong cả title và description (quan trọng trong SEO).

Tham khảo:

Cú pháp tìm kiếm đối thủ cạnh tranh từ khóa

Sử dụng câu truy vấn Allintitle: “cụm từ khóa mà bạn muốn seo”

Như vậy cụm từ khóa “Canh tranh tu khoa” có mức cạnh tranh rất thấp. Vì vậy bạn search cụm từ “Canh tranh tu khoa”, “Muc canh tranh tu khoa” hay “Xac dinh muc canh tranh tu khoa” thì SEONGON có thứ hạng rất tốt ( top1 sau khi viết bài này ).

Chú ý: phương pháp này xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp khi bạn làm Seo, nếu bạn không làm Seo thì bất kỳ đối thủ nào khi search cụm từ “canh tranh tu khoa” ( không search có dấu ngoặc kép” cũng sẽ là đối thủ của bạn.

Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

Thông thường người ta nói nếu dùng “allintitle” cho kết quả dưới 10000  thì từ khóa có mức cạnh tranh thấp. Tuy nhiên điều này không chính xác. Trong 10000 đối thủ đó, nếu 9000 không làm Seo và từ lên thì là thấp, nhưng có những lĩnh vực mà vài trăm trong số 10000 website cạnh tranh đó làm Seo, thì bạn gặp vấn đề rồi.

Ví dụ: đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cụm từ  “kien thuc seo” khoảng trên 7000, nhưng 5 trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm toàn cao thủ SEO ( hix ). Vậy bạn sẽ khó leo lên!

Kiểm tra mức độ cạnh tranh từ khóa là bạn xem cụ thể các trang web trong 3 trang đầu Google khi tìm kiếm. Nếu bạn là cao thủ thì chỉ cần xem 5-10 đối thủ đầu tiên. Thực tình nếu bạn thấy 10 website đầu tiên đều được làm SEO cẩn thận thì nên xem xét lại.

Việc phân tích độ mạnh của các đối thủ này cũng khá rườm ra. SEONGON sẽ viết một bài cụ thể về việc Phân tích đối thủ cạnh tranh Seo

Kết luận: Xác định từ khóa để SEO trong chiến lược SEO cần tham khảo ý kiến Google trong Google Keyword Tools, xem số lượng thực tế đối thủ cạnh tranh trực tiếp và phân tích các đối thủ mạnh nhất. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng và “tránh voi chẳng hổ mặt nào”. Nếu bạn cố đâm đầu vào từ hoặc cụm từ khó thì khả năng bạn không đạt được kết quả gì là rất cao, hãy cẩn thận !

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án SEO, hãy liên hệ với SEONGON để tư vấn dịch vụ SEO web hiệu quả cao nhé.  Hoặc đăng ký khóa đào tạo SEO để tiếp cận kiến thức hệ thống hóa và thực hành SEO từ A đến Z.

Tham khảo thêm:

SEONGON

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
vantan
vantan
9 năm trước

Chào anh SeoNgon.Em là 1 Học viên Của Vinalink cũng may mắn được học mấy buổi onpage của anh :))
Em đang làm seo cho 1 website nước ngoài: cmsideas.net
Với một số từ khóa như: Magento quick view, magento product labels, magento ajax cart, magento one step checkout, magento revolution slider
Sau hơn 2 tháng thì đã có 3 từ lên top. Nhưng em lại không đánh giá được từ khóa của mình thuộc loại Khó, TB hay là Dễ
Mong anh giúp em vấn đề này. Em xin cảm ơn ^_^

Mai Xuân Đạt SEONgon
Mai Xuân Đạt SEONgon
9 năm trước
Trả lời  vantan

Mình làm là cứ làm hết sức thôi chứ mình không nghiên cứu độ khó từ khoá. Vào web đối thủ, dựa vào kinh nghiệm onpage và offpage để nhận định đối thủ “mạnh” hay không

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN