Biết cách nhận diện và nghiên cứu đối thủ SEO sẽ giúp SEOer dễ dàng lên kế hoạch để tăng TOP cho website tốt nhất. Vậy làm thế nào để nhận diện và nghiên cứu đối thủ SEO chính xác và nhanh chóng nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của SEONGON.
Có thể bạn quan tâm:
1. Thế nào được gọi là đối thủ trong SEO
Trong SEO, đối thủ cạnh tranh đối với mỗi từ khóa thường rất dễ dàng xác định: Đó chính là các tên miền nằm ở trong Top 10 cho từ khóa đó. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào yếu tố này sẽ không đủ để kết luận đó chính là đối thủ cạnh tranh của mình. Để xác định đối thủ cạnh tranh trong SEO phức tạp hơn rất nhiều.
1.1. Cùng lĩnh vực và cùng chung bộ chủ đề từ khóa
Đối thủ mạnh nhất của Website bạn là những đối thủ cùng chung lĩnh vực, cùng chung bộ từ khóa. Bởi họ cùng phục vụ một đối tượng khách hàng, cùng mục tiêu kinh doanh nên tất cả nội dung và cấu trúc website đều thỏa mãn “insight” cho khách hàng đó.
Một số đối thủ cùng lĩnh vực, đã có website, tuy nhiên chưa đầu tư mạnh vào website cũng được coi là những đối thủ tiềm tàng, nguy hiểm. Những đối thủ này nếu muốn thực hiện kế hoạch Marketing Online thì rất đơn giản và nhanh chóng. Vậy nên, SEOer cũng như chủ doanh nghiệp cũng cần chú ý đến đối tượng này.
1.2. Cùng hoạt động SEO trong 1 thời điểm
Hoạt động cùng 1 thời điểm nghĩa là họ đã triển khai kế hoạch SEO và đang duy trì, tiếp tục kế hoạch SEO. SEOer có thể phân loại đối thủ này thành 2 loại:
- Đối thủ tĩnh: Đối với những đối thủ SEO ít hoạt động trong thời gian qua thì mình dễ dàng tính được khối lượng công việc cần làm để vượt qua.
- Đối thủ động: Là các đối thủ đang triển khai đẩy TOP thì SEOer cần chú ý đến các hoạt động của họ để biết rõ kế hoạch của đối thủ.
2. Chuẩn bị trước khi nhận diện đối thủ
2.1. Bộ từ khóa, chủ đề từ khóa
Như đã đề cập ở trên, mỗi doanh nghiệp sẽ có một bộ từ khóa, chủ đề mong muốn của ngành mình. Và trước khi nghiên cứu đối thủ (dựa trên từ khóa) thì SEOer cần có bộ từ khóa nghiên cứu theo phương pháp 5×3 của website mình.
Lần 1: (5×1)
Bước 1: Xác định chủ đề (Thời trang cưới)
Bước 2: Sử dụng công cụ Keyword Planner tìm ra các từ khóa liên quan với chủ đề
Bước 3: Sau đó sử dụng Keywordtool.io tìm ra danh sách từ khóa chi tiết hơn
Bước 4: Tạo thành 1 danh sách từ khóa
Bước 5: Khi tìm ra được danh sách từ khóa, nhóm những từ khóa cùng insight lại thành tạo thành từ khóa danh mục lớn
Lần 2: (5×2) Với mỗi từ khóa danh mục lớn (Váy cưới), tiếp tục được đưa vào các công cụ để tìm ra các danh sách từ khóa. Từ đó tiếp tục xác định từ khóa danh mục nhỏ.
Lần 3: (5×3) Với mỗi từ khóa danh mục nhỏ (Váy cưới đuôi cá), lặp lại bước trên để tìm được từ khoá về sản phẩm/dịch vụ.
2.2. Các công cụ:
Cần chuẩn bị các công cụ để nghiên cứu website đối thủ bao gồm:
- Tag Assistant: Google Tag Assistant (GTA) là một tiện ích mở rộng của trình duyệt Google Chrome do Google phát triển. GTA cho phép SEOer kiếm tra xem đối thủ đã cài các đoạn mã theo dõi của Google có trên website: Google Analytics, Google AdWords Remarketing, Google Tag Manage, AdWords Conversion Tracking Link tải: tại đây
- Facebook Pixel Helper: Pixel Facebook là một đoạn mã JavaScript mà facebook cung cấp cho các website chèn vào trang web để theo dõi, đo lường và tối ưu hóa người dùng vào website của bạn. Link tại đây
- Web Developer: Là công cụ giúp SEOer để có thể kiểm tra Heading, thẻ Alt ảnh… và một số yếu tố quan trọng của website: Link tại đây
- Seoquake: SEOquake là công cụ phổ biến nhất khi làm SEO. SEOquake là công cụ giúp người làm nghề SEO trong SEO Onpage (tối ưu hóa trên website). Link tại đây
3. Xác định đối thủ
3.1. Tự xác định bằng kinh nghiệm
Chủ doanh nghiệp khi kinh doanh sẽ biết được, tự xác định được một vài đối thủ bằng cách quan sát. Từ khi xác định được đối thủ Offline, khách hàng có thể dễ dàng xác định được các kênh Online của đối thủ (Fanpage, Website…). Điều này giúp chủ doanh nghiệp, SEOer xác định xem đối thủ Offline đã có hoạt động gì vào mạng Online hay chưa?
Cách thức xác định chủ yếu ở đây là dựa trên một số yếu tố như:
- Theo ngành
- Theo sản phẩm, dịch vụ
- Theo vị trí địa lý (Đối với những ngành như nhà hàng, đổ mực máy in…)
Ví dụ:
Giả sử doanh nghiệp cần xác định đối thủ là cửa hàng Máy tính P.
Đối thủ cùng ngành điện tử viễn thông, máy tính là Điện Máy Xanh, Thế giới di động,…
Đối thủ cung cấp cùng sản phẩm là máy tính H
Máy tính H có cùng số cửa hàng với máy tính P, nằm tại khu vực Hà Nội và đều cung cấp sản phẩm giá rẻ cho doanh nghiệp. Đồng nghĩa máy tính H có cùng quy mô và phục vụ cùng một phân khúc đối với máy tính P
Từ đó xác định cửa hàng Máy tính H chính là đối thủ trực tiếp của cửa hàng Máy tính P
Đánh giá: Tuy đây không phải là phương pháp đánh giá đối thủ SEO hiện tại, nhưng đây là đối thủ trực tiếp ( là những đối thủ cùng ngành, cùng cung cấp sản phầm, dịch vụ trên cùng một quy mô và phân khúc khách hàng giống nhau) như phần trên đã đề cập. Doanh nghiệp, SEOer cần phải quan sát và theo dõi thường xuyên để xem họ đã tham gia lĩnh vực SEO chưa. Từ đó có giải pháp đối phó cụ thể.
3.2. Xác định theo mẫu
Mẫu ở đây là nhóm từ khóa quan trọng nhất đối với doanh nghiệp hoặc SEOer đã được xác định ở phần 2.1. Cụ thể từng bước có thể làm như sau:
Bước 1: Chọn mẫu (Chọn 100 đến 200 từ khóa lớn nhất).
Bước 2: Sử dụng công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa để kiểm tra thứ hạng TOP 10
Liệt kê các đối thủ TOP từ khóa ở bước 2
Bước 3: Lập bảng thống kê các đối thủ có nhiều từ khóa lên TOP nhất
Bước 4: Sắp xếp và kết luận đối thủ trong SEO
4. 7 Yếu tố cần khi nghiên cứu đối thủ.
4.1. Phân tích tổng thể sức mạnh tên miền của đối thủ
Đầu tiên, SEOer nên sử dụng một số công cụ để phân tích sức mạnh tổng thể tên miền của đối thủ. Một số yếu tố cần chú ý như:
- Tuổi tên miền ( bạn có thể truy cập tại https://web.archive.org/)
- Lập chỉ mục trong công cụ tìm kiếm
- Xếp hạng Alexa
- Traffic
- Thông tin tên thương hiệu
- Các trang mạng xã hội của khách
SEOer có thể ghi lại điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra chiến lược phù hợp. Ngoài ra, SEOer cũng có thể:
- Kiểm tra tín hiệu thương hiệu của đối thủ trên internet bằng cú pháp: “tên thương hiệu” -site:domain (VD: “https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png” -site:https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png.com).
- Kiểm tra URL của đối thủ trên internet bằng cú pháp: “domain” -site:domain ( VD: “https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png.com” -site:https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png.com).
4.2. Nghiên cứu hoạt động Marketing Online của đối thủ
Đối thủ mạnh luôn sử dụng nhiều kênh marketing Online khác nhau. Ngoài SEO họ có thể sử dụng Google Ads, quảng cáo Facebook, Zalo. Bây giờ sẽ sử dụng Facebook Pixel Helper và Tag Assistant (By Google) đã cài ở trên.
Giả sử khi kiểm tra trang chủ cukcuk.vn thấy trang website có cài đặt Tag Manger.
Kiểm tra kỹ hơn. Khách hàng có đo lường sự kiện khi bấm nút “dùng thử”
Khi nghiên cứu “Facebook Pixel Helper” thấy cukcuk hiện đang cài rất nhiều tính năng cho facebook nhưng chỉ là tính năng cơ bản. Với setup ở trên mình có thể xác định được Cukcuk mạnh/ chú trọng kênh của Google hơn là Facebook.
Ngoài trang chủ, SEOer có thể xem xét các trang cần thiết khác.
4.3. Nghiên cứu cấu trúc website và UX của đối thủ
Google hiện đang tập trung rất nhiều về UX, gia tăng trải nghiệm người dùng trên trang. Hầu như những thay đổi thuật toán của Google trong những năm gần đây tập trung nhiều vào UX.
SEOer cần nghiên cứu tốc độ website đối thủ, xem cấu trúc website, menu điều hướng của đối thủ. Bạn có thể xem tốc độ tải trang của website tại đây. Ở đây chúng tôi thử nghiệm website của đối thủ, sau khi điền link, sẽ có 2 kết quả như ảnh dưới: trên màn hình máy tính ( Desktop) và điện thoại (mobile)
Dựa vào thông số này, nếu website đối thủ chậm, không có phiên bản dành cho điện thoại, phiên bản dành cho điện thoại có trải nghiệm cực tệ… thì đó là cơ hội của mình.
4.4. Nghiên cứu Content đối thủ
SEOer có thể sử dụng một số công cụ để nghiên cứu Content đối thủ như “screaming frog” hoặc “WebSite Auditor”. Khi sử dụng công cụ này, SEOer có thể đánh giá đối thủ:
- Xem số liệu nội dung: Xem số lượng nội dung có trong website, độ dài của từng bài viết.
- Tìm liên kết bị hỏng: Xem số lượng trang bị lỗi 404, 301…
- Phân tích tiêu đề trang và Dữ liệu Meta: Phân tích tiêu đề trang (title) và mô tả (meta description) trong quá trình thu thập thông tin và xác định những trang quá dài, ngắn, thiếu hoặc trùng lặp…
- Khám phá nội dung trùng lặp: Khám phá URL trùng lặp chính xác với kiểm tra thuật toán md5.
- Độ sâu của nội dung: Số lượt click từ trang chủ để khách hàng có thể đến được trang đó.
Từ những số liệu này, SEOer sẽ có cái nhìn tổng quan về khối lượng và chất lượng nội dung…. trên website đối thủ. Tuy nhiên, tốt nhất là SEOer nên vào trực tiếp website của đối thủ, xem lần lượt từng trang, nội dung của đối thủ. Khi đó, SEOer có thể đánh giá được thêm:
- Điều hướng nội bộ: Điều hướng nội bộ của đối thủ đúng không? Điều hướng về những bài nào? Định hướng điều hướng của đối thủ là như thế nào? Thông thường sẽ có 2 loại điều hướng nội bộ:
- Điều hướng từ trang Marketing ( bài blog, tin thức, hỗ trợ,..) với trang dịch vụ/sản phẩm
- Điều hướng website theo cấp bậc nội dung
- Nội dung: Nội dung của đối thủ có đúng là nội dung người dùng cần không? Trình bày của đối thủ tốt không?
4.5. Nghiên cứu Onpage của đối thủ
Theo nguyên tắc quản trị trang web của Google, SEOer phải Onpage sao cho Google dễ dàng hiểu được website. Vậy nên, nghiên cứu Onpage là điều cần thiết và nhất thiết phải nghiên cứu. Khi nghiên cứu Onpage đối thủ, SEOer cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Keyword (Title + Desc): Keyword trong Title, Description của đối thủ trên top. Đánh giá theo điểm 1-2-3. Càng nhiều đối thủ có keyword trong title, description điểm càng cao.
- Heading đối thủ: Kiểm tra cách đặt Heading của đối thủ trên top. Heading trang chủ, trang danh mục, trang sản phẩm, trang bài viết, Tags. Heading đặt càng chuẩn điểm càng cao.
- URL: URL của đối thủ đã chuẩn SEO hay chưa?
- Breadcrumb
- Chủ đề lớn được show tại trang chủ
- Bộ soạn thảo văn bản mà đối thủ đã sử dụng
Nếu điểm Onpage càng chuẩn thì đối thủ càng nguy hiểm. Tham khảo chi tiết tại: https://seongon.com/blog/seo/seo-onpage.html
Dưới đây là checklist SEONGON áp dụng để đánh giá các web đối thủ:
Nghiên cứu Onpage của đối thủ
4.6. Nghiên cứu backlink của đối thủ
“Khi trang web nói một điều về bản thân, nhưng các nguồn bên ngoài có uy tín không đồng ý với những gì trang web nói thì Google sẽ tin tưởng các nguồn bên ngoài.”
Backlink là yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng SEO, tuy nhiên sức mạnh này ngày càng bị giảm dần. Sử dụng công cụ Ahref để tìm backlink đối thủ và chú ý đến tổng số cũng như độ nguy hiểm backlink đối thủ:
- Số lượng Backlink đối thủ.
- Số lượng Backlink/Referdomain chênh lệch nhiều điểm càng thấp (tỉ lệ vàng 1:1)
- Đánh giá trực quan chất lượng các nguồn Backlink của đối thủ. Backlink càng chất lượng điểm càng cao.
VD:
- Số liệu của đối thủ SEONGON
- Số liệu SEONGON
Số lượng backlink của đối thủ nhiều hơn của website SEONGON khá nhiều nhưng lại có tỷ lệ với Refering Domain có sự chênh lệch rất lớn: 0.93%
Tuy nhiên, bạn đừng bất ngờ khi đối thủ của bạn không sử dụng backlink bởi thuật toán RankBrain. Trong thuật toán RankBrain chú trọng nhiều hơn về Deep Content cũng như UX (trải nghiệm người dùng). Đây là tiêu chí mới để Google đánh giá xếp hạng kết quả nhanh hơn.
4.7. Đánh giá hoạt động Social Network
Nếu đối thủ mạnh về các yếu tố mạng xã hội thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho cho SEO. Lượng truy cập từ những nguồn này là rất tốt. Vậy nên những đối thủ sở hữu fanpage Facebook lượt like lớn, YouTube có lượt sub lớn… đều rất có lợi thế. Một số lợi ích mà mạng xã hội tác động đến SEO là:
- Tăng lưu lượng truy cập trang web.
- Mở rộng thương hiệu nền tảng truyền thông xã hội
- Độ lớn của MXH
Một số nội dung nghiên cứu đối thủ mà bạn có thể thực hiện dễ dàng:
- Số lượng nền tảng mà đối thủ cạnh tranh của bạn (hoặc không) sử dụng.
- Tần suất đối thủ đăng nội dung mới..
- Những loại nội dung nào mà đối thủ đăng tải có được tương tác nhiều nhất.
Khi đánh giá được hoạt động truyền thông xã hội của đối thủ thì cần làm tốt hơn họ hoặc chí ít hoạt động SEO cần đẩy mạnh các mảng khác lên để bù cho thiếu sót này.
Kết luận
Phân tích website là điều vô cùng quan trọng. SEOer hãy phân tích kĩ website của mình cũng như website đối thủ để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của website. Từ đó hãy tận dụng điểm mạnh của mình và đánh vào điểm yếu của đối thủ để có những cách SEO lên TOP nhanh và hiệu quả bền vững nhất.
Nghiên cứu đối thủ cũng là cách để bạn nghiên cứu thị trường, xác định đúng chiến lược SEO phù hợp cho doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn có một chiến lược SEO chính xác, vượt qua đối thủ và có hiệu quả cao, hãy liên hệ ngay với SEONGON được nhận tư vấn dịch vụ SEO Google từ các chuyên gia
SEONGON – Google Marketing Agency
*** Tìm hiểu ngay dịch vụ SEO Tổng thể độc quyền của SEONGON – Lên TOP hàng nghìn từ khóa: