Lời khuyên dành cho Webmaster về những cập nhật thuật toán Lõi của Google.

Chia sẻ bài viết

Mỗi ngày, Google đều có một hoặc nhiều sự thay đổi về thuật toán Lõi, nhưng hầu hết những sự cập nhật nhỏ này sẽ không được chú ý, dù vậy nó vẫn sẽ có những ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Vì những sự thay đổi trong thuật toán của mình, Google đã đưa ra một số lời khuyên dành cho những quản trị website.

Điều gì các quản trị website cần lưu ý với mỗi đợt cập nhật thuật toán Lõi của Google? Cùng SEONGON tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lời khuyên của Google cho những bản cập nhật lõi là gì?

Mới đây Google đã đăng lên Twitter của mình, đây không phải là cập nhật lõi chính thức, đây là lời khuyên dành cho các webmaster về những cập nhật lõi của Google:

Sau những bản cập nhật, các trang web hoạt động kém hơn không có nghĩa là website đó có sai sót.

Những website đó không bị vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google, cũng không phải chịu ảnh hưởng bởi thuật toán như các website vi phạm các nguyên tắc. Thực tế, cập nhật lõi không nhắm đến những trang hoặc website cụ thể mà sẽ cải thiện cách đánh giá nội dung tổng thể.

Sự thay đổi này có thể là nguyên nhân một số trang trước đây bị công nhận thấp hơn so với những đóng góp của họ, hiện giờ lại có kết quả tốt hơn hơn.

Một ví dụ để chúng ta có thể dễ hiểu hơn cách hoạt động của cập nhật Lõi:

Giả sử, bạn đã tạo ra danh sách 100 phim ấn tượng trong năm 2015. Nhưng đến năm 2019, bạn làm mới lại danh sách này, nó sẽ có sự thay đổi. Một số bộ phim chưa từng có trong danh sách trước đây nhưng hiện tại bạn lại thấy chúng rất hay và xứng đáng đưa vào danh sách. Ngoài ra, bạn còn đánh giá lại những bộ phim đã có trong danh sách và nhận ra chúng thực sự xứng đáng có vị trí cao hơn so với trước đây.

Danh sách sẽ có sự thay đổi, những bộ phim trước đó có vị trí cao hơn trong danh sách nhưng bị giảm thứ hạng cũng không phải là điều tồi tệ. Đơn giản vì có những bộ phim xứng đáng hơn sẽ có thứ hạng cao hơn.

Tập trung vào Content

Cũng như những cập nhật thuật toán lõi rộng trước từ tháng 3 hoặc lần gần nhất là tháng 6/2019, Google cho rằng các trang web không có vấn đề sai sót nào cần sửa.

Nhưng Google hiểu rằng với một số Website hoạt động không tốt sau cập nhật, có thể các Webmaster vẫn cảm thấy họ cần thay đổi điều gì đó. Vì vậy Google gợi ý hãy tập trung vào việc cung cấp nội dung tốt nhất có thể. Đó là tiêu chí thuật toán này tìm kiếm để ghi nhận

Đầu tiên, cũng xem lại lời khuyên mà Google đã đưa ra về cách tự đánh giá nếu bạn tin rằng bạn cung cấp nội dung chất lượng. Đây là một số lời khuyên của Google đã được cập nhật bằng một loạt câu hỏi mới để tự hỏi về nội dung của bạn:

Câu hỏi về nội dung và chất lượng

  • Nội dung cung cấp thông tin nguyên bản, báo cáo, nghiên cứu hay phân tích?
  • Nội dung có cung cấp những mô tả quan trọng, đầy đủ hoặc toàn diện về chủ đề không?
  • Nội dung có cung cấp những phân tích sâu sắc hoặc thông tin thú vị, rõ ràng không?
  • Nếu nội dung dựa trên nguồn khác, liệu nó đã tránh việc sao chép hoặc viết lại nguồn thông tin đó không và thay vào đó nó có cung cấp thêm thông tin có giá trị và độc đáo không?

  • Tiêu đề, headline có tránh được phóng đại hoặc gây shock không?
  • Đây có phải là trang bạn muốn đánh dấu (bookmark), chia sẻ với bạn bè hoặc giới thiệu không?
  • Bạn có muốn thấy nội dung này xuất hiện hoặc được tham bởi khảo một tạp chí, bách khoa toàn thư hoặc sách không?

Câu hỏi chuyên môn:

  • Nội dung có trình bày thông tin theo cách khiến bạn tin vào nó không? Ví dụ nguồn thông tin rõ ràng như những dẫn chứng chuyên môn có liên quan, thông tin, trình độ của tác giả hoặc của website có rõ ràng không ( có thể thể hiện qua những liên kết đến trang của tác giả, trang thông tin của website)
  • Nếu bạn đã nghiên cứu website sản xuất nội dung, bạn có thể dời đi với một ấn tượng như tin tưởng hoặc được công nhận rộng rãi như một nguồn uy tín trong chủ đề này.
  • Đây là nội dung được viết bởi chuyên gia hoặc người đam mê, hiểu rõ chủ đề này?
  • Đây là nội dung miễn phí từ các lỗi trên thực tế được xác định dễ dàng
  • Bạn có cảm thấy thoải mái tin tưởng nội dung này cho những vấn đề về tiền bạc, cuộc sống của bạn không?

Câu hỏi về phần trình bày và sản xuất nội dung:

  • Nội dung có gặp những vấn đề về chính tả hoặc văn phong?
  • Nội dung này đã được xây dựng tốt chưa, hay được làm cẩu thả, vội vàng?
  • Nội dung có bị sản xuất hàng loạt hoặc được chia sẻ, lan truyền bởi lan rộng trên một mạng lưới rộng lớn các trang web, vậy trang cá nhân, website nhỏ không có nhiều sự quan tâm?
  • Nội dung này có quá nhiều quảng cáo làm mất tập trung hoặc can thiệp vào nội dung chính không?
  • Nội dung có hiển thị tốt trên các thiết bị mobile khi xem nội dung không?

Các câu hỏi so sánh

  • Nội dung có cung cấp nhiều giá trị khi được so sánh với những trang khác trong kết quả tìm kiếm?
  • Nội dung này được xây dựng để thực sự phục vụ lợi ích khách hàng hay chỉ vì từ khóa đó được phỏng đoán sẽ xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm?

Ngoài việc tự hỏi mình những câu hỏi này, hãy nhờ đến những người khác mà bạn tin tưởng với những nhận định khách quan, để có thêm những đánh giá về website của bạn.

Những nguyên tắc đánh giá tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chí E-A-T.

Ngoài những câu hỏi tự đánh giá chất lượng nội dung, chúng ta có thể tham khảo từ các nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google. Người đánh giá là những người cung cấp cho Google thông tin chi tiết nếu các thuật toán cung cấp những kết quả tốt, đây một cách giúp xác nhận sự thay đổi của Google đang hoạt động tốt.

Điều quan trọng cần phải hiểu đó là những người đánh giá chất lượng tìm kiếm không có quyền kiểm soát cách xếp hạng các trang. Dữ liệu của những người đánh giá không được sử dụng trực tiếp trong các thuật toán xếp hạng của Google. Thay vào đó, Google sử dụng chúng như những phản hồi cho trang web đã được truy cập. Phản hồi giúp Google biết nếu hệ thống của họ đang hoạt động trong trang web đó.

Nếu bạn hiểu tiêu chuẩn những người đánh giá về một nội dung tốt, điều đó có thể giúp bạn cải thiện nội dung của chính mình. Nói cách khác, bạn có thể làm tốt hơn trong Tìm kiếm.

Những người đánh giá chất lượng nội dung dựa trên tiêu chí E-A-T.

EAT là viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Độ chính thống) – Trustworthiness (Độ tin cậy). Google đã đưa ra các hướng dẫn có thể giúp bạn đánh giá xem nội dung của bạn đang hoạt động như thế nào từ góc độ E-A-T, bạn có thể tham khảo ở các link dưới đây:

Có thể phục hồi website sau cập nhật thuật toán lõi?

Một câu hỏi phổ biến sau khi cập nhật lõi của Google: Mất bao lâu để một trang web khôi phục ( vị trị, kết quả tốt hơn) nếu nó cải thiện nội dung?

Thuật toán lõi rộng có xu hướng cập nhật sau vài tháng. Nội dung bị tác động bởi một bản cập nhật lõi có thể không phục hồi ( giả sử những sự cải thiện đã được thực hiện) cho đến khi bản cập nhật lõi rộng tiếp theo được phát hành.

Tuy nhiên, Google liên tục thực hiện cập nhật các thuật toán tìm kiếm của mình, bao gồm các cập nhật  lõi nhỏ hơn. Nhưng những cập nhật này thường không được giới thiệu tất cả vì chúng thường không được chú ý rộng rãi. Tuy nhiên, khi được phát hành, chúng có thể khiến nội dung phục hồi nếu như những cải thiện trên thực sự chất lượng.

Hãy nhớ rằng những cải thiện được thực hiện bởi chủ sở hữu trang web sẽ không đảm bảo website sẽ phục hồi, cũng như các trang không có bất kỳ vị trí cố định hoặc được đảm bảo về thứ hạng nào trong kết quả tìm kiếm của Google. Nếu trang web đó có nhiều nội dung chất lượng tốt hơn thì sẽ tiếp tục có thứ hạng hạng cao với các hệ thống của Google.

Google cũng cho biết các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung đó hữu ích hay vô ích dựa vào các tín hiệu mà Google thu thập được. Để bảo vệ sự chính xác, sự toàn vẹn của kết quả, Google chỉ tiết lộ một tín hiệu đã được nhiều người biết đến: làm thế nào các trang liên kết với nhau.

Tổng kết.

Google vẫn luôn kiểm tra các cập nhật lõi trước khi đi vào hoạt động, và họ vẫn tiếp tục cập nhật, thử nghiệm các thuật toán nhiều hơn để cải thiện hệ thống xếp hạng của mình. Điều này cũng có nghĩa rằng những nội dung có thể phục hồi trong tương lai, ngay cả khi chủ sở hữu website không có thay đổi gì.

Với Google, nội dung chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là điều SEONGON luôn hướng đến khi cung cấp các dịch vụ SEO của chúng tôi. Nếu bạn đang gặp khó khăn với những cập nhật thuật toán của Google, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn từ các chuyên gia ngay hôm nay!

Tham khảo thêm những bài viết cùng chủ đề:

Nguồn tham khảo: Webmaster

SEONGON – Google Marketing Agency

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

SEONGON là Google Marketing Agency – đơn vị chuyên tư vấn và triển khai hoạt động Marketing số với nền tảng Google làm trọng tâm

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN