8 lưu ý QUAN TRỌNG khi làm Content SEO Ngành Dược

Chia sẻ bài viết

Y dược là một ngành rất khó để SEO.

Vừa là 1 trong những ngành cạnh tranh nhất tại Việt Nam, vừa là 1 ngành được Google “đặc biệt quan tâm”

Khi Google liên tục cập nhật những thuật toán và quy chuẩn về nội dung liên quan những năm gần đây, làm rất nhiều nội dung về y dược tụt dốc không phanh về thứ hạng trên trang tìm kiếm.

Vậy, tại thời điểm hiện nay, doanh nghiệp làm content SEO cho ngành dược cần lưu ý gì để phòng tránh việc trên.

Hãy cùng SEONGON tìm hiểu 8 lưu ý quan trọng sau đây khi làm content SEO ngành dược nhé.

1. Tuyệt đối chính xác về nội dung

SEOer đã đóng góp 1 phần không nhỏ để Google được hoàn thiện như ngày nay nhờ việc liên tục tối ưu website, xây dựng nội dung hữu ích cho người dùng để cạnh tranh về thứ hạng tìm kiếm.

Tuy nhiên, mặt trái của việc làm SEO trước đây là thông tin họ viết trong bài rất thiếu tính xác thực về chuyên môn. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi nội dung trong bài viết có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tài chính của người đọc nếu họ làm theo.

Bạn có thể hình dùng rằng những thông tin y khoa mà cần cả chục năm học tập và làm việc để có thể viết được chính xác nay lại được viết bởi những SEOer trái ngành, hay thậm chí những freelancer chưa học xong đại học?

Dù chỉ là câu chữ nhưng trong lúc nguy bệnh nếu ai đó làm theo một thông tin sai lệch thì chẳng phải điều đó vô cùng nguy hiểm sao. Chẳng khác nào bạn đang giúp 1 tay “giết người” cả.

Nhận thấy mặt trái của việc này, Google đã liên tục đưa ra những quy chuẩn về nội dung, website (E-A-T), update thuật toán (Google Medic – tháng 8.2018) để có thể loại bỏ hoàn toàn những content không được kiểm chứng về chuyên môn, chỉ để lại những trang uy tín (thường là các bài báo chí) và có bài viết được chứng thực bởi các chuyên gia trong ngành.

Vậy nên, đối với content ngành dược, nội dung của bạn cần tuyệt đối chính xác với thông tin được đưa ra. Việc này không chỉ sẽ giúp bạn có thứ hạng cao hơn trong Google, mà còn giúp những người đang thật sự có nhu cầu không bị chỉ dẫn sai lệch và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho chính họ.

Để đảm bảo được tính chính xác trong bài viết, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Nội dung luôn phải được tham vấn hoặc tự viết bởi các chuyên gia.

*Điều này luôn có trong quy trình xây dựng content ngành dược của SEONGON, nếu doanh nghiệp không thể sắp xếp được chuyên gia hỗ trợ, SEONGON sẽ tự tìm kiếm và đề xuất 1 chuyên gia khác cho doanh nghiệp.

2. Nếu thuê Agency cung cấp dịch vụ SEO Hà Nội (như SEONGON), hãy đảm bảo đội ngũ content của họ được training kỹ càng về sản phẩm y dược của mình.

Thật khó để có làm nội dung hữu ích với người đọc nếu người viết không hiểu tí gì hoặc rất mơ hồ về sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với SEONGON, không chỉ với mỗi ngành y dược, dù là bất kỳ ngành nào thì SEONGON cũng yêu cầu đội content tham gia training về sản phẩm dịch vụ thật kỹ lưỡng, đồng thời đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ các tài liệu liên quan đến sản phẩm.

3. Nội dung luôn luôn cần được duyệt cuối cùng bởi doanh nghiệp.

Sự sát sao của doanh nghiệp là rất cần thiết trong hoạt động làm content SEO. Việc check và duyệt nội dung sẽ loại bỏ những sai sót không đáng có về sản phẩm dịch vụ.

Chỉ khi đảm bảo được 1 quy trình nghiêm ngặt như vậy, bài viết của bạn mới đảm bảo được các tính chính xác về nội dung và có giá trị cho người đọc.

Xem thêm: Hành trình ra quyết định của khách hàng ngành dược

2. Có thông tin người tham vấn chuyên môn trong bài viết

Theo quy chuẩn E-A-T của Google, 1 bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của website dựa trên 3 yếu tố Expertise (Chuyên gia), Authority (Tính thẩm quyền), Trustworthiness (Sự tin cậy), nội dung trong bài viết được đánh giá là uy tín và chất lượng khi bài viết được viết bởi những chuyên gia hoặc các tổ chức được công nhận trong ngành.

“High E-A-T medical advice should be written or produced by people or organizations with appropriate medical expertise or accreditation.” – Google’s E-A-T guideline

Vậy làm sao để Google biết được việc này?

Bằng cách để lại các thông tin về người tham vấn chuyên môn, hoặc tác giả (là chuyên gia) trong bài viết.

Bạn có thể xem các ví dụ sau để hiểu hơn:

Các bài viết của Vinmec đa số được viết bởi chính các bác sĩ đang hoạt động trong ngành, vậy nên thông tin trong bài luôn đảm bảo được tính chính xác và chuyên môn ở mức cao nhất.

Khi biên tập, thông tin bác sĩ luôn được đính kèm ngay ở đầu bài viết để tăng độ uy tín cho nội dung.

thông tin tác giảVD về cách đưa thông tin tác giả trong bài viết để tăng tính chuyên gia

Trong 1 VD khác của chính khách hàng dịch vụ SEO của SEONGON, nếu người có chuyên môn chỉ tham gia vào công việc tham vấn về nội dung, bạn vẫn cần đưa thông tin của họ vào bài viết theo hình thức sau đây:

tham vấn y khoaVD về cách đưa thông tin người tham vấn nội dung của SEONGON

Xem thêm:

3. Lồng ghép thông tin về sản phẩm trong bài viết

Mục tiêu cao nhất của các hoạt động Marketing vẫn là bán hàng, đưa sản phẩm tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.

Vậy nên nếu trong nội dung của doanh nghiệp, bạn đang chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin cho người đọc thì bạn đang bỏ lỡ cơ hội tiếp cận họ.

Ví dụ khi viết bài trả lời cho truy vấn “cách trị mụn ẩn”, 1 doanh nghiệp về các sản phẩm trị mụn hoàn toàn có thể lồng ghép sản phẩm của mình ngay trong phần giải pháp bên cạnh các cách điều trị tự nhiên khác.

Một số hình thức doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của mình vào trong bài 1 cách tự nhiên có thể kể đến như:

  • Trong nội dung
  • Trong hình ảnh minh họa
  • VD, dẫn chứng chứng minh
  • Các đường link dẫn đến trang sản phẩm liên quan

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thêm các CTA hợp lý trong bài viết.

call to actionCác CTA trong nội dung của khách hàng do SEONGON thực hiện

Lưu ý: Tuy việc lồng ghép sản phẩm trong bài là cần thiết nhưng việc này cần sử dụng với một tần suất vừa đủ (1, 2 lần trong bài). Điều quan trọng nhất trong mỗi nội dung vẫn là phải giải quyết được các thắc mắc của người đọc.

Hơn nữa, các dạng banner quảng cáo, điều hướng trên trang cũng cần phải được sử dụng hợp lý để không làm gián đoạn trải nghiệm đọc của người dùng.

Google cũng đã nói rất rõ về vấn đề này:

Điểm đánh giá chất lượng thấp sẽ được cho các trang có quảng cáo, nội dung phụ trợ hoặc các tính năng gây gián đoạn, mất tập trung đối với người dùng

(“The Low rating should be used if the page has Ads, SC (Supplement content), or other features that interrupt or distract from using MC (Main content) – Google’s E-A-T Guidelines”)

Việc sử dụng quá đà các yếu tố bán hàng, sản phẩm trên một nội dung thông tin sẽ bị đánh giá là thiếu uy tín và tính chuyên gia trong mắt cả người đọc lẫn Google.

Có thể bạn quan tâm: [CASE STUDY] Cách SEONGON tăng 16 LẦN traffic cho 1 khách hàng Dược

4. Tiêu đề không phóng đại, gây shock

Dù rằng “giật tít” là một trong những phương pháp giúp tăng tỉ lệ click vào bài viết, nhưng đối với SEO ngành dược việc này lại không hoàn toàn được khuyến khích.

Nguyên do vẫn xoay quanh việc đảm bảo tính chính xác và chuyên gia cho nội dung. Việc sử dụng một tiêu đề phóng đại, gây shock hoàn toàn có thể khiến người đọc có những hiểu lầm sai lệch về thông tin trong bài.

Như ở tiêu đề dưới đây:

tiêu đề phóng đạiDù tiêu đề ghi rõ là “Bán thuốc tiêu diệt bệnh Ung thư” nhưng nội dung trong bài chỉ miêu tả thuốc như một phương pháp phòng chống bệnh. Nếu ai đọc không kỹ thì hoàn toàn có thể mất tiền vô ích cho loại thuốc này.

5. Ngắn gọn, súc tích

Qua rất nhiều dự án SEO y dược đã triển khai, SEONGON nhận thấy người đọc các bài content SEO ngành dược chủ yếu là người bệnh hoặc những người đang đi tìm giải pháp chữa bệnh cho người thân của họ. Thường những người này sẽ không quá hiểu các từ ngữ chuyên môn.

Vậy nên việc đi quá sâu vào chi tiết phản ứng hóa/ sinh, hoặc lạm dụng các từ ngữ chuyên ngành là không cần thiết.

Thay vào đó doanh nghiệp cần tập trung vào nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, v.v những vấn đề mà một người bệnh thật sự quan tâm.

Ngoài ra trong content cũng nên sử dụng các định dạng list, bôi đen, đậm, v.v. để làm rõ các ý quan trọng.

Việc này vừa giá quyết được thắc mắc nhưng vẫn đảm bảo tính dễ hiểu, tăng trải nghiệm đọc, tăng thời gian trên trang của nội dung. Từ đó, tăng hiệu quả của việc làm SEO.

Xem thêm: 27 checklist giúp các bài viết dễ đọc.

6. Tuyệt đối không copy, trích dẫn từ các nguồn không uy tín

Với SEO nói chung, việc copy nội dung đã là một hành động không nên làm khi bạn sẽ dễ dàng bị Google phạt vì điều này.

Cho dù nội dung trong ngành dược cần chính xác tuyệt đối về chuyên môn và khó có thể sáng tạo ra nội dung mới, doanh nghiệp vẫn có thể giải quyết bằng cách tìm chuyên gia tham vấn về chuyên môn, và được edit lại bởi đội content SEO. (rất nhiều dự án SEO ngành dược của SEONGON đã triển khai theo cách này)

Trong trường hợp phải trích dẫn nguồn, hãy tìm những nguồn uy tín để trích dẫn thông tin như bệnh viện lớn, các bác sĩ chuyên khoa trong ngành, cơ sở y tế được chứng minh uy tín…

trích nguồn uy tínTrích các nguồn uy tín là 1 cách để đảm bảo tính chính xác trong nội dung

Wikipedia cũng có thể coi là một nguồn không chính thống và hạn chế lấy thông tin ở đây.

(bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi search các truy vấn về bệnh, y tế sẽ không hiện ra trang wiki)

Xem thêm: Bí kíp cải thiện traffic website ngành Dược & đưa từ khóa của bạn lên TOP dễ dàng

7. Nội dung nên được cập nhật và update thường xuyên

Cũng theo các quy chuẩn E-A-T của Google:

Các trang y dược được đánh giá là chất lượng khi chúng được viết hoặc sản xuất một cách chuyên nghiệp và thường xuyên được edit, review và update.

“High E-A-T medical advice or information should be written or produced in a professional style and should be edited, reviewed, and updated on a regular basis” – Google’s E-A-T Guidelines”

Việc update nội dung sẽ tạo sự tươi mới cho bài viết, luôn giữ cho bài viết được cập nhật những nội dung mới nhất. Phương pháp này vừa tốt cho SEO vừa mang lại giá trị cho người đọc khi đáp ứng được các truy vấn mới nhất của họ về vấn đề họ quan tâm.

8. Lồng ghép các yếu tố cảm xúc trong bài viết

“Đừng bán thuốc hãy bán hy vọng”, điều mà mọi bệnh nhân đều muốn không chỉ là tìm ra cách chữa, phòng tránh hay hết bệnh mà còn là hy vọng vào một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

Chính vì thế yếu tố cảm xúc trong các content SEO ngành dược là rất cần thiết. Đặc biệt là với những content SEO cho landing page, trang bán hàng phục vụ cho các key sản phẩm.

Có 3 cách để giúp nội dung content của doanh nghiệp đong đầy cảm xúc, chạm được vào trái tim và thuyết phục lý trí của người đọc:

1. Cá nhân hóa nội dung dựa trên triệu chứng bệnh

Đặt mình vào vị trí người bệnh, thấu hiểu với nỗi đau, suy nghĩ cảm xúc của họ lúc đấy để viết bài. Cách triển khai hay được sử dụng nhất là kể lại một câu chuyện gần nhất với những gì người bệnh đã trải qua để tạo sự đồng cảm và khiến người đọc tin rằng doanh nghiệp thật sự hiểu khách hàng của mình

2. Gieo nỗi sợ về biến chứng nguy hiểm để tác động vào nhận thức và đưa ra hướng giải quyết vấn đề.

Ngay từ những năm 1920, yếu tố nỗi sợ đã được sử dụng trong quảng cáo Listerine nhắm tới việc hôi miệng mất tự tin nếu không sử dụng loại nước súc miệng này. Hơn nữa, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố sợ hãi sẽ giúp khách hàng nhớ về sản phẩm hơn cả niềm vui và sự hạnh phúc.

Thế nên, sử dụng yếu tố nỗi sợ trong các content dược là một phương pháp hiệu quả.

Tuy nhiên bạn vẫn cần sử dụng yếu tố này một cách chừng mực trong bài viết tránh xa đà để khiến người đọc hoang mang, hay đưa ra các thông tin thiếu chính xác.

3. Sử dụng con số thống kê đáng tin cậy có khả năng gây ấn tượng

– Tỷ lệ tử vong vì ung thư tại Việt Nam đứng vị trí 56/178 thế giới

– Mỗi ngày hơn 300 người chết vì ung thư.

– 165.000 ca ung thư mới mắc vào năm 2018 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020,

– V.v

thông số trong content dượcMột thông số được đưa ra trong bài viết SEO

Nếu sử dụng những thông số trên trong bài viết về sản phẩm phòng ngừa ung thư, chẳng phải nội dung sẽ có tính thuyết phục cao hơn rất nhiều phải không ạ?

Đưa thông số chứng minh không chỉ làm tăng thêm tính xác thực cho bài viết, phương pháp này cũng góp phần thuyết phục khách hàng hiệu quả nhờ tính chỉ ra tình trạng đáng báo động, tính cấp bách, bổ sung hiệu quả cho yếu tố nỗi sợ trong bài.

Kết bài

Trên đây là 8 lưu ý quan trọng nhất khi làm content SEO cho ngành dược được đúc kết trong quá trình SEONGON thực thi cho rất nhiều doanh nghiệp y dược khác nhau khi SEO Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Hy vọng những lưu ý trên sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được chất lượng nội dung và từ đó đẩy mạnh hiệu quả cho dự án SEO của mình.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm những bài viết về Google index:

Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn khi làm SEO, hãy liên hệ với SEONGON ngay để được tư vấn giải pháp SEO bền vững chi tiết hơn nhé. Hoặc đăng ký khóa học SEO để được tiếp cận kiến thức SEO nền tảng, có hệ thống và thực hành SEO trên chính dự án của mình.

SEONGON – Google Marketing Agency

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN