Link nofollow là gì? Cách đặt thẻ rel=”nofollow” cho website

Chia sẻ bài viết

Nofollow là một thuộc tính quan trọng của liên kết mà bất kỳ ai từng làm SEO Onpage cũng cần phải biết.

Bài viết này SEONGON sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề

  • Hiểu rõ bản chất của link nofollow
  • Cách tạo link nofollow bằng thẻ rel=”nofollow”
  • Ứng dụng của việc sử dụng link nofollow

1. Khái niệm rel=”nofollow” 

Trong HTML, rel là một thẻ dùng để quy định thuộc tính của các liên kết. Thẻ rel=”nofollow” là thẻ dùng để khai báo với công cụ tìm kiếm, không cho bot của công cụ tìm kiếm đi qua liên kết.

rel= nofollow

1.1. Link nofollow là gì?

Nofollow là một thuộc tính của link, các link nofollow là các link được gắn thẻ rel=”nofollow”, khi gắn thẻ này, bot của các công cụ tìm kiếm sẽ không đi qua liên kết này. Link nofollow không được tính vào chỉ số PageRank nên nó gần như không ảnh hưởng tới thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

1.2. Phân biệt nofollow và dofollow

dofollow và nofollow

Dưới góc nhìn của người dùng, link nofollow và link dofollow hoàn toàn không khác nhau. Nhưng đối với các công cụ tìm kiếm, 2 khái niệm này lại có sự khác biệt lớn với nhau.

Khi các link dofollow trỏ về website của bạn, có thể giúp bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm còn các link nofollow thì không.

Nguyên nhân là do các công cụ tìm kiếm xem các link trỏ về website của bạn (backlink) là một yếu tố để xếp hạng.

Vì vậy số lượng backlink càng nhiều, website của bạn càng được các công cụ tìm kiếm đánh giá nhanh hơn và có thể giúp bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm

Tuy nhiên, theo như Google công bố, link nofollow không được tính vào vào thuật toán PageRank.

Google nói về thuộc tính nofollow

Và tất nhiên, nếu như nó không được tính vào thuật toán PageRank của Google thì nó sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn.

Tuy vậy, nó không hoàn toàn đúng (tôi sẽ trình bày nó chi tiết ở phần sau).

Xem thêm: Link rel= canonical và những ứng dụng không thể thay thế trong SEO

1.3. Phân biệt nofollow và noindex

Thẻ Noindex là một thẻ meta để thêm vào một số bài viết trong website của bạn. Thẻ này có tác dụng, yêu cầu các công cụ tìm kiếm không được thêm các bài viết có gắn thẻ này vào chỉ mục của họ. Tuy nhiên bot của google vẫn có thể đọc bài viết của bạn thông qua các website khác, nếu các website khác có link dofollow trỏ về bài viết này.

Còn link nofollow là không cho phép các con bot của Google đi theo liên kết đó từ một website khác để đọc bài viết của bạn. Tuy nhiên bài viết này vẫn có thể được lập chỉ mục.

Tại SEONGON, trong khi thuộc tính Noindex của link được xếp vào là một yếu tố trong checklist SEO onpage thì nofollow dường như không có giá trị trong checklist này.

2. Tại sao công cụ tìm kiếm lại tạo ra thẻ rel=”nofollow”

Thẻ rel=”nofollow” được các công cụ tìm kiếm tạo ra để chống lại các bình luận spam. Lý do là các bình luận spam này có thể ảnh hưởng không tốt tới website của bạn cụ thể là:

Nếu trang web của bạn đang được xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (chủ yếu là Google). Các spammer sẽ để lại những dòng bình luận kèm theo đường link trỏ về website của họ.

Sẽ ra sao nếu các đường link này là link dofollow. Website của họ có thể sẽ được xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Và dần dần đẩy website của bạn xuống

Cũng chính vì điều này, mà tình trạng spam bình luận ngày càng nhiều, đó chính là lý do mà công cụ tìm kiếm tạo ra thẻ rel=”nofollow”

Tác dụng của liên kết nofollow trong SEO

Theo như tôi đã nói ở trên, việc có link nofollow trỏ về website, không ảnh hưởng gì đến thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm là không chính xác. Thậm chí các link nofollow còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình SEO của bạn, giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Lý do là:

  • Link nofollow giúp đem lại lượng traffic khổng lồ và miễn phí. Thử lấy 1 ví dụ về link nofollow từ Facebook. Khi bạn viết bài với nội dung chất lượng, chia sẻ lên các group, nếu nội dung đó phù hợp, khả năng điều hướng tốt thì chẳng có lý do nào để người dùng không truy cập vào website của bạn cả.
  • Một link nofollow tốt có thể kéo theo nhiều link dofollow. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu nội dung của bạn chất lượng. Link nofollow giúp người đọc biết đến website của bạn (có thể qua Facebook, Youtube, Quora…). Khi thấy nội dung của bạn hay, phù hợp với bài viết của họ. Thì chẳng có lý do gì để họ không trỏ link tới website của bạn để tăng trải nghiệm cho người dùng.
  • Link nofollow được xem là 1 loại link khá tự nhiên (không spam). Một số SEOer spam quá mức, tạo quá nhiều backlink dofollow không tự nhiên về website của họ. Điều này có thể bị google phạt. Và tất nhiên link nofollow thì không.

3. Làm thế nào để kiểm tra liên kết là nofollow hay dofollow

Bước 1: Click chuột phải vào vị trí bất kỳ sau đó chọn vào “view page source” (có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + U)

chọn view page source

Bước 2: Tìm đường link bạn cần kiểm tra. Có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + F để tìm nhanh hơn

tìm đoạn code có chứa rel= nofollow

 

Bước 3: Nếu bạn thấy có thẻ rel=”nofollow” thì link đó là nofollow. Nếu không có thẻ này thì link đó là dofollow

Lưu ý: bạn có thể sử dụng add on “NoFollow” để kiểm tra liên kết nofollow nhanh hơn

add on “NoFollow Extentsion”

Khi cài add on này, những liên kết xuất hiện viền mờ đỏ, thì đó chính là những liên kết nofollow

link nofollow

4. Những liên kết nào thường có thuộc tính nofollow

Hiện nay trên 1 số trang web lớn, họ đều đặt thuộc tính rel=”nofollow” cho các liên kết trỏ ra ngoài như:

  • Youtube
  • Wikipedia
  • Reddit
  • Medium
  • Quora
  • Facebook

Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm khi nhận những liên kết trỏ về từ những website này về mà không phải lo lắng về vấn đề Google phạt.

5. Cách sử dụng thẻ rel=”nofollow” để tạo link nofollow trên website của bạn

Bước 1: Tạo 1 bài blog post như bình thường

Bước 2: Chọn phần văn bản mà bạn muốn chèn link, sau đó nhấn vào biểu tượng liên kết ở trên thanh công cụ

thêm đường dẫn vào bài viết

Bước 3: Chuyển sang chế độ HTML bằng cách chọn vào tab văn bản “Văn Bản”

chuyển sang tab văn bản

Bước 4: Tìm đến liên kết bạn cần gắn thuộc tính Nofollow

liên kết cần gắn thuộc tính nofollow

Bước 5: Thêm thẻ rel=”nofollow” vào giữa chữ a và href

6. Khi nào nên sử dụng thẻ rel=”nofollow” cho website của bạn

6.1. Nội dung không đáng tin cậy

Đó là những nội dung bạn không thể kiểm soát được hoặc không phải do bạn tạo ra bao gồm

  • Các bình luận trên bài post của bạn
  • Các diễn đàn thảo thuận có dẫn link về website của bạn

Trong các trường hợp này, để đảm bảo các link không ảnh hưởng tới tới thứ hạng website của bạn, bạn nên sử dụng thẻ rel=”nofollow”

6.2. Liên kết trả phí

để nofollow cho liên kết trả phí

Các liên kết trả phí là các liên kết quảng cáo được đặt trên website của bạn bao gồm

  • Quảng cáo Google Adsense
  • Affiliate Links

….

Google sẽ phạt các trang web nếu như không thêm thẻ rel=”nofollow” và các liên kết trả phí này

6.3. Ưu tiên thu thập dữ liệu từ Google Bot

Trong trường hợp này, khi đặt thẻ rel=”nofollow” sẽ giúp Google Bot thu thập dữ liệu được nhanh hơn.

Nói một cách đơn giản, nếu 1 trang web có 100 bài viết. Trong đó 40 bài viết không quan trọng đối với công cụ tìm kiếm. Còn 60 bài viết còn lại là quan trọng và bạn muốn Google Bot thu tập dữ liệu.

Bằng cách thêm thẻ rel=”nofollow” vào các liên kết nội bộ (internal link) của 40 bài viết không quan trọng kia. Bạn sẽ giúp Google Bot dễ dàng thu thập dữ liệu trong 60 bài viết quan trọng, điều này có thể giúp bạn Google đánh giá và xếp hạng bạn nhanh hơn trên trang kết quả tìm kiếm

6.4. Tránh những hình phạt từ Google

Một trong những lý do lớn nhất mà bạn cần sử dụng thẻ rel=”nofollow” là để tránh những hình phạt từ các công cụ tìm kiếm. Cụ thể, bạn sẽ bị phạt nếu không sử dụng thẻ rel=”nofollow” trong các trường hợp sau

  • Các liên kết trả phí
  • Các liên kết nghi vấn. Khi bạn bắt buộc phải để external link tới các trang web không uy tín để tăng trải nghiệm cho người dùng. Các trang web này có thể làm tụt thứ hạng của bạn. Và cách tốt nhất là đặt thẻ rel=”nofollow”
  • Các thông cáo báo chí

Việc sử dụng link nofollow không quá phức tạp, tuy nhiên bạn cần biết sử dụng nó đúng chỗ để tối ưu cho website của mình.

Tìm hiểu thêm: Entity SEO quan trọng như thế nào với website?

Chúc bạn áp dụng thành công những kiến thức chuyên sâu về thẻ rel=”nofollow” vừa chúng tôi giới thiệu.

Tham khảo khóa học SEO PPP để được update thường xuyên những kiến thức SEO mới nhất cũng như tìm hiểu chuyên sâu về quy trình dịch vụ SEO website tổng thể độc quyền của SEONGON.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN