Nên sử dụng Quảng cáo Google hay Quảng cáo Facebook?

Chia sẻ bài viết

I. Thế nào là Facebook Ads và Google Ads?

Facebook Ads là dịch vụ quảng cáo trực tuyến mà Facebook cung cấp cho các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp muốn truyền đạt những thông điệp như quảng cáo, ưu đãi khuyến mại, hình ảnh thương hiệu … đến với người dùng Facebook.

Google Ads là một dịch vụ thương mại mà Google cung cấp cho những đối tượng có nhu cầu quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu … của mình trên các nền tảng dịch vụ của Google. Người sử dụng dịch vụ Google Adwords cần trả tiền để mẫu quảng cáo được hiển thị hoặc được click vào. Quảng cáo sẽ xuất hiện ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trên các trang web thuộc mạng hiển thị của Google, thông qua việc lựa chọn từ khoá liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn.

Về cách thức tính phí: Cả hai nền tảng trên đều là nền tảng quảng cáo PPC (pay-per-click), đơn giản chỉ là đặt một số tiền cố định dựa trên chi phí muốn bỏ ra và bị tính tiền mỗi khi có ai đó bấm vào quảng cáo.

II. Quảng cáo Facebook và Quảng cáo Google có gì khác nhau?

  1. So sánh Paid Search vs Paid Social

Paid Search (Tìm kiếm có trả tiền) là một dạng của PPC (Pay-Per-Click) trong quảng cáo Google Ads, trả tiền cho những lượt tìm kiếm

Paid Search khác các hình thức quảng cáo trả tiền khác ở chỗ người dùng tìm kiếm thông qua các từ khóa. Và bạn cần trả tiền để có thể tiếp cận khách hàng. Thông thường, khách hàng tìm kiếm vì cần một cái gì đó. Chứ không phải tìm hiểu về doanh nghiệp bạn. Cách tốt nhất là làm khách hàng thấy bạn hiểu và giải quyết được những vấn đề của họ.

a. Google Display Network (GDN)

Quảng cáo Google Display Network (GDN) có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trong khi họ đang tìm kiếm thông tin trên các trang web ưa thích, cho bạn bè xem video trên YouTube, kiểm tra tài khoản Gmail hoặc khi họ đang sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Cách thức nhắm mục tiêu: 

  • Từ khóa: Cài đặt này cho phép bạn quyết định cách các từ khóa trong nhóm quảng cáo này sẽ được sử dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo.
  • Đối tượng: Với quảng cáo mạng hiển thị, bạn xác định được nhóm đối tượng mà quảng cáo sẽ xuất hiện ví dụ quảng cáo sẽ xuất hiện với những người đã truy cập vào trang web hoặc những người tìm từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn.
  • Nhân khẩu học: Bạn cần có bản điều tra nhân khẩu học về chân dung khách hàng sản phẩm, dịch vụ bạn hướng đến. Điều này sẽ giúp quảng cáo của bạn được hiển thị đúng đối tượng mục tiêu, gia tăng tỷ lệ clich chuột về trang đích, thêm quyết điịnh mua hàng
  • Chủ đề: Nhận định rõ ràng chủ đề nó sẽ ảnh hưởng đến nội dung hiển thị, thông điệp truyền tải trên quảng cáo GDN. 
  • Vị trí đặt: Xác định rõ vị trí đặt trên trang web mà bạn muốn banner hiển thị.
b. Youtube

Quảng cáo Video hiển thị (Youtube) có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trong khi họ xem video trên YouTube. 

Cách thức nhắm mục tiêu: tương tự với GDN

    • Các hình thức quảng cáo Youtube
      • True view in-stream (có thể bỏ qua quảng cáo sau 5s)
      • True view in-display
      • Masthead
      • Bumper Ads (6s không thể bỏ qua)
      • Discover
c. Google Shopping.

Google Shopping Ads là quảng cáo dựa trên 2 nền tảng: Google Ads và Google Merchant Center. Google Merchant Center là nơi chứa nguồn dữ liệu về sản phẩm của bạn. Google Ads là nơi mà chiến dịch Google Shopping của bạn vận hành, bạn có thể điều chỉnh chi phí, đấu giá và tối ưu quảng cáo dựa trên hành vi người dùng.

Định dạng Google Shopping giúp hiển thị cả hình ảnh và nội dung, giúp người dùng tìm kiếm có nhiều thông tin trực quan, dễ dàng đưa ra quyết định mua sản phẩm hơn.

Cách thức nhắm mục tiêu: Thông thường, quảng cáo Google Ads văn bản sẽ nhắm mục tiêu dựa vào từ khóa. Với Google Shopping, Google tự động nhắm sản phẩm của bạn đến tất cả các truy vấn liên quan.

Cách thức vận hành: Chiến dịch Google Shopping được thiết lập trên nền tảng Google Merchant Center. Tuy nhiên, bạn có thể xem sản phẩm, quản lý giá thầu, và tối ưu quảng cáo của mình trên Google Ads. Với Google Ads, bạn có thể xem các chỉ số về ngành để so sánh hiệu quả của quảng cáo với các đối thủ của mình (bao gồm tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trung bình, tỷ lệ hiển thị, giá thầu (CPC), v.v…).

B. Paid Social

Paid Social là hình thức tìm kiếm khách hàng thông qua địa điểm, sở thích, hành vi và nhân khẩu học được đo đạc từ người dùng của Facebook nằm trong khu vực mà bạn mong muốn hiển thị Quảng cáo.

So sánh Paid Search Paid Social
Giống nhau PPC (Pay Per Click)
Khác nhau
Từ khóa Địa điểm, sở thích, hành vi, nhân khẩu học
Khách hàng đã có nhu cầu Hiển thị đến tệp đối tượng có sẵn

2. So sánh các nơi có thể đặt quảng cáo của Facebook Ads và Google Ads

  • Facebook Ads
    • Chạy quảng cáo Facebook trên Bảng tin
    • Chạy quảng cáo trên Facebook Messenger
    • Chạy quảng cáo trên Instagram
  • Google Ads
    • Google tìm kiếm
    • Banner quảng cáo trên các trang báo mạng
    • Youtube
    • Ứng dụng di động, ứng dụng toàn cầu
   Facebook Ads      Google Ads
        Hiển thị Hiển thị + Tìm kiếm

3. So sánh số lượng người sử dụng của cả 2 nền tảng.

Facebook và Google luôn là 2 gã khổng lồ lớn trong thời đại Internet hiện nay.

Facebook là một nền tảng với hơn 1,28 tỉ người dùng tích cực hàng tháng. Mấu chốt trong việc phát triển mạnh của Facebook nằm ở những nỗ lực tích cực của công ty trong việc đưa sản phẩm của mình lên các nền tảng di động, một nước đi rất phù hợp trong bối cảnh người dùng trên thế giới đang dần rời xa máy tính và chuyển sang dùng smartphone hoặc tablet. Facebook đã tận dụng được xu hướng này và hi vọng rằng hãng có thể mô phỏng lại thành công của Google trên mảng di động.

Theo Internet Live Stats, cứ mỗi giây, có đến 400.000 lệnh tìm kiếm được gửi đến Google để quét tìm thông tin, và con số này lên đến gần 3,5 tỉ lượt trong một ngày. Với những số liệu như trên, có thể so sánh như cả thế giới mạng đều tìm dữ liệu và kiếm thông tin trên Google mỗi ngày, hay cứ mỗi khi bạn chớp mắt 3 giây là đã có đến 133.000 lượt tìm kiếm với Google. Đáng chú ý, 15% trong tổng số truy vấn mỗi ngày trên Google là những tìm kiếm mới, khác biệt hoàn toàn so với trước đó, cho thấy con người luôn phát triển, luôn có nhu cầu tìm hiểu vượt xa hơn nữa. Hiện, Google Search đang không ngừng nâng cấp ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như mở rộng phạm vi phục vụ lên đến hơn 150 ngôn ngữ cùng 190 tên miền. Google.com.vn là một trong số đó, gắn liền với người dân Việt Nam từ năm 2003, và là website được người Việt truy cập nhiều nhất.

4. Chi phí và ROI

Hiểu đúng bản chất của ROI, bạn sẽ đo lường được hiệu quả đồng vốn đầu tư của mình cho các chi phí như quảng cáo, chạy Adwords, hay chi phí marketing online khác.

Vì ROI dựa vào các chỉ số cụ thể, nên nó cũng là một thước đo rất cụ thể:

ROI = (Doanh thu – Chi phí)/Chi phí.

Vậy để đo lường ROI, bạn cần làm như thế nào?

  • Đo lường khả năng chuyển đổi.

Nếu bạn sử dụng Adwords và muốn đo lường ROI, bạn cần theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, việc này giúp bạn xác định được lợi nhuận trên mỗi từ khóa, giá thầu thấp hay cao, và từ đó xác định ROI chính xác.

  • Theo dõi và tối ưu dựa trên chi phí chi tiết.

Việc theo dõi chi phí theo từng ngày, từng tháng và note chúng lại giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn khi tính ROI, thay vì chỉ biết được cái nhìn bao quát, tỷ lệ ROI thấp hay cao, bạn sẽ biết được bạn đang gặp vướng mắc ở chỗ nào, sai lầm khi đầu tư lúc nào,… tất cả chỉ số đều vô cùng trực quan và cụ thể hoá bằng số liệu.

  • Đừng nhầm giữa doanh thu và lợi nhuận.

Bạn có thể có doanh thu cao ngất ngưởng, nhưng thậm chí có thể không có lãi. Bạn nên phân biệt rạch ròi giữa doanh thu và lợi nhuận, ROI liên quan đến lợi nhuận, vì vậy, hãy tính ROI với kết quả lợi nhuận thực.

5. Quyết định mua

Khi cần một thứ gì đó và có nhu cầu mua cụ thể, người ta có xu hướng search trên Google nhiều hơn là Facebook. Khi bạn quảng cáo trực tuyến với Google Ads, bạn sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo của mình đến đối tượng khách hàng phù hợp hoặc loại đi khách hàng không mong muốn. Phương pháp nhắm mục tiêu khác nhau sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay khi họ tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp bạn thu được lợi nhuận, bán được sản phẩm, dịch vụ để phát triển, mở rộng doanh nghiệp.

 Trong khi đó, nền tảng Facebook phù hợp với nhu cầu giải trí, thư giãn nhiều hơn là mua hàng. Vì vậy, công cụ quảng cáo Facebook sẽ giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu tốt hơn bằng việc hiển thị được hình ảnh và nội dung hấp dẫn.

6. Lựa chọn tập khách hàng

Cả hai hình thức Google Ads và Facebook Ads đều hướng đến sự chi tiết. Với Google, chi tiết được thể hiện ở việc nghiên cứu từ khóa phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, nhân khẩu học thể hiện được giới tính, độ tuổi, sở thích, …  Tuy nhiên, Facebook có phần chi tiết hơn bởi ngoài thể hiện tập khách hàng qua nhân khẩu học, Facebook còn nhắm tới được cả những mục tiêu kĩ hơn, ví dụ như trình độ học vấn, nghề nghiệp, hành vi sử dụng, … Vì vậy, Facebook dường như phù hợp hơn với những tập khách hàng nhỏ.

III. Vậy GOOGLE ADS và FACEBOOK ADS, đâu là kẻ thắng người thua?

Nói một cách đơn giản thì Facebook Ads nhằm vào sở thích và hành vi của khách hàng tiềm năng. Nhưng điều này không có nghĩa là họ đang, hoặc sẽ nghĩ đến việc mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Mặt khác, Google hướng đến người tiêu dùng đang thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn trong thời gian thực. Truyền thông Facebook giống như cuộc chạy đua đường trường, và nhận được một “Like” trên fanpage mới chỉ là bước đầu tiên. Sau đó, bạn phải đăng bài mới mỗi ngày, bởi vì chỉ có 15% lượng người theo dõi fanpage của bạn có cơ hội đọc được một bài đăng bất kì mà thôi. Tiếp nữa, bạn liên tục phải làm mới những chiến thuật tiếp cận khách hàng. Đến bước này, bạn sẽ “có cơ may” xây dựng được lòng tin từ phía họ. Và rồi dần dần bạn sẽ thấy sự chuyển biến. Còn Google sẽ dẫn khách hàng tới bước cuối cùng ngay khi họ đã quan tâm về sản phẩm của bạn.

Thông thường, PPC ads tốn kém hơn so với Facebook ads. Nhưng khi so sánh với lượng thời gian mà bạn phải dẫn dắt người theo dõi Facebook của bạn đến với các kênh bán hàng, Google rõ ràng là một lựa chọn sáng suốt hơn cả.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN