3 chỉ số giúp bạn quản lý quảng cáo Google Ads dễ dàng hơn
Chia sẻ bài viết

3 chỉ số giúp bạn quản lý quảng cáo Google Ads dễ dàng hơn

Chia sẻ bài viết

Chỉ số biểu hiện tình trạng hoạt động của chiến dịch quảng cáo Google Ads (trước đây là Google AdWords) mà bạn đang chạy. Việc hiểu rõ ý nghĩa cũng như công dụng của từng chỉ số sẽ giúp bạn nắm bắt được chất lượng quảng cáo của mình từ đó đưa ra phương án tối ưu, và nâng cao hiệu quả của quảng cáo, giúp bạn quản lý quảng cáo Google Ads dễ dàng hơn.

cách đọc chỉ số adwords 1 Người làm quảng cáo cần liên tục thực hiện tối ưu và quản lý nhiều chỉ số ràng buộc lẫn nhau

Hãy cùng SEONGON tìm hiểu về các chỉ số quan trọng nhất người làm Google Ads cần biết trong bài viết dưới đây:

1. Các chỉ số cơ bản của Google Ads

Để xem các chỉ số cơ bản, bạn làm như sau:

Truy cập vào trang đọc chỉ số của Google Ads 

Tại giao diện Google Ads, các bạn nhấp vào “Cột” > “Sửa đổi Cột”

màn hình hiển thị chỉ số Google Ads
Sử dụng chỉ số giúp quản lý chiến dịch quảng cáo Google Ads dễ dàng

Trong những chỉ số của Google Ads, SEONGON chọn ra 7 chỉ số sau để xếp vào nhóm cơ bản, đây là những chỉ số cần nắm rõ trước khi quan tâm các chỉ số khác   bao gồm:

Số nhập chuột (Click)

Là chỉ số cho biết lượng người nhấp vào quảng cáo của bạn thông qua kênh quảng cáo Google. Nhấp chuột được tính ngay cả khi người đó không tiếp cận được trang web của bạn hoặc nếu trang web của bạn tạm thời không có sẵn. Nhấp chuột có thể giúp bạn hiểu mức độ hấp dẫn của quảng cáo của mình đối với người xem. Có thể xem việc tăng nhấp chuột chính là tăng khách hàng mà mình tiếp cận được. Chỉ số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) được định nghĩa ở dưới và quyết định đến sự thành công quảng cáo của bạn.

Lượt hiển thị (Impression)

Cho biết tần suất quảng cáo của bạn được hiển thị. Hiển thị được tính mỗi khi quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trang web khác trên mạng quảng cáo của Google.

Trong một số trường hợp, chỉ một phần quảng cáo của bạn có thể được hiển thị.

Ví dụ: trong Google Maps,  có thể chỉ tên và vị trí doanh nghiệp của bạn hoặc chỉ tên doanh nghiệp và dòng đầu tiên của văn bản quảng cáo của bạn được hiển thị.

Số lần hiển thị cũng được dùng để tính tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Ngoài ra lượt hiển thị sẽ quyết định phần lớn hiệu quả của chiến dịch nếu mục tiêu của bạn là nâng cao nhận diện thương hiệu.

quảng cáo Google có thể hiển thị ở nhiều vị trí
Quản lý chỉ số quảng cáo Google cần kết hợp nhiều nguồn quảng cáo với nhau

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): (CTR = Click/Impression)

Thể hiện tần suất của người tìm kiếm thấy được quảng cáo của bạn và kết thúc bằng việc bấm vào quảng cáo. Chỉ số này được tính bằng % và rất quan trọng, vì nó có thể đánh giá quảng cáo của bạn đang hoạt động tốt như nào. Theo quy tắc chung, CTR trên Google dưới 1% cho thấy quảng cáo của bạn không được nhắm mục tiêu đến đối tượng có liên quan. CTR cao cho biết người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và nhấp vào đó nhiều. CTR có thể ảnh hưởng đến chi phí và vị trí quảng cáo của bạn. Bạn còn có thể sử dụng CTR để đánh giá từ khóa nào thành công và từ khóa nào cần được cải thiện. Từ khóa và quảng cáo càng liên quan với nhau và càng liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo sau khi tìm kiếm từ khóa ấy càng tăng.

chỉ số tỷ lệ nhấp chuột - CTR
Chỉ số CTR có thể ảnh hưởng đến chi phí và vị trí quảng cáo của bạn

CPC trung bình

Là số tiền trung bình thực tế bạn phải trả cho mỗi nhập chuột. CPC trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số nhấp chuột. CPC tối đa: là số tiền cao nhất mà bạn (Nhà quảng cáo) sẵn sàng trả cho mỗi nhấp chuột. Thông thường Google Ads sẽ không thu số tiền nhiều hơn so với CPC tối đa mà bạn đặt ra. Nhà quảng cáo thường rất quan tâm đến chỉ số liên quan đến CPC, nó sẽ quyết định ngân sách đưa ra cho mỗi chiến dịch.

Vị trí trung bình (Thứ hạng trung bình)

Giúp giải thích vị trí xếp hạng quảng cáo của bạn so với các quảng cáo khác. Ví dụ vị trí trung bình của bạn là 2,2 có nghĩa là: Trong 10 lần hiển thị quảng cáo của bạn sẽ có 8 lần đứng ở vị trí thứ 2 và 2 lần đứng ở vị trí thứ 3.

2. Các chỉ số cơ bản của Google Ads

Để xem các chỉ số nâng cao, đầu tiên bạn truy cập vào Trang đọc chỉ số nâng cao

Ở giao diện của Google Ads, bạn nhấp vào Cột > Sửa đổi cột > Chuyển đổi.

chỉ số quản lý google adwords nâng cao adwords 1
Do mục tiêu quảng cáo càng ngày càng phức tạp, nên cần phải đánh giá thêm các chỉ số khác, chúng tôi xếp 3 chỉ số sau vào nhóm nâng cao

Số chuyển đổi

Chuyển đổi xảy ra khi người nào đó nhấp vào quảng cáo của bạn và sau đó thực hiện hành động mà bạn đã xác định là có giá trị cho doanh nghiệp chẳng hạn như mua hàng trực tuyến hoặc gọi đến doanh nghiệp của bạn từ điện thoại di động. Tùy thuộc vào mục đích khi quảng cáo thì chuyển đổi có thể là các giá trị khác nhau. Ví dụ như số đơn đặt hàng qua Web, số người gọi điện thoại, số người điền vào Form đăng kí…. Nếu mục tiêu chiến dịch của bạn là Bán hàng thì đây chính là chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi.

Chi phí / chuyển đổi

Chi phí / chuyển đổi bằng tổng chi phí chia cho số chuyển đổi của chiến dịch.

Nó phản ánh số tiền bạn sẽ phải bỏ ra trong Google Ads để đạt được một chuyển đổi. Con số này càng thấp thì chiến dịch của bạn càng thành công.

Tỷ lệ chuyển đổi

Cho bạn biết tần suất trung bình mỗi lần tương tác dẫn đến chuyển đổi, được hiển thị dưới dạng phần trăm. Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng cách lấy số lượng chuyển đổi và chia cho tổng số nhấp chuột quảng cáo có thể được theo dõi thành chuyển đổi trong cùng một khoảng thời gian. Ví dụ: nếu bạn có 50 chuyển đổi từ 1.000 nhấp chuột, thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 5%, bởi vì 50 ÷ 1.000 = 5%.

Ngoài ra, để dễ dàng hơn trong việc quản lý và phân tích số liệu, bạn có thể tham khảo CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ CHO NGƯỜI LÀM GOOGLE ADS

Sử dụng theo dõi chuyển đổi trong tài khoản của bạn để đo lường tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng sử dụng số liệu này để giúp đưa ra các quyết định quảng cáo của bạn.

conversion rate
Ví dụ: nếu bạn có 50 chuyển đổi từ 1.000 nhấp chuột, thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 5%, bởi vì 50 ÷ 1.000 = 5%

3. Quản lý các chỉ số trên Google Analytics

Để xem được các chỉ số trên Google Analytics, đầu tiên các bạn cần liên kết tài khoản AdWords với tài khoản Google Analytics. Xem hướng dẫn TẠI ĐÂY

Nhấp vào “côt” > “Sửa đổi cột” > “Google Analytics”

chỉ số google analytics 1

Những chỉ số trong Google Analytics có thể giúp bạn phân tích hoạt động của khách hàng trên trang web của mình sau lần hiển thị hoặc nhấp vào quảng cáo. Thông tin này có thể cho biết lưu lượng truy cập trang web (Nguồn Traffic) hoặc doanh thu của bạn đến từ Ads là bao nhiêu, đồng thời giúp bạn cải thiện quảng cáo và trang web của mình. Trong những chỉ số của Google Analytics, bạn cần quan tâm những chỉ số sau đây:

Phiên

Phiên trong Google Analytics có ý nghĩa tương tự như một phiên chợ. Đấy là khoảng thời gian từ lúc người dùng bắt đầu vào website cho đến lúc người dùng thoát ra ngoài được coi là kết thúc một phiên. Trong một phiên có thể có nhiều hành động xảy ra như xem video, xem ảnh, xem các bài viết, ấn like,… được gọi chung là sự tương tác.Phiên là một chỉ số quan trọng xuất hiện ở tất cả các báo cáo. Số lượng phiên nhiều tức là đang có nhiều traffic truy cập vào website. Trong việc đánh giá chiến dịch Google Ads  có hiệu quả hay không, chỉ số Phiên gần như là chỉ số đầu tiên bạn nhìn vào để đánh giá số lượng người đã vào website.

quản lý quảng cáo google thông qua số phiên

Xem thêm: Cách tính số lượng phiên chuẩn – Google Support

Thời gian trung bình của phiên

bằng tổng thời lượng của tất cả các phiên tính bằng giây / số phiên . Bạn có thể sử dụng thời lượng phiên trung bình để đo lường chất lượng khách truy cập. Nếu thời gian trung bình phiên quá ngắn có thể phản ánh tốc độ tải trang chậm khiến cho người dùng click vào mẫu quảng cáo rồi thoát ngay, hoặc Website của bạn không đủ hấp dẫn để người dùng tương tác nhiều với trang đích….

Tỷ lệ thoát

Biểu thị phần trăm số người thoát khỏi website từ trang đó. Thoát trang tức là thoát hẳn ra ngoài website, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang có lẽ sẽ không có gì đáng phải quan tâm bởi người nào vào website rồi cũng sẽ phải thoát. Tuy nhiên, có những trang “đặc biệt” có tỷ lệ thoát cao là điều đáng phải lưu tâm. Những trang đặc biệt ở đây đó là những trang nằm trong quá trình mua hàng.(Landing Page) Thông thường, quá trình mua hàng có khoảng 2 đến 4 bước. Nếu khách hàng vì một lí do nào đó, thoát ngang chừng trong quá trình mua hàng, ví dụ tỷ lệ thoát rất nhiều ở trang thanh toán. Như vậy tỷ lệ thoát ở trang này sẽ không tốt và bạn cần khắc phục vấn đề sớm

Bạn xem thêm bài viết liên quan:

Hãy nhớ rằng nếu một chỉ số tách riêng biệt nó không đủ khả năng thể hiện rằng chiến dịch của bạn có thành công hay không. Muốn biết được chiến dịch quảng cáo Google Ads của mình đang đối mặt với vấn đề gì, cần thay đổi những yếu tố nào để tối ưu hóa hiệu quả.  Điều đó có nghĩa là bạn không chỉ xem xét giá mỗi chuyển đổi hay số lượt hiển thị. Thay vào đó, bạn nên xem xét các chỉ số phụ trực tiếp có liên quan đến chỉ số đó. Chi phí mỗi nhấp chuột (CPC) và tỷ lệ chuyển đổi sẽ ảnh hưởng đến những gì sẽ diễn ra với giá mỗi chuyển đổi của bạn, vì vậy, các chỉ số này nên được phân tích kĩ lưỡng.

Bạn cần hiểu được ỹ nghĩa của các chỉ số trên và mối liên hệ của chúng. Để đạt hiệu quả, bạn nên xác định mục tiêu của mình thật rõ ràng, thống nhất đối với tất cả các hoạt động, làm đích nhắm cho chiến dịch quảng cáo. Từ đó, việc theo dõi và phân tích các chỉ số sẽ không còn quá rắc rối.

Bài viết có tham khảo một số khái niệm từ https://support.google.com/.

*** Tìm hiểu thêm về dịch vụ chạy quảng cáo Google chuyên sâu của SEONGON tại đây:

quang-cao-google-by-SEONGON

Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia các khóa học quảng cáo Google Adwords nền tảng từ SEONGON Academy với những kiến thức tổng quan, hệ thống hóa chi tiết về Google Ads, giúp bạn tiến xa hơn sự nghiệp, kinh doanh.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN