CPM là một thuật ngữ quen thuộc mà hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu rõ khi thực hiện marketing online. Đây là hình thức quảng cáo phổ biến trên Facebook, Google, Instagram, Tiktok,… với cách triển khai đơn giản nhưng hiệu quả mang lại vô cùng vượt trội. Vậy CPM là gì? Làm như thế nào cải thiện chỉ số CPM trong quảng cáo? Hãy cùng SEONGON tìm hiểu chi tiết.
1. CPM là gì?
CPM (viết đầy đủ Cost Per Mille – Cost per 1000 impressions) là chi phí nhà quảng cáo bỏ ra cho mỗi một nghìn lượt hiển thị trên Google. Chỉ số này là hình thức phổ biến dùng để đo lường mức độ hiệu quả, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo.
Cụ thể, quảng cáo của bạn xuất hiện 1000 lần trên một trang web hoặc ứng dụng thì mỗi lần xuất hiện như vậy, khoản phí bạn phải chi trả sẽ gọi là CPM. Khoản phí này tính trên số lần quảng cáo của bạn tiếp cận được khách hàng thay vì số lần người dùng nhấp vào quảng cáo (như trong mô hình CPC).
2. Cách tính CPM
Việc nắm rõ công thức tính CPM là điều cần thiết để bạn có thể áp dụng chúng vào thực tế nhằm tối ưu hóa chi phí quảng cáo.
Công thức tính CPM: CPM = (Tổng chi phí quảng cáo / Tổng số lần hiển thị) x 1.000 |
Trong đó:
- Tổng chi phí quảng cáo là số tiền mà doanh nghiệp cần phải chi trả cho chiến dịch quảng cáo. Ví dụ, nếu bạn đầu tư 1.000.000 VNĐ để chạy quảng cáo trên Google thì số tiền này chính là “Tổng chi phí quảng cáo”.
- Tổng số lần hiển thị (Impressions) là số lần quảng cáo của doanh nghiệp tiếp cận được với người dùng. Ví dụ, nếu quảng cáo của doanh nghiệp được hiển thị với 100.000 lần trước màn hình của người dùng thì đây chính là “Tổng số lần hiển thị”.
- 1.000 là con số đại diện cho số lượng hiển thị cơ bản vì CPM tính chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo.
Ví dụ minh họa: Giả sử bạn chi 1.000.000 VNĐ để chạy quảng cáo về một khóa học của trung tâm dạy IELTS. Có tổng cộng 100.000 lần quảng cáo của bạn tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Lúc này, bạn có thể áp dụng công thức tính CPM như sau:
CPM = (1.000.000 / 100.000) x 1.000 = 10.000.
Tức là bạn đã chi 10.000 VNĐ cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo khóa học của mình. Với công thức này, bạn có thể dễ dàng tính toán, đánh giá mức độ hiệu quả và tối ưu hóa chi phí chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
3. Ưu – nhược điểm của CPM trong Marketing
Khi sử dụng CPM, luôn có những lợi ích và thách thức mà hình thức quảng cáo này mang lại. Bạn cần nắm rõ ưu – nhược điểm của CPM trước khi áp dụng chúng trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
3.1. Ưu điểm của CPM
- Dễ hiểu và dễ sử dụng: Việc sử dụng CPM không yêu cầu kiến thức phức tạp. Nhà quảng cáo có thể dễ dàng nắm bắt và áp dụng hơn so với nhiều loại đơn vị tính quảng cáo khác.
- Dễ dàng đo lường trong việc theo dõi số lần quảng cáo được hiển thị: Bạn có thể tính toán chính xác chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị và việc này sẽ giúp quá trình đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo tối ưu hơn.
- Phù hợp với mục tiêu xây dựng thương hiệu: Vì với CPM, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng độ nhận diện khi tiếp cận được nhiều đối tượng người dùng.
- Dự trù chi phí dễ dàng: Khi sử dụng CPM, công thức này xác định rõ ràng chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị và bạn dễ dàng lập kế hoạch ngân sách hơn cho chiến dịch quảng cáo.
3.2. Nhược điểm của CPM
- Khó đo lường được hành động của người dùng: CPM không thể đo lường được hành động của người xem quảng cáo và đây chính là hạn chế lớn nhất. Bạn không thể biết được họ có các hành vi tương tác như nhấp chuột, mua hàng không hay chỉ đơn giản là lướt qua hay theo dõi.
- Có thể lãng phí ngân sách: CPM có thể dẫn đến việc chi tiền cho những người không thực sự quan tâm đến doanh nghiệp nếu không được tối ưu hóa đúng cách.
- Cạnh tranh cao: CPM có thể rất cao trong một số ngành đặc thù vì sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Khi quá nhiều thương hiệu cùng chạy quảng cáo trên nền tảng về lĩnh vực nào đó, chi phí CPM sẽ tăng lên và gây tốn kém ngân sách cho doanh nghiệp.
- Khó đo lường ROI: CPM có thể sẽ phức tạp hơn so các mô hình khác, ví dụ như CPC (Cost per Click) trong việc tính toán ROI (Return on Investment – Lợi tức đầu tư). Nguyên nhân vì CPM chỉ đo lường lượt hiển thị đến người dùng mà không đo lường hành động. Về mặt tính toán lợi nhuận, điều này có thể trở nên khó khăn cho doanh nghiệp.
Tóm lại, CPM là lựa chọn lý tưởng nếu mục tiêu của bạn là nâng cao độ phũ của thương hiệu. Song, việc tối ưu hóa chiến dịch còn đòi hỏi bạn phải hiểu rõ cách hoạt động của CPM và điều chỉnh chiến lược một cách linh hoạt ngay khi cần.
4. Các tiêu chí đánh giá CPM là tốt
Trên thực tế, không có một con số cụ thể nào để đánh giá xem CPM bao nhiêu là tốt. Nguyên nhân vì có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến CPM. Để đánh giá CPM, bạn cần nắm rõ các tiêu chí sau đây.
4.1. Mục tiêu chiến dịch
Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo sẽ là “then chốt” quyết định cách doanh nghiệp đánh giá về chỉ số CPM.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Khi mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là làm cho thương hiệu được nhiều người biết đến hơn, CPM cao có thể chấp nhận được. Lúc này, quảng cáo tiếp cận càng nhiều người là càng tốt, kể cả chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị cao. Điều này đặc biệt có ích khi vừa ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới trên thị trường. Doanh nghiệp cần hiểu rằng việc tăng độ nhận diện thương hiệu không đi kèm với việc tăng doanh số ngay lập tức.
- Tối ưu hóa chuyển đổi: Nếu mục tiêu chính là thúc đẩy hành vi mua hàng hoặc đăng ký sử dụng sản phẩm/dịch vụ của người dùng, việc tối ưu hóa CPM trở nên phức tạp hơn. Lúc này, CPM chỉ hiệu quả nếu nó giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi và doanh nghiệp cần đảm bảo rằng chi phí cho mỗi chuyển đổi là hợp lý. Để tối ưu hóa CPM cho mục tiêu chuyển đổi, bạn cần kết hợp với các yếu tố khác về ngành nghề, đối tượng mục tiêu,…
4.2. Ngành nghề và đối tượng mục tiêu
- Ngành nghề cạnh tranh cao: Trong các ngành nghề có mức độ cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp thường sẵn sàng chi trả mức CPM cao hơn để tiếp cận tốt hơn với khách hàng. Điều này dẫn đến “cuộc chiến đấu thầu” gay gắt, đẩy giá CPM lên cao. Ví dụ, smartphone là ngành có mức CPM cao vì nhiều thương hiệu tham gia quảng cáo trên cùng một nền tảng. Tiêu biểu là Apple với iPhone, Samsung với Samsung Galaxy có mức độ cạnh tranh gay gắt trên toàn bộ nền tảng trực tuyến.
- Đối tượng mục tiêu: Nếu đối tượng bạn nhắm đến có thu nhập cao, CPM có thể sẽ cao hơn. Nguyên nhân vì nhóm đối tượng này thường ít nhưng có giá trị cao, chi phí quảng cáo để tiếp cận họ sẽ đắt hơn và ngược lại. Ví dụ, bất động sản cao cấp luôn là lĩnh vực yêu cầu CPM cao vì nhắm đến đối tượng có thu nhập cao.
4.3. Thời điểm trong năm
Vào các mùa cao điểm trong năm như Tết Nguyên Đán, Black Friday, Noel,… nhu cầu tiêu dùng tăng cao dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực. Để giành được sự chú ý của khách hàng, các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức CPM cao hơn để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của mình.
Ví dụ, Tết Nguyên Đán là mùa cao điểm mua sắm lớn nhất ở Việt Nam đối với nhiều ngành hàng như thực phẩm, thời trang, điện tử.. Những doanh nghiệp thuộc các ngành hàng này đều tăng cường chi tiêu quảng cáo để tận dụng cơ hội này với các chương trình sale như mua 1 tặng 1, giảm giá 50%, tặng quà tri ân,… Điều này dẫn đến CPM có thể tăng vọt đáng kể.
4.4. ROI (Return on Investment)
Cuối cùng, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá CPM là ROI (lợi tức đầu tư). Bạn cần xem xét liệu số tiền bỏ ra cho CPM có mang lại lợi nhuận tương ứng cho doanh nghiệp hay không. Nếu CPM quá cao nhưng không tạo ra chuyển đổi như kỳ vọng, chiến dịch quảng cáo có thể không thực sự hiệu quả.
Ví dụ, doanh nghiệp chi 20.000.000 đồng cho một chiến dịch quảng cáo với doanh thu 30.000.000 đồng. ROI của chiến dịch này sẽ là: (30.000.000 – 20.000.000)/20.000.000 = 50%. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã thu về lợi nhuận gấp 1,5 lần so với số tiền đã đầu tư vào quảng cáo, tức là đạt tỷ lệ ROI là 50%.
5. Cách tối ưu CPM cho chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Để tối ưu CPM, dưới đây là 7 phương án hiệu quả doanh nghiệp có thể tiếp cận.
5.1. Nhắm mục tiêu chính xác
Để chiến dịch quảng cáo với CPM đạt hiệu quả cao, việc nhắm mục tiêu chính xác là vô cùng quan trọng với 2 yếu tố chính là: Đối tượng mục tiêu và khu vực địa lý.
- Đối tượng mục tiêu: Doanh nghiệp nên dùng các công cụ xác định đối tượng tiềm năng dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi,… Việc cập nhật liên tục chân dung khách hàng cũng là điều cần thiết để đảm bảo độ chính xác cao trong việc tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Ví dụ, một shop thời trang nữ quảng cáo về sản phẩm áo dài tết cách tân trẻ trung. Mục tiêu nhắm đến của họ chính là phụ nữ từ 18 – 30 tuổi tại các thành phố lớn, quan tâm đến thời trang, thường xuyên mua sắm online và theo dõi các KOL trên Tiktok.
- Địa lý: Doanh nghiệp nhắm đến mục tiêu khu vực địa lý có tỷ lệ chuyển đổi cao để tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo. Ví dụ, một công ty chuyên dịch vụ tư vấn du học, định cư Úc sẽ tập trung đối tượng khách hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
5.2. Tối ưu nội dung quảng cáo
Nội dung quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc khiến khách hàng quan tâm, chú ý đến sản phẩm/dịch vụ, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi. Dưới đây là một số yếu tố hữu ích bạn nên tập trung để tối ưu hóa chúng.
- Tiêu đề hấp dẫn, ngắn gọn và rõ ràng sẽ thu hút đối tượng người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên sẽ làm tăng khả năng nhấp chuột vào quảng cáo. Ví dụ, thay vì tiêu đề “top 5 đôi giày chất lượng”, hãy đặt tiêu đề “5 đôi giày siêu bền với mẫu mã thịnh hành cho năm 2025.”
- Nội dung liên quan chặt chẽ với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cũng như khách hàng. Trong nội dung cần đảm bảo sự mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu và tạo kết nối mạnh mẽ với khách hàng.
- Hình ảnh/video chất lượng cao, sắc nét, bắt mắt sẽ gây sự chú ý đối với người dùng và tăng khả năng chuyển đổi cao hơn. Điều này giúp giảm CPM đáng kể cho chiến dịch quảng cáo.
- Lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng như “Mua ngay”, “Đăng ký ngay” sẽ thúc đẩy người dùng thực hiện hành động mong muốn của doanh nghiệp ngay lập tức, từ đó cải thiện hiệu quả chiến dịch.
5.3. Tăng điểm chất lượng quảng cáo
Trên các nền tảng như Google hay Facebook, điểm chất lượng quảng cáo ảnh hưởng khá lớn đến CPM. Những khía cạnh liên quan đến số điểm này bao gồm:
- Tối ưu hóa tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Các nền tảng Google và Facebook ưu tiên hiển thị những quảng cáo có CTR cao. Với CTR cao, bạn hoàn toàn không cần đầu tư quá nhiều cho CPM mà vẫn có nhiều lượt hiển thị. Do đó, việc tối ưu nội dung quảng cáo để thu hút nhiều nhấp chuột từ người dùng là thực sự cần thiết.
- Liên quan đến nội dung: Hãy đảm bảo nội dung quảng cáo phù hợp với khách hàng mục tiêu cũng như chủ đề, từ khóa bạn chọn. Khi quảng cáo đáp ứng tốt nhu cầu của người xem, nó sẽ được đánh giá cao hơn và từ đó giúp giảm CPM.
- Trải nghiệm trang đích (Landing Page): Nhanh chóng, dễ sử dụng và liên quan trực tiếp đến quảng cáo là những yếu tố Google và Facebook đánh giá cao Landing Page của bạn. Điều này không chỉ giúp tối ưu CPM mà còn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
3.4. Lựa chọn vị trí hiển thị
Một vị trí hiển thị chiến lược sẽ giúp quảng cáo của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều người dùng hơn, tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và giảm chi phí CPM.
- Vị trí chiến lược: Trong quảng cáo, vị trí nào có CTR cao hơn chứng tỏ hiệu quả quảng cáo tốt hơn. Có thể thấy rằng vị trí đầu trang là vị trí được người dùng chú ý nhất với CTR cao nhất. Tiếp đó đến vị trí giữa trang và vị trí cuối trang là ít được chú ý nhất. Còn các vị trí trong trang thường mang tính chất quảng cáo bổ sung, đòi hỏi sự nhập với nội dung một cách tự nhiên để không gây khó chịu cho người dùng.
- Tránh các vị trí kém hiệu quả: Doanh nghiệp cần hạn chế hiển thị quảng cáo ở những vị trí có tỷ lệ nhấp chuột thấp hoặc gây khó chịu cho người dùng. Ví dụ như dạng quảng cáo Popup với dạng cửa sổ bật lên. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu CPM và giảm thiểu chi phí dành cho quảng cáo.
5.5. Sử dụng định dạng quảng cáo phù hợp
Một số định dạng quảng cáo có CPM thấp hơn nhưng vẫn hiệu quả, bao gồm:
- Quảng cáo video ngắn: Video ngắn có khả năng thu hút sự chú ý của người dùng tốt hơn hình ảnh tĩnh, giúp tăng tỷ lệ xem và tương tác. Ngoài ra, video ngắn còn dễ dàng truyền tải thông điệp, câu chuyện thương hiệu và chạy trên nhiều nền tảng, bao gồm: Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube Shorts. Vì vậy, hãy thử nghiệm các dạng quảng cáo video ngắn để giảm CPM và tăng hiệu quả.
- Story Ads: Trên các nền tảng như Instagram hoặc Facebook, quảng cáo trên Story thường có CPM thấp nhưng hiệu quả cao. Nguyên nhân vì định dạng này dễ hòa nhập vào dòng thời gian của người dùng, mức độ tương tác cao vì người dùng có thể vuốt để xem các Story đề xuất tiếp theo.
5.6. Thử nghiệm A/B
Thử nghiệm A/B tạo ra nhiều phiên bản của một quảng cáo giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh mức độ hiệu quả của chúng để xác định phiên bản nào hiệu quả cao nhất với CPM thấp nhất.
- Nội dung: Thay đổi các khía cạnh về tiêu đề, hình ảnh/video để thử nghiệm xem cái nào thu hút người dùng hơn.
- Đối tượng mục tiêu: Nhận định nhóm đối tượng mang lại hiệu quả tối ưu nhất sau khi tiến hành thử nghiệm với các nhóm khác nhau. Ví dụ như các nhóm đối tượng khác về giới tính, độ tuổi,…
- Vị trí hiển thị: Thử nghiệm quảng cáo ở các vị trí khác nhau trên trang web hoặc ứng dụng như đầu trang, giữa trang, cuối trang hay trong trang để đánh giá liệu phiên bản nào sẽ giảm CPM xuống mức thấp nhất.
5.7. Theo dõi và thực hiện điều chỉnh thường xuyên
Theo dõi và điều chỉnh thường xuyên là việc không thể bỏ qua vì thuật toán luôn cập nhật, người dùng luôn thay đổi.
- Sử dụng công cụ phân tích để theo dõi CPM và các chỉ số liên quan như CTR, số lần hiển thị thường xuyên. Đi kèm đó, bạn cũng cần nắm rõ về tỷ lệ chuyển đổi để đánh giá hiệu quả chiến dịch.
- Tối ưu ngân sách: Hãy tìm cách tập trung ngân sách vào các chiến dịch hoặc quảng cáo có CPM thấp nhưng hiệu quả cao. Điều này nhằm mục đích tối ưu hóa chiến dịch và giảm thiểu chi phí không cần thiết.
6. So sánh CPM, CPA, CPC
CPM, CPA và CPC là ba mô hình tính toán chính được sử dụng khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trực tuyến đối với các doanh nghiệp hiện nay. Mỗi mô hình đều có ưu điểm và ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch quảng cáo.
6.1. Về định nghĩa
- CPM (Cost Per Mille) là phương pháp tính phí dựa trên số lần quảng cáo được hiển thị, với chi phí tính cho mỗi 1.000 lượt hiển thị. Mục tiêu của hình thức này nhằm tăng mức độ nhận diện của thương hiệu và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách rộng rãi. Ví dụ, Apple có thể sử dụng CPM để quảng cáo iPhone 16 vừa ra mắt trên các nền tảng Google, Facebook, Twitter, Instagram,… nhằm tăng cường độ phủ cho sản phẩm mới.
- CPC (Cost Per Click) là phương pháp tính phí dựa trên mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Mục tiêu nhằm tăng cường tương tác và lưu lượng truy cập vào website. Ví dụ, một trung tâm bán khóa học có thể sử dụng CPC để quảng cáo từ khóa “khóa học chữa mất gốc” trên Google Ads. Mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo và truy cập website, trung tâm sẽ phải trả một khoản phí nhất định.
- CPA (Cost Per Action) là phương pháp tính phí tính toán dựa trên hành động người dùng (bao gồm các hành động mua hàng, tải về ứng dụng hay sử dụng dịch vụ). Mục tiêu chính của hình thức này là tối ưu hóa chuyển đổi và đạt được ROI (Return on Investment) như mong muốn. Ví dụ, một trung tâm tiếng anh sử dụng CPA để quảng cáo khóa học đào tạo IELTS của mình. Chỉ khi có người đăng ký khóa học, công ty mới phải trả phí.
6.2. Về công thức tính
- Công thức tính CPM: (Chi phí tổng/ Số lượt hiển thị) x 1000. Ví dụ, nếu bạn chi trả 2.000.000 VNĐ để quảng cáo cho sản phẩm và nhận được 500.000 lượt hiển thị, CPM của bạn sẽ là: (2.000.000 / 500.000) x 1000 = 4000. Lúc này, 4000 chính là phí chi trả cho mỗi 1000 lượt quảng cáo xuất hiện trước mắt người dùng.
- Công thức tính CPC: Chi phí tổng/ Số lượt nhấp chuột. Ví dụ, nếu bạn chi trả 1.000.000 VNĐ và có 10.000 lượt nhấp chuột, CPC của bạn sẽ là: 1.000.000 / 10.000 = 10 VNĐ/lượt nhấp chuột.
- Công thức tính CPA: Chi phí tổng/ Số lượt hành động hoàn tất. Ví dụ, nếu bạn chi trả 10.000.000 VNĐ để quảng cáo cho khóa học và có 1000 khách hàng đăng ký học, CPA của bạn sẽ là: 10.000.000 /1000 = 1.000 đồng/một lượt đăng ký học thành công.
6.3. Bảng so sánh CPM, CPC và CPA
Chỉ số | Ý nghĩa | Ưu điểm | Nhược điểm | Phù hợp với |
CPM | Chi phí tính trên mỗi 1000 lần xuất hiện trước mắt người dùng | – Tăng độ nhận diện thương hiệu
– Dễ dàng đo lường mức độ tiếp cận |
Khó đo lường hiệu quả chuyển đổi | Chiến dịch nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu |
CPC | Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột | – Tập trung vào tương tác và lưu lượng truy cập
– Dễ đo lường hiệu quả tức thì |
Chi phí có thể cao nếu không tối ưu đúng cách | Chiến dịch với mục tiêu tăng traffic, lead generation |
CPA | Chi phí cho mỗi hành động cụ thể (đăng ký dịch vụ, mua sản phẩm,…) | – Đảm bảo chỉ số ROI, tối ưu hóa chi phí chuyển đổi.
– Tập trung vào mục tiêu cuối cùng là bán sản phẩm/dịch vụ |
Cần thời gian tối ưu liên tục và đòi hỏi cập nhật liên tục | Chiến dịch với mục tiêu tăng doanh số, lượt đăng ký tham gia,… |
7. Câu hỏi thường gặp về CPM
7.1. CPM cao hay thấp là tốt?
Không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi này bởi vì:
- CPM cao có thể chỉ ra rằng quảng cáo đang được hiển thị ở những vị trí đắc địa hoặc đối tượng mục tiêu của bạn có khả năng chi tiêu cao.
- CPM thấp lại có thể phản ánh việc quảng cáo không được hiển thị ở các vị trí tốt hoặc đối tượng mục tiêu có khả năng chi tiêu thấp.
Điều quan trọng là phải so sánh CPM của bạn với đối thủ cạnh tranh và xem xét mục tiêu của chiến dịch. Nếu đem lại hiệu quả tiếp cận tốt cho thương hiệu, CPM cao không nhất thiết là xấu.
7.2. CPM có ảnh hưởng gì đến ROI?
CPM chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể khi đánh giá về mức độ hiệu quả về chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Bạn cần phải kết hợp CPM với ROI (Return on Investment) để xác định xem liệu chiến dịch có mang lại lợi nhuận tốt hay không. CPM thấp không phải lúc nào cũng dẫn đến ROI cao. Nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp thì giảm CPM cũng không mang lại nhiều lợi ích.
7.3. Nên chọn CPM hay CPC?
Việc lựa chọn CPM hay CPC phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Nếu mục tiêu là tăng độ nhận diện thương hiệu, CPM là một lựa chọn tốt. Còn nếu mục tiêu là tăng lượt truy cập website, tạo ra các cơ hội chuyển đổi thì CPC sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.
7.4. CPM có ý nghĩa gì trong marketing?
CPM là chỉ số giúp đo lường chi phí để tiếp cận với một lượng lớn đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây là chỉ số quan trọng trong các chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu (brand awareness) hoặc quảng bá sản phẩm mới.
Như vậy, thông tin trên đã giải đáp rõ về CPM là gì, cách chỉ số này ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và những lưu ý quan trọng để tối ưu CPM một cách hiệu quả. Việc tối ưu CPM sẽ giúp gia tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo, mang lại kết quả vượt trội cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu bạn vẫn chưa xác định được kế hoạch sử dụng CPM phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ với SEONGON. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả, tối ưu CPM và đạt được những mục tiêu kinh doanh như mong muốn.
Với dịch vụ quảng cáo trên Facebook Ads và Google Ads cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và quy trình vận hành bài bản, SEONGON cam kết mang lại kết quả tốt nhất cho chiến dịch của bạn. Hãy gọi ngay hotline 090 1707 090 – 097 5155 856 để nhận tư vấn chi tiết và bắt đầu hành trình tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo ngay hôm nay!