Digital Marketing mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả những doanh nghiệp trong thời đại số. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách triển khai Digital Marketing một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp. Thường thì các Marketers sẽ tự mày mò, tìm hiểu qua tài liệu đầy rẫy trên mạng. Tuy nhiên hệ thống kiến thức chưa có dẫn chứng rõ ràng và còn mơ hồ khiến chính các bạn cũng không thể tự triển khai được bản kế hoạch Digital Marketing.
Trong bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn 7 bước chi tiết để lập kế hoạch Digital Marketing hiệu quả và tối ưu giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng cũng như tăng trưởng doanh thu. Hãy cùng theo dõi ở bài viết phía dưới nhé.
Tầm quan trọng của kế hoạch Digital Marketing với doanh nghiệp
Kế hoạch Digital Marketing là gì?
Kế hoạch Digital Marketing (hay kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số) là một tài liệu trong đó bạn vạch ra chiến lược các mục tiêu truyền thông trên các nền tảng số của mình, cũng như các bước bạn sẽ thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra.
Nếu bản kế hoạch Digital Marketing không được xác định rõ ràng về các chỉ số, mục tiêu hay các kênh truyền thông, bạn có thể sẽ lãng phí tiền bạc và không tạo ra những kết quả mong muốn. Với kế hoạch này, bạn cần sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận đồng thời vận dụng tất cả các kênh tiếp thị mà doanh nghiệp đang sở hữu để tạo ra một kết quả lớn.
Tại sao doanh nghiệp cần có kế hoạch Digital Marketing?
Theo Báo cáo Vietnam Digital Marketing Trends 2021, tốc độ tăng trưởng của Digital Marketing tại Việt Nam khoảng 20-30%, thậm chí có một số doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng 200-300% năm 2020.
Điều này ngầm chứng tỏ rằng Digital Marketing ngày càng trở nên quan trọng với doanh nghiệp Việt và công cụ đã chứng minh đang hiệu quả rõ rệt của mình.
3 lý do mà lập kế hoạch Digital Marketing hoàn chỉnh lại quan trọng với doanh nghiệp:
1 – Hiểu rõ khách hàng mục tiêu:
Khi bắt đầu kế hoạch, việc nghiên cứu khách hàng là công việc bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với những đối tượng khách hàng cụ thể bạn sẽ hiểu được hành vi của họ, qua đó truyền tải thông tin đúng và ấn tượng; hiểu rõ hơn nhu cầu khách hàng và chuẩn bị những nội dung phù hợp.
2 – Sử dụng nguồn lực hiệu quả:
Một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ giúp bạn dự kiến được những công việc mình phải làm, những khoản chi, số lượng nhân sự,… Từ đó, bạn sẽ quản lý và sử dụng nguồn lực hữu ích nhất.
3 – Hướng đi rõ ràng, tránh tình trạng mất phương hướng:
Vì bản kế hoạch không chỉ riêng phòng Marketing triển khai, mà là tất cả các phòng ban trong công ty đều phải phối hợp một cách chính xác. Công việc của mỗi phòng ban hay mỗi cá nhân đều có sự quan trọng ngang nhau, vậy nên việc có một bản kế hoạch, các bước rõ ràng thì sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trên con đường chinh phục những mục tiêu truyền thông hay doanh số.
Phân biệt Kế hoạch Digital Marketing và Chiến lược Digital Marketing
Trước hết, chúng ta cần làm rõ giữa hai khái niệm kế hoạch và chiến lược, bởi mỗi khái niệm có những cách thức vận hành khác nhau mà phải tuân thủ đúng như bản chất của chúng.
Henry Mintzberg – đứng đầu một trường phái chiến lược đã phát triển – coi chiến lược không giống như một quá trình lập kế hoạch, mà là một quá trình tiến hóa của phương pháp thử và sai, học hỏi và thích nghi.
Hiểu rõ và hiểu đúng sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất của chúng và giúp quá trình lập kế hoạch Digital Marketing một cách trong sáng và minh bạch hơn.
Kế hoạch Digital Marketing | Chiến lược Digital Marketing | |
Bản chất | Gồm thời gian và những công việc đưa bạn đến mục tiêu cuối cùng. | Là cách thức tiếp cận của bạn để đạt được lợi thế cạnh tranh |
Mục đích | Mô tả về thời gian và cách thức mà bạn sẽ hoàn thành các mục tiêu. | Nắm bắt các mục tiêu hay những điều cần xảy ra để sản phẩm/dịch vụ của bạn tiếp cận đúng khách hàng và hoạt động tốt trên thị trường. |
Thời điểm | Được lập sau khi doanh nghiệp đã xác định rõ chiến lược tiếp thị mới. Một chiến lược thì bạn có thể có nhiều kế hoạch trong đó. Mỗi kế hoạch cần có những deadline nhất định để hoàn thành. | Được tạo trước khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới, trước một quý hay một năm,… |
Thành phần |
|
|
Chiến lược và kế hoạch luôn hoạt động song song với nhau, mọi mục tiêu tiêu thị mà chiến lược bạn đưa ra phải được giải quyết bằng những kế hoạch cụ thể.
7 bước lập kế hoạch Digital Marketing cụ thể & hiệu quả
Quay trở lại câu hỏi “Lập kế hoạch Digital Marketing hiệu quả”, sau đây SEONGON sẽ giới thiệu cho bạn 7 bước cụ thể để lập kế hoạch Digital Marketing
Bước 1: Phân tích sản phẩm & thương hiệu
Bước đầu tiên cũng là nền tảng cho kế hoạch Digital Marketing là bạn phải hiểu chính thương hiệu & sản phẩm của mình.
- Với thương hiệu
Nếu bạn là một nhân sự mới chưa có hiểu biết quá rõ về thương hiệu, thì bạn có thể dùng mô hình SWOT để phân tích:
Mô hình SWOT cung cấp cho bạn bảng thông tin tổng thể nhất về doanh nghiệp của mình dựa trên 4 yếu tố phân tích:
- S – Strengths (Điểm mạnh): Liệt kê tất cả những lợi thế chính mà bạn làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Thời gian vận chuyển nội thành chỉ trong 1 ngày. Hoặc máy móc dây chuyền hiện đại hơn. Cũng có thể là được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao,…
- W – Weaknesses (Điểm yếu): Điều gì khiến bạn không thể bán được hàng? Bạn kém đối thủ cạnh tranh ở điểm nào? Ví dụ: Có thể là đối thủ nổi trội hơn trên TikTok, hoặc nhân sự bán hàng của bạn chưa có nhiều kinh nghiệm,…
- O – Opportunities (Cơ hội): Khi từ những điểm mạnh bạn mới liệt kê, dựa theo xu hướng của thị trường, hãy tự hỏi xem doanh nghiệp mình có thể tận dụng điều gì. Ví dụ: Gen Z ngày càng thích xem TikTok, với điểm mạnh là đội ngũ nhân sự trẻ trung, doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể xây dựng nội dung TikTok tiếp cận dễ dàng với đối tượng GenZ.
- T – Threats (Thách thức): Đi kèm với những điểm yếu là những thách thức mà doanh nghiệp bạn cần đối diện. Đối thủ cạnh tranh có thể đánh cắp thị phần? Có bất kỳ trở ngại nào cản trở tăng trưởng kinh doanh không? Ví dụ: Với nhân sự chưa được đào tạo bài bản, tỷ lệ khách chốt đơn tăng lên đáng kể.
Kế hoạch Digital Marketing của bạn phải tập trung khai thác những điểm mạnh, đồng thời giảm thiểu điểm yếu, hướng tới cơ hội và chủ động tránh các mối đe dọa tiềm ẩn. Thường thì mục tiêu chính của doanh nghiệp sẽ hướng về vấn đề lợi nhuận.
- Nghiên cứu sản phẩm
Bạn cũng áp dụng mô hình SWOT cho sản phẩm của mình để tìm ra điểm khác biệt và lợi thế so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Sau khi áp dụng mô hình SWOT để hiểu tổng quan thì bạn phân tích sản phẩm chi tiết qua 3 tầng:
- Thành phần, cấu tạo, cơ chế hoạt động: Những vật liệu, chất liệu, thành phần tạo nên hình thù của sản phẩm hoàn thiện. Ví dụ: Cấu tạo chiếc bàn gồm có mặt bàn làm bằng gỗ hương, phần chân làm bằng 4 thanh thép, ngoài ra còn phần 4 thanh chắn ngang được làm bằng 4 thanh thép….
- Tính năng: Những thứ mà sản phẩm của bạn làm được. Ví dụ: Tính năng chiếc Smartphone là quay phim, chụp ảnh, liên lạc, tra cứu thông tin,…
- Lợi ích: Những thứ mà khách hàng muốn sử dụng sản phẩm hay là động lực mà khiến khách hàng mong muốn sở hữu. Ví dụ: Chiếc máy hút bụi thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian lau nhà, có thêm thời gian chăm sóc gia đình,…
Hiểu rõ sản phẩm của bạn là điều kiên quyết để bạn dành được lợi thế cạnh tranh trong thị trường. |
---|
Đó là 3 tầng giá trị bên trong của sản phẩm, SEONGON xin gửi bạn bộ câu hỏi để phân tích tối đa hơn nữa sản phẩm của thương hiệu:
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng giúp doanh nghiệp để đưa ra những định hướng dài hạn cho doanh nghiệp. Đây cũng là cách doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giống y như bạn đang phân tích sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT nói trên, hoặc là bộ 16 câu hỏi phân tích sản phẩm để phân tích đối thủ của mình.
Ngoài ra, để cho quá trình phân tích được thực tế hơn, hãy tận dụng những công cụ phân tích đối thủ mà các nền tảng hỗ trợ như:
Công cụ phân tích Fanpage đối thủ:
- Facebook Insights: Facebook Insights sẽ cung cấp cho bạn số liệu chi tiết về các bài viết và mức độ tương tác của chúng. Trong đó bao gồm các dữ liệu về khách hàng của bạn bao gồm cả nhân khẩu học và vị trí địa lý. Từ đó, bạn sẽ hiểu được những nội dung thu hút khách hàng. Link: tại đây
- Facebook “Info and Ads”: Công cụ sẽ giúp bạn biết được đối thủ đang chạy những bài quảng cáo với nội dung như thế nào, hình ảnh hay câu chữ họ dùng cho bài quảng cáo ra sao. Từ đó, bạn sẽ biết cách tối ưu quảng cáo của mình sao cho hiệu quả. Link: tại đây
- Fanpage Karma: Công cụ không chỉ giúp bạn phân tích fanpage của bạn mà cũng sẽ giúp bạn phân tích những trang của đối thủ để đưa ra những bảng so sánh về chỉ số. Link: tại đây
- Ngoài những công cụ phổ biến trên, bạn có thể dùng các công cụ miễn phí khác như: Tổng quan về fanpage (Sociograph); Phân tích KOLs, người ảnh hưởng (Klear);…
Công cụ nghiên cứu website đối thủ:
- Tag Assistant: Google Tag Assistant (GTA) là một tiện ích mở rộng của trình duyệt Google Chrome do Google phát triển. GTA cho phép người dùng kiểm tra xem đối thủ đã cài các đoạn mã theo dõi của Google có trên website: Google Analytics, Google AdWords Remarketing, Google Tag Manager, AdWords Conversion Tracking Link tải: tại đây
- Facebook Pixel Helper: Pixel Facebook giúp người dùng đo lường và tối ưu hóa người dùng vào website của bạn. Link tại đây
- Web Developer: Là công cụ giúp SEOer để có thể kiểm tra Heading, thẻ Alt ảnh… và một số yếu tố quan trọng của website: Link tại đây
- Seoquake: SEOquake là công cụ phổ biến nhất khi làm SEO. SEOquake là công cụ giúp người làm nghề SEO trong SEO Onpage (tối ưu hóa trên website). Link tại đây
Có thể bạn quan tâm: Cách nhận diện và phân tích đối thủ SEO
Bước 3: Phân tích khách hàng mục tiêu
Tiếp theo trong lập kế hoạch Digital Marketing thì bước phân tích khách hàng mục tiêu là không thể thiếu. Khách hàng mục tiêu là tất cả những đối tượng mà bạn sẽ phải hướng tới để cung cấp nội dung, để truyền thông. Xác định chính xác những đối tượng này không chỉ giúp bạn có hướng đi đúng đắn trong bản kế hoạch của mình mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được ngân sách lớn.
Có rất nhiều mô hình giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân tích khách hàng, mục tiêu của việc này là bạn phải phân tích tối đa những thông tin từ khách hàng, từ đó bạn sẽ hình dung ra cách để truyền thông tới họ.
Mô hình 3W 1H sẽ là ví dụ cho bạn về cách phân tích khách hàng mục tiêu. Mô hình này tập trung vào 3 câu hỏi chính đó chính là: Who, What, Why
- Who: Khách hàng là ai?
Tại câu hỏi này, bạn hãy dùng những cụ từ ngắn mô tả khách hàng của mình, hãy chi tiết những đối tượng này thì càng tốt.
Ví dụ: Đối tượng khách hàng của SEONGON sẽ là: Chủ doanh nghiệp đang muốn triển khai SEO tổng thể; Các SEOer mới vào nghề; Giám đốc, quản lý đội Marketing;…
- What
Hãy liệt kê ra toàn bộ các sở thích chung của nhóm đối tượng vừa mới liệt kê ở phía bên trên, cho dù sở thích đó có liên quan tới sản phẩm/dịch vụ hay không.
Ví dụ (Lấy ví dụ luôn những đối tượng trên): Thích cập nhật những công cụ, thủ thuật mới của Google; Đi học để nâng cao kiến thức, kỹ năng; Ngồi cafe chém gió về công ty;…
- Why
Tại bước này, bạn hãy liệt kê ra tất cả những lý do mà khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, và ngược lại.
Ví dụ: Khách hàng lựa chọn dịch vụ SEO TOP của SEONGON vì: Uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả về chuyển đổi, tối ưu chi phí,…
Sau khi liệt kê được đầy đủ những câu trả lời của 3W, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về khách hàng mục tiêu, từ đó dựa vào 3W mà bạn có thể đưa ra được bước là H (How) cho kế hoạch của mình.
Bước 4: Thiết lập mục tiêu cho kế hoạch
Mục tiêu là cách xác định kế hoạch của bạn có đang đi đúng hướng hay không. Dù là mục tiêu lớn hay mục tiêu nhỏ, bạn vẫn cần xác định chúng một cách thông minh, cụ thể và có thời gian chính xác cho chúng.
Điển hình của việc xác định mục tiêu đó chính là mô hình SMART, bạn có thể kiểm chứng kế hoạch của mình có đang đi đúng hướng hay không thông qua mô hình này với các chỉ tiêu như:
- Mục tiêu cụ thể
- Có thể đo lường được
- Mang tính khả thi
- Phù hợp với tình hình
- Có thời gian cụ thể
Ví dụ: Mục tiêu sai: Fanpage sẽ tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Mục tiêu chuẩn mô hình SMART: Với tốc độ tăng trưởng hiện tại của fanpage là khoảng 2000 lượt tiếp cận mới vào tháng 3, dự kiến fanpage quý tới sẽ tiếp cận hơn với 8000 khách hàng mới trong quý II. (Mục tiêu thách thức)
Bước 5: Xác định và lên chiến lược cụ thể cho các kênh truyền thông
Sau khi đã xác định rõ những mục tiêu trong chiến dịch của mình, việc của bạn bây giờ đó sẽ là thực hiện chúng ở đâu và như thế nào. Với mỗi mục tiêu Digital Marketing khác nhau sẽ có những chiến lược thực hiện khác nhau.
Các hình thức Digital Marketing mà bạn có thể sử dụng trong chiến dịch:
- SEO (Tối ưu công cụ tìm kiếm)
- PPC (Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột)
- Social Media
- Influencer
- Email Marketing
Với mỗi mục tiêu, bạn sẽ có những hình thức Digital Marketing phù hợp để giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn. Nhiệm vụ của bạn sẽ là kết hợp nhuần nhuyễn chúng để thực hiện tối đa mục tiêu của mình.
Thị trường ngày càng đông đúc, bạn cần phải làm nội dung chất lượng hơn đối thủ để chiếm được sự chú ý từ khách hàng. Dù bạn làm gì khi quảng bá nội dung, thì hãy luôn nhớ là cung cấp nội dung trung thực, và thật là giá trị đối với khách hàng và cả thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 bước lập kế hoạch quảng cáo trên facebook hiệu quả
- 7 kênh Digital Marketing phù hợp để tăng nhận biết thương hiệu
Bước 6: Thiết lập ngân sách
Thiết lập ngân sách là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch Digital Marketing. Bạn phải biết doanh nghiệp có thể chi trả bao nhiêu cho kế hoạch này của mình. Khi có con số cụ thể, bạn sẽ ước tính được mình phân bổ như thế nào cho đúng nhiệm vụ, mục đích của từng kênh truyền thông.
Đọc thêm: 8 phương pháp tiết kiệm chi phí trong Digital Marketing
Bước 7: Đo lường, đánh giá & tối ưu
Để biết kế hoạch cho thành công hay không, chúng ta phải biết cách đo lường kết quả. Bạn có thể đặt ra các chỉ số KPI cho bản kế hoạch của mình. Việc bạn cần làm chỉ là so sánh các chỉ số KPI với thời gian và bạn đã đặt ra cho từng hạng mục. Đối chiếu xem bạn đã đạt được những chỉ tiêu nào, chỉ tiêu nào còn thiếu sót, tại sao lại thiếu sót và làm cách nào để cải thiện chúng.
Nếu kế hoạch của bạn đang đi đúng hướng hay KPI bạn đặt ra đúng như kỳ vọng thì xin chúc mừng. Còn nếu KPI đang thấp hơn dự định ban đầu, bạn hãy xem xét lại từng bước trong quá trình, để xem bản kế hoạch đang gặp vấn đề ở đâu. Từ đó, hãy dựa vào lý do đó mà tìm ra cách khắc phục kịp thời, để cho kế hoạch đạt được mục tiêu cuối cùng.
Kế hoạch Digital Marketing mẫu – Trở thành Top Of Mind thị trường nhờ mô hình Launching
Để cho các bạn hình dung rõ hơn về một bản kế hoạch Digital Marketing, SEONGON qua kinh nghiệm thực thi các dự án lớn như Vinhomes, Owen, Elines,… và gần đây là sự thành công của Richy Karo thành Top Of Mind của thị trường. SEONGON sẽ phân tích kế hoạch Digital Marketing về Karo qua mô hình độc quyền tại SEONGON được gọi là mô hình Launching. Mô hình không những giúp Karo trở thành Top Of Mind của thị trường mà sản phẩm Karo trở thành mặt hàng bán chạy nhất TMĐT, “cháy hàng” trên mọi mặt trận.
Richy Karo là một thương hiệu bánh ăn liền đang làm mưa làm gió trên thị trường gần đây. Karo xuất hiện khắp ở các siêu thị Vinmart to nhỏ, Coopmart hay Bách Hóa Xanh,… Trước khi thành công như vậy, Karo chưa hề có một chiến dịch ra mắt thị trường, cả kênh Online lẫn Offline hầu như chưa có người dùng biết tới.
Với mục tiêu là phủ thương hiệu trên khắp các mặt trận truyền thông, SEONGON nhận thấy Launching là lời giải cho bài toán khó khăn này.
Sau bước phân tích thị trường, phân tích khách hàng và các đối thủ, SEONGON xây dựng kế hoạch theo 3 giai đoạn cụ thể: Nhận biết, khuếch đại, yêu thích.
Mỗi giai đoạn, SEONGON lại dùng những kênh truyền thông khác nhau để thực hiện mục đích “Top Of Mind” thị trường.
Ví dụ với giai đoạn nhận biết: Mục tiêu cho giai đoạn này là gây sự tò mò về thương hiệu, nêu nổi bật đặc tính sản phẩm. Vì thế, SEONGON tập trung nội dung vào các công cụ như Youtube Bumper + Trueview, PR, Minigame Facebook, GDN, Remarketing, Facebook.
Để mô hình Launching diễn ra đúng theo kế hoạch, SEONGON luôn túc trực các chỉ số để kịp thời ứng biến khi mục tiêu đi chệch hướng, duy trì truyền thông trên các mặt trận đều đặn.
Sau hơn 2 tháng triển khai, SEONGON đã thành công đưa Karo trở thành thương hiệu Top Of Mind với lượt tìm kiếm tăng 750%, hiển thị gần 40 triệu người, và đặc biệt là Karo trở thành sản phẩm có doanh thu top 1 trên Tiki.
Đọc chi tiết bài viết: Mô hình launching – Cách nhanh nhất để trở thành Top Of Mind trong ngành
Tổng kết
Như vậy, với một kế hoạch Digital Marketing thành công, không chỉ cần doanh nghiệp đưa ra hướng đi đúng đắn, mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phân bổ nguồn lực đúng thời điểm.
Trên đây là 7 bước cơ bản để lập kế hoạch Digital Marketing hoàn chỉnh. Tùy vào mỗi ngành nghề và mỗi sản phẩm thì sẽ các bước sẽ có những mục tiêu, đối tượng, ngân sách khác nhau.
Người dùng thay đổi hàng ngày, việc liên tục theo dõi kế hoạch và điều chỉnh từng bước sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu của bạn.
Nếu bạn muốn theo đuổi và thành công trong sự nghiệp Digital Marketing thì bài viết sau sẽ giúp ích cho bạn: