Click ảo Google gia tăng và biện pháp khắc phục
Chia sẻ bài viết

Click ảo Google gia tăng và biện pháp khắc phục

Chia sẻ bài viết

(Bài này khá dài đó, bạn nên đọc trên máy tính)

Mình viết bài này bởi có một thực tế rằng “nạn click ảo trong Quảng cáo Google” đang gia tăng. Điều này dựa trên phản ánh của nhiều khách hàng, học viên và cộng đồng.

Mình dùng từ “click ảo” vì mọi người thích gọi nó như thế, nhưng đọc hết bài bạn sẽ thấy nó không hoàn toàn là “click ảo”

Mình viết khá nhiều về chủ đề này nên có thể bạn sẽ rối rắm khi cố đọc hết các bài (Xem “Phần cuối” mà lúc trước mình đã viết).

Trong bài “cuối của cuôi” này, sẽ viết về các vấn đề sau:

  1. Phân loại “click ảo”.
  2. Thực trạng và diễn biến “click ảo” click ảo” tại Việt Nam.
  3. Cách hạn chế “click ảo”

Trước khi đọc, mình có câu này:

Nếu công việc kinh doanh của bạn bị suy giảm nghiêm trọng vì “click ảo” thì bạn có một vấn đề nghiêm trọng hơn cả “click ảo’: bạn và công việc kinh doanh của bạn lệ thuộc vào “click thật” của Google. Theo mình điều này còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nhìn nhé, có vẻ như chỉ một số ít người, trong đó có bạn là quan tâm tới “click ảo”, rất ít người đi tìm hiểu về mấy vấn đề này.

Số liệu tìm kiếm về click ảo

1. Phân loại “click ảo”

Loại 1: “Click ảo” là có thật

Google gọi đó là những Nhấp chuột không hợp lệ. Bạn có thể kiểm tra chúng như hình sau ở cấp độ chiến dịch (thú thực nếu bạn không hiểu hình đó như thế nào thì bạn nên đi học 1 khoá chứ tự tìm hiểu là tốn thêm rất nhiều cho tới lúc hiểu đúng về Adwords)

bật cột nhấp chuột không hợp lệ

Số liệu trông sẽ như thế này:

thống kê click ảo google

Nếu tỉ lệ nhấp chuột không hợp lệ lớn hơn 5% thì có lẽ ngành của bạn có những người cố tình làm hại nhau bằng cách click cho đối thủ tốn tiền.

(Lưu ý: thống kê những nhấp chuột này đã được Google loại bỏ và không tính tiền)

Chúng thường là:

  • Ai đó click vào quảng cáo 2 lần, đôi khi là chẳng may chứ không cố ý.
  • Đối thủ cố tình click nhiều lần. Điều này Google không giải thích, mình nghĩ để tránh bị lách luật, có thể suy ra là 1 địa chỉ IP click nhiều lần trong ngày hoặc click xong vào website và ra ngay mà không có hành vi giống như một khách hàng thông thường (đọc kỹ hơn, lướt chuột nhiều hơn).
  • Tự click chuột vào banner của mình để tăng lợi nhuận từ quảng cáo Adsense (banner), vấn đề này không liên quan đến quảng cáo tìm kiếm.
  • Dùng phần mềm (Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện này, một số phần mềm sử dụng tại Việt Nam, không rõ do Việt Nam làm ra hay mua từ nước ngoài, đang qua mặt được Google. Cá biệt có những khách hàng của SEONGON chịu tình cảnh này tới 2 3 tháng mới chấm dứt. Thông thường thì Google sớm phát hiện ra và xử lý được các loại phần mềm)
  • Các nhà quảng cáo tự click vào mình để tăng CTR (Việc này ít khi chúng ta làm!).
  • Một người được thuê để click,
  • Một nhóm tập hợp với nhau để click,
  • Các máy tính nhiễm virus bị điều khiển để click,

Loại 2: Bạn tự tưởng tượng ra mà thôi.

Nếu việc kiểm tra như trên không có số lượng đáng kể về số nhấp chuột không hợp lệ, có 2 lý do:

  • Có thể do Google chưa lọc được, những phần mềm “xịn” gần đây đúng là qua mặt được Google trong ngắn hạn, vì vậy nên kiểm tra dữ liệu nhấp chuột không hợp lệ trong quãng thời gian ít nhất là 7 ngày, dữ liệu trong 1 2 ngày không đủ ý nghĩa thống kê.
  • Thực ra không có nhấp chuột không hợp lệ, mọi việc do bạn “tưởng tượng” ra. Chính vì vậy khi nhắc tới, mình luôn viết “Click ảo” trong ngoặc kép, vì Google không có thuật ngữ này (Click thật nhưng chẳng may click nhầm thành 2 lần thì Google vẫn loại ra, chứ không chỉ có click cố tình mới loại) và đa số là do chúng ta đổ lỗi người khác cố tình click quảng cáo của mình khi hiệu quả kinh doanh bị sụt giảm. Chúng ta LUÔN ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI KHÁC

Để chắc chắn không phải do chúng ta tưởng tượng, hãy kiểm tra lại một lần nữa cho chắc ăn bằng cách:

  • Kiểm tra IP truy cập website bằng www.histats.com xem có nhiều IP trùng nhau không.
  • So sánh dữ liệu Click Adwords và Session của Analytics xem có sự chênh lệch đáng kể nào không. Rất khó để nói phiên nhiều hay phiên ít là hệ quả của việc đối thủ click, nhưng sự chênh lệch lớn là một dấu hiệu cho thấy sự bất thường. (Giả sử có sự chênh lệch lớn, vấn đề sẽ phức tạp hơn vì bạn phải đi tìm nguyên nhân của việc này, không hẳn nó là do click từ đối thủ đâu)

Bạn cần liên kết tài khoản Adwords và tài khoản Analytics hoặc sử dụng UTM để đo đạc chính xác số liệu traffic đến từ Google Adwords.

Giả thiết mọi thứ bình thường, thì 99% sự sụt giảm hiệu quả không phải do đối thủ cố tình click (Do bạn tưởng tượng ra mà thôi).

2. Thực trạng và diễn biến “click ảo” tại Việt Nam

Thống kê trên số lượng 2000 tài khoản trong 2 năm cho thấy góc nhìn tổng quan:

  • Thống kê nhấp chuột không hợp lệ và tỷ lệ nhấp chuột không hợp lệ trong gần 2 năm:

Screen Shot 2016-03-14 at 23.53.56

  • Thống kê nhấp chuột không hợp lệ và tỷ lệ nhấp chuột không hợp lệ 6 tháng gần đây:

Tỉ lệ nhấp chuột không hợp lệ 6 tháng

Như vậy tỉ lệ nhấp chuột dao động từ khoảng 11% đến khoảng 27%, trung hình là 20%. Thống kê này không hoàn toàn đại diện cho Việt Nam bởi SEONGON có 1 số khách hàng rất lớn thuộc một số ngành đặc thù có tỉ lệ nhấp chuột không hợp lệ khá cao. Trung bình có thể chấp nhận được ở mỗi ngành là khoảng 10%.

(Hình ảnh thứ 2 có đoạn đầu thấp, mình nghĩ do ảnh hưởng của Tết)

Thống kê “click ảo” đối với các thứ hạng từ khoá:

Tỉ lệ click ảo theo top từ khoá

  • Tỉ lệ “click ảo” đa số từ 10% – 20% (như thống kê bên trên đã chỉ ra).
  • Tỉ lệ “click ảo” dưới 10%: tập trung các từ khoá top 1 đến 3.
  • Tỉ lệ “click ảo” từ 10 đến 20%: tập trung các từ khoá top trung bình 1 đến 2.
  • Tỉ lệ “click ảo” trên 20%: top 1 nhiều nhất, rải rác top 2 3 4 cũng có.

Như vậy thống kê này không có giá trị lắm, tất nhiên top 1 thì luôn “bị click” nhiều nhất. Tuy nhiên có 1 kết luận quan trọng:

Quảng cáo ngoài top 3 ít có “click ảo”

Thống kê “click ảo” đối với các ngành có CPC khác nhau:

Click Google không hợp lệ và CPC

Chúng ta thường nghĩ ngành nào giá thầu cao thì đối thủ càng muốn click của nhau nhiều hơn. Thống kê lại không cho là vậy

  • Tỉ lệ “click ảo” trên 20% xảy ra cả với từ ngành có CPC dưới 2.000đ/click
  • Với CPC trên 2.000đ/click tỉ lệ “click ảo” cũng chỉ dưới 20%.

(Lưu ý: một số ngành có CPC quá cao và rủi ro từ việc click vào quảng cáo của nhau là rõ ràng thì SEONgon có xu hướng không nhận cung cấp dịch vụ, vd Thông tắc, Lắp mạng …)

Như vậy có nghĩa:

“Click ảo” xảy ra với mọi ngành, mọi từ khoá

3. Cách hạn chế “click ảo”

Dựa vào phân loại “click ảo”, mình đưa một số hướng hạn chế sự thiệt hại như sau

Đối với loại 1: “Click ảo” là có thật

– Chúng ta không cần quá lo lắng với những click hợp lệ mà Google có khả năng cao trong việc phát hiện và loại bỏ

  • Ai đó click vào quảng cáo 2 lần liên tiếp.
  • Đối thủ cố tình click nhiều lần từ 1 IP.
  • Dùng phần mềm “không xịn” (Bạn sẽ nhận ra số click chuột không hợp lệ lớn gấp nhiều lần click chuột bị tính tiền)
  • Các máy tính nhiễm virus bị điều khiển để click (Google phát hiện ra phần lớn)

Hãy xem một số tài khoản mà Google lọc ra tới 99%, thậm chí là 100%:

Tỉ lệ "click ảo" lớn

– Một số loại đáng để lo lắng:

  • Dùng phần mềm mà Google chưa tìm ra được: loại này đặc thù là bạn sẽ thấy ngân sách hết rất nhanh, số click lớn gấp nhiều lần lượng hiển thị. Loại này rất ảnh hưởng bởi hệ thống lọc không nhanh bằng … “click ảo” vì vậy bạn sẽ hết ngân sách trong ít phút và quảng cáo bị dừng. Phần lớn click này Google sẽ không tính tiền nhưng vẫn có 1 số ít lọt lưới và gây thiệt hại.
  • Một người được thuê để click. Chỉ ảnh hưởng tới ngành có CPC lớn, vì CPC nhỏ thì tiền thuê người click còn cao hơn khả năng gây thiệt hại cho đối thủ nên sẽ không ai dại đi thuê như vậy.
  • Một nhóm tập hợp với nhau để click. Mình từng chứng kiến 1 nhóm như vậy nhưng sau đó tan rã vì thật ra không ai đủ sự cam kết hay kiên trì để tham gia những nhóm như vậy.
  • Các máy tính nhiễm virus bị điều khiển để click và Google chưa kịp phát hiện, cũng gây ra hiện tượng hết ngân sách trong ngắn hạn.

Click ảo Google số lượng lớn

Hình chụp 1 chiến dịch bị “click ảo” bởi phần mềm lên tới … 10T lượt click

Giải pháp cho loại này là:

  • Tạm thời ngưng quảng cáo.
  • Chia quảng cáo thành nhiều chiến dịch giống nhau với ngân sách nhỏ để tránh tình trạng bị hết ngân sách ngay lập tức. Các chiến dịch có thể thay nhau chạy khi bị hết tiền.
  • Chia nhỏ thời gian quảng cáo trong ngày cách nhau 15p. Đối thủ sẽ mất kiên nhẫn nếu dùng thủ thuật mà thấy quảng cáo của bạn không bị biến mất hoàn toàn.
  • Chia chiến dịch thành chiến dịch “từ khoá ngắn” (Hot key) và chiến dịch “từ khoá dài” (Infomation key; Action key). Cách này ai học lớp Adwords của SEONGON đều có thể áp dụng, vốn nằm trong lý thuyết chia nhóm khách hàng theo AIDA. Với chiến dịch “từ khoá ngắn” hoặc là tắt đi, giảm ngân sách hoặc giảm thứ hạng để tránh thiệt hại lớn. Thông thường khi bật phần mềm, đối thủ chỉ nhắm tới 1 số từ khoá nhất định và ít khi là “từ khoá dài”.
  • Sử dụng Remarketing Search để chủ động giảm cpc với những IP đã truy cập click quảng cáo trước đó.
  • Tạo chiến dịch với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn từ khoá. Cô lập các từ khoá bị ảnh hưởng bởi “click ảo” sang chiến dịch khác. Vài từ khoá bị cố tình click sẽ không thể làm hại tài khoản hàng nghìn từ khoá của bạn.

Nguyên lý của các giải pháp trên nằm ở chỗ bạn không thể giải trừ toàn bộ các “click ảo” vì đến Google còn chưa xử lý được. Nhưng bạn có thể giảm thiểu thiệt hại về mặt ngân sách và thời gian bị ngưng quảng cáo, qua đó làm nản lòng đối tượng gây hại. Nếu để đối tượng gây hại khiến quảng cáo của bạn biến mất, sự hả hê sẽ khiến họ có thêm động lực để xử lý bạn, bạn phải cho họ thấy bạn không bị ảnh hưởng gì (Cũng giống như ai đó “chửi bới” bạn mà bạn không phản ứng, họ sẽ ngừng lại).

Các cách trên đã được SEONGON áp dụng hầu như hiệu quả. Một vài trường hợp không thành công bởi các từ khoá bị ảnh hưởng lại là từ khoá chủ đạo mang về khách hàng, nếu cô lập hoặc tắt đi thì … không bán được hàng. Đến lúc này thì chịu thua.

– Loại mà bạn không thể chống lại:

  • Đối thủ sử dụng nhân lực số đông để click bằng nhiều thiết bị, nhiều IP: đối thủ bắt tay nhau tạo thành nhóm, đối thủ có nhiều nhân viên cùng thực hiện.
  • Ngành có số lượng lớn đối thủ, mỗi đối thủ “tặng nhau” 1 click/ngày với hành vi rất bình thường khi truy cập website. Google gần như không có lý do để cho rằng đó là click cố ý gây thiệt hại.
  • Đối thủ sử dụng nhiều máy tính kết hợp nhiều kết nối internet (nhiều USB 3G chẳng hạn). Mình cũng từng chứng kiến việc này rồi.

Gặp 3 tình huống trên mà bạn luôn bị hết ngân sách mà vẫn không có khách mua hàng thì cần tìm cho mình một giải pháp quảng cáo khác thay thế trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Loại 2: Tự tưởng tượng.

Như đã nói ở phần trên, thật ra đa số việc quảng cáo càng ngày càng không hiệu quả lại không phải do “click ảo” mà là do bạn sử dụng Google Adwords chưa đúng cách. Bạn cần kiểm tra các vấn đề sau:

  • Kiểm tra lại ngân sách có thay đổi tăng đột biến không.
  • Kiểm tra giá thầu từ khoá có bị tăng do chẳng may bạn cài đặt hay không.
  • Có thể 1 từ khoá hay 1 nhóm từ khoá mới thêm vào có traffic lớn.
  • Bất kể thay đổi nào khác trong tài khoản cũng có thể dẫn tới traffic tăng cao bất ngờ: địa lý, ngôn ngữ, thiết lập mạng (đổi từ mạng “Chỉ tìm kiếm” sang mạng “Tìm kiếm chọn hiển thị”.
  • Tìm ra các khung giờ nhiều click mà ít khách hàng và tránh khung giờ đó.
  • Vào Google Trends xem có vấn đề gì đang xảy ra với chủ đề từ khoá của bạn không. (Vd: có lần một khách hàng quảng cáo BĐS có lượng traffic tăng vọt trong ngày nhưng không có ai gọi điện, kiểm tra tin tức trong ngày thì ra dự án đang bán giảm giá đột ngột khiến cả thị trường tìm kiếm nhưng trên website chưa kịp cập nhật điều chỉnh giá, khách hàng vào xem và đi ra; thậm chí nếu bạn bán “Buoi nam roi” mà gặp trends “boi roi” tức là “bối rối” thì bạn có thể bị thiệt hại nếu dùng từ khoá đối sánh rộng).
  • Tự tìm kiếm xem sự thay đổi của đối thủ: họ còn quảng cáo không, họ có hạ top không, họ có hạ giá sản phẩm trên website không, họ có tăng cạnh tranh với yếu tố không nằm ở quảng cáo hay không.
  • Kiểm tra website hoạt động có tốt không? Có trường hợp Adwords nhiều click nhưng trang đích thì … 404 (không hoạt động), hoặc bị chậm bất thường (Mấy hôm nữa sẽ viết 1 bài về tạo báo cáo tự động về email khi trang đích lỗi 404 hoặc bị chậm).
  • Loại từ các IP mà bạn không muốn họ thấy quảng cáo.

Ngoài ra nếu bạn chưa từng nghiên cứu lý thuyết chính quy về Google Adwords, bạn sẽ phải kiểm tra các yếu tố sau:

  • Bạn sử dụng đối sánh rộng hay đối sánh cụm từ?
  • Bạn có thường xuyên xem báo cáo chi tiết tìm kiếm để phát hiện lưu lượng truy cập từ các tìm kiếm chi tiết không phải là khách hàng hay không?
  • Bạn có thường xuyên phủ định từ khoá mới và không tốt hay không?
  • Bạn cần nhìn vào dữ liệu Analytics để kiểm tra chất lượng các click mà Adwords mang về. Nhiều chưa chắc đã tốt nếu khách vào rồi ra ngay (Bouncer Rate cao) hoặc đọc trang đích quá nhanh (Time On Site) thấp.
  • Bạn cần kiểm tra hành vi khách hàng vào website bằng crazyegg.com hoặc mouseflow.com để xem khách có hứng thú với nội dung trang đích hay không…
  • Từ khoá, mẫu quảng cáo và nội dung trang đích đã được phân chia kỹ và trúng đối tượng khách hàng tiềm năng hay chưa (Nếu từ khoá Hotkey mà bạn chọn thông điệp Khuyến mãi thì khả năng bán hàng không cao)

Còn nhiều thứ phải tối ưu mà liệt kê ra không hết. Để làm quảng cáo Google Adwords tốt thì phải trải qua tới 8 bước của 1 quy trình chuẩn, được làm đi làm lại liên tục:

Quy trình AdWords 8 bước của SEONgon

Quy trình tạo và tối ưu Google Adwords 8 bước của SEONGON

Tóm tắt khắc phục “click ảo” Google Adwords:

  1. Bạn phải để ý thường xuyên đến sự biến động click trong tài khoản.
  2. Không nên lộ các chiến lược từ khoá và tránh gây hấn.
  3. Phân biệt rõ bạn đang bị mất hiệu quả vì Click không hợp lệ thực sự hay “click ảo” do bạn tự nghĩ ra
  4. Xử lý các tình huống tương ứng đã hướng dẫn trong bài với Click mà Google lọc được, Click mà Google không thể lọc, Click thiệt hại mà Google cho rằng hợp lệ, Click không chất lượng do bạn làm Quảng cáo chưa tốt …
  5. Trừ trường hợp bị click tới mức dừng quảng cáo vì hết ngân sách, hãy quan tâm đến lợi nhuận thu được (ROI). Thực tế là kể cả bị đối thủ click mà vẫn kinh doanh có lãi thì bạn vẫn dùng Google Adwords đúng không!
  6. Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiệt hại do đối thủ thì hãy liên hệ Google bằng chức năng hỗ trợ tại bánh răng phía trên bên trái trong tài khoản hoặc link báo cáo về click không hợp lệ, bạn có thể được trả lại tiền vào tài khoản Adwords.

Những chiến dịch tăng giảm traffic lớn

Kiểm tra chiến dịch tăng giảm click nhiều nhất trong tài khoản tại tab Thứ Nguyên

Tool loại trừ IP click ảo tự động. Đăng ký tại đây 

Tham  khảo:

Chúc các bạn thành công!

Bạn cũng có thể cập nhật thêm các kiến thức từ Google Ads từ blog SEONGON:

– Mai Xuân Đạt –


*** Tìm hiểu thêm về dịch vụ chạy quảng cáo Google của SEONGON tại đây:

quang-cao-google-by-SEONGON

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
12 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
tuấn
tuấn
8 năm trước

Bài viết khá bổ ích, cảm ơn bạn!

Tuấn Anh
Tuấn Anh
8 năm trước

Đọc xong lại thấy mông lung. Có khi lại phải đi học thầy Đạt ạ. Săp tới có khóa nào hot ko cho em đánh đu với.

Thắng Fozika
Thắng Fozika
8 năm trước

Xin hỏi thầy Đạt. Google đã có cơ chế xử lý nào đối với các tài khoản chạy quảng cáo . Nhưng sau đó ko tiến hành thanh toán nợ cho Google, mà thực hiện thao tác. Bùng…Bùng… Xóa web. Và biến mất trên bảng xếp hạng 🙂

Linh Nguyen
Linh Nguyen
8 năm trước

Cảm ơn Anh Đạt, bài viết rất tuyệt vời

Người Buôn Vé
Người Buôn Vé
7 năm trước

anh Đạt viết chuẩn quá ! Cảm ơn anh, mình đã hiểu & tìm được chân lý mới.

cua chong chay
cua chong chay
7 năm trước

LÀm sao để lấy lại click ảo đây bạn

Sonnv
Sonnv
6 năm trước

Siêu đẳng quá :(( kiểu này lại phải tăng ngân sách đi học Seo Ngon 😀

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN