Hơn 14.000 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng trang web bị rò rỉ đã gây ra nhiều sự hoang mang trong cộng đồng SEO. Trong buổi Livestream tối 13/6, hai chuyên gia Hà Việt Nam và Nguyễn Văn Phúc đã đưa ra những điểm quan trọng mà các SEOer cần quan tâm để có thể xây dựng một website “khỏe mạnh” trong bối cảnh này. Cùng tìm hiểu xem buổi Livestream có gì đặc biệt?

1. Bối cảnh rò rỉ dữ liệu từ Google

Điều đầu tiên được các chuyên gia chia sẻ trong buổi Livestream là bối cảnh rò rỉ dữ liệu từ Google. Cụ thể, cuối tháng 5 vừa qua, cộng đồng SEO khắp thế giới xôn xao vì vụ rò rỉ dữ liệu 2.500 trang từ Google. Tài liệu rò rỉ bao gồm hơn 14.000 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm. Đây là vụ rò rỉ chưa từng có về thuật toán tìm kiếm của ông lớn này và có thể giúp các SEOer hiểu cách xếp hạng website của Google.

Có ba điểm chính đang chú ý từ tài liệu bị rò rỉ:

  • Google sử dụng máy học và sử dụng AI vào tìm kiếm: Cú hích về Chat GPT đã khiến Google tăng cường phát triển AI Gemini. Ông lớn này đã đưa AI vào trong việc cải thiện kết quả tìm kiếm. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tới việc làm SEO khi website không bị phạt nhưng vẫn bị bay traffic, mất index,… Vì vậy, SEOer cần sẵn sàng đối diện với việc Google đang thử nghiệm máy học AI sâu hơn cùng với các thuật toán lõi của Google.
  • Cách Google đánh giá chất lượng nội dung bị rò rỉ: Tài liệu này đưa ra nhiều thông tin rõ ràng về một nội dung chất lượng với Google. Do đó, khi làm SEO, bạn cần đọc kỹ và làm theo để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Google vẫn coi trọng liên kết trong thuật toán tìm kiếm: Bạn có thể sử dụng backlink để rút ngắn quá trình lên TOP nhưng vẫn phải cân bằng số lượng backlink.

2. 3 điều SEOer cần quan tâm

Điều thứ hai các chuyên gia chia sẻ trong Livestream “Bắt mạch” website của bạn chính là 3 điều quan trọng SEOer cần quan tâm. Cụ thể gồm:

  • Chrome và Dữ liệu người dùng.
  • Tính thẩm quyền trang web.
  • Tương tác của người dùng.

2.1 Chrome và Dữ liệu người dùng

Chrome đang là một trình duyệt chiếm thị phần lớn hiện nay. Google sẽ thu thập dữ liệu từ Chrome để cải thiện kết quả tìm kiếm và trải nghiệm người dùng. Dữ liệu Google thu thập bao gồm:

  • Số lần truy cập trang: Cho Google biết tần suất truy cập trang web của bạn.
  • Tương tác trên trang: Thời gian người dùng ở lại trang, nhấp chuột, cuộn trang và các hành động khác.
  • Dữ liệu người dùng khác: Lịch sử duyệt web, mật khẩu và thông tin đăng nhập, dữ liệu vị trí.

2.2 Tính thẩm quyền trang web

Ban đầu, Google chỉ quan tâm nội dung trên trang đích có đúng ý định tìm kiếm hay không. Tuy nhiên, theo tài liệu rò rỉ, hiện nay Google đã đòi hỏi cao hơn, cụ thể rằng nội dung được viết trên website có thật và đầy đủ thông tin hay không. Bên cạnh đó, công cụ tìm kiếm này cũng quan tâm đến nội dung được viết bởi ai, người đó có đủ thẩm quyền để viết về nội dung ấy không.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm quyền của website:

  • Nội dung chất lượng cao: Cung cấp thông tin hữu ích, chính xác và được trình bày rõ ràng. Ví dụ: website cần có bài lên TOP và có traffic.
  • Liên kết chất lượng: Được liên kết từ các trang web uy tín và có liên quan.
  • Tương tác của người dùng: Bao gồm thời gian ở lại trang, tỷ lệ thoát trang, lượt truy cập trang và sự tham gia của người dùng.
  • Hoạt động trên mạng xã hội: Cần phải đầu tư xây dựng và phân phối nội dung để gia tăng mức độ chia sẻ và thảo luận về nội dung trang web trên mạng xã hội.
  • Tín hiệu thương hiệu: Độ nhận diện thương hiệu, uy tín và chuyên môn. Điều này được cấu thành từ cả hoạt động online và offline.

2.3 Tương tác của người dùng 

Một trang đích có thể không đạt an toàn bền vững do mức độ tương tác của người dùng. Đây là chỉ số quan trọng vì Google rất cần người dùng. Điều có thể giữ chân người dùng là khi người dùng tìm kiếm và nhấp vào một trang đích, họ cảm thấy hài lòng với các phần, nội dung trong trang.

Các chỉ số tương tác của người dùng quan trọng cần quan tâm gồm:

  • Thời gian ở lại trang: Thời gian trung bình mà người dùng dành cho mỗi trang.
  • Tỷ lệ thoát trang: Tỷ lệ % người dùng rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang.
  • Lượt truy cập trang: Tổng số lần người dùng xem các trang của website.
  • CTR: Tỷ lệ % người dùng nhấp vào liên kết trang web.
  • Social shares: Số lần nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội.
  • Bình luận: Số lượng bình luận về nội dung của bạn.

Nếu các chỉ số trên bị giảm, Google sẽ thực hiện A/B testing cho các trang mới lên.

2.4 Một số tài liệu liên quan

Để hiểu thêm về những điều trên, SEOer có thể tham khảo một số tài liệu như:

3. Chuyên gia khám kênh

Không chỉ là những trao đổi lý thuyết, trong buổi Livestream, hai chuyên gia Hà Việt Nam và Nguyễn Văn Phúc còn thực hiện khám kênh đối với 4 website khác nhau, được người tham gia may mắn yêu cầu. Từ đó, mọi người không chỉ biết được cách giải quyết vấn đề tương tự, mà còn hiểu rõ hơn về cách chấn đoán, điều trị các vấn đề tiềm ẩn của trang web từ chuyên gia SEO.

3.1 Website: dtghitech.vn

  • Sản phẩm: Laptop, phụ kiện laptop, dịch vụ Build bàn phím cơ.
  • Chủ đề SEO: Phần mềm, tips chọn mua sản phẩm.
  • Những công việc đã làm: Tất cả đã làm nhưng chưa SEO Audit.
  • Tình trạng hiện tại/ Vấn đề đang gặp phải: Chưa biết cách nhóm từ khoá để viết bài SEO TOP hiệu quả.
  • Câu hỏi: Cách để nhóm từ khoá để viết bài SEO TOP hiệu quả?

Hai chuyên gia đã thực hiện xem xét kênh nhanh chóng và đưa ra phản hồi như sau:

Vấn đề Giải pháp
Domain khó gõ và hiện Google đang đề xuất website khác khi người dùng search tên thương hiệu. Ngoài ra trang web đang là website mới và Google hiện chưa nhận biết được thương hiệu. Cần xây dựng Entity của website bằng cách book báo chí, tạo thêm bài trên Social để khi search từ khoá thương hiệu website, Google sẽ nhận diện được website.
Nếu muốn search trang, Google sẽ xác định website nói về laotop, laptop, dịch vụ build bàn phím cơ.

1. Theo chuyên gia Nguyễn Văn Phúc, đây là một doanh nghiệp ở Bắc Giang, các danh mục thể hiện website đang bán máy tính và tập trung nhiều vào máy tính cũ hơn. Menu và bài viết chỉ hướng đến laptop cũ.

Trong File Chất lượng trang đã có 2 hướng dẫn:

1. Google luôn xác định website nói về chủ đề gì thông qua Trang chủ. Trên trang chủ nên đưa ra 1 câu tuyên ngôn: “Chúng tôi là một doanh nghiệp chuyên buôn bán máy tính và phụ kiến tốt nhất ở Bắc Giang…” và kèm theo những chứng chỉ hoặc thông tin để chứng minh tuyên ngôn như: bán hàng chính hãng, đã đăng ký kinh doanh, hình ảnh cửa hàng,… Các trang infor và chương trình khuyến mãi cũng phải thể hiện được tuyên ngôn. 

2. Các sản phẩm hơi ít, tập trung nhiều vào máy tính cũ 2. Người phụ trách nên sửa title thành “Máy tính cũ Bắc Giang”. Website cần định vị lại thương hiệu để Google và người dùng hiểu thương hiệu mạnh về cái gì.
Website hiện mới chỉ có một chút traffic và từ khoá lên TOP, chưa làm backlink. Toàn bộ website chỉ có 87 index và không có từ khoá nào vào Top 5. Khi kiểm tra lịch sử website, tên miền cũng chỉ mới mua vào năm 2024, tương tự 1 website mới. Người phụ trách cần định vị lại website, cải thiện danh mục sản phẩm và chăm chỉ làm nội dung.

3.2 Website: bkns.vn

  • Sản phẩm: Hosting, tên miền.
  • Chủ đề SEO: Sản phẩm tên miền, hosting.
  • Những công việc đã làm: Google Ads, Digital Marketing.
  • Tình trạng hiện tại/ Vấn đề đang gặp phải: Giảm truy cập, vấn đề UI, UX.
  • Câu hỏi: Với ngân sách hạn chế và đội inhouse của doanh nghiệp, website nên phát triển như thế nào? Trong khi người quản lý có kỹ năng chuyên sâu chưa tốt. Đội ngũ SEO Inhouse chỉ gồm 2 người.

Phản hồi của hai chuyên gia sau khi xem xét trang web như sau:

  • Lời khuyên: Người quản lý nên đi học để biết tổng quan về SEO để SEO là gì và một người quản lý SEO sẽ cần quản lý những phần nào trong SEO, đưa ra được đề bài, mục tiêu phù hợp cho nhân sự triển khai. Nếu không thể đi học, người quản lý có thể thuê thêm 1 Mentor cho hai bạn nhân sự để cùng lập kế hoạch và trao đổi lại với quản lý.
  • Khám kênh:
Vấn đề Giải pháp
Lượng Organic Traffic giảm từ tháng 7, tháng 8/2023 và có dấu hiệu giảm sâu. Cần soi Search Console để biết traffic tụt bởi URL và từ khóa nào để có thể đưa ra giải pháp cụ thể.
Hiện tại, website đang có khoảng một 1.000 từ khóa mang lại traffic tốt và vào Top 10 và 500 từ khóa vào Top 5. Chuyên gia nhận xét số lượng từ khoá ít và hoàn toàn có thể rớt. Bên cạnh đó, các từ khóa đang trải rộng trên nhiều chủ đề và bị xa vời quá so với chủ đề SEO đang hướng đến. Người phụ trách SEO cần sử dụng Tool để biết người dùng thực sự quan tâm đến vấn đề nào.
Hiện website đang có 19.700 refer domain trỏ về website. Chuyên gia nhận định, trang web đang bị phụ thuộc vào phần offpage và book những backlink có chỉ số rất cao.  Phần này không có nhiều điểm đáng lo, nhưng người phụ trách cần audit lại những backlink bị lỗi 404.
Nội dung website có những bài viết cũ và không được cập nhật. Theo chuyên gia, đây là một lý do dẫn đến tình trạng tụt TOP. Người làm SEO cần check lại các URL xem bài viết còn hợp xu hướng tìm kiếm của người dùng không và tiến hành cập nhật lại.

3.3 Website: bepthaison.vn

  • Sản phẩm: Máy rửa bát.
  • Chủ đề SEO: SEO danh mục sản phẩm, mã sản phẩm.
  • Những công việc đã làm: Viết content chuẩn SEO, đã đi backlink mà vẫn chưa lên Top 1.
  • Tình trạng hiện tại/ Vấn đề đang gặp phải: Từ khoá mấy tháng vẫn chưa nhảy Top.
  • Câu hỏi: Bài viết đã cập nhật content chuẩn SEO, đã đi backlink mà mấy tháng rồi từ khoá vẫn chưa nhảy top ở danh mục máy rửa bát Beko đang phụ trách.

Hai chuyên gia có phản hồi như sau:

  • Traffic nào cũng biến động và đạt mức cao nhất vào tháng 12 năm 2023, sau đó rớt dần.
  • Người phụ trách cần phải kết hợp với SEOer đang đảm nhiệm các danh mục chủ đề khác để kéo tổng thể Website lên chứ không thể chỉ kéo traffic của một chủ đề.
  • Số lượng backlink đang quá ít, khó để cạnh tranh với các đối thủ.
  • Số lượng Internal link hiện tại cũng không nhiều.
  • Cần phải đẩy các từ khoá infor key liên quan chủ đề lên bằng việc sản xuất thêm các tuyến nội dung.

3.4 Website: hagiangroadtrip.com

  • Sản phẩm: Tour du lịch.
  • Chủ đề SEO: Blog du lịch Hà Giang.
  • Những công việc đã làm: Cào từ khoá, cấu trúc website và viết bài.
  • Tình trạng hiện tại/ Vấn đề đang gặp phải: Nhiều trang đích không được index.
  • Câu hỏi: Muốn được khám tổng quan website và đưa ra định hướng.

Hai chuyên gia sau khi xem xét website và có phản hồi như sau:

  • Website chưa có nhiều nội dung.
  • Ảnh trên trang chủ có dung lượng lớn. Đây là một lý do khiến Google không index vì Google cần tốn nhiều tài nguyên để cào dữ liệu đối với các trang có dung lượng quá lớn.
  • Website mới tinh, người phụ trách cần đợi khoảng 3 – 5 tháng để được Google lưu tâm tới.
  • Trong giai đoạn đầu, người làm SEO nên đăng tải nhiều tuyến nội dung để “huấn luyện” máy học của Google. Người phụ trách nên mỗi 3 tiếng đăng 1 bài trong 1 ngày. Nhờ đó, Google sẽ cập nhật thường xuyên hơn và nếu nội dung chất lượng, Google sẽ index.
  • Người phụ trách nên search từ khoá “checklist onpage” và đọc bài của SEONGON, sau đó làm theo các hướng dẫn.
  • Thương hiệu có nhiều lượt đánh giá tốt từ khách hàng trên Google và đã xây được các kênh social hiệu quả. Chuyên gia kết luận website đã có backlink chất lượng từ bên ngoài, nên người phụ trách chỉ cần chăm viết thêm những nội dung chất lượng cho website.

4. Q&A: Hỏi đáp với người tham gia

Cuối cùng, hai chuyên gia có màn hỏi đáp hữu ích cùng người tham gia với nhiều câu hỏi hay đã được giải đáp.

  • Câu 1: Có kỹ thuật nào tự build organic được số lượng nhiều backlink mà không cần đi mua không anh?

Chuyên gia trả lời: Muốn build organic traffic có nghĩa là đang có mục tiêu về top và traffic. Nếu muốn đi theo con đường build backlink free, bạn cần xây một cách thủ công rất nhiều. Thậm chí, bạn cần phải trao đổi với người phụ trách website khác để có thể trao đổi backlink.

  • Câu 2: Đổi URL hàng loạt trong thời gian ngắn có ảnh hưởng đến web ko?

Chuyên gia trả lời: Có ảnh hưởng, nhưng cần cân nhắc tác động theo hướng tốt lên hoặc tệ đi. Ví dụ, đổi từ URL không phân tầng sang phân tầng sẽ tốt hơn với Google vì nó sẽ hiểu được cấu trúc website qua URL hơn.

Nếu trong thời gian ngắn đổi hết tất cả các URL, bạn sẽ phải khai báo URL đã được đổi vĩnh viễn bằng lệnh 301. Google sẽ cập nhật lại nội dung của URL và coi đó là một URL mới. Do đó, gần như có thể khẳng định nếu đổi URL như vậy, trang web sẽ bị tụt top. Và khi quay lại URL cũ, nó có thể lại lên top bình thường. Thế nên, bạn cần cẩn thận với trường hợp đổi URL này.

Thực tế, đối với các dự án chuyên gia thực hiện, chuyên gia hạn chế tối đa đổi URL, trừ trường hợp chuyên gia biết URL chuyển sang một web có giao diện tốt hơn, có backend đằng sau tốt hơn khi chuyển web.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh Google cũng khuyên rằng không nên chuyển URL toàn bộ website một lần mà nên chuyển từng phần một. Ví dụ, bạn chuyển danh mục 1. Tuỳ vào doanh mục đó được Index ra sao, tỷ lệ TOP như thế nào, bạn mới quyết định chuyển toàn bộ website. Nếu bạn bắt buộc phải chuyển hết một lần, bạn có thể đẩy traffic branding.

  • Câu 3: Em đang làm SEO web du lịch cho công ty. Với nguồn lực hạn chế 1 Leader, 2 Content, đang thiếu 1 người am hiểu về technical, em nên tối ưu nguồn lực như thế nào để SEO tốt?

Chuyên gia trả lời: Technical về cơ bản chính là những checklist áp dụng vào website ở đầu, ở giữa, thậm chí là cuối dự án. Về cơ bản, bạn sẽ cần làm technical tối đa 3 lần. Vì thế, chuyên gia khuyên rằng bạn có thể thuê outsource technical theo giai đoạn. Hoặc bạn có thể search “Check it on page” để đọc hướng dẫn về cách làm onpage để có thể tự thực hiện.

  • Câu 4: Hai chuyên gia cho em hỏi về cách tăng traffic về website. Bên em đã làm nhiều việc như sản xuất thêm nội dung chất lượng đều đặn, viết bài có từ khoá, đi backlink, chia sẻ bài trên social, chạy Ads, sử dụng email marketing,… nhưng kết quả chưa tiến triển.

Chuyên gia trả lời: Đầu tiên, traffic từ Google tăng lên được do từ khoá lên TOP, nên việc đầu tiên nếu muốn tăng traffic, bạn cần có bộ từ khoá có volume khá một chút (có thể là trên 1.000). Sau đó, bạn cần triển khai nội dung dựa trên các từ khoá này và kiểm soát TOP của những nhóm từ khoá ấy. Từ đó, bạn sẽ biết được bài nào đang lên TOP tốt để tiếp tục tối ưu và đẩy từ khoá. Dần dần, nhóm bài viết đó sẽ kéo nhóm bài viết khác lên. Bên cạnh đó, bạn có thể mở rộng các từ khoá liên quan đến chủ đề mà bạn thấy Google đánh giá tốt, rồi sau đó dần kéo những từ khoá khác lên.  

  • Câu 5: Việc thay đổi/tối ưu phần layout thiết kế web quá thường xuyên có ảnh hưởng đến rank và traffic không?

Chuyên gia trả lời: Hiện tại, đối với các doanh nghiệp khi kick off dự án, điều đầu tiên là phải áp dụng check technical và sẽ có sự tư vấn về giao diện cấu trúc website, giao diện, tính năng để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất. Do đó, nếu việc đổi layout có thể giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn, mang lại traffic tốt, nó sẽ tốt. Layout website chỉ là một phần hỗ trợ cho việc lên TOP, còn cốt lõi của website vẫn là content chất lượng hay không. 

  • Câu 6: Website của em lên TOP nhiều từ khoá không liên quan đến lĩnh vực web. Tỷ trọng traffic các nhóm từ khoá này rất lớn, chiếm 40% traffic web. Hiện giờ, em muốn noindex các page không liên quan này để tập trung SEO các nhóm từ khoá liên quan khác. Việc giảm traffic web đột ngột như vậy có ảnh hưởng đến tổng thể web nhiều không. Traffic web hiện giờ đang là 1 triệu/tháng.

Chuyên gia trả lời: Tỷ trọng traffic của những chủ đề không liên quan sẽ bao gồm không liên quan gần và không liên quan xa. Những chủ đề không liên quan gần, chuyên gia khuyên vẫn có thể giữ lại. Còn đối với chủ đề không liên quan quá xa xôi, bạn cần cân nhắc. Những nhóm từ khoá đó không mang lại chuyển đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng nó có thể tăng được độ phủ thương hiệu, nếu thực sự từ khoá đó hướng đến người dùng tiềm năng.

Bạn có thể test dần bằng việc bỏ một lượng nhỏ trước, sau đó, tăng dần số lượng lên. Trong khi đó, bạn cần phải cân đối để sản xuất được lượng nội dung bù lại. Lời khuyên của chuyên gia là đừng nên giảm đột ngột vì Google sẽ nhận thấy website này đang báo động khi tụt lượng lớn traffic. Bạn có thể cân nhắc loại bỏ những phần mang yếu tố độc hại, các phần khác có thể giữ lại.

Livestream “Bắt mạch” website của bạn: Chẩn đoán và điều trị các vấn đề tiềm ẩn với hai chuyên gia Hà Việt Nam và Nguyễn Văn Phúc đã kết thúc thành công. Livestream không chỉ giúp người tham gia hiểu rõ về bối cảnh rò rỉ dữ liệu từ Google, những điều SEOer cần quan tâm trong thời điểm này, mà còn đem tới những góc nhìn thực tế. Người tham gia được khám kênh trực tiếp, cũng như giải đáp các câu hỏi về những vấn đề website đang mắc phải.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về SEO Website và vẫn chưa tìm ra được giải pháp, dịch vụ SEO tổng thể của SEONGON là dành cho bạn. SEONGON không chỉ giải quyết những vấn đề website đang bị hạn chế, mà còn tối ưu trang web hiệu quả để tăng trải nghiệm người dùng, đạt được TOP cao khi tìm kiếm. Để được hỗ trợ nhanh nhất về dịch vụ SEO tổng thể, bạn có thể gửi email đến contact@seongon.com hoặc gọi điện 090 1707 090 (nhánh 1).