Google index là gì? Tại sao quá trình Google index website của bạn diễn ra chậm? Làm thế nào để đẩy nhanh quá trình index URL SEO, URL trang web? Đây là những câu hỏi rất phổ biến mà các SEOer thường bắt gặp. Kể cả khi bạn đã nghe đến thuật ngữ này rất nhiều lần, nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu một cách tường tận. Thông qua bài viết dưới đây, SEONGON sẽ giúp bạn trả lời một cách chi tiết và hiểu vai trò của SEO tác động như thế nào đến quá trình Google Index nhé.
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của Ogarnic Search là gì
1. Google Index là gì
1.1. Khái niệm
Trước khi tìm hiểu về khái niệm Google Index trong SEO, bạn cần phải hiểu rõ Index là gì?
Index website Google được hiểu là chỉ mục – một hệ thống thông tin được phân loại, sắp xếp theo một quy luật nhất định nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả hơn. Như vậy, Google Index được hiểu là một tập hợp cơ sở dữ liệu lớn, được sắp xếp thành các chỉ mục trên hệ thống máy chủ Google thông qua việc sử dụng các thuật toán.
Lý giải một cách đơn giản hơn, Google Index là quá trình Google phân loại, sắp xếp dữ liệu website thu thập được (Crawl), qua đó đánh giá thứ hạng website và trả về kết quả tìm kiếm của người dùng. Chỉ mục của Google tương tự như chỉ mục trong thư viện, nó liệt kê thông tin về tất cả các sách mà thư viện có sẵn. Tuy nhiên, thay vì sách, chỉ mục của Google liệt kê tất cả các trang web mà Google biết.
Theo khái niệm đưa ra ở trên, bạn cần phân biệt rõ 2 quá trình Crawl và Index. Cụ thể, Crawl (hay còn gọi là quá trình thu thập dữ liệu) là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình Googlebot tìm kiếm thông tin và mang về hệ thống dữ liệu lưu trữ trên máy chủ Google. Quá trình này được ví như việc các spiders (con nhện) bò (crawl) trên website (hệ thống mạng nhện) để thu thập thông tin về website đó, Googlebot ở đây chính là các spiders.
Sau quá trình này, Google vận dụng các thuật toán sắp xếp của mình để phân loại, sắp xếp chỉ mục sao cho thật khoa học và hợp lý để việc trả về kết quả tìm kiếm sẽ thuận tiện, hiệu quả nhất cho người dùng.
1.2. Tầm quan trọng của việc lập chỉ mục
Nếu một trang web chưa được thu thập thông tin và không được hiển thị trong chỉ mục, có thể hiểu đơn giản là website đó không tồn tại đối với công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là khi ai đó tìm kiếm thông tin mà bạn có trên website của mình, thông tin đó sẽ không được trả lại cho người dùng trong SERP. Do vậy, việc website của bạn được thiết lập chỉ mục Google chính là cách để nó xuất hiện khi trong kết quả tìm kiếm của người dùng, tiếp cận đến đối tượng bạn muốn.
2. Cách Google Index URL SEO
Trước hết, phải nắm rằng Google sẽ lấy thông tin website của bạn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Chính website của bạn
- Nội dung về website do người dùng gửi
- Quy trình quét nội dung
- Cơ sở dữ liệu công khai trên hệ thống Internet và nhiều nguồn khác
Sau đó, quá trình Index URL sẽ được tiến hành với 3 bước như sau:
- Thu thập dữ liệu: Khi phát hiện có một URL mới, Google sẽ truy cập vào URL đó, thu thập thông tin, nội dung của URL và trang web.
- Lập chỉ mục: Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung trên trang, lưu lại các hình ảnh hoặc video có trên trang vào một thư viện tại máy chủ. Ngoài ra, Google cũng sẽ tìm hiểu về nội dung của trang đó theo cách khác. Tất cả mọi thông tin có được sẽ lưu trữ vào hệ thống dữ liệu khổng lồ của máy chủ và tạo thành các chỉ mục, sắp xếp, phân loại thông tin hợp lý.
- Phân phát: Khi người dùng tìm kiếm trên Google, Google sẽ cố gắng tìm kiếm câu trả lời phù hợp nhất từ những chỉ mục được thiết lập và gợi ý cho người dùng.
3. Hướng dẫn kiểm tra index SEO trên website
3.1. 3 cách kiểm tra
Cách 1: Nhập URL cần kiểm tra lên Google Search Console
Bạn tiến hành cài đặt công cụ Google Search Console (hay còn gọi là Google Webmaster Tool) bằng cách truy cập tại đây và thêm công cụ vào trình duyệt. Sau đó, nhập URL cần kiểm tra. Dưới đây là kết quả:
Cách 2: Cú pháp “site:url” cho toàn bộ website (Toán tử này có thể kiểm tra cho từng danh mục hoặc từng trang đích cụ thể)
Ngoài cách nhập URL website của bạn lên GS, bạn cũng có thể kiểm tra Google Index bằng cách truy cập Google và nhập URL website muốn kiểm tra theo cấu trúc “site:url”. Những trang trên website của bạn đã lập chỉ mục Google sẽ được hiển thị ở phần kết quả. Nếu không có bất kỳ trang nào xuất hiện, điều này có nghĩa là website của bạn chưa được Google Index.
Ví dụ, bạn muốn kiểm tra số lượng trang Google đã lập chỉ mục trên website CNN. bạn sẽ lên thanh công cụ tìm kiếm của Google và nhập URL với cú pháp “site:cnn.com”. Số trang đã được Index là số trang hiển thị trong ô màu đỏ được đánh dấu như hình bên dưới.
Cách 3: Dùng SEOquake
SEOquake là một plugin SEO hoàn toàn miễn phí, được tích hợp trên những trình duyệt như Mozilla Firefox, Google Chrome và Opera. Đây có thể xem là công cụ hữu ích mà các SEOer thường xuyên sử dụng để thu thập các dữ liệu liên quan đến những yếu tố tối ưu Onpage. Các thao tác thực hiện với SEOquake vô cùng đơn giản, vì vậy, ngay cả những SEOers mới bắt đầu cũng có thể sử dụng dễ dàng.
Trước hết, để cài đặt SEOquake, các bạn truy cập vào đường link này bằng Google Chrome và nhấn Thêm vào Chrome (Add on). Sau khi SEOquake được thêm vào trình duyệt của bạn, biểu tượng của công cụ này sẽ xuất hiện ở góc phải trên cùng. Lúc này, bạn click vào biểu tượng đó để xem các chỉ số hiển thị, trong đó có số lượng trang Google Index.
3.2. 3 lỗi noindex phổ biến và cách xử lý
Lỗi 1: Trang web có thẻ noindex
Thẻ meta robots noindex là cách bạn nói với Googlebot rằng một trang nào đấy trên website của bạn không nên đánh chỉ mục. Thẻ này được đặt trong phần <head> của website. Có 2 thẻ noindex thường xuất hiện, đó là:
- <meta name=”robots” content=”noindex, nofollow”> => Googlebot không thể tìm kiếm và không thể theo dấu những liên kết trong trang có thẻ này.
- <meta name=”robots” content=”noindex, follow”> => Trang có thẻ này vẫn có những liên kết theo dấu được, tuy nhiên vẫn sẽ không xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm.
Nếu muốn đảm bảo rằng tất cả các trang trên website của bạn được Google Index, bạn chỉ cần bỏ thẻ này đi.
Lỗi 2: Chặn index bằng file robots.txt
File robots.txt sẽ loại bỏ file/ thư mục khỏi quá trình thiết lập chỉ mục của Google bằng câu lệnh “disallow”. Theo đó, có 2 dạng câu lệnh “disallow” là:
- User-agent: * Disallow: /directory/ten-file.html => Câu lệnh để loại những file riêng lẻ
- User-agent: * Disallow: /first-directory/ Disallow: /second-directory/ => Câu lệnh để loại toàn bộ thư mục.
Hãy kiểm tra thật kỹ file robots.txt và loại bỏ nó nếu muốn Google Index các file. thư mục đó và đảm bảo chúng vẫn xuất hiện khi tìm kiếm trên Google.
Lỗi 3: Chặn index bởi file .htaccess
Tệp tin .htaccess là một phần của website. Mỗi website đều tồn tại tệp tin này, và đây là file sử dụng rất hiệu quả nếu bạn muốn chặn index của một trang bất kỳ nào. Ngoài ra, tệp tin này còn có rất nhiều công dụng khác, chẳng hạn như bảo vệ thư mục mật khẩu, chuyển hướng người dùng một cách tự động, chỉnh lỗi trang, … Nếu website bạn đang có vấn đề về việc lập chỉ mục Google, có thể kiểm tra tệp tin này. Thông thường, bạn sẽ thấy .htaccess nằm ở thư mục gốc của WordPress, chỉ chứa duy nhất 1 file, không có file mở rộng.
3.3.4 Vấn đề khi index link trên Website
- Trang 404
Lỗi 404 (hay 404 Not Found) là thông báo được trả về khi người dùng truy cập vào một URL không tồn tại. Lỗi này có thể là do người dùng nhập sai địa chỉ URL hoặc do website đã xóa hoặc chỉnh sửa URL đó nhưng không chuyển hướng (301 redirect) từ URL cũ sang URL mới. Khi đó GoogleBot không truy cập được vào URL cũ đã index nên dẫn đến hiển thị 404 error.
Để khắc phục lỗi này, bạn có thể xóa index của URL đó bằng Google Search Console – một công cụ hỗ trợ miễn phí của Google:
- Truy cập công cụ Google Search Console (hay còn gọi là Google Webmaster Tool) tại đây. Add công cụ này vào trình duyệt Chrome của bạn.
- Chọn URL cần xóa index khi được yêu cầu “Vui lòng chọn một sản phẩm”
- Nhấp vào nút màu xám, nhập URL và nhấp vào “Tiếp tục”
- Nhấp vào “Gửi yêu cầu”
Thao tác này sẽ xóa URL khỏi tìm kiếm của Google trong khoảng 90 ngày, đồng thời xóa URL khỏi bộ nhớ Cache của Google. URL của bạn lúc đó sẽ hiển thị ở tình trạng “Đang chờ xử lý”, bạn vẫn có thể hủy yêu cầu của mình bằng cách nhấp vào lệnh “Hủy”. Yêu cầu xóa URL này phải mất khoảng 1 ngày để được Google xử lý. Lưu ý rằng, đây chỉ là phương pháp tạm thời, nếu sau 90 ngày, URL của bạn vẫn tồn tại, có thể tìm hiểu các phương pháp khác.
- Index các phân trang
Trong một danh mục, thường có rất nhiều phân trang nhỏ hơn. Chẳng hạn, trong mục sản phẩm, khi người dùng tìm kiếm sản phẩm liệt kê theo giá từ cao đến thấp, hoặc liệt kê theo mức độ bán chạy, liệt kê theo thời gian, … Tất cả những tìm kiếm như vậy sẽ tạo ra rất nhiều liên kết khác nhau cho cùng một danh mục sản phẩm. Và nếu để Google tự động index toàn bộ những liên kết này (vì chỉ cần người dùng nhấp vào tức là đã có đường dẫn), điều này sẽ không tốt.
Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng thẻ Canonical về 1 trang bằng Yoast. Cú pháp của thẻ Canonical rất đơn giản, thường đặt ở phần <head>. Với mã nguồn wordpress, bạn hoàn toàn có thể dùng plugin Yoast SEO tạo thẻ canonical tự động một các nhanh chóng.
- Index các media không mong muốn
Trong quá trình index một trang, một số trường hợp các media nằm ngoài dự kiến cũng bị index theo. Để khắc phục vấn đề này, có thể sử dụng Yoast SEO theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chọn “Seo” sau đó chọn “Media”
Bước 2: Chọn “Không” ở mục đường dẫn media và file đính kèm sau đó lưu thay đổi
Index URL lạ, rác, mã độc
Đây là một tình trạng rất phổ biến khi index một URL. Một số dấu hiệu chứng tỏ URL đó bị nhiễm mã độc là phần mềm chống virus khi truy cập vào trang hiển thị cảnh báo, truy cập vào trang nhưng lại bị redirect sang 1 URL khác không hề liên quan hoặc mang tính chất quảng cáo, google cảnh báo website bạn bị liệt vào danh sách đen, … Khi đó, bạn phải tìm kiếm các mã độc mà website bị dính và gỡ bỏ.
4. Hướng dẫn tối ưu index cho website
4.1. Tăng index
Dưới đây là một số cách giúp tăng tốc độ Google Index:
Khai báo URL cho Google
- Truy cập đường link nộp URL của Google Search Console tại đây
- Đăng nhập tài khoản quản trị công cụ này
- Nhập URL cần khai báo vào ô trống
- Hoàn thành phần nhập mã Captcha
- Nhấn Enter để khai báo
Khai báo URL bằng cách sử dụng mạng xã hội
Đây là một cách tương đối phổ biến và dễ thực hiện. Theo đó, bạn có thể share link bài viết trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Google+. Điều này đồng thời tạo điều kiện cho GoogleBot có thêm 1 đường link dẫn về website của bạn.
- Đăng tải bài viết lên Blogspot
Tương tự như các trang mạng xã hội, Blogspot cũng là công cụ thường được dùng để khai báo URL, hỗ trợ quá trình index diễn ra nhanh hơn.
- Ping Google
Đây là phương pháp mà đa phần các SEOers lựa chọn để index URL nhanh hơn. Công cụ phổ biến nhất là http://googleping.com/. Các bước thực hiện lần lượt như sau:
- Bước 1: Truy cập vào website trên.
- Bước 2: Điền một số thông tin cơ bản của website bạn muốn index, bao gồm: tên website, URL cần index, email, RSS URL.
- Bước 3: Chọn những mục cần kiểm tra bên dưới, có thể chọn Check All nếu muốn nhanh chóng.
- Bước 4: Nhập mã Capcha và nhấn nút Send Pings để hoàn thành.
4.2. Xoá index
Bạn có thể tham khảo cách xóa index bằng công cụ Google Search Console theo các bước đã hướng dẫn ở mục Lỗi 404.
4.3. URL bị chặn index
Nếu URL của bạn bị Google chặn index tức là đường dẫn hoặc website đang gặp phải những lỗi như sau:
- URL bị chặn bởi file robot.txt. Theo đó, bạn chỉ cần xóa mục nhập ra khỏi file robots.txt. Phần này đã được đề cập ở mục 3 lỗi noindex phổ biến và cách xử lý pha trên.
- Website của bạn chị chặn bởi .htaccess. Hướng dẫn khắc phục lỗi này cũng đã được nói đến ở mục 3 lỗi noindex phổ biến trước đó.
- Trang web của bạn đang bị dính thẻ noindex (tìm hiểu kỹ hơn ở phần 3 lỗi noindex trước đó).
Để kiểm tra URL có bị chặn index hay không, xem trạng thái thiết lập chỉ mục và tình trạng hoạt động của URL, yêu cầu lập chỉ mục cho URL đó, bạn có thể thực hiện các bước dưới đây:
- Sử dụng Google Search Console để kiểm tra URL.
- Chọn vào mục “Yêu cầu lập chỉ mục”. Công cụ kiểm tra trực tiếp trên URL để xem liệu URL đó có đang gặp vấn đề gì trong quá trình lập chỉ mục hay không. Nếu có, bạn tiến hành sửa chữa, nếu không, trang này đang trong tình trạng xếp hàng đợi index. Bạn có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ tăng tốc độ index như đã nêu ở trên để quá trình diễn ra nhanh chóng hơn.
5. Tại sao Google Index chậm? 9 Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ index
5.1. Cấu trúc website
- Code của website hay cấu trúc code chưa đạt tiêu chuẩn là một yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến quá trình index của Google mà còn cả trải nghiệm của người dùng. Khi GoogleBot Crawling trên website của bạn, hệ thống phân mục và nội dung sắp xếp chằng chịt, không khoa học sẽ khiến Google đánh giá không cao và index chậm. Vì vậy, bên cạnh có một cấu trúc website rõ ràng, bạn còn cần phải nắm vững được SEO Onpage là gì, để GoogleBot dễ dàng phận loại và lập chỉ mục nội dung website.
Lưu ý khi tối ưu cấu trúc web:
- Lên kế hoạch lập các phân cấp cho Google một cách hợp lý, trong đó cây phân cấp không nên tạo quá 3 mức
- Xây dựng các URL để điều hướng những phân cấp đã lập đó
- Tạo các điều hướng trong HTML/ CSS
- Tạo 1 menu trên Header để liệt kê các mục chính của website
- Tạo chuỗi liên kết nội bộ một cách toàn diện, khoa học
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về schema google để đưa trang web lên top hiệu quả và giúp google đọc hiểu nội dung tốt hơn trên website bạn.
5.2. Traffic
Traffic của trang càng tốt (tức là tốc độ tiếp cận người dùng, tốc độ người dùng nhấp vào liên kết diễn ra nhanh), GoogleBot sẽ càng nhanh chóng phát hiện ra trang của bạn và tiến hành thiết lập chỉ mục.
Xem thêm: Organic traffic là gì & Tầm quan trọng của nó trong SEO và Marketing
5.3. Tuổi đời website
Google sử dụng hơn 200 yếu tố để đánh giá và xếp hạng thứ mục các trang. Những link từ website có tuổi đời lâu thường chất lượng hơn và được index nhanh hơn.
5.4. Nội dung cập nhật
GoogleBot được lập trình thu thập dữ liệu và thường đánh giá rất tốt những nội dung mới mẻ, cập nhật thường xuyên.
5.5. Tốc độ tải trang
GoogleBot sẽ tiến hành quét nội dung của trang để thu thập dữ liệu. Nếu tốc độ load trang diễn ra quá chậm, GoogleBot không đợi được và tự động thoát ra khi trang chưa được index.
5.6. Trùng lặp nội dung
Những bài viết có nội dung trùng lặp với các bài ở website/ đường dẫn khác sẽ khiến quá trình index trang chậm lại, nhằm để Google đánh giá chính xác thông tin. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc hiển thị xếp hạng trang web của bạn.
5.7. Internal link
Số lượng liên kết nội bộ website (internal link) thể hiện tầm quan trọng của trang này đối với các trang khác trên website. Càng nhiều internal link tức là URL đó càng quan trọng và nhanh chóng được index.
5.8. Sức mạnh của Brand
Giống như tuổi đời website, khi thương hiệu tồn tại một khoảng thời gian đủ lâu và hoạt động mạnh mẽ, được người dùng thường xuyên tìm kiếm và đưa ra những đánh giá tốt, brand đó càng được index nhanh.
5.9. Thông báo cho công cụ tìm kiếm
Nếu trang của bạn chưa được index, điều này có nghĩa là GoogleBot chưa tìm thấy trang. Để đẩy nhanh quá trình lập chỉ mục, bạn có thể chủ động khai báo cho công cụ tìm kiếm như những cách đã nhắc đến trong phần nội dung trước.
6. 7 cách hỗ trợ URL nhanh Index trên Google
6.1. Cài đặt các công cụ Google như Analytics hay Search Console
Đối với Google Search Console, bạn có thể cài đặt và khai báo URL theo hướng dẫn ở trên.
Với công cụ Google Analytics, có thể thực hiện các bước dưới đây để cài đặt và chèn code vào WordPress:
- Bước 1: Truy cập vào link www.google.com/analytics. Nếu chưa có tài khoản, bạn nhấn “Tạo tài khoản”. Nếu đã có, tiến hành đăng nhập.
- Bước 2: Điền các thông tin như hình dưới đây
- Bước 3: Nhấn Get Tracking ID, nhấn Next trong trường hợp có hộp thoại hiện ra
- Bước 4: Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được 1 đoạn code, tiến hành copy đoạn code này (như hình bên dưới) để thêm vào WordPress.
- Bước 5: Thêm mã code vào website. Bạn vào phần cài đặt trên website, chọn mục insert headers and footers (cài plugin này nếu chưa có), dán đoạn code vào phần header.
6.2. Khai báo URL hay domain website trên search console
Sau khi đã cài đặt Google Search Console, bạn sẽ tiến hành xác thực quyền sở hữu website đó. Các bước tiến hành lần lượt như dưới đây:
Bước 1: Truy cập để cài đặt công cụ Google Search Console
Bước 2: Đăng nhập vào công cụ bằng gmail như hình dưới
Bước 3: Trong mục Search Property chọn nút Add Property
Bước 4: Tiến hành thêm website hoặc domain của bạn
Bước 5: Chọn phần HTML Tag, sau đó nhận mã code HTML
Bước 6: Trong trường hợp sử dụng Yoast SEO, vào SEO, chọn General, chọn Webmaster Tool, chọn Google Verification code, sau đó copy đoạn code vào
Giả sử bạn không sử dụng Yoast SEO, thêm code này bằng cách vào mục Appearance, chọn Theme editor, chọn Header.php và thêm vào như hình dưới
Bước 7: Trở lại Google Search Console và nhấn xác nhận
Ngoài ra, để thông báo với Google về URL, bạn cũng có thể sử dụng công cụ URL Inspection.
6.3. Submit sitemap.xml
Đối với các site lớn, việc submit sitemap là rất cần thiết. Có thể hình dung sitemap giống như cách bạn dẫn đường cho GoogleBot crawling trên website của bạn, từ đó giúp việc thu thập dữ liệu và index trở nên hiệu quả hơn. Sitemap có 2 định dạng là XML và HTML, sitemap bạn nộp cho Google bắt buộc phải có đuôi XML.
Dưới đây là các bước nộp sitemap bạn có thể tham khảo:
- Tạo sitemap. Công cụ phổ biến nhất để tạo sitemap chính là Yoast SEO. Bạn tiến hành như các bước bên dưới. Ngoài ra, cũng có thể tạo với Google XML.
Bước 1: Kích hoạt Yoast SEO trên website
Bước 2: Chọn SEO -> Features -> Advanced
Bước 3: Một sitemap sẽ hiện ra bên dưới menu SEO. Ở đây, bạn có thể điều chỉnh các cài đặt.
Bước 4: Sitemap XML của website hiện ra ở phần mũi tên màu đỏ như hình. Như vậy là 1 sitemap cơ bản đã được tạo.
- Đăng nhập vào Google Search Console
- Ở thanh bên, hãy chọn trang web của bạn
- Nhấp vào “Sitemap” (Sơ đồ website)
- Xóa các sitemap không hợp lệ hoặc đã lỗi thời
- Nhập “sitemap_index.xml” vào ô “Thêm sơ đồ trang web mới” để hoàn thành URL sitemap.
- Nhấp nút Gửi.
6.4. Ping URL lên các công cụ hỗ trợ index
Ping là một cơ chế đẩy nhanh quá trình thiết lập chỉ mục cho các trang. Ở phần nội dung trước đó, chúng tôi đã đưa ra hướng dẫn sử dụng công cụ http://googleping.com/ để Ping URL. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những công cụ dưới đây:
- Google Search Console
- http://pingomatic.com/
- http://ping.in/
- https://pingler.com/
Để thực hiện, bạn click vào 1 trong các công cụ này, copy và dán URL muốn submit vào đó.
6.5. Liên kết nội bộ từ URL có chủ đề liên quan đã index và có traffic trên Web
Đây cũng là một ý tưởng hiệu quả dành cho những người làm SEO. Theo đó, bạn sẽ tận dụng những URL bài viết có traffic tốt và dẫn link nội bộ đến URL mới cần index thông qua các từ khóa. Điều này sẽ giúp GoogleBot nhanh chóng phát hiện URL mới hơn và tiến hành lập chỉ mục cho nội dung này.
6.6. Đặt liên kết từ những website khác có chủ đề liên quan, nhiều traffic
Outboard links (link bên ngoài website) cũng là một trong những yếu tố Google dùng để đánh giá website và thiết lập index. Do vậy, bạn có thể tận dụng nguồn link từ các trang web có uy tín, tuổi đời lâu và được Google đánh giá tốt để đặt liên kết về URL bài viết của mình.
6.7. Chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội
Theo đề cập trước đó, một trong những cách để GoogleBot nhanh chóng phát hiện URL bài viết mới chính là share bài viết lên các trang mạng xã hội. Do vậy, để hỗ trợ index nhanh trên Google, bạn có thể chia sẻ các bài trên website trên mạng xã hội.
7. Những việc cần lưu ý
7.1. Kiểm soát index thường xuyên
Trong quá trình khai báo Google để website được thiết lập chỉ mục, cần theo dõi các chỉ số index xuyên suốt quá trình diễn ra. Tần suất kiểm tra thông thường là 2 đến 4 tuần định kỳ. Chỉ số trang index là một chỉ số hàng đầu mà bạn cần quan tâm. Số lượng trang được index càng lớn chứng tỏ mức độ đầu tư về mặt nội dung càng chất lượng.
Ngoài ra, 4 chỉ số dưới đây cũng là những chỉ số quan trọng cần được theo dõi, phân tích:
- Số lần nhấp chuột: Đây chính là số lần nhấp chuột dẫn đến website từ trang hiển thị các kết quả tìm kiếm của Google.
- Số lần hiển thị: Đây là số lần mà 1 URL trên website được người dùng nhìn thấy ở trang hiện các kết quả tìm kiếm.
- Tỷ lệ nhấp chuột (viết tắt là CTR): Chỉ số này được tính bằng số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị.
- Vị trí trung bình website của bạn được xếp hạng trên Google.
7.2. Sắp xếp link index theo từng nhóm từ khóa chủ đề
Việc sắp xếp các URL index theo từng nhóm keyword chủ đề không chỉ giúp bạn dễ quản lý website hơn mà còn tạo điều kiện để Google đánh giá tốt nội dung trên website của bạn hơn.
7.3. Link index có mang lại giá trị cho người dùng?
Câu trả lời là có. URL bài viết sau khi thông qua quá trình thu thập dữ liệu, đánh giá và lập chỉ mục của Google sẽ tiếp cận đến người dùng dễ dàng hơn, cung cấp một thông tin, nội dung nhất định. Khi link index tạo ra giá trị riêng cho cộng đồng người tra cứu trên Google, điều này sẽ vô cùng có lợi cho website của bạn.
Bởi vì, người dùng đã bước đầu biết đến thương hiệu website, sẽ tiếp tục ghé tới vào những lần tiếp theo và dành thời gian khám phá nội dung trên trang web của bạn nhiều hơn. Đây chính là những đánh giá tốt mà Google nhận được và sử dụng để xếp hạng website.
Trên đây là toàn bộ thông tin về quá trình Index Google, bao gồm khái niệm, cách thức Google Index, tầm quan trọng của việc lập chỉ mục, những vấn đề xảy ra khi Index, hướng dẫn tối ưu Index trên website và một số lưu ý cần nắm. SEONGON hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này thực sự hữu ích với các bạn, đặc biệt là những SEOers bước đầu tìm hiểu về Google Index.
Nếu bạn mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về SEO thì có thể tham gia khóa học SEO của SEONGON Academy. Với hệ thống bài giảng bài bản, được sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao, hơn nữa các kiến thức được chia sẻ từ kinh nghiệm làm dịch vụ SEO web tổng thể của chúng tôi sẽ rất hữu ích cho công việc của bạn.
Chào bạn
Bài viết củ bạn rất hữu dụng cho những người mới bước chân vào xây dựng website, trong đó có tôi. Cảm ơn bạn về bài viết vì đã giúp tôi hiểu sâu hơn những việc cần thiết và quan trọng về quá trình xây dựng website của mình