4 lý do vì sao nội dung của bạn không có thứ hạng cao trên Google.

Chia sẻ bài viết

Nếu bạn là một người đã vô cùng quen thuộc với SEO, chắc hẳn bạn đã nghe câu “Content is King” rồi phải không nào. Tất nhiên chủ đề ngày hôm nay của chúng ta sẽ không hoàn toàn liên quan tới câu nói trên, tuy nhiên nó cũng sẽ có vài điểm tương đồng, đó chính là cách làm sao để cải thiện thứ hạng nội dung cho Website của bạn.

Cứ cho rằng bạn đã hoàn thành việc nghiên cứu thị trường, xác định các trang đang cần lượng traffic lớn mà bạn cần tối ưu, đăng những bài viết kèm với từ khoá mà bạn cho rằng khách hàng sẽ ngấu nghiến nó, cuối cùng bạn ngồi chờ đợi. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, những trang đó vẫn chẳng thể cải thiện nổi thứ hạng mặc cho bạn liên tục cập nhật các bài viết. Thậm chí vị trí tìm kiếm của nó vẫn được giữ nguyên như trước, kéo theo doanh số vô cùng nghèo nàn.

Tìm hiểu thêm: Bí kíp giúp tăng doanh số bán hàng từ trải nghiệm Online

Đây chắc hẳn là một tình huống gây ra khá nhiều sự chán nản cho các SEOer mà ai cũng từng trải qua. Bạn làm tất cả mọi thứ bạn cần làm, nhưng vì một lý do nào đó, nó không mang lại một chút hiệu quả nào.

Trong bài viết này, SEONGON sẽ đưa ra các lý giải về những nguyên nhân vì sao bộ máy tìm kiếm không đánh giá cao nội dung của bạn và đưa ra phương hướng giải quyết cho từng trường hợp. Cùng bắt đầu nhé!

1. Bạn đang viết về điều gì?

Các thuật toán của bộ máy tìm kiếm cân nhắc hàng trăm yếu tố xác định thứ hạng khi đánh giá vị trí cho Website của bạn. Nó đi từ hệ thống liên kết cho tới tốc độ tải trang. Nhưng trước khi nêu thêm những ví dụ khác, tôi gợi ý bạn nên nhìn vào chủ đề của nội dung bạn đã viết và trả lời những câu hỏi sau đây:

 Bạn đang viết về điều gì?

 Nội dung của bạn có đang trả lời câu hỏi của khách hàng – những đối tượng mà bạn đang nhắm tới?

 Nó có mang lại lợi ích cho một số lượng người xem khác ngoài target của bạn hay không?

Có rất nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề phù hợp của Content. Bài viết của bạn cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí chất lượng để được bộ máy tìm kiếm đánh giá cao. Ví dụ như nó cần phải là nội dung viết mới, mang tính thẩm quyền (authoritative), và liên quan tới chủ đề của trang mà bạn sẽ đăng tải.

Tìm hiểu thêm về tính thẩm quyền nằm trong bộ ba quyền lực E-A-T của Google tại bài viết này.

Bộ máy tìm kiếm biết rằng người dùng không hề có hứng thú trong việc đọc những nội dung bị trùng lặp, đạo văn hoặc không liên quan tới vấn đề của họ. Chính vì thế bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ về Google SERP để tìm những nội dung tương tự. Hãy thực hiện các tìm kiếm, nghiên cứu và tham khảo các bài viết đang có thứ hạng cao để có thể viết ra một bài viết mà chính bạn cũng muốn đọc khi bạn đang tìm kiếm một chủ đề.

Đừng quá e ngại vì việc này sẽ tốn thời gian. Bạn càng làm tốt khâu chuẩn bị và khoác lên cho nội dung của mình một vẻ ngoài thú vị, độc đáo và đáng tin cậy, thì thứ hạng của trang sẽ càng được cải thiện. Hãy nhớ rằng việc chạm tới những thứ hạng cao cũng giống như việc bạn đang đi leo núi vậy, nó cần một quá trình dài, và chỉ cần trượt chân bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

Xem thêm:

2. Bạn đang sử dụng những từ khoá nào?

Vấn đề về từ khoá trong bài viết của bạn mở ra một mạng lưới những chủ đề nhỏ.

Bạn đã có từ khoá ở đúng vị trí của nó trong những bài viết SEO của mình, thế nhưng những nội dung đó đã đưa bạn đi tới đâu rồi? Nếu nó đang không mang lại hiệu quả thì có lẽ bạn nên kiểm tra lại những dạng từ khoá mà bạn đang sử dụng.

Lẽ dĩ nhiên chúng ta cần nhắm tới những từ khoá có số lượng tìm kiếm lớn, tuy nhiên chắc hẳn bạn đã biết những từ khoá đó có độ khó rất cao bởi sự cạnh tranh vô cùng gay gắt từ các thương hiệu lớn khác trên thị trường. Ví dụ như “Thẩm mỹ viện”, “thiết kế web” hay “dịch vụ seo”…

Vì thế những từ khoá dài (Long-tail keyword) chính là giải pháp cho vấn đề này. Bạn nghĩ rằng Website của mình sẽ thu hút khách hàng đang quan tâm tới làm SEO với từ khoá “dịch vụ SEO” hay “báo giá dịch vụ SEO tổng thể”?

Phần sau là một từ khoá dài (Long-tail keyword) sẽ có khả năng mang lại chuyển đổi cao hơn cho doanh nghiệp của bạn bởi nó cụ thể hơn từ khoá ngắn rất nhiều và nó nằm trong giai đoạn sau trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Bởi người mua hàng khi tìm kiếm từ khoá cụ thể như thế có khả năng mua hàng cao hơn rất nhiều những người dùng chỉ tìm kiếm từ khoá ngắn.

Thêm vào đó những từ khoá dài này thường có thể tìm kiếm rất dễ dàng. Bạn chỉ cần gõ vào Google một từ khoá chính mà bạn mong muốn, Google sẽ nhanh chóng đưa ra các từ khoá gợi ý ngay khi bạn vừa nhập một tới hai chữ đầu của truy vấn tìm kiếm.

Tiếp theo kiểm tra những từ khoá đó trong một công cụ đánh giá (Ví dụ như SEMrush hoặc Google’s Keyword Planner) để xem chúng đang có lưu lượng tìm kiếm ra sao. Sau đó tận dụng chúng để thu hút người dùng tới những nội dung liên quan bằng cách tối ưu những từ khoá đó vào trong bài viết của mình.

Tất nhiên nội dung nào rồi cũng sẽ trở nên lỗi thời, từ khoá cũng vậy. Đừng bao giờ cho rằng một yếu tố nào đó trong SEO có thể sống mãi (Evergreen). Tương tự, một từ khoá đã từng có hiệu suất tuyệt vời năm ngoái hoặc chỉ trong tháng trước cũng có thể mang tới một hiệu quả bất ngờ trong một thời gian ngắn.

Chính vì thế hãy luôn lấy việc nghiên cứu từ khoá làm nền tảng để giữ cho nội dung của trang luôn được tối ưu hoá và phù hợp.

 

3. Cập nhật, cập nhật nữa, cập nhật mãi.

Cho tới hiện tại, bạn có thể đã chú ý tới một chủ đề phổ biến là: Sự phù hợp hoàn toàn kiểm soát thứ hạng của mọi Website. Ở trên chúng ta đã nói tới cái cách mà những nội dung liên quan, độc quyền với những từ khoá tốt sẽ tác động tích cực đến thế nào việc trang của bạn có thể được xuất hiện trong tìm kiếm của người dùng.

Tương tự như thế thì một nội dung hay một từ khoá liên quan vài tháng trước cũng có thể biến mất khỏi danh sách yêu thích của công cụ tìm kiếm. Điều này lý giải vì sao Website của bạn có thể tụt hạng nếu bạn không thường xuyên cập nhật những nội dung mới.

Trong khi độ tuổi của Domain có thể mang lại chút “sức nặng” trong việc mang lại thứ hạng tự nhiên cho trang, nó lại chẳng đủ để cáng lại việc nội dung trên trang của bạn “tồi”. Bởi bộ máy tìm kiếm luôn quan tâm tới việc bạn có đang luôn bắt kịp với người dùng trong việc mang lại nội dung phù hợp với tính thẩm quyền và độ tối ưu tốt hay không.

Nếu bạn không thể cho thấy những tín hiệu tích cực trong vấn đề này trong một vài tháng, thì bạn nên làm nó ngay bây giờ. Hãy nhìn vào những từ khoá và nội dung đã cũ và cập nhật lại chúng. Bạn cũng có thể nghiên cứu những câu hỏi hoặc xu hướng tìm kiếm của người dùng – thứ đang thay đổi nhanh nhất hiện nay – để biết rằng nội dung của mình vẫn đang đi đúng hướng kể từ lần cập nhật gần đây nhất. Chúng ta có thể thực hiện bước này một cách đơn giản thông qua việc điều tra đối thủ:

Có bao nhiêu Website đã từng không xuất hiện khi bạn tạo trang web và thực hiện nghiên cứu từ khoá lúc ban đầu?

 Sự xuất hiện của một đối thủ mới khá mạnh đang có sự ảnh hưởng như thế nào tới thứ hạng của bạn? Đặc biệt khi doanh nghiệp của bạn đang tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ trong thị trường ngách?

Những câu hỏi trên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn trong việc tìm ra cách làm thế nào để cập nhật nội dung trên trang một cách tốt nhất. Nếu như website của công ty bạn vẫn chưa có blog, thì đây chính là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu.

Hãy thử tưởng tượng việc bạn liên tục update và cập nhật lại nội dung sẽ cho bộ máy tìm kiếm thấy được rằng bạn vẫn đang cố gắng theo kịp những thay đổi nhỏ nhất bằng cách cập nhật những xu hướng mới và có liên quan tới vấn đề của người dùng.

4. Hệ thống liên kết chưa tốt.

cải thiện thứ hạng nội dung

Có một sự thật là: inbound link (Hay còn gọi là Backlink -một dạng liên kết từ một trang web khác trỏ về Website của bạn) vẫn đóng một vai trò khá quan trọng trong việc xếp hạng SEO. Thực tế rằng chỉ riêng nội dung chất lượng thôi vẫn chưa đủ để đảm bảo bạn sẽ có một thứ hạng như kỳ vọng. Hãy thử suy nghĩ dưới góc độ của Google để đánh giá về trang của mình: bạn có nội dung tốt, từ khoá có lượng truy cập cao và cập nhật thường xuyên, tuy nhiên trang của bạn không hề có liên kết inbound, tại sao chúng tôi nên xếp hạng bạn cao hơn?

Bởi vì nếu như có một điều gì đó khiến cho các trang khác không hề muốn dẫn link trỏ về trang của bạn, chắc chắn bạn sẽ không được nằm trong những tìm kiếm đứng đầu.

Nếu vẫn quá khó hiểu, chúng ta hãy thử suy nghĩ dưới góc độ của một người dùng. Giả sử có một người đọc tìm thấy trang của bạn thông qua một blog, điều đó có nghĩa là blog đó tin tưởng website của bạn, cũng như Website của bạn có sự liên quan đủ sâu tới chủ đề để được một bên thứ 3 trỏ về.

Người khách hàng giả định của chúng ta sau đó bấm vào liên kết đó và khám phá ra website của bạn cùng với những nội dung hữu ích liên quan và tối ưu cho câu hỏi mà họ đang tìm kiếm lời giải, và còn đưa họ tới những nội dung tuyệt vời hơn liên qua tới nó nữa.

Như bạn thấy đấy, các liên kết giúp cho người dùng di chuyển từ trang này sang trang khác, nhưng quan trọng hơn cả, chúng khiến các site của bạn đáng tin hơn.

Để xây dựng một hệ thống liên kết cạnh tranh nhằm tăng thứ hạng cho Website của mình, trước tiên bạn cần phân tích những ai đang có liên kết trỏ về đối thủ của mình. Và trả lời các câu hỏi sau để lý giải vì sao họ lại đồng ý trỏ liên kết về cho đối thủ:

Những domain đó là ai?

 Điều gì tạo ra sự liên kết giữa chúng với đối thủ của bạn?

  Những độc giả của họ là ai?

 Bằng cách nào mà đối thủ có thể xây dựng một hồ sơ liên kết khác với bạn?

Trên hết, những hoạt động nào mà đối thủ đang làm mà bạn thì không để có được những liên kết đó?

 Khi bạn tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên, bạn sẽ biết được mình sẽ phải làm gì và quan trọng hơn là tập trung vào những đối tượng nào để xây dựng hệ thống liên kết dành cho riêng mình.

Công việc của bạn sau đó là nỗ lực để những tên miền giới thiệu liên kết đến trang web của bạn, thông qua một phần nội dung còn tồn tại được tối ưu hóa hoặc thông qua nội dung mới mà bạn tạo riêng cho mục đích này. Bạn cũng có thể trình bày các trang trên trang web của mình dưới dạng thay thế lý tưởng cho các liên kết đã chết hoặc bị hỏng trên các tên miền giới thiệu đó.

 

Tổng kết:

Đừng quên rằng ngoài những yếu tố kể trên, có cả tá những vấn đề về kĩ thuật SEO mà bạn cần phải kiểm tra nếu như trang web của mình đang gặp vấn đề trong việc cải thiện thứ hạng. Ví dụ như: tốc độ tải trang trên mobile, độ phủ của thương hiệu, tối ưu on-page, liên kết out-bound… 

Tham khảo thêm:

Tuy nhiên sau khi trải qua rất nhiều dự án dịch vụ SEO với vô vàn các lĩnh vực khác nhau cùng vô số những thử nghiệm thì SEONGON đã đúc rút ra được rằng 4 yếu tố trên là 4 thành tố chính mang lại hiệu quả cao nhất trong việc cải thiện thứ hạng cho nội dung của bạn. Bởi vậy nếu bạn đã chắc chắn rằng mình không hề gặp bất cứ vấn đề nào về kĩ thuật thế nhưng nội dung và các bài viết vẫn ngụp lặn ở những vị trí rất thấp trên SERP, có lẽ những nội dung trên đây chính là câu trả lời mà bạn vẫn luôn tìm kiếm.

Cuối cùng hãy nhớ rằng nếu như nội dung, từ khoá, Website và hồ sơ liên kết inbound của bạn đã được up-to-date và được tối ưu cho việc giải quyết vấn đề của khách hàng, chiến dịch SEO của bạn sẽ vượt rất xa so với đối thủ.

Có thể bạn đang quan tâm:

*** Tìm hiểu thêm về dịch vụ SEO Topic tổng thể của SEONGON tại đây:

dich-vu-seo-topic

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN