Bài viết chuẩn SEO luôn là một chủ đề được cả tân binh và những “cây đa cây đề” bàn tán sôi nổi. Bởi trong nghề vẫn chưa ai đưa ra câu trả lời đủ thuyết phục cho câu hỏi: như thế nào mới là chuẩn. Giờ thì hãy bỏ tất cả kiến thức bạn đã biết về Content SEO qua một bên, và cùng SEONGON tìm ra mật mã giúp làm content SEO đúng “chuẩn” nhé!
1. Một số quan niệm chưa “chuẩn” về bài viết chuẩn SEO
1.1. Chuẩn SEO là tối ưu Technical, đáp ứng Search Intent
Nếu bạn định nghĩa content chuẩn SEO là nội dung được tối ưu Technical SEO (Kỹ thuật SEO) và đáp ứng Search Intent (Ý định tìm kiếm của người đọc) thì bài viết của bạn cũng chưa “chuẩn” lắm theo quan điểm của Search Engine (Google).
Bởi theo Google, bài viết nên được tối ưu các yếu tố về chuyên môn, chính tả, văn phong, có giá trị mới… Trong tài liệu này, Google không nhắc tới yếu tố Internal link, mật độ từ khóa, backlink. Thậm chí Google còn khẳng định đừng nên tạo ra nội dung ưu tiên công cụ tìm kiếm (cái mà chúng ta vẫn hay coi là quan trọng khi làm content SEO).
1.2. Viết chuẩn SEO thì sẽ lên TOP, và ngược lại
Cái bẫy mà đa số các bạn SEO, content SEO Junior, Executive ít kinh nghiệm tự tạo ra và tự “sập bẫy” là tạo ra 1 file checklist bao gồm hàng chục hoặc vài chục tiêu chí, gò mình sản xuất nội dung theo bộ tiêu chí đó và tự tin rằng bài viết sẽ lên TOP. Và rồi ngã ngửa khi 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng sau khi đăng bài vẫn ở ngoài TOP 20, thậm chí không được index.
Nếu câu chuyện về SEO chỉ đơn thuần là chọn từ khóa, tạo ra bài viết “chuẩn” và chờ nó băng băng lên TOP, thì các anh chị em SEOer đã không phải đau đầu vì các lỗi Onpage, yếu tố thương hiệu, phiếu bầu ngoài website (backlink). Và tất nhiên, cũng không cần phải đi học các khóa đào tạo SEO làm gì cả.
1.3. Tôi thấy bài viết này chưa… chuẩn SEO
Dạo quanh những hội nhóm content SEO, dễ dàng bắt gặp những SEOer có kinh nghiệm đánh giá: “Tôi thấy bài viết này chưa chuẩn SEO” mỗi khi có post chia sẻ về chủ đề này. Tuy nhiên, chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng (theo từ điển online Soha). Mà đã là lựa chọn thì không phải ai cũng giống nhau.
Cũng giống như việc nếu hình mẫu bạn trai của bạn khác của tôi, thì chúng ta sẽ không thể nào ngồi cùng nhau để bàn xem anh nào “chuẩn” hơn ^^.
Vậy để tránh góc nhìn khác nhau, quan điểm khác nhau, chúng tôi chọn một chuẩn duy nhất: theo Google – đối tác chiến lược xuyên suốt 13 năm hoạt động của SEONGON.
Lưu ý thêm: Bạn không cần quá lo lắng nếu đã làm đúng theo hướng dẫn nhưng nội dung vẫn bị YOAST SEO chấm điểm thấp. Công cụ này được tạo ra trong bối cảnh đa số SEOer khá mơ hồ về khái niệm thế nào là chuẩn SEO. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, nó có phần hơi lỗi thời (outdated). |
2. Vậy bài viết chuẩn SEO là gì?
Bài viết chuẩn SEO là loại nội dung được xây dựng hướng tới thông điệp, mục tiêu rõ ràng, dựa trên các tiêu chí nhất định (chuẩn) dựa trên hướng dẫn do Google đưa ra, giúp người đọc trả lời được thắc mắc (Search Intent), educate người đọc theo định hướng truyền thông của doanh nghiệp và tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO).
Chúng tôi hay trêu nhau rằng, chỉ cần trả lời được 20+ câu hỏi do bác Google đặt ra về nội dung, là đã thành công được nửa chặng đường rồi.
Để đi nốt nửa chặng đường còn lại, SEONGON sử dụng kinh nghiệm hơn 12 năm nghiên cứu hành vi người dùng, sự biến đổi của kết quả SERP để đúc kết ra cách làm đúng với mọi ngành hàng.
3. Cách viết bài viết chuẩn SEO với 7+ bước
Quy trình dưới đây sẽ có những bước khá lạ với nhiều người. Tuy nhiên, chúng tôi đã đào tạo thành công hàng trăm Content Writer – người tạo ra các “công trình nghiên cứu” vô giá (và tất nhiên là lên TOP bền vững) với 7+ bước này:
3.0. Nghiên cứu sản phẩm, ngành hàng, thương hiệu, khách hàng
Bước 0 thường bị bỏ qua trong quy trình viết bài của những “thợ viết”, người “chắp vá nội dung”, hay người hiệu đính lại nội dung do AI viết (chúng tôi hay gọi vui là “sếp” của AI).
Tuy nhiên nếu 0 có bước này, bạn sẽ vô tình tạo ra các bài viết có giá trị với người đọc, với Google, nhưng 0 có giá trị với thương hiệu (thậm chí khiến thương hiệu bị phạt, kiện tụng).
SEONGON sẽ lấy một ví dụ về chủ đề “trị” hăm tã để thể hiện được tầm quan trọng của việc hiểu ngành và hiểu định hướng truyền thông khi viết bài.
- Về kiến thức ngành: 99% các bài viết trên Google hiện tại đều dùng sai từ “trị” (Theo Nghị định 181/2013/NĐ-CP, Mỹ phẩm hoặc nguyên liệu tự nhiên chỉ được phép sử dụng ngôn ngữ như “hỗ trợ” hoặc “giúp giảm.”)
- Về người đọc: Việc dùng từ trị không làm giải quyết nỗi đau (Insight) của người đọc mà còn khiến họ lo lắng hơn, nghĩ hăm là một bệnh, cần quá trình điều trị phức tạp.
- Về mục tiêu truyền thông: Khi viết nội dung cho website cung cấp sản phẩm hỗ trợ xử lý tình trạng hăm của trẻ, bạn không nên tôn vinh các phương pháp dân gian chưa có đủ căn cứ khoa học và tiềm ẩn rủi ro khi sử dụng như trà xanh, sữa mẹ,… Thay vào đó nên “educate” người đọc sử dụng sản phẩm lành tính, thành phần từ thiên nhiên và được các đơn vị uy tín kiểm nghiệm hiệu quả.
Và đây là cách SEONGON xử lý với nội dung viết về cách xử lý tình trạng hăm của trẻ.
3.1. Chọn từ khóa SEO
Bạn nên có kế hoạch từ khóa rõ ràng theo quý – theo năm, từ khóa phải logic với master plan SEO và phục vụ cho việc tăng trưởng KPIs. Các nhân sự hiểu người dùng và sản phẩm của doanh nghiệp (content SEO, RnD, Branding…) và nhân sự SEO (thường là kỹ thuật SEO) cần họp bàn để chốt bộ từ khóa cuối cùng.
SEONGON đã có một bài viết hướng dẫn chi tiết Cách chọn từ khóa SEO phù hợp cho website, trong đó có một số tiêu chí quan trọng như sau:
- Phù hợp với khách hàng mục tiêu, định hướng truyền thông, thế mạnh ngành nghề – sản phẩm – dịch vụ.
- Nghiên cứu tối đa cụm từ tìm kiếm, đặc biệt các từ khóa dài.
- Lựa chọn những từ khóa có độ cạnh tranh thấp để làm trước.
- Chi phí, công sức SEO từ khóa phải thấp hơn lợi ích mà nó mang lại.
- Liên kết các từ khóa cùng chủ đề, liên kết chéo các chủ đề trên toàn bộ website.
Một số kinh nghiệm từ chúng tôi:
|
3.2. Lên dàn ý SEO
Dàn ý SEO là khung xương của bài viết chuẩn SEO, là một loạt ý chính lớn nhỏ (H1, H2, H3…) được sắp xếp logic, mạch lạc. Đồng thời cần đảm bảo đủ 5 yếu tố: tốt cho người dùng, tốt cho doanh nghiệp, tốt cho Google, tốt cho người viết/duyệt, và tốt hơn đối thủ.
Khi lên dàn ý cần tránh các sai lầm sau:
- Chỉ tham khảo TOP 10 bằng cách bấm xem LẦN LƯỢT các đối thủ trên SERP (comment phía dưới nếu bạn muốn SEONGON lên bài viết giải thích chi tiết).
- Dàn ý không có sự khác biệt so với đối thủ về nội dung, trình bày, nguồn thông tin… không có thông tin mới.
- Dàn ý không đúng định vị thương hiệu, concept không phù hợp với định hướng truyền thông.
- Ôm đồm quá nhiều nội dung, cấu trúc dài nhưng lại không khai thác sâu khía cạnh người đọc quan tâm.
- Đặt tiêu đề kém thu hút so với đối thủ, không tối ưu từ khóa vào tiêu đề và các thẻ heading.
- Dàn ý dẫn nguồn không uy tín hoặc không có nguồn tham khảo cho người viết.
- Dàn ý không làm nổi bật mục tiêu, thậm chí không xác định mục tiêu bài viết trước khi lên dàn ý.
Và hãy nhớ, việc quan trọng nhất khi lên dàn ý là hiểu rõ Search Intent người dùng.
3.3. Đọc kỹ mục tiêu bài viết
Việc triển khai nội dung có mục tiêu rõ ràng, khiến người thực hiện truy vấn hài lòng đã được Google nhấn mạnh nhiều lần trong tài liệu của mình. Vì vậy hãy tạo cho mình ít nhất một mục tiêu và coi đó như kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng, tránh việc triển khai nội dung dài nhưng không có giá trị:
- Với người viết bài: Cần đáp ứng được những điều gì (văn phong, thông tin, trình bày…) để người đọc nhớ đến bài viết của mình.
- Với người đọc bài viết: Sau bài viết của mình, muốn người đọc ghi nhớ điều gì, rút ra được điều gì, bài học gì.
- Với doanh nghiệp: Sau bài viết, muốn người đọc nhớ gì về doanh nghiệp đó (USP sản phẩm, thương hiệu, sự chuyên nghiệp, chuyên gia…).
3.4. Xây dựng flow nội dung cho từng ý
Việc vạch rõ flow nội dung trước khi viết giống như việc người lái đò hay kiến trúc sư cần xác định hướng dòng chảy (flow), lưu lượng nước, hướng gió để dễ dàng định hướng, tìm cách đưa hành khách qua sông nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Flow nội dung rõ ràng giúp truyền tải thông điệp mạch lạc và hiệu quả, thay vì khiến người đọc “lạc lối” trong các ý tưởng lộn xộn, tránh các nội dung “vô bổ”, đọc xong nội dung nhưng không giải đáp được thắc mắc.
Kinh nghiệm từ SEONGON:
|
3.5. Triển khai nội dung chi tiết
Nếu khung xương nội dung (flow) giúp định hướng lộ trình, thì nội dung chi tiết giống như cảnh vật, dấu mốc, con người, câu chuyện… hành khách gặp trên lộ trình qua sông. Chúng là những điểm nhấn giúp chuyến hành trình trở nên sống động, thú vị, ghi dấu ấn sâu và tạo ra giá trị độc nhất.
Tiêu chí content SEO tốt theo 7C + 6S được SEONGON phân tích chi tiết trong Khóa học Content SEO:
- Compelling: Thuyết phục
- Credible: Đáng tin cậy
- Clear: Rõ ràng
- Correct: Chính xác
- Close: Cá nhân hoá
- Calling: Kêu gọi
__
- Straightforward: Trực diện
- Simple: Đơn giản
- Specific: Cụ thể
- Short: Ngắn gọn
- Solitary: Độc bản
- Synchronize: Đồng bộ
Kinh nghiệm từ SEONGON:
|
3.6. Tối ưu hình ảnh và các yếu tố người dùng khác
Thay vì quá ưu tiên công cụ tìm kiếm (Internal link, mật độ từ khóa…), Google khuyên bạn nên dành chất xám vào việc gây ấn tượng với người dùng. Mục tiêu để họ thấy nội dung thú vị, hữu ích, trình bày bài bản,… như đang đọc lời khuyên một chuyên gia. Một số yếu tố quan trọng nên bạn cần nhớ:
- Chọn hình ảnh đưa đến trải nghiệm tích cực cho người dùng, không gây cảm giác quá sợ hãi, tiêu cực.
- Chú thích ảnh liên quan đến bối cảnh, nhân vật, câu chuyện, màu sắc, cảm xúc trong ảnh và liên quan đến nội dung.
- Câu ngắn 20 – 30 từ (khoảng 1.5 dòng).
- Đoạn ngắn 60 – 80 từ (khoảng 3 – 4 dòng).
- Vị trí CTA phù hợp mạch tiếp nhận của người đọc: Dẫn link về sản phẩm, bài viết cũ, để lại bình luận, giới thiệu thương hiệu… Không nên CTA khiên cưỡng.
- Đảm bảo nguyên tắc 3S (Simple, Specific, Strong) trong CTA.
- …
3.7. Rà soát bài viết theo bộ checklist nội dung SEO
Cấp độ đầu tiên của Content Writer là viết theo bản năng, cấp độ thứ 2 là viết theo checklist/ yêu cầu, cấp độ thứ 3 là tạo ra checklist và nguyên tắc sử dụng checklist để kiểm soát chất lượng nội dung.
Tuy nhiên, để đạt được cấp độ cao nhất (yêu cầu của chúng tôi đối với các Content Editor), bạn phải biết cách ứng dụng checklist một cách khoa học thay vì sử dụng nó một cách máy móc, cứng nhắc:
- Hãy cá nhân hoá: cho từng Writer (Senior, Executive, Junior), cho từng loại trang đích (Blog, Sản phẩm, Danh mục), mục tiêu của Doanh nghiệp (bán hàng, educate người đọc…)
- Đừng lý tưởng hóa: Việc yêu cầu Writer thực hiện được một cách hoàn hảo 100% checklist trên 100% bài viết là điều bất khả thi. Ở SEONGON, Writer cần đạt tối thiểu 90% checklist.
- Đừng lý thuyết hóa: Hãy chỉ ra lỗi dựa trên checklist, ví dụ: “Đoạn này mắc lỗi A ở mục 1, (nên sửa thành…)” thay vì chỉ trích: “Sao đã có checklist rồi mà vẫn sai.”
- Hãy review kỹ: Kiểm tra các lỗi đã mắc, note vào checklist để ghi nhớ cho những bài sau.
- Hãy update liên tục: Đối thủ và các Writer nhà mình tốt lên từng ngày, hãy nhớ cập nhật checklist định kỳ.
4. Ví dụ về bài viết chuẩn SEO
Theo William Zinsser (tác giả cuốn On Writing Well): “Bạn học cách viết bằng cách viết. Nhưng bạn cũng học cách viết bằng cách đọc và hiểu thế nào là một bài viết hay.” |
Nếu bạn mới tập viết content SEO và chưa có mentor, hãy chọn những website đầu ngành (đặc biệt các ngành YMYL như y tế, giáo dục, tài chính,…) để học hỏi văn phong, từ ngữ, cách triển khai nội dung… và tạm coi đó là “chuẩn” để tham khảo.
SAPO (mở bài) được viết ngắn gọn, có các yếu tố thu hút (mọi lúc mọi nơi, 5 phút, ưu đãi hấp dẫn…).
Trình bày khoa học bằng cách tối ưu các khoảng trắng, khái quát đầu đoạn, đồng nhất trình bày (người từ … tuổi …)…
Hình ảnh mang định vị thương hiệu (màu sắc, logo, phong cách thiết kế), minh họa tốt cho nội dung.
Gắn link chi tiết thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tăng độ uy tín cho bài viết.
Hoặc bạn cũng có thể coi bài viết bạn đang đọc là một bài viết chuẩn SEO để thử phân tích xem “chuẩn” và “chưa chuẩn” ở đâu.
5. 33+ checklist bài viết chuẩn SEO từ SEONGON – Google Marketing Agency lớn nhất Việt Nam
Khởi đầu là những người làm SEO khá khô khan và thiếu thấu hiểu người dùng, doanh nghiệp; SEONGON ban đầu chỉ sử dụng bộ checklist SEO cơ bản và khá máy móc (các yếu tố chuẩn SEO trong bảng phía dưới). Chính chúng tôi cũng đã nhận được những phản hồi không mấy tích cực khi nội dung lên TOP mà vẫn không làm hài lòng khách hàng – những người trả tiền cho dịch vụ.
Vì vậy, SEONGON đã đúc kết ra bảng checklist giúp sản xuất hàng nghìn nội dung/ tháng theo chuẩn Google, Branding của thương hiệu, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng dưới đây.
Lưu ý, trong checklist có một số nội dung nâng cao không phù hợp với người mới viết bài nên không được đưa vào bài. Bạn có thể liên hệ với SEONGON để được cung cấp bản đầy đủ.
STT | Hạng mục | Nội dung | Kết quả cần đạt |
1 | Branding | Văn phong (Tông giọng) | – Xác định đúng loại văn phong theo Tính cách thương hiệu (Brand Personality)
– Thể hiện được mối liên kết giữa tông giọng và giá trị doanh nghiệp |
2 | Mục đích cuối | – Giải đáp thắc mắc, trăn trở, nỗi đau của người đọc
– Truyền tải được điều doanh nghiệp mong muốn người đọc cảm nhận sau khi đọc bài viết |
|
3 | Xưng hô | – Nội dung nâng cao | |
4 | Người dùng | Câu ngắn đoạn ngắn | – Câu ngắn 20 – 30 từ (khoảng 1.5 dòng)
– Đoạn ngắn 60 – 80 từ (khoảng 3 – 4 dòng) |
5 | 4 tiêu chí nội dung hữu ích | – Nội dung nâng cao | |
6 | Luồng thông tin | Sắp xếp thông tin theo mô hình kim tự tháp ngược và mô hình AIDA | |
7 | Câu dẫn | – Nội dung nâng cao | |
8 | Diễn đạt | – Ưu tiên câu chủ động
– Lược bớt tối thiểu 30% những quan hệ từ, phó từ thừa – Hạn chế dùng các thán từ, tình thái từ |
|
9 | CTA | – Vị trí: CTA phù hợp mạch tiếp nhận của người đọc
– Hình thức: Dẫn link về sản phẩm, bài viết cũ, để lại bình luận, giới thiệu thương hiệu – Đảm bảo nguyên tắc 3S (Simple, Specific, Strong) |
|
10 | Chuẩn SEO | Thẻ Meta Description | – 50 – 160 ký tự (~985 pixels)
– Chứa từ khóa chính, từ khóa phụ (linh động) – Giải quyết mục đích tìm kiếm của người dùng – Tóm tắt chính xác nội dung của bài viết – Độc nhất cho mỗi trang |
11 | Thẻ H2 – H4 | – Chèn linh hoạt các từ khóa phụ, từ khóa đuôi dài và từ khóa LSI
– Làm rõ chủ đề lớn và chủ đề nhỏ của từ khóa |
|
12 | Chú thích ảnh | – Mô tả rõ và dễ hiểu nội dung hình ảnh
– Không dài hơn 125 ký tự – Có chứa từ khóa chính/từ khóa phụ |
|
13 | Liên kết nội bộ (Internal link) | – Đúng ngữ cảnh | |
14 | Từ khóa | – Mật độ khoảng 3-5% (Ưu tiên tính tự nhiên)
– Xuất hiện rải rác trong tên các heading và nội dung bài |
|
15 | Mở bài & kết bài | Ưu tiên từ khóa chính ở 1,5 dòng đầu tiên | |
16 | Hình ảnh | Tiêu chuẩn nhiếp ảnh | – Nội dung nâng cao |
17 | – Nội dung nâng cao | ||
18 | Trải nghiệm người dùng | Kích thước tối thiểu: dài 600 x rộng 600px (tùy website kích thước sẽ lớn hơn. Nên đăng nháp trước để test, đảm bảo khi đăng không bị vỡ ảnh) | |
1 trang Docs online có ít nhất 1 ảnh (hoặc bảng, box quote) | |||
19 | Ảnh rõ nét từng chi tiết, không mờ nhòe | ||
20 | Lấy hình ảnh đưa đến trải nghiệm tích cực cho người dùng, không gây cảm giác quá sợ hãi, tiêu cực | ||
21 | Tiêu chuẩn SEO | – Nội dung nâng cao | |
22 | – Nội dung nâng cao | ||
23 | Định vị thương hiệu | – Nội dung nâng cao | |
24 | – Nội dung nâng cao | ||
25 | Với ảnh có nhân vật của thương hiệu, hoặc KOLs của các bên khác, cần check với thương hiệu xem có được lấy các ảnh này không | ||
26 | Trình bày | Viết hoa | Tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên cơ quan, tổ chức, tên người có ảnh hưởng trong xã hội |
27 | Dấu câu | – Dấu phẩy (,) liệt kê/ phân tách các mệnh đề hoặc các từ/cụm từ cùng chức năng.
– Dấu gạch ngang (–) tạo sự nổi bật, nối hai thành phần.… |
|
28 | Thời gian | – Nguyên tắc viết thứ, ngày, tháng, năm bằng chữ, bằng số
– Nguyên tắc viết giờ, múi giờ |
|
29 | Số | – Số thập phân, tỉ lệ phần trăm
– Đơn vị đo lường, trọng lượng, tiền tệ… – Số điện thoại, FAX |
|
30 | Khác | – Giãn dòng, giãn đoạn, định dạng trình bày Word (1.1, 1.1.1, 1.1.1.1)
– Câu văn trước – sau có sự logic, không đặt hai câu không liên quan cạnh nhau. – Không viết những thông tin thừa, người đọc đã biết |
|
31 | Chuyên môn | EEAT | – Nội dung nâng cao |
32 | Khác (tùy ngành nghề) | – Thông tin cần ghi chú rõ được cập nhật theo thời điểm X (ví dụ lãi suất, giải thưởng, giá, khuyến mại…)
– Thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền với người đọc (y dược, bảo hiểm, ngân hàng…). … |
|
33 | Phối hợp | Phối hợp | – Nội dung nâng cao |
Kết luận: Bạn là một chuyên gia, và mỗi chuyên gia sẽ có quy chuẩn riêng về bài viết chuẩn SEO. Vì vậy hãy tự chọn cho mình những “chuẩn” bạn cho là đúng. Không nhất thiết phải theo 33 hay 333 tiêu chí nào đó mà bạn tìm được trên Internet. Cũng đừng lung lay vì ai đó phê bình bài viết của bạn chưa chuẩn nhé!
SEONGON sẽ update checklist liên tục (như chúng tôi đã khuyên bạn). Ví dụ “Câu ngắn đoạn ngắn” là tiêu chí được chúng tôi đặt ra trong bối cảnh Google hiểu tiếng Việt khá kém, cần trình bày ngắn gọn để Bot dễ scan nội dung hơn. Tuy nhiên đây có thể sẽ không còn là một trọng số được ưu tiên trong nội dung của chúng tôi.
Vì vậy hãy theo tiếp tục dõi bài viết này và các tuyến bài chuyên môn trên website của SEONGON để cập nhật các nội dung mới nhất!
Tại SEONGON, chúng tôi cung cấp dịch vụ SEO lên top bền vững, nếu bạn đang quan tâm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về chiến lược làm SEO và cách tối ưu nội dung chuẩn SEO lên TOP hiệu quả nhé!
“bài viết rất mũ trắng” mà góp ý một chút là anh cài vị trí cho thanh chia sẻ mạng xã hội qua chỗ nào khác đi chứ đọc cái thanh đó che mất mấy chứ đầu, rất vướng mắt nhé anh :))
oh nhìn trên máy anh thì nó ở hẳn ngoài bên tay trái. Chắc do màn hình anh nó to. Để nghĩ coi xử lý sao
tét tieop cu
Đọc xong choáng váng. Làm sao viết đủ 35 Checklist đây.
không nhất thiết làm hết đâu bạn ơi
Bài khá chi tiết, cho anh em viết bài seo và soeer học hỏi đây, tks bác!
cheers
Cảm ơn anh rất nhiều đọc kỹ từng chữ từng câu một Quá chi tiết
cảm ơn bạn 🙂
Anh Đạt ơi! Cụm từ khóa chính có lượng tìm kiếm chính xác mỗi tháng là bao nhiêu thì ổn ạ?
oh bao nhiêu anh cũng làm
Cảm ơn anh!
Cách bố cục bài viết theo các thẻ cũng khá giống như cách mình hay làm, thêm phần tìm key phụ theo gợi ý của google nữa để phủ rộng key thì tốt hơn. Bài hay ý nghĩa chia sẻ mạng xã hội kiếm traffic rất ngon
Thanks anh bài viết rất tâm huyết!
thank bạn
Chào anh Đạt,
Anh cho em hỏi về các vấn đề như sau:.
1. Mật độ từ khóa trong bài viết.
Ví dụ như em đang muốn SEO từ Phần mềm CRM trong 1 bài viết. Các từ liên quan, thay thế như: phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm AZ CRM, hệ thống CRM, phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng.
Nếu thay các từ đó vào Phần mềm CRM thì mật độ từ khóa của từ khóa chính đó lại giảm xuống dưới 3%. Vậy phải làm thế nào để vừa giữ mật độ từ khóa Phần mềm CRM, vừa có thể thay thế các từ khóa đồng nghĩa, liên quan vào?
2. Tạo backlink cho bài viết.
Để tạo backlink cho bài viết thì ta copy nguyên văn hoặc có chính sửa nội dung bài lên các web, 4rum khác rồi trỏ link nguồn về hay phải viết 1 bài khác, trong đó có chèn anchor text về bài viết?
3. Tỷ lệ backlink
Tỷ lệ backlink đi bằng tay, backlink dùng tool và textlink như thế nào là tốt nhất?
Đây là sản phẩm em cần SEO chính ạ: http://azsoft.vn/quan-ly-khach-hang-az-crm-a225.html
1. Đừng để mật độ nó còn dưới 1%, dùng từ đồng nghĩa thay thế như em làm là rất tốt.
2. Em làm link sao cho người ta thích đọc cái nội dung em làm là được : ))
3. Anh k làm link kiểu em nói nên k rõ
Vâng, cám ơn anh Đạt
Cảm ơn bạn, bài viết rất chi tiết!!!
thanks!
Cám ơn Anh
Cảm ơn bạn đã chia sẽ
cảm ơn bài viết của anh, khi em dùng Yoast SEO để xem mật độ từ khóa, nhưng em chưa rõ mình thiết lập cho mật độ từ khóa chính hay cả các từ khóa vệ tinh nữa anh ?
anh thường ktra bằng SEO Quạke
Bài viết rất chi tiết ạ. Cảm ơn admin rất nhiều. Nhờ vào bài viết mà em nhận ra được rất nhiều điều ạ. Cảm ơn admin
Bài viết rất chi tiết, dễ hiểu. Cảm ơn Anh!^^
Bài viết rất hay và hữu ích, cám ơn anh!
Bài viết hay nhất về viết bài chuẩn seo tại việt nam mà mình từng đọc! Cảm ơn bạn!
cảm ơn bạn đã ủng hộ
Cám ơn tác giả bài viết rất hay. Góp ý chút. Trên điện thoại chữ nó cứ tràn ra ngoài làm đọc bài cứ kéo qua kéo lại không à
Hay
AMP giúp tăng tốc độ tải trang à bạn,
Cho em hỏi các công cụ a đã liệt kê trong bài có công cụ nào dùng free không ạ?
Cảm ơn anh rất nhiều đọc kỹ từng chữ từng câu một Quá chi tiết
Cảm ơn anh rất nhiều đọc kỹ từng chữ từng câu một Quá chi tiết
Cảm ơn anh rất nhiều đọc kỹ từng chữ từng câu một Quá chi tiết
hay
Úi là trời, quá chi tiết, đến mệt mỏi luôn, kk. Làm đủ thì quá mệt và thành công mệt nghỉ luôn. Cảm ơn Sếp
Bài viết hay
ok
em chào ac, e cần ac giải đáp thắc mắc giúp e vs ạ. Là sếp e có giao 1 landing page seo lên top, sếp có đưa ra những key ko liên quan đến landing mấy và e ko bít là mk nên đi text link ntn hợp lý để khi gõ key nó hiển thị về landing đó ạ
Checklist này khá đầy đủ. cảm ơn a đã chia sẻ
Bài viết chất lượng
Cảm ơn bạn Hoàng, SEONGON sẽ còn tiếp tục chia sẻ nhiều bài viết hữu ích hơn nữa.
36mu5c này đọc xong hoa mắt luôn, áp dụng thì tầm 10-15 mục là khá ổn cho bài viết phổ thông, nếu hầu hết các tiêu chí này viết thành Prompt cho chon ChatGPT ngốn thì cái cintent sẽ là bổ ích nhỉ … Cám ơn Nam đã chia sẻ !
bài viết hay quá
Bài viết này rất hữu ích! Cảm ơn anh rất nhiều!