Khi so sánh giữa 2 khái niệm là Digital Marketing và Marketing Online thì ranh giới giữa chúng không có quá nhiều sự khác biệt. Chính sự phát triển của Internet và công nghệ hiện đại, đã khiến cho 2 khái niệm này gần như hòa chung với nhau.
Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, đối với mỗi công cụ sẽ có những trường hợp phù hợp để tận dụng tối đa sức mạnh của công cụ đó. Trong bài viết này SEONGON sẽ giúp bạn làm sáng tỏ sự khác biệt của Digital Marketing và Marketing Online, đồng thời sẽ giúp bạn biết đâu là công cụ tốt nhất cho doanh nghiệp bạn ở thời điểm hiện tại. Cùng theo dõi bài viết nhé.
1. Digital Marketing là gì? Tầm quan trọng của Digital Marketing trong doanh nghiệp
1.1. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu đến với khách hàng trên các nền tảng số (Digital Platform) như Email Marketing, SEO, Content Marketing, TV, Radio,… và hơn thế nữa.
Digital Marketing tập trung vào 2 yếu tố chính: Sử dụng các phương tiện số, tiếp cận khách hàng trên các nền tảng số. Đối với mỗi công cụ trong nền tảng số, thì sẽ có những mục tiêu cũng như kế hoạch triển khai khác nhau. Đòi hỏi nếu các Marketer muốn tiếp cận đối đa người dùng, thì họ phải hiểu cả thị trường nói chung và từng công cụ Digital nói riêng.
7 nền tảng Digital Marketing phổ biến:
- Email Marketing
- Social Media
- Website
- Mobile
- Digital Media
- Game
- Search
1.2. Tầm quan trọng của Digital Marketing trong doanh nghiệp
Người dùng sẽ không còn ở yên tại một vị trí nhất định, họ sẽ luôn tìm kiếm sự mới mẻ, tiện lợi ở mọi nơi. Với việc sử dụng cả Internet lẫn những phương thức truyền thông truyền thống, Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận tới mọi nơi mà khách hàng thường xuyên xuất hiện. Điều này cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của Digital Marketing mang lại.
Một số lý do Digital Marketing quan trọng với doanh nghiệp:
- Tiếp cận tối đa người dùng:
Sự phát triển của Internet cộng thêm thuật toán của các nền tảng giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng ngày càng rộng. Thông qua các kênh quảng cáo, các nút share hay thậm chí là nút like,… nội dung của bạn có thể tiếp cận x2, x3 và thậm chí là x10 người nữa.
- Đo lường được kết quả:
Khi triển khai chiến lược Digital Marketing, doanh nghiệp có thể dễ dàng dựa vào những phân tích từ các nền tảng Facebook, Google hay TikTok,… để có thể đánh giá và phán đoán về chiến lược tiếp thị của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được mình đang đi đúng hướng hay chưa và sẽ có những động tác kịp thời để điều chỉnh lại kế hoạch.
- Tối ưu chi phí:
Với mỗi chiến dịch Digital Marketing, dựa vào những số liệu từ chiến dịch, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhận biết được kênh nào hiệu quả, và kênh nào kém hiệu quả. Từ đó có thể cân đối và tối ưu chi phí trên từng kênh đang hoạt động.
Có thể bạn quan tâm: 8 phương pháp tiết kiệm chi phí trong Digital Marketing
- Tăng chuyển đổi:
Digital Marketing giúp việc đo lường các kênh trở nên đơn giản hơn, điều này cũng giúp việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp trở nên dễ dàng.
- Cá nhân hóa khách hàng:
Tất cả khách hàng nào cũng mang lại giá trị, chuyển đổi cho doanh nghiệp. Các công cụ của Digital Marketing giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến một đối tượng cụ thể hơn. Điều này có nghĩa là thông điệp sẽ tới đúng nơi và đúng đối tượng của chúng.
2. Marketing Online là gì? Tầm quan trọng của Marketing Online trong doanh nghiệp
2.1. Marketing Online là gì?
Marketing Online là hình thức tiếp thị trực tuyến, tận dụng Internet để truyền bá thông điệp về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tới khách hàng tiềm năng. Hay nói cách khác Marketing Online là một nhánh nhỏ của Digital Marketing. Mục tiêu chính của Marketing Online là tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh trực tuyến mà họ dành thời gian tìm kiếm, mua sắm, giải trí,…
Các công cụ phổ biến của Marketing Online:
- Website
- Social Media
- GDN (Quảng cáo hiển thị hình ảnh)
- SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
- Google AdWords
- Influencer Marketing
2.2. Tầm quan trọng của Marketing Online trong doanh nghiệp
Marketing Online ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề. Theo báo cáo của We Are Social vào tháng 1/2021, có 70,3% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet và họ sử dụng gần 7h mỗi ngày để truy cập Internet. Con số này chắc chắn sẽ tăng lên nữa sau đại dịch Covid. Nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp cần phải thực hiện tối thiểu một số hoạt động tiếp thị trực tuyến để tiếp cận người tiêu dùng. Ngoài ra, Marketing Online còn giúp doanh nghiệp:
- Xóa bỏ khoảng cách với khách hàng:
Các phương tiện kết nối internet như mạng xã hội, blog, chatbot,… tạo ra sự tương tác 2 chiều giữa thương hiệu với khách hàng. Chỉ cần thương hiệu cung caaos đúng nội dung mà chạm được vào cảm xúc hay gây sự tò mò của khách hàng thì khách hàng sẵn sàng đáp lại thương hiệu.
Khi sự tương tác 2 chiều giữa thương hiệu và khách hàng diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài hơn, dù không phải là những post bán hàng, thương hiệu sẽ nằm trong những sự cân nhắc của khách hàng mỗi khi họ có ý định mua sắm.
- Tăng độ nhận diện với khách hàng:
Khi doanh nghiệp muốn tăng độ nhận diện với khách hàng thì bắt buộc doanh nghiệp phải tận dụng những kênh trực tuyến của mình để tiếp tăng khả năng hiển thị của mình. Với sự phát triển không ngừng của Internet, doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược nội dung hay video, blog,… để tiếp cận tối đa khách hàng của mình hơn.
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng:
Với sự hỗ trợ của các nền tảng trực tuyến, và theo những kinh nghiệm của doanh nghiệp, thì các nhà tiếp thị hoàn toàn có thể cá nhân hóa những trải nghiệm khách hàng, tạo ra những nội dung với đúng đối tượng và phân phối chúng tới họ.
Mỗi tệp khách hàng sẽ có những mối bận tâm khác nhau, việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải mang lại những trải nghiệm tốt cho họ, biến họ là khách hàng trước khi đối thủ làm được điều đó.
3. Điểm giống/khác nhau của Digital Marketing và Marketing Online
Qua định nghĩa của Digital Marketing và Marketing Online ở phía trên, ta dễ nhận thấy Marketing Online là tập hợp con của Digital Marketing. Vậy điểm chung dễ thấy của hai công cụ này là sử dụng Internet để tiếp cận người dùng qua những nền tảng trực tuyến. Hễ có người dùng ở đâu là nhiệm vụ của hai công cụ là truyền tải thông điệp của thương hiệu tới đó. Nhưng để phân biệt cụ thể hơn, thì hai công cụ sẽ có những điểm khác biệt mà chúng ta nên hiểu để có thể đưa ra cân nhắc sử dụng cho doanh nghiệp:
Digital Marketing | Marketing Online | |
Phạm vi hoạt động | Nền tảng Online lẫn những kênh offline như tivi, outdoor, billboard ngoài trời… | Tất cả những nền tảng sử dụng Internet (Social |
Đo lường | Khó hơn đối với những kênh offline như banner, outdoor,… và không thể có con số cụ thể | Đo lường dễ dàng hơn vì có sự trợ giúp của các công cụ đo lường như Google Analytics. |
Phạm vi tiếp cận | Lớn, hiệu quả vì có cả sử dụng các phương thức offline | Chỉ khi có internet |
Có thể bạn quan tâm: Digital Marketing và Marketing truyền thống – Đâu là sự khác biệt
4. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng Digital Marketing hay Marketing Online
Sự khác biệt của hai công cụ này tuy không ảnh hưởng quá nhiều tới quyết định mua hàng của khách hàng. Bài viết không phải để phân biệt đúng sai hay công cụ nào tốt hơn mà nhằm để đạt mục đích quan trọng là giúp bạn hiểu đúng được ý nghĩa của từng vấn đề và chọn kênh, phương tiện truyền thông, sử dụng các chiến thuật một cách phù hợp khi xây dựng kế hoạch tiếp thị tổng thể. Và điều quan trọng cần phải làm tiếp theo là: chiến lược hóa.
https://bigspy.com/blog/difference-between-digital-marketing-and-online-marketing
Một điều đáng chú ý là trong 2 năm gần đây, tỷ lệ các thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu tính đến tháng 1.2021, tỷ lệ này chiếm 96.9%, cao hơn mức trung bình chung của thế giới. Không chỉ là công cụ liên lạc, điện thoại thông minh với khả năng cá nhân hoá, khả năng kết nối internet không dây sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại mỗi quốc gia.
Hãy nhớ lại nhiệm vụ của hai công cụ là giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, hay khách hàng ở đâu thì doanh nghiệp phải ở đó. Như vậy, chi bằng hãy hiểu khách hàng để doanh nghiệp có thể lựa chọn những phương thức tiếp thị hiệu quả nhất.
Theo Year In Search 2021: Vietnam consumer trends, đã có hơn 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới so với năm 2020, kỹ thuật số đang dần trở thành nền tảng quan trọng của đời sống. Dựa vào những tìm kiếm ẩn danh Google đã chỉ ra 5 xu hướng chủ đạo người dùng tại Việt Nam:
- Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo cho cả người dùng và doanh nghiệp khi tất cả đều đang “chuyển đổi số”
- Sau 2 năm dịch bệnh, người tiêu dùng đang đánh giá nhìn nhận lại cuộc sống thông qua những tìm kiếm về chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi và hưởng thụ, kiểm soát tình hình tài chính cho cuộc sống thoải mái, dễ dàng hơn.
- Đại dịch khiến nhu cầu rút ngắn khoảng cách với các hoạt động, trò chơi trực tuyến tăng cao. Người Việt đã tìm được nhiều cách để giải trí cùng bạn bè, người thân dù đang ở cách xa nhau.
- Người dùng ngày càng chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự thật, kiểm tra và đánh giá thông tin từ các thương hiệu.
- Tuy nhiên, đại dịch cũng đã làm cho sự bất bình đẳng được thể hiện rất rõ trên kỹ thuật số
Cùng xem Báo cáo chi tiết tại: YEAR IN SEARCH 2021: Kỷ nguyên mới của người dùng kỹ thuật số tại Việt Nam
5. Tổng kết
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thể phân biệt chính xác giữa 2 công cụ là Digital Marketing và Marketing Online. Để từ đó, dựa theo những báo cáo, hành vi người dùng uy tín, mà bạn có thể chọn được phương pháp Marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Để thực chiến trong lĩnh vực này bạn không nên bỏ qua:
- 10 chứng chỉ digital marketing của Google thông hành sự nghiệp
- 11 chứng chỉ Digital Marketing quốc tế cho Marketer tiến ra toàn cầu
Là một đối tác xuất sắc của Google trong nhiều năm liền, SEONGON luôn bền bỉ đem đến cho từng khách hàng những thông tin uy tín nhất, kiến thức Digital Marketing mới nhất mà chưa đối thủ nào có.
Những điều này sẽ giúp SEONGON có thể hỗ trợ khách hàng tốt nhất, đem đến những Chiến lược Digital Marketing hiệu quả.