Think Consumer Health – Báo cáo về xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe của người Việt

Chia sẻ bài viết

Bài viết này được tóm tắt lại dựa theo báo cáo của Google dành riêng cho ngành sức khỏe, được tung ra trong ngày 10.11 vừa qua.

Ở trong báo cáo này, Google sẽ đề cập đến các xu hướng mới nhất trong ngành cũng như tác động của Covid đến với hành vi người tiêu dùng và ý thức của họ về vấn đề sức khỏe.

Ngoài ra, Google cũng đưa ra các xu hướng liên quan đến vấn đề sức khỏe đặc biệt chỉ có ở dịp Tết, đây một thông tin vô cùng quý giá để doanh nghiệp có thể hoàn thành các mục tiêu cuối năm.

Qua báo cáo này, các doanh nghiệp trong ngành sức khỏe sẽ có thể hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng, xu hướng của họ và biết mình cần làm gì để cải thiện hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tham khảo:

Hãy cùng SEONGON dành 15 phút để xem chi tiết trong bài viết sau nhé.

I. Các xu hướng mới trong ngành sức khỏe: Hiện tại và tương lai

Nếu nhìn vào số liệu trên Google Trend, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự quan tâm về các vấn đề về sức khỏe, thuốc hay vitamin đều gia tăng khi người dùng đang tìm kiếm giải pháp để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của mình, bảo vệ bản thân trước đại dịch Covid 19.

Các chủ đề liên quan đến tăng cường sức khỏe, hay sức khỏe toàn diện đều đứng đầu lượng online research và mua sắm trong đợt Covid thứ 2 tại Việt Nam, dù đó là trước, trong hay ở giai đoạn bình thường mới

Chính vì thế, chúng ta có thể dự đoán rằng sự quan tâm về sức khỏe và ý thức về sức khỏe của người Việt Nam sẽ được nâng lên một tầng cao mới sau Covid.

Dưới đây là 3 xu hướng đã nhìn nhận được trước và sau các đợt Covid.

1. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Người Việt Nam hiện tại không còn bị động trong vấn đề chăm sóc sức khỏe mà chủ động tìm kiếm các phương pháp phòng chống bệnh và thực tế các khảo sát của Google cũng đã cho thấy:

  • Hơn 40% người tiêu dùng cho biết lý do chính họ mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe là vì muốn tăng cường sức khỏe nói chung hoặc tăng cường sự quan tâm.
  • Tương tự, hơn 35% người khảo sát cho rằng họ muốn phòng các bệnh cho tương lai.
  • Ngoài ra, lượng từ khóa liên quan đến “cách phòng….” cũng tăng hơn 22% trong vòng 6 tháng qua.

Không chỉ vấn đề sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống nói chung cũng là một vấn đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.

  • Lượng xem Youtube về các chủ đề “chánh niệm – mindfulness”, “thiền”, “yoga”, “thư giãn” cũng đã tăng hơn 80% trong vòng 1 năm qua.

Ngoài ra, các biện pháp thay thế thuốc cũng được người dùng để ý tới và nguyên liệu thiên nhiên là chủ đề đứng đầu trong danh sách này. Bằng chứng là các từ khóa tìm kiếm như “gừng”, “đinh lăng”,“dầu dừa” đều cao hơn 1.7 lần so với các truy vấn tìm kiếm về dược chất hóa học.

Nguyên liệu thiên nhiên

Một điều thú vị là trong khi nhóm người dùng nữ trẻ tuổi quan đến nguyên liệu thiên nhiên thì nam giới lại quan tâm đến các thành phần, dược chất hóa học

Điều này gợi mở về hướng đi trong việc thiết kế các thông điệp truyền thông các mẫu quảng cáo riêng biệt cho từng nhóm khách hàng.

Các phương thuốc từ thiên nhiên, có tác dụng cải thiện sức khỏe và sắc đẹp cũng là một mối quan tâm lớn với người tiêu dùng sức khỏe Việt Nam:

  • Lưu lượng tìm kiếm cho “rau diếp cá”, “ngải cứu”, “hà thủ ô”, v.v tăng hơn 8%
  • Trong khi đó những từ khóa liên quan đến “cây xạ đen”, trên Youtube tăng hơn 23%

Ngược lại, với các dược chất hóa học, người tiêu dùng lại muốn tìm hiểu nhiều hơn về các thành phần không mong muốn cùng tác hại của nó.

Xu hướng này có ý nghĩa như nào đối với các doanh nghiệp sức khỏe:

1. Doanh nghiệp cần đa dạng sản phẩm

Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, doanh nghiệp cần kiểm tra lại danh mục sản phẩm của mình để bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung, cải thiện sức khỏe như các loại thực phẩm chức năng chứ không đơn thuần là thuốc điều trị nữa.

Một số danh mục, doanh nghiệp có thể để ý: dinh dưỡng thể thao, hỗ trợ tập gym, vitamin.

2. Xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp hơn

Sức khỏe giờ đây không chỉ bảo gồm các tình trạng bệnh lý lâm sàng của cơ thể, mà còn trở thành một phong cách sống. Vì vậy khi nghĩ nghĩ tới chiến lược truyền thông và nội dung quảng cáo, hãy trở thành một người tư vấn đáng tin cậy giúp khách hàng cải thiện sức khỏe một cách bền vững.

Cụ thể hơn: những người đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt không phải lúc nào cũng tìm các phương pháp chữa bệnh. Họ còn tìm những phương pháp trị liệu thay thế như phong cách sống phù hợp, chế độ dinh dưỡng, v.v. Hãy cung cấp những nội dung đó cho người tiêu dùng của bạn.

*Để cung cấp đủ nội dung cho khách hàng tiềm năng của bạn, hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu từ khóa. Nghiên cứu từ khóa cũng là một cách để tìm hiểu được insight của khách hàng, biết họ đang cần cung cấp nội dung thông tin gì,

Doanh nghiệp có thể tham khảo cách nghiên cứu từ khóa rất chi tiết của SEONGON để không bỏ sót bất kỳ chủ đề nào: Quy trình nghiên cứu từ khóa 5×3

3. Minh bạch trong nguyên liệu

Dễ thấy, nguyên liệu trong sản phẩm sức khỏe là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Hãy minh bạch những gì có và không có trong từng sản phẩm để giúp người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn.

Làm nổi bật các nguyên liệu đó trong quảng cáo và thông điệp truyền thông chính là chiến lược thường thấy của nhiều doanh nghiệp.

2. Nhờ công nghệ, người dùng trở thành chuyên gia chăm sóc sức khỏe của chính họ.

Việt Nam đang trở thành một quốc gia số hóa mạnh mẽ. Điện thoại di động, và các thiết bị công nghệ khác đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi ngày.

Chính vì thế, không khó để tin rằng người tiêu dùng đang dần biến các thiết bị di động thành trợ lý sức khỏe của riêng mình.

  • Hơn 80% tổng lượng search liên quan đến vấn đề sức khỏe đến từ các thiết bị di động

Ngoài ra, trong khảo sát của chính Google, mạng tìm kiếm vẫn là điểm đến hàng đầu khi người dùng muốn tìm hiểu các loại thuốc không cần kê đơn với hơn 40% số lượng người được hỏi nhỉnh hơn phương án thứ 2 là hỏi ý kiến bác sỹ chuyên môn với 36%.

Người dùng sẽ không đợi đến khi có đầy đủ triệu chứng bệnh mới bắt đầu tìm hiểu. Hành trình tìm kiếm của họ bắt đầu ngay từ khi nhận thấy các triệu chứng sớm và liên tục cho đến khi tìm được giải pháp cuối cùng.

Hành trình ra quyết định trong ngành sức khỏe.

Công cụ họ thường xuyên sử dụng trong suốt quá trình này là Google và Youtube.

Một điểm cần lưu ý nữa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi người tiêu dùng sức khỏe hiện nay không còn quá chuộng sản phẩm “rẻ nhất” mà ngày càng mong muốn tìm được sản phẩm “tốt nhất” đây chính là kết quả của sự bùng nổ về các lựa chọn cũng như người tiêu dùng ngày càng cẩn trọng hơn trong việc tiêu thụ của mình.

Vậy đâu là điều ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định cuối cùng của người dùng? Theo thống kế của Google, các tiêu chí đó lần lượt được xếp hạng như sau:

  1. Uy tín thương hiệu
  2. Sự giới thiệu của bạn bè người thân, chuyên gia
  3. Giá cả
  4. Khuyến mãi

Xu hướng này có ý nghĩa như nào đối với các doanh nghiệp sức khỏe:

1. Tạo đủ điểm chạm online trên hành trình tìm kiếm của khách hàng

Khi người dùng đang rất khao khát thông tin để tìm giải pháp cho bệnh của mình từ triệu chứng, nguyên nhân, đến cách điều trị, v.v. thì với mỗi một giai đoạn như trên doanh nghiệp cần phải cung cấp content hữu ích trên từng điểm chạm với khách hàng hàng.

Với môi trường mạng tìm kiếm, để thỏa mãn được điều này, SEONGON cũng đồng ý với Google về việc cần phải tăng tối đa độ nhận diện của thương hiệu bằng việc phủ khắp các từ khóa liên quan chứ không riêng gì các từ khóa thương hiệu sản phẩm: (phương pháp SEO Tổng Thể).

Từ từ khóa sở thích cá nhân, chủ đề rộng như “chăm sóc sức khỏe”,”ăn kiêng” , “làm đẹp” cho đến các vấn đề triệu chứng cụ thể và cuối cùng là các từ khóa sản phẩm, thương hiệu,

Xem thêm: Hành trình mua hàng của khách ngành dược

2. Tăng sự uy tín trên môi trường online

Bổ sung sự bảo chứng từ các chuyên gia trong ngành, khách hàng hay xuất hiện trên các kênh truyền thông uy tín như báo đài, TV, sử dụng KOL phù hợp.

3. Người tiêu dùng có hành vi mua sắm đa kênh

Dưới tác động của Covid, người tiêu dùng chuyển sang nghiên cứu online cho các sản phẩm sức khỏe, chăm sóc bản thân và làm đẹp ngày một nhiều hơn và đặc biệt là đợt 2 còn nhiều hơn so với đợt 1 do thói quen đã được hình thành trong đợt 1.

Vậy người tiêu dùng sức khỏe đang sử dụng các kênh nào cho quá trình mua sắm của mình:

  • Google Search (72%)
  • Mạng xã hội (65%)
  • Online video (34%)

Có vẻ như chính sự chuyển dịch trong hành vi tìm kiếm online đã khiến doanh thu từ eCommerce và phương pháp bán hàng trực tiếp (qua điện thoại) tăng hơn 40% trong vòng 4 năm qua (trước covid). Cùng với đó là sự suy giảm về doanh thu tại điểm bán như ở các nhà thuốc.

Ecommerce tăng so với nhiều năm trước

Dù kênh bán vật lý vẫn là kênh được nhiều người tiêu dùng sức khỏe tìm đến nhất nhưng các kênh khác dần chứng minh được độ quan trọng của mình như: Telesale (chiếm 25%), Google (10%),

Xu hướng này có ý nghĩa như nào đối với các doanh nghiệp sức khỏe:

Với mỗi ngành hàng, sản phẩm cụ thể lại có một hành trình mua hàng tương đối khác nhau, doanh nghiệp cần tìm ra hành trình đó để có chiến lược marketing cụ thể cùng mục tiêu cụ thể: bán online, lấy lead hoặc gia tăng khách hàng tại điểm bạn

Khách hàng trong nhóm ngành sức khỏe thường được chia vào 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: Hoàn toàn Online

Khách hàng ở nhóm này từ bước nghiên cứu đến bước ra quyết định đều xảy ra trên môi trường online.

  • Sản phẩm tiêu biểu: vitamin, thực phẩm chức năng, chăm sóc sắc đep,
  • Mục tiêu marketing: tăng sale trên các kênh e-commerce

Nhóm 2: Tiếp cận đa kênh, chốt bằng telesale

Khách hàng ở nhóm này vẫn nghiên cứu trên nhiều kênh, nhưng ở bước ra quyết định sẽ để lại thông tin để được tư vấn nhiều hơn.

  • Sản phẩm tiêu biểu: thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị
  • Mục tiêu marketing: tăng lead.

Nhóm 3: Online to Offline

Khách hàng vẫn tiếp cận đa kênh và ở bước ra quyết định sẽ ra hiệu thuốc để được tư vấn cụ thể và mua hàng

  • Sản phẩm tiêu biểu: dịch vụ làm đẹp, spa.
  • Mục tiêu marketing: tối ưu doanh số tại điểm bán

Hành vi ra quyết định của khách hàng sức khỏe

II. Các nhận định cho dịp Tết 2021.

Với sự diễn biến của dịch bệnh cùng các tác động của môi trường, “sức khỏe” đã trở thành mong muốn số 1 của người Việt Nam theo khảo sát vừa qua, vượt trên cả mong muốn về sự “an bình” hay “tiền tài”.

Tết là thời điểm đặc biệt nhất trong năm với người Việt Nam, là dịp phù hợp để mua sắm, thăm viếng hay nghỉ ngơi. Dưới lăng kính sức khỏe, làm đẹp, Tết còn là dịp đặc biệt để:

1. Làm mới và hoàn thiện bản thân

Các dịch vụ làm đẹp, giảm cân đều gia tăng lưu lượng tìm kiếm một cách đột biến .VD: làm nail, skin care, phẫu thuật thẩm mỹ v.v

Ngoài vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp của sức khỏe cũng được quan tâm. Thế nên, xu hướng nội dung mà người tiêu dùng sức khỏe tiêu thu trong giai đoạn này liên quan rất nhiều đến tập luyện, chế độ giảm cân, v.v

Tết là làm mới bản thân

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để chuẩn bị cho truyền thông dịp Tết?

– Cung cấp những nội dung kiến thức giúp người dùng cải thiện sức khỏe toàn diện, đầu tư vào bản thân với chủ đề gắn liền với Tết.

– Những nội dung này nên đa dạng ở nhiều định dạng để thống nhất được thông điệp: từ banner quảng cáo đến video nội dung

2. Tết là thời gian để quan tâm và yêu thương

Một trong những cách để thể hiện xu hướng này của người tiêu dùng là tặng quà Tết. Có tới hơn 55% số người được khảo sát sẽ tặng món quà sức khỏe cho người thân làm quà Tết.

Vậy người dùng đang tìm những món quà như thế nào làm quà Tết: (theo thứ tự từ cao tới thấp)

  • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
  • Thực phẩm chức năng điều trị bệnh
  • Vitamin, các sản phẩm sức khỏe tăng sức khỏe chung
  • Sản phẩm bổ sung cho trẻ em
  • Làm đẹp từ bên trong
  • Sản phẩm sinh lý cho nam và nữ giới.

Cụ thể hơn: đông trùng hạ thảo (+78% trong dịp Tết), sâm đương quy (+71%), saffron (+40%), v.v

Một thống kê khác quan trọng không kém, khi Google chỉ ra kênh online mà người tiêu dùng sử dụng để mua quà dịp Tết nhiều nhất là Xem Youtube (34%), Google search (22%) và thứ 3 là Mạng xã hội (20%)

Chủ đề “Quà Tết” không chỉ đơn giản là là một hoạt động, mà hiện nay người tiêu dùng còn để ý các vấn đề khác liên quan như: cách chọn quà, hộp quà thiết kế ra sao, đập hộp quà Tết, v.v

Quà sức khỏe

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng xu hướng này cho dịp Tết:

– Hiện diện khi người dùng tìm kiếm ý tưởng tặng quà. Hình thức truyền tải có thể ở nhiều dạng khác nhau và nhiều kênh khác nhau.

– Nên có những phiên bản sản phẩm đặc biệt cho Tết với bao bì mẫu mã phù hợp làm quà tặng. Ngoài ra, hãy cho món quà của bạn một cá tính nhất định như sang trọng, độc đáo hay gía cả phải chăng.

3. Tết là dịp để tận hưởng những món ăn ngon.

Cũng chính vì xu hướng này mà đây cũng là một dịp mà người dùng quan tâm hơn đến một số vấn đề sức khỏe nhất định như: việc giải độc gan, giải độc rượu, detox, v.v

Chính vì thế các nội dung về ăn uống lành mạnh được quan tâm nhiều hơn trong thời điểm này.

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng xu hướng này cho dịp Tết:

– Hãy đồng hành cùng người dùng trong dịp này bằng những nội dung liên quan đến vấn đề ăn uống, chăm sóc sức khỏe lành mạnh không chỉ cho bản thân và gia đình.

– Tận dụng những xu hướng trước và sau Tết để có những kế hoạch truyền thông đi trước, đón đầu tận dụng sự quan tâm của người dùng mà giới thiệu đến họ về doanh nghiệp của mình.

Tết ăn ngon

Một kế hoạch truyền thông trong dịp Tết được gợi ý bởi Google:

Kế hoạch truyền thông Tết

Lời kết

Qua báo cáo rất chi tiết này, chúng ta đã nhận thấy được 3 xu hướng tiêu dùng rõ rệt của người tiêu dùng trong ngành hàng sức khỏe:

  1. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
  2. Người dùng phụ thuộc vào các thiết bị di động để tìm kiếm các thông tin về sức khỏe
  3. Người dùng có hành vi mua sắm đa kênh.

Cùng với đó là những nhận định về hành vi của người tiêu dùng trong dịp Tết;

  1. Làm mới và hoàn thiện bản thân
  2. Tặng quà Tết bằng món quà sức khỏe
  3. Tết là dịp để tận hưởng những món ăn ngon.

SEONGON hy vọng cùng với những thông tin rất chi tiết và quý giá này của Google, doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch marketing cụ thể để cải thiện doanh thu và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể xem lại toàn bộ Video chia sẻ chi tiết tại đây:

 

Có thể bạn quan tâm:

Nếu bạn đang cần một sự giúp đỡ để tận dụng những insight này, hãy liên hệ ngay với SEONGON để được giúp đỡ.

SEONGON không chỉ có kinh nghiệm, am hiểu ngành hàng mà còn được tiếp cận với những công cụ quảng cáo mới nhất từ Google, đảm bảo cho 1 chiến dịch Digital Marketing thành công.

Hãy liên hệ với SEONGON để được tư vấn giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Nguồn: Thinkwithgoogle.com

Biên tập bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN