SEO Onpage 2019: Hướng dẫn chi tiết 11 thao tác kỹ thuật ảnh hưởng đến xếp hạng
Chia sẻ bài viết

SEO Onpage 2019: Hướng dẫn chi tiết 11 thao tác kỹ thuật ảnh hưởng đến xếp hạng

Chia sẻ bài viết

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage – Nếu dịch word by word có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên trang nội dung. Và với SEONGON, cũng không có định nghĩa nào hay hơn định nghĩa word by word này!

SEO Onpage có thể coi là một thuật ngữ, ám chỉ một phong cách SEO mũ trắng tối ưu các webpage cụ thể để đặt xếp hạng cao trên SE với chính web page đó. SEO Onapge trái ngược với SEO Offpage là một loạt các hành động được thực hiện bên ngoài trang web (Backlink, Traffic, Social Signal, độ phổ biến thương hiệu…v..v) để tác động đến thứ hạng của bạn trên SE

Tối ưu SEO Onpage

1. Title

1.1 Tiêu đề cần chứa từ khóa

Điều này nghe rất cơ bản đúng không?! Bất kỳ SEOer nào cũng khuyên bạn như vậy và chúng tôi cũng nói như vậy. Đối với Google Ads, việc từ khóa xuất hiện trong mẫu quảng cáo là một yếu tố tối ưu cho điểm chất lượng được chính Google thừa nhận. Đối với SEO thì không có tài liệu nào của Google nói như thế!

Tuy nhiên, việc từ khóa xuất hiện trong tiêu đề sẽ gia tăng sự liên quan giữa truy vấn người dùng và kết quả hiển thị (Kết quả hiển thị của Google gồm: title, url, description). Đây là 1 trong 3 vị trí kỹ thuật quan trọng nhất để Google xếp hạng bài viết của bạn trên SE. Rõ ràng, với những gì Google hiển thị thì chính xác đó là những gì Webmaster cần tối ưu. Giả sử Google không hiển thị tiêu đề, mà thay vào đó là đoạn mở bài hay Heading  trong bài viết thì chúng ta chắc chắn cũng phải đưa từ khóa vào các vị trí này để tối ưu sự liên quan giữa truy vấn người dùng và trang đích.

Thậm chí, với công cụ tìm kiếm nâng cao của Google, Google có hẳn một hàm “intitle” để người dùng tìm kiếm chính xác những từ khóa có mặt trong tiêu đề một bài viết. Lưu ý rằng, công cụ tìm kiếm nâng cao không phải công cụ dành cho SEOer hay Webmaster, mà đó là công cụ Google dành cho người dùng. Khi từ khóa của bạn xuất hiện trong tiêu đề, sẽ là một yếu tố thuận tiện cho Google thực hiện filter dữ liệu khi người dùng tìm kiếm nâng cao.

Khác với Google Ads, bạn có thể tạo ra nhiều mẫu quảng cáo cho cùng một trang đích: Người dùng truy vấn từ khóa nào thì hiển thị mẫu quảng cáo đó. Nhưng đối với SEO thì bạn chỉ có 1 tiêu đề, 1 url, 1 description và hiển thị cho tất cả truy vấn liên quan. Vì vậy, bạn cần phải đưa được hết từ khóa phụ lên tiêu đề, nhiều khi tổng tìm kiếm của từ khóa phụ còn nhiều hơn từ khóa chính nên việc này là một việc quan trọng. Làm sao để người dùng truy vấn từ gì thì từ đấy đều xuất hiện trong tiêu đề SEO của bạn. Quá nhiều từ khóa phụ thì bạn có thể đưa xuống description.

1.2. Tiêu đề cần được tối ưu cho nhấp chuột

Khi bài viết của bạn đã lên trang 1 Google, trang đích của bạn cùng với 9 trang đích khác sẽ có cùng một số lượng hiển thị (ít nhất với cùng 1 từ khóa).

Giả sử bạn trang đích của bạn SEO từ “Giày sneaker” chẳng hạn. Các kết quả trang 1 đều có 14,000 hiển thị/tháng với từ khóa này. Nhưng sẽ có trang đích có 7,000 nhấp chuột, có trang đích 5,000 và có trang đích chỉ có 1,000 nhấp chuột một tháng. Khác biệt này nằm ở chỉ số CTR.

Vì vậy, ngoài việc chứa từ khóa cần SEO, tiêu đề cần được viết hấp dẫn, tạo ra sự thu hút, kích thích, tò mò để người dùng bấm vào kết quả hiện thị trên SE.

Để viết được một tiêu đề tạo ra sự thu hút, kích thích hay tạo ra tò mò, thật ra bạn không cần quá giỏi kỹ năng copywriting, bạn chỉ cần nắm được một số mẹo tạo ra sự thu hút để cải thiện CTR mà thôi!

Một lần nữa, trong Google Ads, CTR là một yếu tố quan trọng để đánh giá điểm chất lượng. CTR cao khiến cho trang đích được xếp hạng cao hay xếp hạng cao của trang đích dẫn đến CTR cao? Vì vậy, thứ hạng từ khóa cho trang đích của bạn không bao giờ ở một ví trí ổn định mà luôn chịu tác động bởi Google Dance.

CTR của bạn càng cao và giữ tỷ lệ ổn định càng lâu thì mức độ Dancing càng thấp. Ví dụ nếu vị trí trung bình từ khóa nhỏ hơn 3, biên độ Dancing chỉ là 1 – 2  thứ hạng. Nhưng nếu vị trí trung bình của từ khóa từ 5 – 10 thì biên độ Dancing có thể lên đến 3 – 5 thứ hạng, có thời điểm trang đích của bạn bị xếp ở trang 2 luôn.

1.3. Độ dài của tiêu đề

Độ dài của tiêu đề nằm trong khoảng 55 – 65 ký tự.

  • Nếu tiêu đề của bạn dài hơn, hiển thị trên SE sẽ bị rút ngắn bằng dấu “…”. Điều này sẽ diễn đạt không đủ nội dung mà bạn muốn truyền đạt đến người dùng.
  • Nếu tiêu đề của bạn ngắn, tiêu đề của bạn vẫn được hiển thị trên SE. Tuy nhiên, chiều dài của tiêu đề được phép dài hơn thì tội gì mà mình lại không tận dụng đúng không nào?!

Mặt khác, trong Google Webmaster Tools, phiên bản cũ của Google Search Console. Công cụ có thống kê tiều đề bài viết quá ngắn, tiêu đề bài viết quá dài. Vì vậy, độ dài của tiêu đề là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng trên SE.

2. URL

Cùng với Title và Description, URL là một nội dung mà Google hiển thị trên SE khi người dùng thực hiện truy vấn. Mà cái gì Google hiển thị thì Webmaster phải thể hiện được sự liên quan.

2.1 Cấu trúc URL

Cấu trúc URL chuẩn SEO

Có đến 6 cách tạo cấu trúc cho đường dẫn khác nhau. Google không khuyến nghị sử dụng cách nào, nhưng để tối ưu cho website thì webmaster nên tùy chỉnh như cách thứ 6: URL mô phỏng cấu trúc từ trang chủ đến trang đích.

URL cần được viết bằng tieng-viet-khong-dau, vì nếu URL được tạo bởi tiếng-việt-có-dấu thì khi hiển thị trên SE sẽ là những ký tự đặc biệt @#$%^&*. Điều này sẽ giảm bớt sự liên quan và ít nhiều ảnh hưởng đến CTR chứ chưa nói gì đến ảnh hưởng của lên xếp hạng trang đích.

2.2 URL của bài viết

Chính bài viết này, theo các bạn tôi nên để đường dẫn là gì:

  • seo-onpage-4-yeu-to-tien-quyet-7-yeu-to-quan-trong
  • toi-uu-seo-onpage
  • seo-onpage

URL chứa từ khóa: Điều này khỏi bàn cãi. Nhưng trong 3 phương án trên, tôi chỉ đề đường dẫn là seo-onpage vì:

Nếu để đường dẫn là toi-uu-seo-onpage thì sẽ tối ưu cho từ khóa phụ “tối ưu seo onpage”. Điều này gây thiệt thòi nếu tôi muốn SEO một từ khóa phụ khác là “seo onpage là gì”. Và nếu để là toi-uu-seo-onpage thì thật ra còn không mô phỏng đúng về đại ý của bài viết này!

Nếu tôi để seo-onpage-4-yeu-to-tien-quyet-7-yeu-to-quan-trong. Một đường dẫn hay, mô phỏng đúng đại ý của bài viết vì nó giống hệt tiêu đề! Tuy nhiên, sau 1 năm nữa, giả sử tôi có muốn edit bài viết này thì tôi sẽ phải edit cả đường dẫn, mà edit đường dẫn thì phực tạp hơn edit tiều đề và nội dung nhiều. Nào là 404, nào là redirect, nào là index lại..v..v

Vì vậy, một đường dẫn được tối ưu onpage là đường dẫn chỉ chứa từ khóa chính, được viết bài tieng-viet-khong-dau, không cần chứa từ khóa phụ, không cần chứa cả tiêu đề bài viết trong đó.

3. Meta Description

Lại là một nội dung Google hiển thị trên SE, mà cái gì Google hiển thị thì Webmaster phải thể hiện được sự liên quan!

  • Độ dài: 155 – 165 ký tự
  • Cần chứa từ khóa chính, từ khóa phụ.
  • Nội dung: Giật title bổ sung cho tiêu đề, cải thiện CTR

Description được SEONGON khuyến nghị: Là một đoạn mô tả cụ thể, chi tiết, có số liệu hoặc tên riêng, càng cụ thể càng tốt.

Ví dụ:

  • Description dở: SEO Onpage là gì? Cách tối ưu SEO Onpage được các chuyên gia VN và thế giới khuyến nghị. Áp dụng ngay để không bị đối thủ vượt mặt
  • Description hay: SEO Onpage là gì? 15 yếu tố tối ưu SEO Onpage “bí kíp” từ chuyên gia Mai Xuân Đạt áp dụng vào hơn 40 dự án SEO trong suối 5 năm qua.

4. Nội dung hữu ích

Chắc chắn rồi! SEOer, Google nói về nội dung hữu ích ngay từ khi có Google.

  • Nội dung hữu ích là nội dung có giá trị với người dùng
  • Nội dung hữu ích là nội dung mang lại chuyển đổi
  • Nội dung hữu ích là nội dung có chỉ số time on page tốt
  • Nội dung hữu ích là nội dung khiến cho người dùng đọc xong phải lan tỏa nội dung đó đi khắp mọi nơi
  • ..vân vân và mây mây

Có rất nhiều định nghĩa về nội dung hữu ích, các chuyên gia thế giới và Việt Nam đã có hàng nghìn bài viết về chủ đề này. Và SEONGON cũng không phải định nghĩa mới cho cụm từ “nội dung hữu ích” nữa.

Nội dung hữu ích chính là nội dung hữu ích!

Webmaster hãy cứ viết bài làm sao đưa nhiều giá trị nhất cho người dùng. Hãy nghiên cứu insigh của họ và cho ra nội dung giải quyết vấn đề cho họ. Đừng quan tâm quá nhiều đến các yếu tố kỹ thuật, vị trí xuất hiện từ khóa, mật độ từ khóa. Đừng! Đừng!

Một thống kê, chỉ có 4% website trên trái đất có tác động bởi SEO. 96% còn lại không có tác động bởi SEOer mà chỉ có Webmaster cập nhật nội dung. Khi bạn viết bài, hãy như một Webmaster, hãy nghĩ cách đưa nhiều giá trị nhất vào bài viết, nghiên cứu những nhu cầu thầm kín của khách hàng và giải quyết vấn đề giúp họ.

Hãy cứ cống hiến công sức và chất xám của bạn, việc xếp hạng hãy để Google lo!

Hướng dẫn sử dụng bộ soạn thảo

Thật ra tôi có thể dừng chủ đề SEO Onpage ở phần nội dung hữu ích là được rồi! Tuy nhiên, sở hữu một nội dung hữu ích chỉ giống như một cô gái có tâm hồn đẹp. Để được đón nhận và lan tỏa, cô gái ấy cần phải đẹp nữa!

Nếu bạn có một tâm hồn đẹp mà bạn xấu, thì thật ra bạn vẫn xấu : )))

7 yếu tố dưới đây, không một yếu tố nào được Google khuyến nghị sẽ gia tăng xếp hạng trên SE. Nhưng nó thật sự cần thiết khi bạn bắt tay vào soạn thảo nội dung. Hãy coi nó như bộ dụng cụ make up cho bài viết của bạn. Bạn có tâm hồn đẹp thì cũng hãy làm cho hình thức của mình đẹp lên.

1. Heading

heading seo onpage

Heading giống như mục lục một quyển sách vậy. Bạn mua sách bạn đọc tên sách trước rồi đọc mục lục rồi ra quyết định mua đúng không? Google Bot thì có thể đọc được mục lục trước, nhưng với người dùng thì bạn cần phải dùng Plugin Table of Content. Plugin này sẽ hiển thị mục lục bài viết của bạn lên đầu trang nội dung, giống như bài viết này.

Khi bài viết có sử dụng Heading, nội dung được chia nhỏ thành các phần. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng nắm được tổng quan nội dung bạn viết là gì. Hoặc họ cũng có thể kéo xuống đọc một phần nội dung nào đó mà họ đặc biệt quan tâm.

Lưu ý khi sử dụng Heading: Đối với tiêu đề nội dung sẽ nằm trong H1 và chỉ có 1 H1 duy nhất trên 1 trang nội dung. Các Heading khác: H2, H3..H6 khuyến nghị bạn nên sử dụng tối thiểu 2 Heading khi dùng cùng 1 loại Heading.

Ví dụ, nếu quyển sách bạn viết mà chỉ có mỗi một chương 1 thì rõ ràng bạn chẳng cần đặt cho nó là chương 1 làm gì cả. Tương tự vậy, nếu bạn chỉ có chương 1.1 mà không có chương 1.2 thì bạn chẳng cần chia nhỏ chương 1.

2. B/U/I

  • Bold: Sử dụng khi bạn cần bôi đậm một cụm từ quan trọng, cần nhấn mạnh trong một câu văn. Nó có thể là từ khóa SEO, từ khóa phụ hoặc một cụm từ nào đấy mang tính điểm nhấn, để nhấn mạnh cho nội dung bạn cần truyền đạt
  • Italic: Sử dụng khi bạn cần gây chú ý một cụm từ nào đó. Cụm từ này không nhất thiết quan trọng như cụm từ được đặt trong bold, nhưng nó cần được gây chú ý với người đọc
  • Underline: Gạch chân những cụm từ cần giải thích rõ nghĩa. Thông thường nó được đặt trong Highligh link dẫn đến một trang nội dung khác.

Đừng sử dụng B/U/I quá ít sẽ làm cho bài viết của bạn không có điểm nhấn, cũng đừng sử dụng B/U/I quá nhiều vì khi đó những từ không được B/U/I mới là những từ điểm nhấn!!

3. Bullet

  • <ul>: Danh sách liệt kê không có số thứ tự.
  • <ol>: Danh sách liệt kê có số thứ tự.

Bullet cũng giống như Heading có tác dụng chia nhỏ nội dung thành những phần. Nhưng Bullet thì ở cấp độ nhỏ hơn Heading. Chức năng của Bullet phù hợp khi bạn cần truyền đạt một nội dung theo từng gạch đầu dòng. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể sử dụng danh sách có số thứ tự hoặc không có số thứ tự.

Ví dụ: “các vật dụng cần mang theo khi đi du lịch” là một nội dung mở thì bạn có thể dùng <ul>. Nhưng “5 bước luộc quả trứng” thì là hướng dẫn step by step thì nên dùng <ol> cho có số thứ tự từng bước.

4. Quote

Quote sử dụng khi bạn cần trích dẫn một định lý, một câu nói nổi tiếng được nhiều người thừa nhận, hay một nội dung mà bạn lấy từ nguồn uy tín. Nghĩa của Quote là “trích dẫn” mà!

Quote chỉ là một trong 7 công cụ trong bộ trang điểm cho bài viết. Vì vậy, rất khó đánh giá mức độ quan trọng của Quote như thế nào. Nhưng nếu bài viết của bạn có Quote, rõ ràng sẽ gia tăng mức độ tin cậy cho nội dung. Và quan trọng là:

Người ta sẽ đọc bất kỳ cái gì được viết lên một tấm bảng. Chính xác là người ta sẽ đọc hết những gì viết trong một cái khung. Mặc dù đó có thể là một điều nhảm nhí. Nhưng người ta sẽ đọc hết những con chữ trong cái khung đó rồi họ mới biết là nhảm nhí!!

Vì vậy, Quote không nên lạm dụng, tùy độ dài của bài viết mà bạn có thể sử dụng 1, 2 hay 3 lần tùy ý. Và nhớ đưa nội dung thật quan trọng vào Quote nhé!

5. Ảnh

Tôi mất gần một nghìn chữ để mô tả bộ make up cho bài viết, nhưng chỉ cần 1 cái ảnh này thôi cũng khiến bạn nhớ được hết bộ make up con chữ gồm những gì phải không nào?

Bộ soạn thảo wording

  • Sử dụng ảnh khi ảnh giúp mô phỏng các con chữ xung quanh ảnh
  • Sử dụng ảnh để làm điểm nghỉ mắt cho người đọc khi họ phải lướt mắt đọc một trang nội dung dài thườn thượt
  • Sử dụng ảnh để đa dạng media cho bài viết

Cũng giống như các dụng cụ make up khác trong bộ dụng cụ. Ảnh không phải yếu tố tiên quyết để xếp hạng cho trang nội dung. Tùy ngành. Giống như wikipedia, phần lớn nội dung họ dùng tất cả bộ trang điểm nhưng lại không dùng ảnh. Và kết quả SEO của wiki tốt như thế nào thì ai cũng biết rồi đấy!

6. Video

Giống như ảnh, video để mô phỏng nội dung khi mà con chữ không thể diễn đạt tốt bằng một video. Hơn cả khuôn khổ SEO Onpage, video còn là một xu hướng digital marketing trong 2019

Một vài thống kê có thể bạn đã biết:

  • Các video trên youtube có hơn 10 tỉ lượt view mỗi tháng
  • Mỗi ngày tại Việt Nam có 100 triệu lượt xem video
  • Xu hướng sau khi search Google rồi sang Youtute tìm kiếm tăng 70% từ 2017 sang 2018
  • 70% chuyên gia tiếp thị nhận định rằng: “Video tốt hơn so với bất kỳ phương tiện nào khác”.
  • 52% chuyên gia tiếp thị trên toàn thế giới coi video như loại nội dung có ROI tốt nhất.

Có rất nhiều lý do để bạn đầu tư vào video!

Trong khuôn khổ nội dung về SEO Onpage, video như một cách để làm đa dạng media cho nội dung. Điều này là cho phép tiếp cận người dùng với đa dạng cách truyền đạt khác nhau. Người dùng có thể ở lại bài viết của bạn lâu hơn vì nội dung dài, nhưng cũng có thể họ ở lại vì đang xem video!! Vì điều gì thì cũng đều tốt cho SEO.

  • Internal link: Những liên kết trỏ đến các nội dung khác bên trong website
  • External link: Những liên kết trỏ đến các nội dung khác bên ngoài website

Những liên kết trỏ đến các trang nội dung khác (bao gồm bên trong và bên ngoài website) thể hiện sự liên quan giữa các trang nội dung với nhau. Phần nội dung trên trang này cần được giải thích, bổ sung hoặc xác thực trên một trang nội dung khác. Khi bạn gắn một liên kết vào một cụm từ, có thể người dùng sẽ không click vào liên kết để sang trang nội dung mới đọc. Nhưng với Google, Google sẽ follow tất cả các liên kết mà bạn trích dẫn trong bài viết (trừ khi bạn dùng rel = nofollow).

Trước khi bài viết của bạn được lên TOP, Google đã follow tất cả đường liên kết trong bài viết để chấm điểm về tính liên quan của bài viết mới của bạn với các bài viết cũ trước đó đã được Google index.

highlight link không chỉ là một dụng cụ make up, nó còn là một yếu tố xếp hạng cực mạnh mà người làm SEO Onpage không thể bỏ qua. Theo thống kê từ tôi, tác giả bài viết, khi bạn đang phân vân không biết có nên đặt một liên kết vào một văn bản hay không, thì bạn sẽ luôn suy nghĩ về 3 lý do:

  • Liên kết được gắn có giải thích điều gì cho nội dung này hay không?
  • Liên kết được gắn có thể bổ sung ý nghĩa gì cho cụm từ này hay không?
  • Liên kết được gắn có đủ uy tín để xác thực nội dung/số liệu này hay không?

Giải thích, bổ sung, xác thực là 3 lý do chính khi bạn gắn một liên kết vào trong một đoạn văn bản (Anchortext). Nếu bạn chuẩn bị gắn liên kết vào Anchortext mà liên kết trỏ đến không có giá trị giải thích, bổ sung hoặc xác thực thông tin thì thôi đừng gắn!

*** Bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ SEO Web chuyên nghiệp, uy tín? Liên hệ ngay với SEONGON để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia tại đây:

dich-vu-seo-topic

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN