Lập kế hoạch SEO chuyên nghiệp, lời khuyên từ chuyên gia của SEONGON

Chia sẻ bài viết

SEONGON – đơn vị đã có 12 năm đồng hành cùng hơn 5000 doanh nghiệp sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch SEO cụ thể, rõ ràng, đầy đủ các chi tiết nhằm triển khai chiến lược tối ưu công cụ tìm kiếm hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tải mẫu kế hoạch SEO tổng thể độc quyền từ SEONGON

Lập kế hoạch SEO là bước đầu tiên phải có trong quy trình thực hiện tối ưu hóa website của doanh nghiệp.

Lập bảng kế hoạch SEO là bước đầu tiên trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Lập bảng kế hoạch SEO là bước đầu tiên trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Một file kế hoạch SEO bao gồm 8 trang nội dung:

  • Timeline: Phân bổ các hạng mục nhiệm vụ trước và trong dự án bao gồm lập kế hoạch, tối ưu Onpage, Offpage, Social, Content, bảo hành, training theo đơn vị thời gian là tháng.
  • Từ khoá: Liệt kê từ khóa và tổng số lượt tìm kiếm.
  • Cấu trúc website: Liệt kê 6 loại trang (Danh mục/bài viết/trang tĩnh/tag/trang chủ…) và phân bổ từ khóa SEO theo 6 loại trang đó.
  • Content: Lên kế hoạch content của tất cả các trang đích bao gồm dạng bài viết, danh mục, kèm theo các yếu tố chuẩn SEO của các trang đích đó.
  • Onpage: Liệt kê các mục cần kiểm tra khi tối ưu Onpage như là cấu trúc web, cấu trúc URL, sitemap, AMP, ALT, thứ hạng từ khóa thương hiệu trên Google, tính Unique, External link,…
  • Check TOPs: Điền keyword và thứ hạng của keyword trên công cụ tìm kiếm theo từng ngày/tuần/tháng.
  • Social Bookmark: Liệt kê các mạng xã hội và thông tin kèm theo bao gồm URL, tên và mật khẩu đăng nhập.
  • Tối ưu bài viết: Liệt kê URL của bài viết cũng như thông tin tối ưu title, des, external link.
Tải mẫu kế hoạch SEO chi tiết độc quyền của SEONGON tại đây

2. Các thành phần có trong file kế hoạch của SEONGON

2.1. Lên timeline chi tiết

Một dự án SEO thường kéo dài từ 6 đến 12 tháng để có thể thấy được kết quả. Trong suốt quá trình này, bạn phải lên một timeline cụ thể và chi tiết, phân chia các khoảng, các mốc thời gian cùng với nhiệm vụ kèm theo và người phụ trách.

Lập kế hoạch SEO với timeline chi tiết giúp SEOer triển khai dự án có hiệu quả cao hơn
Lập kế hoạch SEO với timeline chi tiết giúp SEOer triển khai dự án có hiệu quả cao hơn

Các hạng mục cần triển khai trong phần timeline của bảng kế hoạch SEO:

  • Trước dự án: Trong tháng đầu tiên, nhiệm vụ của SEOer là phân tích sơ bộ về website cần tối ưu, lên danh sách chủ đề và làm bộ keyword cho dự án.
  • Khởi tạo dự án: Cũng trong tháng này, bạn SEOer bắt đầu dự án bằng việc phân tích đối thủ cũng như lên timeline tổng thể.
  • Kế hoạch triển khai Onpage: Tháng đầu tiên cũng là lúc SEOer thực hiện các công việc tối ưu Onpage Website, nhận thông tin từ webmaster, phân tích và tiến hành kiểm tra Onpage.
  • Kế hoạch triển khai Offpage: Từ tháng 3 – tháng 12, SEOer tiến hành tối ưu tài sản kỹ thuật số và triển khai về backlink với khách hàng.
  • Các hoạt động trên Social: Nhiệm vụ này được thực hiện trên mạng xã hội trong thời gian từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 10 của dự án. Sau khi nhận được phân quyền quản lý từ khách, SEOer tiến hành cập nhật bài viết và thực hiện sự kiện theo kế hoạch của khách hàng.
  • Xây dựng nội dung website: Nội dung website được thực hiện từ tháng đầu tiên đến tháng cuối của dự án.
  • Bảo hành – duy trì thứ hạng từ khoá: Công việc này được thực hiện trong khoảng từ tháng 8 – tháng 10 của dự án.

2.2. Nghiên cứu từ khoá và phân nhóm từ khoá

Khi lập kế hoạch SEO, bạn sẽ cần phải thực hiện nghiên cứu từ khóa, sau đó phân nhóm chúng. Quá trình này bao gồm 5 bước, mỗi bước thực hiện 3 lần là tìm kiếm từ khóa và phân nhóm từ khóa tới các trang đích phù hợp.

Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO 5*3 của SEONGON
Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO 5*3 của SEONGON

Lần 1: (5×1)

  • Bước 1: Xác định từ khóa chủ đề cần thực hiện.
  • Bước 2: Sử dụng công cụ Keyword Planner tìm ra các từ khóa liên quan với từ khóa chủ đề bạn vừa xác định được.
  • Bước 3: Sau đó bạn sử dụng Keywordtool.io để tìm ra danh sách từ khóa chi tiết hơn.
  • Bước 4: Tạo thành 1 danh sách từ khóa.
  • Bước 5: Khi tìm ra được danh sách từ khóa, nhóm những từ khóa cùng insight lại thành tạo thành từ khóa danh mục lớn.

Lần 2: (5×2)

  • Với mỗi từ khóa danh mục lớn, tiếp tục được đưa vào các công cụ để tìm ra các danh sách từ khóa. Từ đó tiếp tục xác định từ khóa danh mục nhỏ.

Lần 3: (5×3)

  • Với mỗi từ khóa danh mục nhỏ, lặp lại bước trên để tìm được từ khoá về sản phẩm/dịch vụ.
Từ khoá chính Từ khoá phụ Volume search Lý giải cách nhóm từ khoá
máy sấy hoa quả máy sấy hoa quả công nghiệp 140 Khi gõ một trong các từ khóa này trên công cụ tìm kiếm, người dùng đều có chung một mục đích là tìm các mẫu máy sấy hoa quả.
giá máy sấy hoa quả công nghiệp 20
máy sấy dẻo hoa quả công nghiệp 10
máy sấy khô máy sấy dẻo trái cây công nghiệp 30 Người dùng khi tìm kiếm từ khóa này đều mong muốn tìm thông tin về máy sấy khô.
máy sấy hoa quả công nghiệp giá bao nhiêu 10

Đối với nhiệm vụ phân nhóm từ khóa vào các trang đích phù hợp, bạn sẽ dựa trên nguyên tắc của website. Mỗi website bao gồm sáu loại trang:

  • Trang chủ.
  • Trang danh mục sản phẩm.
  • Trang bài viết sản phẩm.
  • Trang danh mục tin tức.
  • Trang bài viết tin tức.
  • Trang tĩnh.

SEOer sẽ phân bổ từng nhóm từ khóa vào trang đích phù hợp. Việc phân nhóm từ khóa sẽ giúp website được phân cấp tốt hơn, giúp Google hiểu rõ hơn từ đó thuận tiện để tối ưu vị trí trên thanh công cụ tìm kiếm.

Ví dụ về cách phân nhóm từ khóa trên Website bán chuyên về máy sấy:

  • Từ khoá máy sấy thực phẩm được chia vào trang đích là danh mục sản phẩm.
  • Từ khoá máy sấy 10 khay được chia vào trang bài viết sản phẩm.
  • Từ khoá máy sấy bột gạo được chia vào trang đích là danh mục sản phẩm.
  • Từ khoá máy sấy công nghiệp 15kg được chia vào trang bài viết sản phẩm.
  • Từ khóa cấu tạo máy sấy công nghiệp được chia vào trang bài viết tin tức.
Kết quả của sheet “1. Từ khóa” trong file lập kế hoạch seo
Kết quả của sheet “1. Từ khóa” trong file lập kế hoạch seo

2.3. Mô hình hoá cấu trúc website

Mô hình hóa cấu trúc website là bước thứ ba trong kế hoạch SEO của SEONGON. Cấu trúc của một website bao gồm các phần trang chủ, danh mục lớn, danh mục nhỏ, trang bài viết, tag, URL dự tính, từ khóa chính phụ và lượng volume search.

 

 

Mô hình hoá cấu trúc website theo phương pháp SEONGON (Bản thô)
Mô hình hoá cấu trúc website theo phương pháp SEONGON (Bản thô)

Sau khi đã phác họa cơ bản về cấu trúc website bản thô thì bạn hãy mô hình hóa cấu trúc website cụ thể như hình dưới. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung được cách tổ chức, sắp xếp nội dung trên website của mình.

Mô hình hoá cấu trúc website theo phương pháp SEONGON (Bản chi tiết)
Mô hình hoá cấu trúc website theo phương pháp SEONGON (Bản chi tiết)

Trong bước lập kế hoạch SEO này, SEOer sẽ chọn một cấu trúc phù hợp cho website của mình trong hai dạng cấu trúc dưới đây:

  • Cấu trúc Silo: Silo là một dạng cấu trúc website cho phép phân tách và liên kết nội dung theo cùng một chủ đề cụ thể. Cấu trúc này không chỉ giúp Google đọc hiểu nội dung mà còn mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.
  • Cấu trúc Topic Cluster: Topic Cluster là một cách tổ chức nội dung xoay quanh một chủ đề chung, bao gồm nhóm các bài viết cùng chủ đề với trang chính (Pillar page) và các bài chi tiết (Cluster content). Cấu trúc này giúp người dùng tìm kiếm thông tin chuyên sâu hơn thông qua các liên kết nội bộ.

2.4. Xây dựng Content

Bước thứ tư trong quy trình lập kế hoạch SEO là xây dựng và định hướng nội dung dựa trên từ khóa đã nghiên cứu. Tiếp đó,người phụ trách nội dung thực hiện các bài viết chuẩn SEO, tức là đáp ứng đúng Search Intent của người dùng.

Bài viết có nội dung độc nhất và dung lượng cụ thể tùy theo từng dạng bài. Mỗi bài viết phải đánh trúng vào điểm đau của người dùng và giúp họ giải quyết được vấn đề. Song song với việc chuẩn bị nội dung, SEOer cần xác định tần suất và thời gian cập nhật nội dung để duy trì kết nối với người dùng.

Nội dung đăng tải trên website phải mang đến giá trị cho người đọc
Nội dung đăng tải trên website phải mang đến giá trị cho người đọc

2.5. Tối ưu Onpage

SEO Onpage là một phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong đó SEOer thực hiện tối ưu hóa ngay tại trang web và các trang con kèm theo để cải thiện thứ hạng của chúng trên thanh công cụ tìm kiếm. Tối ưu Onpage sẽ giúp tăng khả năng những nội dung phù hợp sẽ xuất hiện với người dùng.

Các hạng mục cần thực hiện gồm:

  • Domain: Tên của website, ví dụ như seongon.com.
  • Khả năng Index: Hay còn gọi là khả năng lập chỉ mục. Chỉ những trang web được lập chỉ mục mới có thể hiển thị trong kết quả của thanh tìm kiếm.
  • Cấu trúc website: Cách tổ chức các mục trong một website.
  • URL: Địa chỉ của một website trên Internet, bao gồm tên miền của trang web đó.
  • Giao diện website: Bố cục trình bày nội dung trên trang web.
  • Chức năng website: Thương mại điện tử, bán hàng, giải trí, giáo dục, phi lợi nhuận,…
  • Tốc độ tải trang: Khoảng thời gian nội dung hiển thị khi người dùng truy cập website.
  • Chức năng CMS: Chức năng của hệ thống quản trị nội dung, cho phép người dùng quản lý, phân bổ nội dung trên trang web.
  • Cài đặt đo lường: Theo dõi và đánh giá các hành động sau khi người dùng nhấp vào quảng cáo.

Tham khảo chi tiết quá trình SEO Onpage tại đây.

Kết quả của file Onpage trong kế hoạch seo để xử lý lỗi Technical SEO
Kết quả của file Onpage trong kế hoạch seo để xử lý lỗi Technical SEO

2.6. Check TOPs

Bước check TOPs này có tác dụng giúp SEOer đánh giá hiệu quả của chiến dịch SEO, nắm bắt đúng điều khách hàng cần, từ đó phối hợp với team Marketing triển khai các kế hoạch truyền thông bài bản và hiệu quả hơn.

Việc lưu lại lịch sử check tops sẽ có nhiều lợi ích lớn:

  • Biết được % top của từng thời điểm?
  • Biết top cao nhất mà từ đó đạt được và đạt được thời gian nào?
  • Biết được tình hình tăng trưởng top theo thời gian.

Trong bước này, SEOer sử dụng các công cụ theo dõi vị trí trang web trên thanh công cụ tìm kiếm cũng như lưu lượng truy cập.

Check TOPs để đo lường hiệu quả của nội dung
Check TOPs để đo lường hiệu quả của nội dung

2.7. Social Bookmark

Trang tính Social Bookmark chứa các thông tin chi tiết về từng tài khoản Social và ghi chú thông tin truyền thông của doanh nghiệp cần đồng nhất trên mọi nền tảng.

Việc này bao hàm hai ý nghĩa chính là:

Đồng nhất thông tin giữa các trang Social như Facebook, YouTube, Twitter, Google+ Page, Pinterest, Linkedin,… giúp thương hiệu truyền tải thông điệp nhất quán, chuyên nghiệp và giúp công cụ tìm kiếm đánh giá đây là một thực thể có thật, dáng tin cậy.

Social Bookmarking giúp tăng độ nhận diện cho website của bạn
Social Bookmarking giúp tăng độ nhận diện cho website của bạn

Dễ dàng theo dõi đồng thời các trang Social cũng như đánh giá tình hình hoạt động của từng trang để xem các trang Social đó còn hoạt động bình thường hay có đang kết nối chéo với nhau không.

Thống kê danh sách social đã triển khai để thuận tiện quản lý và bàn giao
Thống kê danh sách social đã triển khai để thuận tiện quản lý và bàn giao

2.8. Tối ưu bài viết

Sheet Tối ưu bài viết là nơi bạn quản lý danh sách các bài đăng cần được tối ưu của dự án. Tại sheet này bạn sẽ theo dõi và quản lý được số lượng các bài đăng cần tối ưu, thời gian tối ưu, tiến độ của các đầu mục công việc cần phải làm như: Tối ưu tiêu đề SEO, tối ưu thẻ mô tả meta, chèn liên kết nội bộ, cập nhật nội dung, cải thiện mật độ từ khóa,…

Tối ưu bài cũ là hoạt động cực quan trọng và cần thiết trong mọi dự án SEO
Tối ưu bài cũ là hoạt động cực quan trọng và cần thiết trong mọi dự án SEO

3. Hướng dẫn chi tiết các bước lập kế hoạch SEO từ chuyên gia SEONGON

Dưới đây là hướng dẫn lập kế hoạch SEO cụ thể được thực hiện bởi các chuyên gia của SEONGON

Bước 1. Xác định mục tiêu tổng và mục tiêu từng giai đoạn

Trước khi lập kế hoạch SEO, SEOer cần bàn bạc rõ ràng với khách hàng để nắm bắt được mục tiêu khách hàng nhắm đến. Các mục tiêu tổng quan thường gặp của một dự án SEO là:

  • Traffic: Lượt truy cập vào website.
  • TOP: Vị trí website trên SERPs.
  • Conversion: Tỉ lệ chuyển đổi.
  • Lead: Độ nhận diện và uy tín của thương hiệu.

Dựa trên mục tiêu của khách hàng, team kỹ thuật và team truyền thông sẽ phân chia nhiệm vụ cụ thể, theo đó:

  • Team kỹ thuật SEO: Phụ trách mục tiêu ON TOP.
  • Team Marketing: Phụ trách số lượng người truy cập, độ nhận diện và tỉ lệ chuyển đổi.

Việc xác định mục tiêu kế hoạch SEO tổng thể sẽ giúp SEOer khoanh vùng các chỉ số cần tập trung đẩy mạnh.

Dưới đây là ví dụ về mục tiêu cụ thể trong 12 tháng của một bản kế hoạch SEO:

mục tiêu cụ thể trong 12 tháng của một bản kế hoạch SEO

Quá trình tối ưu hóa website đòi hỏi không ít thời gian để các công cụ tìm kiếm như Google có thể nhận diện và đánh giá các yếu tố cấu thành là cấu trúc website, nội dung và các tín hiệu bên ngoài (backlink, authority), do đó bạn cần lưu ý một số điều về thời gian như sau:

Trong 3 tháng đầu tiên, tập trung tối ưu:

  • Onpage SEO: Hoàn thiện các yếu tố kỹ thuật, tối ưu nội dung và cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Offpage SEO: Triển khai các chiến lược đi backlink theo hướng PR và tăng độ uy tín thương hiệu cho website.
  • Triển khai Content: Xây dựng nội dung chuyên sâu, có giá trị cao để thu hút lượt truy cập tự nhiên đồng thời tăng độ uy tín cho website.

Trong các tháng sau (T4 – T12), tập trung vào việc tăng trưởng và tối ưu hóa:

Sau khi đã thiết lập và hoàn thiện các yếu tố nền tảng trong thời gian đầu, từ tháng T4 trở đi Google sẽ báo hiệu về việc ghi nhận các tín hiệu tốt từ Website thông qua:

  • Thứ hạng từ khóa tăng dần: Nhiều từ khóa chuyển từ trang 2, 3 lên TOP 10 và hướng đến TOP 3.
  • Traffic tăng mạnh: Lượt người truy cập tăng trưởng một cách ổn định nhờ vào nội dung có giá trị.
  • Conversion rate và Lead tăng trưởng: Tỷ lệ chuyển đổi sẽ được cải thiện khi lượt truy cập tăng lên và website gây dựng được uy tín trong lòng người dùng.
Mục tiêu của chiến dịch SEO có thể là lượt truy cập, thứ hạng, lượt chuyển đổi và độ nhận diện
Mục tiêu của chiến dịch SEO có thể là lượt truy cập, thứ hạng, lượt chuyển đổi và độ nhận diện

Bước 2. Xác định khối lượng công việc để đạt được mục tiêu

Sau khi đã lập kế hoạch SEO chi tiết và xác định được mong muốn của khách hàng, bạn tiến hành chia nhỏ các mục tiêu thành nhiệm vụ tương ứng kèm theo mốc thời gian cụ thể.

Onpage SEO:

  • Audit và xử lý các lỗi kỹ thuật (tối ưu tốc độ tải trang, cải thiện UX/UI, cấu trúc URL, HTTPS,…).
  • Nghiên cứu từ khóa và xây dựng kế hoạch nội dung.
  • Tối ưu nội dung hiện có (thẻ tiêu đề, meta description, heading, hình ảnh, internal linking,…).

Content Building:

  • Số lượng bài viết cần xuất bản/tháng.
  • Số bài viết cần tối ưu hóa lại/tháng.
  • Xây dựng nội dung pillar và cluster để hỗ trợ chiến lược SEO.

Offpage SEO:

  • Số lượng backlink cần xây dựng/tháng.
  • Loại hình backlink (guest post, diễn đàn, liên kết báo chí,…).
  • Kế hoạch phân phối backlink theo thứ tự ưu tiên.

Phân tích và tối ưu:

  • Thiết lập và theo dõi các công cụ đo lường (Google Analytics, Google Search Console, Ahrefs, Screaming Frog,…).
  • Định kỳ theo dõi và tối ưu kế hoạch dựa trên dữ liệu thu thập được.

Bước 3. Xác định nhân lực và vật lực

Khả năng thành công của một kế hoạch SEO dựa trên cách bạn xác định nguồn nhân lực, vật lực cần thiết để triển khai chiến lược và phân bổ phù hợp với từng công việc:

  1. Nhân lực:
  • SEO Lead/Manager: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, giám sát, và điều chỉnh chiến lược.
  • Content Writer: Viết và tối ưu nội dung mới cũng như cập nhật nội dung cũ (số lượng bài viết tùy theo khối lượng công việc).
  • Designer: Hỗ trợ tạo hình ảnh, đồ họa hoặc infographic để cải thiện nội dung.
  • Developer (nếu cần): Xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan đến website.
  1. Vật lực:
  • Công cụ SEO:
    • Ahrefs, SEMrush: Nghiên cứu từ khóa và backlink.
    • Screaming Frog: Phân tích kỹ thuật website.
    • Google Analytics, Search Console: Theo dõi hiệu suất SEO.
  • Ngân sách xây dựng backlink: Ngân sách dự kiến cho guest post, báo chí, diễn đàn, hoặc cộng tác với KOLs.
  • Hạ tầng web: Đảm bảo hosting, domain và CMS đủ mạnh để đáp ứng lượng traffic tăng trưởng trong quá trình SEO.

Bước 4. Đưa vào file kế hoạch

Sau khi đã xác định được mục tiêu tổng thể, khối lượng công việc, nguồn nhân lực và vật lực, bạn tiến hành lập file kế hoạch SEO hoàn thiện và triển khai dự án. Lưu ý rằng trong quá trình thực hiện dự án, bạn luôn phải chủ động theo dõi, bám sát kế hoạch để kịp thời phát hiện vấn đề và khắc phục nhanh chóng.

4. Những câu hỏi thường gặp với lập kế hoạch SEO

4.1. Làm sao để đánh giá hiệu quả của kế hoạch SEO?

Cách tốt nhất để đánh giá hiệu quả của kế hoạch SEO là sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Google Search Console. Những công cụ này hỗ trợ SEOer theo dõi quá trình theo, thu thập tất cả các chỉ số cần thiết để phân tích như organic traffic, thứ hạng từ khóa, tỷ lệ chuyển đổi, mức độ tương tác của người dùng.

Khi làm SEO, bạn phải thường xuyên đánh giá số liệu để đo lường hiệu quả
Khi làm SEO, bạn phải thường xuyên đánh giá số liệu để đo lường hiệu quả

4.2. Thời gian để thấy kết quả từ SEO là bao lâu?

Thời gian cần để đo lường một kế hoạch SEO phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của dịch vụ/ sản phẩm cũng như các nguồn lực triển khai. Thông thường, SEOer mất khoảng từ 3-6 tháng để có thể thấy được những tín hiệu bước đầu, và có thể cần đến 9-12 tháng để có một kết quả SEO ổn định và bền vững.

4.3. Những rủi ro nào thường gặp trong quá trình thực hiện SEO?

Trong quá trình thực hiện SEO, bạn có thể gặp phải hiện tượng Google thay đổi thuật toán, tác động tiêu cực đến thứ hạng website. Lúc này, bạn cần phải đánh giá lại nội dung và trải nghiệm người dùng trên trang để khắc phục vấn đề.

Ngoài ra, bạn có thể bị phạt do vi phạm quy định SEO (Black Hat SEO – Seo mũ đen) khi cố tình đánh vào lỗ hổng thuật toán của thanh công cụ nhằm đẩy thứ hạng website lên top. Bên cạnh đó còn một số vấn đề khác như đối thủ cạnh tranh có nguồn lực mạnh hơn hay chọn từ khóa ban đầu không chính xác.

SEO Onpage và Offpage cần được triển khai cùng lúc
SEO Onpage và Offpage cần được triển khai cùng lúc

Trên đây là toàn bộ quy trình lập kế hoạch SEO từ a đến z do các chuyên gia của SEONGON đưa ra. Hướng dẫn này không chỉ giúp SEO hiểu rõ hơn về các thành phần cần có mà còn nắm rõ các bước lập kế hoạch SEO chi tiết và đầy đủ, nhằm triển khai kế hoạch hiệu quả. Liên hệ ngay tới SEONGON để tìm ra giải pháp SEO phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

CTV

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN