Nghiên cứu từ khóa SEO – Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Chia sẻ bài viết

Nghiên cứu từ khoá là công việc mà bất cứ người làm SEO, thậm chí người làm content SEO đều phải hiểu rõ. Bởi đây là nền tảng giúp hành trình SEO có thể phát triển và đi đúng hướng. Vậy thực chất nghiên cứu từ khoá là gì? Nếu bạn cũng có băn khoăn như vậy hãy để SEONGON giải đáp cho bạn trong nội dung chuyên sâu dưới đây nhé!

1. Nghiên cứu từ khóa là gì?

Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) là quá trình tìm hiểu, phân tích và xác định những từ hoặc cụm từ mà người dùng thường xuyên nhập vào công cụ tìm kiếm như Google để tìm thông tin, sản phẩm hay dịch vụ. Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược SEO và nội dung tiếp thị.

Ví dụ, để lên Top với các chủ đề về SEO, SEONGON sẽ nghiên cứu một số từ khóa như bảng dưới đây, bao gồm từ khóa, chủ đề từ khóa, và số lượng tìm kiếm trung bình trong 1 tháng: 

Bảng nghiên cứu về nhóm từ khóa của SEONGON
Bảng nghiên cứu về nhóm từ khóa của SEONGON

Việc không hiểu rõ bản chất từ khóa và ý định tìm kiếm của người dùng sẽ dẫn đến lựa chọn từ khóa không hiệu quả. Điều này khiến dự án SEO không đạt được mục tiêu về lưu lượng truy cập hoặc lưu lượng truy cập tăng nhưng không mang lại chuyển đổi cho doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu từ khóa SEO là một trong những bước đầu tiên khi triển khai dự án SEO, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp sự thành bại của dự án. 

2. Mục tiêu của nghiên cứu từ khóa SEO

Quá trình nghiên cứu từ khóa SEO đem lại rất nhiều lợi ích cho một dự án SEO, nhưng trong đó lợi ích và mục tiêu chính của quá trình này là: 

  • Tìm ra toàn bộ từ khóa mà khách hàng tìm kiếm về ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ của bạn
  • Xác định lượng tìm kiếm tiềm năng của các từ khóa
  • Phân loại từ khóa thành các loại từ khóa khác nhau (từ khóa thông tin, định hướng hay chuyển đổi)
  • Đánh giá độ khó của từ khóa
  • Xác định được ý định tìm kiếm đằng sau mỗi truy vấn.
  • Xác định rõ số lượng từ khóa sẽ triển khai cho dự án SEO
  • Định hướng được lộ trình triển khai SEO theo bộ từ khóa đã nghiên cứu

3. Phân loại từ khóa SEO

Để nghiên cứu từ khóa SEO một cách chính xác nhất bạn phải nắm rõ được các loại từ khóa SEO mà mình cần có. SEONGON thường sử dụng mô hình AIDA – Các giai đoạn nhận thức của khách hàng để phân loại từ khóa SEO. Trong đó sẽ có 4 loại từ khóa SEO: 

  • Need Key (Giai đoạn Attention hay Awareness – Nhận biết)
  • Hot Key (Giai đoạn Interest – Quan tâm)
  • Information key (Giai đoạn Desire – Tìm hiểu)
  • Action key (giai đoạn Action – Mua hàng)
Phân tích nhóm từ khóa dựa theo A.I.D.A
Phân tích nhóm từ khóa dựa theo A.I.D.A

Ví dụ: Từ khóa theo AIDA “Laptop Insprion”

  • Need Key:
    • máy tính cho sinh viên
    • máy tính cho dân văn phòng
    • laptop làm việc
    • laptop giá rẻ
  • Hot key
    • laptop dell nào tốt nhất
    • laptop dell pin trâu
    • laptop dell mới nhất
    • laptop dell cho sinh viên
  • Information key
    • đánh giá laptop dell
    • review laptop dell ABC
    • có nên mua laptop dell Inspiron
  • Action key
    • mua laptop dell Inspiron
    • laptop dell Inspiron giá tốt nhất
    • khuyến mãi laptop dell Inspiron
    • nơi bán laptop dell Inspiron

Theo hành vi người dùng trong thời gian gần đây chúng ta còn có dạng “từ khóa Micro – Moment” – Là dạng từ khóa theo khoảnh khắc tìm kiếm của người dùng. Mỗi người dùng sẽ tìm kiếm từ khóa ở một khoảnh khắc bất chợt, những khoảnh khắc đó sẽ phân chia theo AIDA cụ thể sau: 

Phân chia từ khóa SEO theo Micro Moment
Phân chia từ khóa SEO theo Micro Moment

3. Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO

Quy trình nghiên cứu từ khóa mà SEONGON đang sử dụng sẽ bao gồm các bước tổng thể như sau: 

  • Lập danh sách từ khóa
  • Phân tích và phân loại từ khóa
  • Sàng lọc từ khóa phù hợp
  • Phân bổ từ khóa vào trang đích SEO phù hợp

Với 4 bước tổng thể trên SEONGON đã đưa ra một quy trình chi tiết theo sơ đồ

Các bước nghiên cứu từ khóa chuẩn SEONGON 
Các bước nghiên cứu từ khóa chuẩn SEONGON

Cụ thể quy trình này sẽ áp dụng theo các bước như sau: 

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa chủ đề

Từ khóa chủ đề bao gồm các từ khóa chính khi người dùng tìm kiếm ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn kinh doanh dịch vụ cho thuê, thiết kế váy cưới thì từ khoá chủ đề của bạn sẽ là “váy cưới”.

Bước 2: Nghiên cứu từ khóa SEO bằng Keyword Planner

Đưa từ khóa chủ đề đã có ở bước 1 vào công cụ Keyword Planner để lấy tất cả các từ khóa gợi ý liên quan. 

Ví dụ: Bạn đưa từ khoá “váy cưới” vào Keyword Planner và sẽ tìm thêm được các từ khoá liên quan như

  • Thuê váy cưới;
  • Váy cưới đẹp;
  • Áo cưới;
  • May váy cưới.
Sử dụng Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá
Sử dụng Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá

Bước 3: Cách tìm từ khoá bằng công cụ Keywordtool.io

Sử dụng từ khóa chủ đề đã có ở bước 1 cho vào công cụ keywordtool.io để lấy tất cả các từ khóa gợi ý liên quan. 

Sử dụng Keyword tool nghiên cứu từ khóa chi tiết
Sử dụng Keyword tool nghiên cứu từ khóa chi tiết

Bước 4: Tổng hợp danh sách từ khóa

Sau khi đã tìm được các từ khoá ở bước 2 và bước 3, bạn sẽ có một danh sách từ khóa tổng. 

Ở bước 4, chúng ta sẽ tiến hành phân tích, phân loại từ khóa, sau đó tiến hành sàng lọc từ khóa phù hợp với dự án SEO

Khi thực hiện phân loại từ khóa bạn nên tập trung vào các yếu tố sau: 

Tạo file tổng hợp danh sách từ khoá từ 2 công cụ 
Tạo file tổng hợp danh sách từ khoá từ 2 công cụ

Sau khi đã có danh sách từ khóa với các tiêu chí cụ thể, việc tiếp theo là lọc. Những từ khóa như sau thì tốt nhất nên bỏ qua:

  • Lượng search thấp
  • Tỉ lệ chuyển đổi thấp.
  • Mức độ cạnh tranh của từ khóa quá cao ( với cao thủ thì họ không bỏ qua loại từ khóa này )
  • Từ khóa vô nghĩa
  • Từ khóa không liên quan
  • Từ khóa sai chính tả
  • ….

Bước 5: Chia nhóm từ khóa

Sau bước 4 sẽ có danh sách từ khóa sơ bộ được lọc bỏ bớt các từ khóa không phù hợp, chúng ta sẽ tiến hành chia nhóm từ khóa.

Hãy chia danh sách từ khóa theo các nhóm chủ đề lớn, từ đó ta xác định được các nhóm chủ đề lớn, từ khóa chủ đề lớn và các từ khóa nhỏ trong chủ đề. 

Kết quả yêu cầu đạt được sau khi thực hiện 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO lần thứ nhất sẽ bao gồm

  • Nhóm chủ đề lớn
  • Từ khóa chủ đề lớn
  • Từ khóa thuộc chủ đề
Nhóm các từ khoá có cùng search intent
Nhóm các từ khoá có cùng search intent

Tiếp tục thực hiện quy trình nghiên cứu từ khóa bằng cách sử dụng các từ khóa chủ đề lớn ở bước 5 để thực hiện các bước như trên.

Ví dụ: Với mỗi từ khóa danh mục nhỏ như “váy đi bàn cô dâu đuôi cá”, lặp lại bước trên để tìm được từ khoá về sản phẩm/dịch vụ.

Tại sao phương pháp nghiên cứu từ khoá 5×3 của SEONGON mang lại thành công cho hàng nghìn dự án? 

  • Xác định được các từ khóa cụ thể, từ đó nhắm chính xác mục tiêu khách hàng cụ thể
  • Xác định được những từ khóa chung chung để tiếp cận nhiều khách hàng, không bị bỏ sót khách hàng.
  • Xác định số lượng từ khóa phù hợp cho dự án.
  • Xác định được các từ khóa liên quan đến Website hoặc ứng dụng mà khách hàng đang theo dõi.
  • Với việc có một danh sách từ khóa giúp bạn xác định được đầy đủ các chủ đề của Website và không bị bỏ sót chủ đề nào.

Quy trình nghiên cứu từ khóa của SEONGON sẽ thực hiện 5 bước trên lặp lại 3 lần để đảm bảo có thể lấy được toàn bộ từ khóa của chủ đề hoặc ngành đó. Quy trình này được SEONGON là “Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO 5*3”.

4. Cách lựa chọn từ khóa SEO phù hợp

Với bộ từ khóa đầy đủ sau khi hoàn thành quy trình nghiên cứu từ khóa SEO bạn cần lựa chọn các từ khóa SEO thích hợp với website cũng như nguồn lực triển khai của mình. Vậy cách chọn từ khóa SEO thích hợp là từ khóa như thế nào? 

Dưới đây là những tiêu chí để bạn lựa chọn từ khóa thích hợp: 

4.1. Không bỏ sót các từ khóa chuyển đổi

Mục tiêu SEO là tiếp cận được khách hàng tiềm năng trên môi trường mạng tìm kiếm, từ đó thuyết phục họ tạo ra chuyển đổi trên website.

Vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên ưu tiên các từ khóa mang lại chuyển đổi hoặc gần sát với giai đoạn chuyển đổi nhất của khách hàng.Ví dụ: Nếu bạn là một website bán máy tính, laptop thì hãy chú ý lựa chọn các từ khóa như: Khuyến mãi laptop, mua laptop, laptop giá tốt nhất, khuyến mãi laptop dell Inspiron, nơi bán laptop dell Inspiron,... 

Tuy nhiên không vì thế mà các từ khóa thông tin, truy vấn hỏi đáp còn lại không cần làm SEO. Cung cấp các thông tin cần thiết, giá trị với người dùng là cách tốt nhất để giúp thương hiệu của doanh nghiệp tạo ấn tượng trên trong suốt quá trình tìm kiếm của khách hàng. Để từ đó khi đến bước ra quyết định, thương hiệu của bạn sẽ nằm trong sự cân nhắc của khách hàng. 

Bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết sau: Tại sao cần SEO nhiều từ khóa – 3 lý do không thể bỏ qua 

4.2. Chi phí, công sức SEO từ khóa phải thấp hơn lợi ích mà nó mang lại

Lượng từ khóa để SEO trong một ngành có rất rất nhiều, bạn sẽ không thể đủ chi phí và nguồn lực để SEO toàn bộ từ khóa của ngành vì vậy hãy lựa chọn miếng bánh vừa phải và đem lại hiệu quả nhất cho website và doanh nghiệp của mình. Còn nếu bạn muốn làm toàn bộ – Hãy chia nhỏ miếng bánh và ăn nó từng phần. (chia nhỏ dự án SEO và làm theo  từng giai đoạn) 

4.3. Xác định khả năng của mình và đừng cố đâm đầu vào từ khó quá

Những từ khóa có độ cạnh tranh cao sẽ mất nhiều thời gian và công sức để SEO, vậy nên hãy lựa chọn cho mình những từ khóa có độ cạnh tranh thấp để làm trước. Cái gì dễ ta làm trước – Đơn giản là vậy. 

Ví dụ: để SEO cho từ “điện thoại Iphone” nhưng “ông lớn” trong ngành như fptshop, thegioididong, v.v sẽ phải mất rất nhiều thời gian (trong nhiều năm!) cùng vô số nguồn lực về tiền bạc và nhân lực để có thể đứng Top. chưa kể còn các hoạt động tọa dựng thương hiệu vô cùng lớn khác. 

Vậy nên, nếu bạn muốn làm SEO để bán Iphone, bạn phải tìm cách SEO những từ khóa dài, từ khóa ngách khác như: “so sánh Iphone 12 và samsung”, “nơi bán Iphone 15 rẻ nhất tại X” ,v.v

4.4. Hãy ưu tiên lựa chọn từ khóa dài

Nhiều người sẽ xác định rằng tôi sẽ làm từ khóa ngắn vì lượt tìm kiếm nhiều hơn từ khóa dài. Nhưng hãy nhìn vào bức tranh tổng thể, tổng lượt tìm kiếm của các từ khóa dài sẽ thường lớn hơn từ khóa ngắn. Ngoài ra, về độ cạnh tranh từ khóa dài sẽ có độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khóa ngắn. 

Nên ưu tiên chọn từ khóa dài để nhanh chóng kiếm traffic cho website của bạn
Nên ưu tiên chọn từ khóa dài để nhanh chóng kiếm traffic cho website của bạn

Cạnh tranh thấp hơn có nghĩa là dễ lên Top hơn, mất ít thời gian để lên Top hơn. Những từ như vậy sẽ mang lại hiệu quả về traffic và chuyển đổi sớm cho doanh nghiệp.

4.5. Mức độ hấp dẫn của từ khóa

Như đã hứa trong bài Xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa, SEONGON sẽ tạm đưa ra một vài thông số để biết từ khóa nào mạnh, từ khóa nào yếu.

Để đánh giá mức độ hấp dẫn của một từ khóa, bạn có thể sử dụng công thức sau:

A = (Số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp) / (Số lượng tìm kiếm địa phương hàng tháng)

Trong đó:

  • Số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là số lượng các trang web hoặc doanh nghiệp đang cạnh tranh trực tiếp với bạn cho cùng một từ khóa.
  • Số lượng tìm kiếm địa phương hàng tháng: Là số lượng người dùng tìm kiếm từ khóa đó trong một tháng tại khu vực mục tiêu của bạn.

Các tiêu chí đánh giá:

  • Nếu số lượng tìm kiếm địa phương hàng tháng nhỏ hơn 1000, bạn nên cân nhắc bỏ qua từ khóa đó vì lượng khách hàng tiềm năng quá thấp.
  • Nếu A < 0.5, từ khóa đó có mức độ hấp dẫn tương đối, nghĩa là có nhiều người tìm kiếm nhưng ít đối thủ cạnh tranh.
  • Nếu A > 2, bạn cũng nên xem xét bỏ qua từ khóa đó vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh so với lượng tìm kiếm.

4.6. Độ dài từ khóa hợp lý

  • Từ khóa ngắn và độ cạnh tranh: Các từ khóa ngắn gọn, ví dụ như “seo”, “xe máy”, “máy tính”, thường có mức độ cạnh tranh rất cao trên các công cụ tìm kiếm. Mặc dù có lượng tìm kiếm lớn, nhưng chúng thường không mang lại hiệu quả chuyển đổi doanh thu tương ứng do người dùng chủ yếu tìm kiếm thông tin tổng quát.
  • Độ dài từ khóa trung bình và hiệu quả truy vấn: Theo kinh nghiệm của SEONGON, các cụm từ khóa có độ dài từ 4 đến 6 từ là tối ưu cho việc cân bằng giữa lượng tìm kiếm và tính mục tiêu. Bởi vì người dùng có xu hướng ít sử dụng các truy vấn quá dài vì lo ngại về độ chính xác của kết quả tìm kiếm.
  • Tối ưu hóa từ khóa tiếng Việt và tính súc tích: Ngôn ngữ tiếng Việt thường có xu hướng sử dụng nhiều từ ngữ dư thừa, làm tăng độ dài của từ khóa. Nên ưu tiên các cụm từ khóa ngắn gọn, loại bỏ các từ đệm không cần thiết. Ví dụ, thay vì sử dụng “lựa chọn từ khóa cho seo thích hợp”, hãy tối ưu hóa thành “lựa chọn từ khóa seo thích hợp”.
  • Chiến lược từ khóa đuôi dài và đa dạng hóa nội dung: Bên cạnh các từ khóa chính, việc tích hợp các từ khóa đuôi dài thông qua nội dung bài viết là cần thiết. Điều này giúp đa dạng hóa lượng truy cập và đáp ứng các truy vấn tìm kiếm chi tiết của người dùng. Người dùng có nhiều kiểu tìm kiếm, nên cần có nhiều bài viết với từ khoá đuôi dài.

5. Các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO phổ biến nhất

5.1. Ahref

Ahrefs là một bộ công cụ SEO mạnh mẽ, cho phép bạn nghiên cứu từ khóa chuyên sâu, phân tích đối thủ cạnh tranh và theo dõi hiệu suất SEO của website. Với cơ sở dữ liệu khổng lồ, Ahrefs cung cấp thông tin chi tiết về độ khó từ khóa, lưu lượng tìm kiếm và các chỉ số SEO quan trọng khác.

Nghiên cứu từ khoá bằng công cụ Ahref
Nghiên cứu từ khoá bằng công cụ Ahref

5.2. SEMrush

Semrush là công cụ SEO giúp bạn nghiên cứu từ khóa chuyên sâu, phân tích đối thủ, và theo dõi thứ hạng website. Công cụ này cung cấp dữ liệu chi tiết để tối ưu hóa chiến dịch SEO của bạn.

SEMrush là công cụ nghiên cứu từ khoá hiệu quả
SEMrush là công cụ nghiên cứu từ khoá hiệu quả

5.3. Keywordtool.io

Keywordtool.io là công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ, giúp bạn tìm kiếm hàng ngàn từ khóa đuôi dài liên quan từ Google, YouTube, Bing, Amazon và nhiều nền tảng khác. Công cụ này đặc biệt hữu ích để khám phá các biến thể từ khóa và ý tưởng nội dung tiềm năng, hỗ trợ tối ưu hóa SEO và chiến lược marketing trực tuyến hiệu quả.

nghiên cứu từ khóa google

5.4. Google Ads Keyword Planner

Google Ads Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khoá Google sẽ cung cấp cho bạn:

  • Khối lượng tìm kiếm.
  • Chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC).
  • Mức độ cạnh tranh quảng cáo.
  • Xu hướng lưu lượng truy cập.
  • Ước tính chi phí PPC hàng năm.

Đây là công cụ miễn phí, nhưng dữ liệu có thể bị giới hạn nếu chi tiêu quảng cáo thấp. Nên kết hợp với công cụ khác (như Rank Tracker) để có dữ liệu chính xác hơn.

Google Trends là công cụ miễn phí giúp các bạn tìm từ khoá Google, khám phá xu hướng tìm kiếm phổ biến theo thời gian và địa điểm. Nó cho phép so sánh các từ khóa, theo dõi sự thay đổi trong hành vi tìm kiếm của người dùng và dự đoán xu hướng thị trường, từ đó hỗ trợ bạn đưa ra các quyết định marketing và nội dung hiệu quả hơn.

Tìm từ khóa thích hợp nhất cho doanh nghiệp địa phương
Tìm từ khóa thích hợp nhất cho doanh nghiệp địa phương

6. Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa bằng AI hiệu quả

6.1. Giới thiệu công cụ AI trong nghiên cứu từ khoá

Ngày nay, nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa đã tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Ngoài các công cụ chuyên dụng như Google Keyword Planner, SEMrush hay Ahrefs, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ AI như ChatGPT hay Gemini để tối ưu hóa quy trình nghiên cứu từ khóa.

Sử dụng AI làm công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu từ khoá
Sử dụng AI làm công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu từ khoá

AI không chỉ giúp gợi ý danh sách từ khóa, mà còn hỗ trợ phân nhóm từ khóa theo ý định tìm kiếm và tối ưu hóa cách sử dụng từ khóa trong nội dung.

Ví dụ:

  • Khi bạn đặt yêu cầu:
    “Gợi ý từ khóa liên quan đến ‘trà xanh giảm cân’ với lượng tìm kiếm cao ở Việt Nam.”
  • AI sẽ trả lời:
    • trà xanh giảm cân
    • trà xanh giảm mỡ bụng
    • trà xanh giảm béo
    • trà xanh giảm cân hiệu quả
    • trà xanh giảm cân nhanh
    • trà xanh giảm cân tự nhiên
    • trà xanh giảm cân cho nữ
    • trà xanh giảm cân cho nam
    • trà xanh giảm cân tại nhà
    • trà xanh giảm cân bao lâu thấy hiệu quả

6.2. Các bước nghiên cứu từ khóa bằng AI

Sau đây, SEONGON sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về quy trình nghiên cứu từ khóa bằng AI:

Bước 1: Xác định chủ đề chính

Dùng ChatGPT hoặc Gemini để brainstorm danh sách chủ đề.

Ví dụ bạn có thể đặt câu hỏi: Gợi ý cho tôi các từ khóa thuộc chủ đề “Trà xanh”, AI trả lời các danh sách chủ đề như:

  • Lợi ích của trà xanh.
  • Trà xanh giảm cân.
  • Công thức trà xanh.

Bước 2: Khai thác từ khoá bằng công cụ AI  – Xây dựng bộ từ khóa đuôi dài (long-tail keywords)

Bạn có thể sử dụng các công cụ AI như ChatGPT hoặc Gemini để yêu cầu gợi ý các từ khóa đuôi dài từ từ khóa chính. Cách yêu cầu có thể như sau:

ChatGPT:

  • “Hãy gợi ý một danh sách các từ khóa đuôi dài liên quan đến ‘trà xanh giảm cân’ cho tôi.”
  • AI sẽ trả về các cụm từ chi tiết hơn liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng.

Ví dụ gợi ý từ AI:

  • “Cách uống trà xanh để giảm cân nhanh nhất.”
  • “Trà xanh giảm mỡ bụng cho phụ nữ sau sinh.”
  • “Trà xanh giảm cân trong 1 tuần.”
  • “Trà xanh giảm cân hiệu quả cho người béo phì.”
  • “Công thức trà xanh giảm cân tại nhà.”

Những từ khóa đuôi dài này không chỉ là phiên bản chi tiết của từ khóa chính, mà còn có khả năng giải quyết các câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể của người tìm kiếm.

Bước 3: Phân tích ý định tìm kiếm (Search Intent)

Để phân tích ý định tìm kiếm (Search Intent) một cách cụ thể hơn, bạn có thể sử dụng ChatGPT để phân loại các từ khóa vào các nhóm “Thông tin”, “Giao dịch”, “So sánh” và “Điều hướng”. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng ChatGPT để thực hiện điều này:

Để ChatGPT giúp phân loại từ khóa vào các nhóm ý định tìm kiếm, bạn có thể yêu cầu nó như sau:

  • Ví dụ yêu cầu: “Hãy phân loại các từ khóa dưới đây vào các nhóm “Thông tin”, “Giao dịch”, “So sánh” và “Điều hướng”.
  • Sau đó, bạn cung cấp một danh sách các từ khóa để AI phân tích.

ChatGPT sẽ phân loại các từ khóa bạn cung cấp dựa trên ý định tìm kiếm phổ biến. Dưới đây là một ví dụ về cách ChatGPT có thể phân loại từ khóa:

Ví dụ từ khóa:

  • “Trà xanh giảm cân hiệu quả”
  • “Mua trà xanh online”
  • “Trà xanh giảm cân là gì?”
  • “Trà xanh XYZ”
  • “Giá trà xanh giảm cân”

ChatGPT sẽ trả lời:

Thông tin (Informational Intent):

  • “Trà xanh giảm cân là gì?” (Người tìm kiếm muốn biết thông tin về trà xanh giảm cân).
  • “Trà xanh giảm cân hiệu quả” (Người tìm kiếm muốn hiểu về hiệu quả của trà xanh giảm cân).

Giao dịch (Transaction Intent):

  • “Mua trà xanh online” (Người tìm kiếm có ý định mua trà xanh trực tuyến).
  • “Giá trà xanh giảm cân” (Người tìm kiếm muốn biết giá của trà xanh giảm cân để quyết định mua).

Điều hướng (Navigation Intent):

  • “Trà xanh XYZ” (Người tìm kiếm có ý định truy cập trang web hoặc tìm kiếm thông tin về thương hiệu trà xanh cụ thể.)

Bước 4: Tối ưu hóa bộ từ khóa

Dùng ChatGPT để nhóm từ khóa theo chủ đề: ChatGPT có thể giúp bạn nhóm từ khóa theo chủ đề, giúp bạn tạo các nhóm từ khóa rõ ràng để dễ dàng tối ưu hóa nội dung. Mỗi nhóm từ khóa này có thể phục vụ cho một chủ đề bài viết hoặc trang web riêng biệt.

Ví dụ với từ khóa “trà xanh giảm cân”:

Nhóm từ khóa liên quan đến Giảm cân:

  • “Trà xanh giảm cân hiệu quả”
  • “Cách uống trà xanh giảm cân”
  • “Trà xanh giảm mỡ bụng”
  • “Trà xanh giảm cân nhanh”

Nhóm từ khóa liên quan đến Lợi ích trà xanh:

  • “Trà xanh có tác dụng gì?”
  • “Lợi ích của trà xanh”
  • “Trà xanh giúp giảm mỡ bụng”

Nhóm từ khóa liên quan đến Công thức trà xanh:

  • “Công thức trà xanh giảm cân”
  • “Trà xanh detox”
  • “Cách pha trà xanh giảm cân”

Khi nhóm từ khóa, bạn có thể tạo các bài viết hoặc trang đích với các chủ đề khác nhau để phục vụ nhu cầu của người tìm kiếm.

Dùng AI tạo chiến lược nội dung: ChatGPT có thể gợi ý dàn ý bài viết dựa trên từ khóa bạn đã nhóm, giúp bạn xây dựng nội dung bài viết hiệu quả. Ví dụ, đối với từ khóa “Trà xanh giảm cân”, AI có thể gợi ý các chủ đề phụ và cấu trúc bài viết như sau:

  • Tiêu đề: “Trà xanh giảm cân – Lợi ích và cách sử dụng hiệu quả”
  • Mở đầu: Giới thiệu lợi ích của trà xanh và sự phổ biến của nó trong việc giảm cân.
  • Phần 1: Trà xanh có tác dụng gì đối với sức khỏe?
  • Phần 2: Trà xanh giảm cân hiệu quả như thế nào?
  • Phần 3: Cách uống trà xanh để giảm cân đúng cách.
  • Kết luận: Tổng kết lợi ích và khuyến khích người đọc thử áp dụng.

Bằng cách này, bạn có thể tối ưu hóa từng bài viết cho các từ khóa chính và từ khóa phụ của nhóm, cũng như tối ưu hóa cấu trúc bài viết để phù hợp với các mục đích tìm kiếm của người dùng.

6.3. Lưu ý khi sử dụng AI nghiên cứu từ khoá

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào kết luận nghiên cứu từ khóa bằng AI sẽ cho kết quả chính xác tuyệt đối, vì vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng công cụ AI nghiên cứu từ khoá:

Hiểu rõ nguồn cấp dữ liệu của AI: 

  • AI không luôn cập nhật theo thời gian thực: Một số công cụ AI, như ChatGPT, không truy cập dữ liệu thời gian thực. Vì vậy, các từ khóa gợi ý có thể không phản ánh chính xác xu hướng hiện tại. Giải pháp: Kết hợp sử dụng các công cụ chuyên dụng như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush để có dữ liệu tìm kiếm cập nhật.
  • Nguồn dữ liệu đầu vào: Kết quả AI đưa ra phụ thuộc vào dữ liệu đã được huấn luyện hoặc nhập vào. Do đó, cần cẩn thận với dữ liệu không rõ nguồn gốc.

Cách đặt câu hỏi: Kết quả từ AI phụ thuộc vào cách bạn đặt câu hỏi hoặc yêu cầu. Nếu mô tả không rõ ràng, kết quả có thể không phù hợp.

  • Ví dụ không tốt: “Gợi ý từ khóa cho trà xanh.”
  • Ví dụ tốt: “Gợi ý từ khóa liên quan đến trà xanh giảm cân, tập trung vào ý định tìm kiếm thông tin và giao dịch ở Việt Nam.”

Hạn chế yêu cầu quá rộng: Một yêu cầu mơ hồ có thể tạo ra danh sách từ khóa không cụ thể và khó sử dụng.

Không dựa hoàn toàn vào AI: Kết quả AI đưa ra cần được kiểm tra lại bằng các công cụ SEO chuyên dụng (như Ahrefs, SEMrush) để xác minh các chỉ số như:

  • Search Volume (Lượng tìm kiếm).
  • Keyword Difficulty (Độ khó từ khóa).
  • Search Intent (Ý định tìm kiếm).

Phân tích cạnh tranh: AI không thể thay thế hoàn toàn việc kiểm tra độ cạnh tranh của từ khóa trong SERP (kết quả tìm kiếm).

Để tìm hiểu chi tiết các công cụ nghiên cứu từ khóa này bạn có thể xem ngay bài viết “TOP 14 công cụ nghiên cứu từ khóa chính xác, phổ biến hiện nay”.

Các công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn hoàn thành việc xây dựng nền tảng vững chắc cho một chiến lược SEO hiệu quả. Qua bài viết này hy vọng các bạn hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa SEO, và nắm được cách nghiên cứu từ khóa cơ bản để xác định được cho mình các từ khóa phù hợp để tránh lãng phí thời gian và chi phí quá trình triển khai SEO. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với SEONGON để nhận tư vấn chi tiết từ các chuyên gia SEO hàng đầu Việt Nam về dịch vụ SEO tổng thể chuyên nghiệp!

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

SEONGON là Google Marketing Agency – đơn vị chuyên tư vấn và triển khai hoạt động Marketing số với nền tảng Google làm trọng tâm

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
QuangQD
QuangQD
13 năm trước

Hay lắm, quả thật bên mình đang làm SEO nhưng cũng chưa tính toán đến lợi ích của việc SEO so với chi phí bỏ ra. Cảm ơn bạn đã cho lời khuyên thật chính xác!

Seongon
13 năm trước
Trả lời  QuangQD

chúc bạn sớm thu được lợi nhuận từ chi phí Seo!

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN