Tối ưu hiệu quả Google Ads với 7 lời khuyên từ chuyên gia.

Chia sẻ bài viết

Làm thế nào để có thể ứng biến trong mọi trường hợp, từ đó tối ưu hiệu quả của một chiến dịch Google Ads? Có những sai lầm nào mà một nhà Quảng cáo thường hay mắc phải trong việc tối ưu hiệu quả Google Ads? Và liệu có một phương pháp cụ thể nào giúp cho bạn tiếp tục gia tăng hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo mà vẫn có khả năng cạnh tranh tuyệt vời so với các đối thủ khác trong thị trường hay không?

 Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới một chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là sự gia tăng của các nền tảng quảng cáo, tạo ra một hệ sinh thái đầy phức tạp bao gồm:

  • Vô số thiết bị, địa điểm và yếu tố nhân khẩu học.
  • Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu & hành vi mua sắm của người dùng.
  • Những thuật toán phức tạp trong việc đấu giá và tuỳ chỉnh đấu giá cho đến việc sử dụng hệ thống đấu giá thông minh.
  • Các chiến thuật Re-marketing tập trung chính xác vào một nhóm người xem.
  • Số lượng data nhiều tới mức không tưởng cho một chiến dịch và kế hoạch marketing.

 Tất cả những nguyên nhân trên tạo nên một bức tranh tổng thể vô cùng sinh động nhưng cũng rất khó để hình dung, khiến bạn buộc phải có một kế hoạch thực sự kĩ lưỡng nếu như muốn thấy được vẻ đẹp của lợi nhuận trong nó.

Dưới đây là 7 yếu tố bạn cần cân nhắc để đạt hiệu quả tối nhất khi tối ưu hiệu quả Google Ads.

 

1. Bước đầu tiên trong việc tối ưu hiệu quả Quảng cáo Google: Cài đặt tài khoản & chiến dịch

Không một ai có thể sở hữu một ngân sách vô tận cả, bởi nếu nó vô tận thì ta đâu cần đâm đầu vào mớ hỗn độn này làm gì. Chính vì thế, bạn cần phải tìm ra những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự hiệu quả của chiến dịch ngay trong chính tài khoản của mình. Dưới đây là 3 yếu tố chính mà bạn cần thực sự để tâm trước khi bắt đầu một chiến dịch.

a. Địa điểm.

Tối ưu hiệu quả Google Ads
Vị trí địa lý trong cài đặt quảng cáo Google

 Việc lựa chọn đối tượng theo đúng vị trí địa lý là một điều vô cùng quan trọng khi bạn mới bắt đầu một chiến dịch Google Ads. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả của quảng cáo mà nó còn giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng. Đây chính là một trong những cách tốt nhất để làm giảm lãng phí khi duy trì quảng cáo. Hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định đúng vị trí, nơi mà khách hàng đang phát sinh truy vấn tìm kiếm.

 Việc xác định đúng vị trí địa lý còn giúp bạn đo lường xem khu vực nào bạn đang có lượng tìm kiếm lớn nhất, từ đó tối ưu chi phí thông qua việc tập trung vào đúng địa điểm của khách hàng mục tiêu.

b. Thiết bị.

Tối ưu hiệu quả Google Ads
Thiết bị trong cài đặt quảng cáo Google

 Việc đảm bảo chiến dịch đã nhắm tới các thiết bị chính xác cũng là một chìa khoá quan trọng mở ra thành công. Google nói rằng có tới 30-50% người tìm kiếm trên điện thoại thực sự phát sinh nhu cầu.

 Chính vì thế nếu như bạn là một doanh nghiệp hoặc chỉ là một cửa hàng bên đường, bạn nên tăng ngân sách đấu giá của mình để nhắm tới người dùng ở đúng thời gian và địa điểm. Người dùng cũng thường có thói quen và hành vi mua sắm rất khác biệt khi sử dụng các thiết bị thông minh, vì thế hãy sử dụng các số liệu trong bộ máy tìm kiếm của mình để đo lường xem thiết bị nào đang có tần suất mua hàng lớn nhất và tuỳ chỉnh các đấu giá của mình theo đó.

 Và hãy nhớ một điều quan trọng đó là đừng e ngại vì chi phí của một lần đấu giá quá cao bởi dữ liệu mà bạn thu thập được sẽ giúp bạn hiểu được đâu là nơi có khả năng sinh ra nhiều lợi nhuận nhất. Và số chi phí bạn bỏ ra lúc đầu sẽ giúp cho quá trình này thuận lợi hơn rất nhiều.

c. Xoay vòng quảng cáo (Ad Copy Rotation)

Tối ưu hiệu quả Google Ads
Xoay vòng quảng cáo Google

 Đây là một điều mà mọi người thường bỏ qua và sử dụng cài đặt mặc định từ phía Google. Tuy nhiên một số nhà quảng cáo lại rất yêu thích việc xoay vòng quảng cáo, từ đó tự mình tối ưu chiến dịch của bản thân.

 Nếu như mục tiêu chiến dịch của bạn nhắm tới việc quảng bá thương hiệu, thì công cụ này rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tag line từ các kênh truyền thông của người khác dể hỗ trợ cho thông điệp chính của chiến dịch và thử nghiệm nó. Từ đó học hỏi và đảm bảo rằng chiến dịch của bạn đang đi đúng hướng.

Tuy nhiên, nếu như bạn đang tiến hành một chiến dịch quảng cáo trực tiếp thì mục tiêu của bạn nên là tối ưu số lượng lượt click hoặc chuyển đổi trên Website của mình. Lúc này thì việc để cho Google hỗ trợ trong việc tối ưu quảng cáo cho bạn dựa trên các chỉ số CTR và CR tốt nhất lại là một ý kiến tuyệt hơn rất nhiều.

 

2. Trình quản lý giá thầu tự động (Automated Bid Management).

Đấu giá thầu tự động hỗ trợ chiến dịch Quảng cáo Google rất tốt

Quản lý giá thầu trong một chiến dịch quảng cáo Google.

Bạn nên sử dụng trình quản lý giá thầu trong trên nền tảng Bing hoặc chiến dịch Google Ads nhằm khiến quảng cáo xuất hiện càng nhiều càng tốt.

 Đầu tiên, bạn cần phân tích những dữ liệu có được từ bộ máy tìm kiếm hoặc từ Google Analytics để xem khách hàng cần bao nhiêu lượt tìm kiếm để thực sự trở thành 1 chuyển đổi với bạn. Bạn cần nắm rõ thông số này để biết được đấu giá nào đang hoạt động thực sự hiệu quả.

 Bạn cũng có thể cài đặt trình quản lý tự động trong bộ máy tìm kiếm dựa trên những lượt click cuối cùng tạo nên chuyển đổi nếu như độ dài của chuyển đổi nhỏ.

 Còn nếu như độ dài của chuyển đổi thấp, hãy thiết lập nó dựa trên mẫu chuyển đổi với số lượng lượt click nhiều, từ đó thu thập toàn bộ những từ khoá mà một người dùng sử dụng để tiến tới việc chuyển đổi.

 

Quản lý đấu giá dựa trên quy luật.

Bạn cũng có thể sử dụng những quy luật tự động nhằm đảm bảo rằng tài khoản của mình đang hoạt động với hiệu suất đúng theo ý muốn dựa trên các nền tảng quản lý đấu giá thuộc bên thứ 3, ví dụ như Adzooma.

 Khi bạn phân tích lượng data có trong tài khoản, bạn sẽ xác định được quảng cáo của mình có số lượt hiển thị là bao nhiêu, số lượt click và lượt chuyển đổi bạn cần để đạt được doanh thu mong muốn hoặc đạt mục tiêu KPI.

 Với kiến thức này, bạn có thể cài đặt những quy luật, thứ sẽ tự động thay đổi tài khoản của bạn dựa trên những thông số đã được đưa ra từ trước, giúp quảng cáo vận hành tốt hơn và làm giảm thời gian quản lý tài khoản.

 Quản lý đấu giá là một nước đi rất tốt, nó đặc biệt phù hợp khi bạn là người mới và không biết cách làm thế nào để tìm và đặt đấu giá, cũng như làm thế nào để quản lý chúng. Nó cũng rất thuận tiện và hiệu quả khi bạn là một nhà quảng cáo chuyên nghiệp với vô số chiến dịch khác nhau.

 

3. Data Integations (Tích hợp dữ liệu)

Tích hợp dữ liệu

Tích hợp dữ liệu là một yếu tố vô cùng thiết yếu trong việc tối ưu hiệu quả Google Ads. Có một cách rất đơn giản để tích hợp dữ liệu từ các “số liệu đo lường từ quảng cáo” với “dữ liệu tìm kiếm” trên chỉ một nền tảng đó chính là Google Analytics.

 Ngay cả với phiên bản miễn phí thì công cụ này vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho các Marketer bởi khả năng cung cấp các thông tin chính xác, giúp bạn hiểu rõ các thông số của chiến dịch dựa trên chi phí đã bỏ ra.

 Khi liên kết được tài khoản chiến dịch Google Ads với Analytics, bạn sẽ đo lường được các thông số rất hữu ích, điều mà bạn không thể làm thủ công trước đây, bao gồm:

  • Một khách hàng mới ghé thăm Website của bạn sau bao nhiêu click.
  • Thời gian trung bình một khách hàng sử dụng trên trang.
  • Sử dụng các mục tiêu trong Analytics để đo đạc hành vi khách hàng trên trang sau khi họ click vào quảng cáo.

Với những dữ liệu này, bạn có thể biết được những từ khoá nào đang hoạt động tốt nhất và tối ưu chúng dựa trên KPIs đã đặt ra.

 Nếu bạn đang chạy một chiến dịch quảng bá trực tiếp (Direct response campaign) cho thương hiệu, bạn sẽ mong muốn người dùng sử dụng nhiều thời gian trên trang hơn, đọc nhiều nội dung hơn và tương tác nhiều hơn với những nội dung bạn đã tạo ra, đồng thời bạn cũng muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang. Dựa trên những những số liệu về người dùng có được từ Google Analytics, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hình dung ra được những khách hàng mục tiêu dựa trên hành vi người dùng trên trang, đồng thời tối ưu quảng cáo và chuyển đổi một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

 

4. Dữ liệu người dùng & vai trò tối quan trọng trong tối ưu Quảng cáo Google.

Tối ưu hiệu quả Google Ads
Dữ liệu người dùng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quảng cáo Google

 Quảng cáo tìm kiếm hiểu theo lẽ thông thường thì nó chính là dựa trên từ khoá mà người dùng tìm kiếm để tiếp cận họ, tìm hiểu nhu cầu của họ và bán hàng. Tuy nhiên hiện nay có quá nhiều phương tiện tạo ra một hệ sinh thái khổng lồ đan xen giữa các kênh bán hàng khác nhau, các thiết bị, vị trí địa lý, đối thủ xuất hiện ngày một nhiều,… khiến cho lượng dữ liệu trở nên khổng lồ hơn bao giờ hết.

 Vậy làm sao để chúng ta có thể vượt qua ngần ấy cản trở để chắc chắn rằng mình đang nhắm đúng tới khách hàng mục tiêu, người mà bạn cho rằng sẽ có tỉ lệ chuyển đổi ra đơn hàng cao hơn và từ đó tối ưu hiệu quả Google Ads thông qua việc cân đối ngân sách Marketing dựa trên chi phí bỏ ra (ROI)?

Đó chính là lý do vì sao bạn nên sử dụng RLSA.

Tối ưu hiệu quả Google Ads
Quá trình Re-marketing tới khách hàng

 RLSA (Remarketing list for search ads) – Danh sách remarketing dựa trên quảng cáo tìm kiếm – được giới thiệu bởi Google từ năm 2013 và đã phát triển tới mức trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất đối với các Marketer.

 Xác định xem đâu là nơi mà người dùng đang tương tác trên trang nhiều nhất và đâu là người có khả năng trở thành khách hàng của bạn nhất chính là chìa khoá để gia tăng mức độ hiệu quả trong quảng cáo và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi, đi cùng với đó là chi phí phải bỏ ra trên mỗi lead form từ đó tối ưu hiệu quả Google Ads.

 Trong Google Ads và Bing Ads, bạn có thể tạo ra chân dung khách hàng dựa trên việc người dùng tới trang của bạn trên URL nào, từ đó tiếp cận lại (Retargeting) với họ khi họ tìm kiếm những thông tin liên quan như:

  • Chắc chắn rằng quảng cáo của bạn sẽ hiện ra trước mặt họ (Điều này cũng rất tốt cho việc dự đoán độ hiệu quả của từ khoá chung (Generic keywords))
  • Hoặc đưa ra các thông điệp khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của người dùng.

 Bạn cũng có thể sử dụng những dữ liệu khác, ví dụ như dữ liệu dạng thống kê định lượng (demographic data), để khiến cho quảng cáo của mình được nhắm tới nhiều hơn. Tuy nhiên đây chỉ là 1 phần nhỏ trong việc remarketing tới người dùng.

Vậy làm thế nào để nâng cấp danh sách RLSA?

Để có thể cải thiện danh sách này, bạn nên tích hợp tất cả những dữ liệu CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) với nền tảng tìm kiếm của mình để tạo nên một danh sách những khách hàng phù hợp để tiến hành remarketing thông qua email. Điều này không chỉ giúp bạn tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng đã có tương tác với trang, mà còn giúp tạo ra một chân dung khách hàng mẫu tương tự như những khách hàng trước để tiến hành chăm sóc với CRM.

 Ngoài ra, việc liên kết nền tảng Analytics với toàn khoản Google Ads còn giúp bạn đo lường được các số liệu trên trang để tạo nên một bảng đo lường hành vi khách hàng bao gồm: Thời gian trên trang (Time on-site), tỉ lệ thoát trang (bounce rate), mục tiêu (goals), các trang đã xem (page visited),…

 Các chỉ số này sẽ giúp bạn remarketing tới các khách hàng đã có nhu cầu, không chỉ dựa trên hành vi trên trang mà còn tới từ thời gian trên trang của họ. Từ đây bạn sẽ có thêm các công cụ đo lường để tạo nên một kế hoạch tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Tại sao điều này lại giúp ích cho việc tối ưu hiệu quả Google Ads?

Việc nắm được dữ liệu người dung cho phép bạn giảm đáng kể tỉ lệ target sai đối tượng. Điều này có nghĩa là thay vì sử dụng ngân sách của mình một cách lãng phí để dự đoán xem ai sẽ tương tác và có khả năng chuyển đổi với mình, bạn có thể sử dụng những dữ liệu này để:

  • Có thông tin chi tiết về những tập khách hàng nào đang có sự quan tâm lớn nhất tới sản phẩm của mình.
  • Nhắm mục tiêu một cách chi tiết – giúp gia tăng sự hiệu quả của quảng cáo và tránh lãng phí ngân sách.

Điều này vô cùng quan trọng bởi chi phí để sở hữu một khách hàng mới đắt gấp 5 lần chi phí để duy trì một khách hàng cũ.

 Nếu như bạn tìm thấy một khách hàng nào đó tới trang và thể hiện sự quan tâm, hứng thú tới sản phẩm của mình, thì việc tạo ra một chiến lược tiếp cận lại với họ hoặc tìm kiếm những người dùng có mối quan tâm tương tự chính là điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới.

 Việc sử dụng thống kê định lượng (Demographic data) cũng là một giải pháp rất hữu hiệu. Nó giúp cho bạn tiếp cận được với những đối tượng khách hàng đặc biệt chi tiết, có thể dựa trên tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập cá nhân và rất nhiều yếu tố khác nữa.

 

5. Đo lường sự hiệu quả của các từ khoá chung chung.

Các từ khoá chung chung thường có giá bid ở “trên trời”, vì thế bạn nên học cách sử dụng chúng hợp lý. Xét theo phương diện phễu thì những từ khoá chung chung thường nằm ở trên cùng, và được sử dụng với mục đích nghiên cứu là chính. Chính vì thế nên dạng từ khoá này tuy có lượt tìm kiếm cao nhưng khả năng chuyển đổi lại rất thấp, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với từ khoá thương hiệu. Chính vì thế đây việc chạy chiến dịch dựa trên những dạng từ khoá chung chung chính là một phương pháp vô cùng sai lầm trong việc tối ưu hiệu quả Google Ads.

Vậy làm sao để sử dụng những từ khoá này để tăng hiệu quả Quảng cáo Google một cách hợp lý?

Bạn có thể sử dụng những từ khoá chung giống như là một công cụ để remarketing tới những khách hàng nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng của mình khi họ tìm kiếm bằng một từ khoá chung nào đó sau khi vừa rời trang của bạn.

 Chính vì họ vừa tiếp cận luồng thông tin từ phía bạn nên họ sẽ có sự thân thuộc nhất định tới thương hiệu của bạn. Tiếp theo khi họ mở rộng phạm vi tìm kiếm của mình, hãy cố gắng khiến thương hiệu của bạn luôn hiện ra đầu tiên trong tâm trí khách hàng và khiến họ quay trở lại và trở thành 1 chuyển đổi thông qua các phương pháp:

  • Sử dụng một thông điệp khác.
  • Tăng giá thầu để liên tục xuất hiện đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm với những từ khoá chung trong thời điểm họ dễ đưa ra quyết định mua hàng nhất.

Bằng cách này bạn sẽ tối ưu được chi phí dành cho các từ khoá chung chung (generic keyword) đồng thời khiến tỉ lệ CTR (cũng có thể là cả tỉ lệ chuyển đổi) tăng lên rất nhiều, từ đó giảm thiểu các lượt hiển thị bị lãng phí.

Ngoài ra, việc sử dụng các đoạn scripts cũng có thể giúp việc sử dụng các từ khoá chung tốt hơn rất nhiều. Điều này giúp bạn chắc chắn rằng những từ khoá chung mà mình đã đấu thầu chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định, làm tăng giá trị của các từ khoá đó với doanh nghiệp và khiến việc sử dụng chúng mang lại hiệu quả cao hơn, dễ dàng hơn trong việc tối ưu hiệu quả Google Ads.

 Tôi lấy ví dụ khi bạn đang bán kem chẳng hạn, bạn sẽ muốn sử dụng các từ khoá chung khi thời tiết đang rất nóng để tăng tỉ lệ mua hàng, thay vì phí tiền cho quảng cáo khi trời đang lạnh.

Tối ưu hiệu quả Google Ads

 Để vận hành một chiến lược như thế này bạn cần cài đặt một đoạn scripts về thời tiết trong Google ads, sử dụng kết nối API từ một nguồn dự báo thời tiết hoặc một nền tảng đã có sẵn kết nối API từ bên thứ 3. Điều này sẽ giúp bạn tự động hoá hoàn toàn khâu kích hoạt quảng cáo cho những từ khoá chung dựa trên hoàn cảnh bạn cho phép chúng xuất hiện.

Liệu chiến lược này có thể được thực hiện với những chủ đề khác hay không? Câu trả lời đương nhiên là có. Tất cả những gì bạn cần chỉ là tạo một liên kết API tới tài khoản Google Ads của mình, chọn thời điểm bạn muốn quảng cáo xuất hiện, chỉ đơn giản vậy mà thôi.

 

6. Tăng hiệu quả Quảng cáo Google với một cấu trúc tài khoản tốt.

Cách bạn xây dựng cấu trúc tài khoản của mình sẽ tạo nên một nền tảng cho toàn bộ các hoạt động của nó và có sự ảnh hưởng không hề nhỏ tới độ hiệu quả của các chiến dịch, đặc biệt một tài khoản có cấu trúc quá rộng sẽ dẫn tới việc lãng phí trong số lần xuất hiện của quảng cáo.

Một cấu trúc tài khoản được sắp chi tiết có thể tốn của bạn rất nhiều thời gian nhưng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn với lượng data và khả năng quản lý giá thầu chính xác hơn trong tương lai.

Hãy đảm bảo chiến dịch của mình được phân loại rõ theo sản phẩm hoặc theo danh mục.

Đừng gộp những từ khoá ngẫu nhiên vào với nhau. Việc chia các từ khoá theo chủ đề sẽ giúp bạn tạo ra được những mẫu quảng cáo tương tự và phù hợp dựa trên các từ khoá trong nhóm quảng cáo và trong chính chiến dịch của mình. 

Một số người còn sử dụng Website như một điểm tiếp xúc giữa cách mình và khách hàng tương tác, lấy đó làm mẫu để xây dựng cấu trúc tài khoản của mình. Đây cũng là một cách rất tốt và rất được khuyến khích bởi các chuyên gia.

Tuy nhiên thì với một Website cỡ lớn thì việc này không những tốn thời gian mà còn rất khó sử dụng. Nên hiểu theo một cách đơn giản, bạn chỉ cần chắc chắn rằng mình đã phân loại các sản phẩm và nhãn hàng theo đúng nhóm từ khoá của mình, chỉ đơn giản vậy thôi.

Nếu bạn đang vận hành những từ khoá chính thì nên sử dụng chúng trong những chiến dịch riêng. 

Điều này sẽ giúp bạn quản lý chính xác hơn chi phí hàng ngày cho dạng từ khoá này thay vì đau đầu cho việc chia ngân sách cho những từ khoá khác. Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng điều này với những từ khoá đang mang lại hiệu quả tốt nhất, ngay cả khi nó là từ khoá chung.

Tạo các nhóm quảng cáo phân nhóm theo 1 từ khoá (SKAGs) khi cần.

Đối với các từ khoá đang nằm trong top những từ có hiệu quả tốt nhất, hãy sử dụng chúng trong các nhóm quảng cáo riêng với mục đích:

  • Tạo các bản sao quảng cáo càng chính xác càng tốt để thử nghiệm và học cách sửa chữa sai lầm từ đó.
  • Cho bạn khả năng kiểm soát ngân sách và giá thầu hàng ngày một cách độc lập đối với tất cả các từ khoá có trong tài khoản

Phân chia chiến dịch quảng cáo Google theo các từ khoá đối sánh.

Các từ khoá đối sánh nên được phân thành 2 nhóm:

  • Đối sánh chính xác đối với các từ khoá gia tăng lượng truy cập (Traffic)
  • Đối sánh thay đổi rộng nhằm xác định các từ khoá mới để thêm vào tài khoản.

Tại sao các từ khoá đối sánh khác không giúp chúng ta tối ưu hiệu quả Quảng cáo Google?

  • Sử dụng đối sánh rộng có thể tạo ra sự lãng phí trong số lần hiển thị quảng cáo (impression wastage) và khiến cho ngân sách sụt giảm nhanh chóng.
  • Với đối sánh thay đổi rộng (broad match modified) bạn có thể bao phủ và khai thác một số lượng lớn các từ khoá đối sánh theo cụm từ (phrase match) với mục đích tìm kiếm các dạng từ khoá mới.

Điều này sẽ giúp bạn điều hướng lưu lượng truy cập hiệu quả hơn và xác định rõ mức độ chi phí phải bỏ ra. Từ đó sử dụng những ngân sách còn lại để đầu tư vào các từ khoá đối sánh thay đổi rộng (broad match modified) để tìm kiếm các từ khoá mới.

Bằng việc đi theo các lời khuyên hữu ích trên, bạn sẽ xây dựng được một tài khoản sở hữu nền tảng vững chắc ban đầu, từ đó xác định các mức đặt giá thầu tối ưu của mình , sau đó bạn có thể cho phép các thuật toán đặt giá thầu trong bộ máy tìm kiếm hoặc công cụ của bên thứ ba mà bạn sử dụng để tối ưu hoá các hoạt động dựa trên các nền tảng bảo mật hơn.

 Một khi bạn đã hài lòng với cấu trúc tài khoản của mình, bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ đánh giá để kiểm tra xem khả năng hoạt động của chúng hiệu quả tới đâu và tạo ra các thay đổi kịp thời nếu như đang có sai sót.

Tối ưu hiệu quả Google Ads

 Hãy thử sử dụng công cụ AdsNGON, được phát triển và nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành tới từ Google Marketing Agency SEONGON, AdsNGON không chỉ giúp bạn kiểm tra tình trạng tài khoản để nhanh chóng xác định các lỗi sai mà còn giúp bạn tối ưu chi phí lên tới 30% cho các chiến dịch của mình.

 Tìm hiểu thêm tại: http://adsngon.com/

 

7. Phân bổ dữ liệu.

 Khi mọi người nghĩ tới phân bổ dữ liệu, họ nghĩ tới một hành trình khách hàng phức tạp, kèm theo đó là phải sử dụng một đội ngũ nghiên cứu dữ liệu để phân tích về các con số có trong đó nhằm chuyển hoá thành những ý tưởng hoặc chiến lược tiếp thị.

 Nhưng thực tế thì phân bổ dữ liệu không quá tốn thời gian hoặc cần một đội ngũ chuyên gia phân tích như bạn tưởng. Khi sử dụng Google Ads, bạn có thể sử dụng phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution) để đo lường nhằm tìm ra các điểm chạm nào trên hành trình khách hàng đang tạo ra chuyển đổi trên trang.

 Bạn cũng có thể sử dụng chúng để thêm vào trong các quy tắc đấu giá tự động (bidding rules) ví dụ như từ khoá nào nên – không nên đấu giá dựa trên sự hiệu quả của từng từ khoá trong hành trình khách hàng.

Từ khoá là vô cùng quan trọng trong tối ưu hiệu quả Google Ads

 Điều này có nghĩa là thay vì tạm dừng việc triển khai một từ khoá vì nó chưa mang lại kết quả trong một chuyển đổi, bây giờ bạn đã có thể chắc chắn rằng:

  • Bạn có thể nhìn thấy các từ khóa giúp thúc đẩy chuyển đổi trong suốt hành trình của khách hàng.
  • Bạn đã tối ưu hóa cho từ khoá có tác động lớn nhất vào lúc bắt đầu và ở giữa trong hành trình khách hàng

Việc phân bổ theo hướng dữ liệu (Data-driven Attribution) có sự khác biệt rất lớn với các hình thức phân bổ khác dựa trên khả năng sử dụng những dữ liệu chuyển đổi để tính toán những sự đóng góp thực tế của từng từ khoá trong suốt quá trình thực hiện chuyển đổi.

Và mỗi mô hình hướng dữ liệu lại mang một tác dụng cụ thể đối với từng nhà quảng cáo. Tuy nhiên đó cũng không phải là một dấu hiệu tốt. Bởi phân bổ hướng dữ liệu yêu cầu một lượng dữ liệu nhất định để tạo ra một mô hình chính xác về cái cách mà chuyển đổi của bạn hoạt động.

 Chính vì yếu tố này mà không phải nhà quảng cáo nào cũng có các lựa chọn trong việc phân bổ theo hướng dữ liệu trong Google Ads. Bởi để có thể sử dụng mô hình này, bạn cần ít nhất 15.000 lượt clicks trên trang tìm kiếm của Google và có ít nhất 600 lượt chuyển đổi trong 30 ngày gần nhất.

 Còn nếu như bạn không có số lượng dữ liệu lớn đến thế, bạn cũng có thể sử dụng mô hình chia công (Attribution modeling) trong công cụ Google Analytics để xác định giá trị từ khoá trong phễu, phân tích chúng và rồi phân bổ lại dữ liệu cho các hoạt động của mình.

Vậy để tối ưu hiệu quả Google Ads bạn sẽ cần ghi nhớ 7 keys sau:

  • Một vài thay đổi nhỏ trong việc cài đặt tài khoản có thể tạo ra một sự thay đổi lớn.
  • Hãy tự động hoá cái cách mà bạn quản lý đấu giá và cải thiện hiệu quả của chúng.
  • Tích hợp dữ liệu để cải tiến chiến lược đấu thầu.
  • Hiểu vì sao dữ liệu người dùng (Audience data) là vô cùng quan trọng và làm thế nào để tận dụng tối đa. lợi ích từ chúng.
  • Tối ưu lợi ích đạt được từ những từ khoá chung.
  • Nhanh chóng tăng hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo từ việc thay đổi cấu trúc tài khoản.
  • Triển khai phân bổ theo hướng dữ liệu giúp thúc đẩy hiệu suất quảng cáo.

 Bạn cũng có thể xem thêm:

Nguồn tham khảo: Search Engine Journal

SEONGON – Google Marketing Agency

*** Tìm hiểu dịch vụ quảng cáo Google by SEONGON – Tối ưu ngân sách trên từng đồng quảng cáo:

quang-cao-google

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN