Quảng cáo từ khóa trên Google – Cách tìm từ khóa tối ưu chuyển đổi

Chia sẻ bài viết

Quảng cáo từ khóa trên Google Ads là hình thức tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những từ khóa người dùng tìm kiếm trên Google. Theo HubSpot, Google Search Ads có tỷ lệ chuyển đổi trung bình cao nhất trong các kênh quảng cáo trả phí, cho thấy hiệu quả vượt trội trong việc thúc đẩy hành vi người dùng từ Google Ads. Vậy làm sao để lựa chọn từ khóa tối ưu cho chiến dịch của mình? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hiểu về quảng cáo từ khóa trên Google và cách hoạt động

Trước khi đầu tư ngân sách vào quảng cáo Google, điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ bản chất và cách thức hoạt động của quảng cáo từ khóa. Phần dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được chi tiết những kiến thức về quảng cáo từ khóa Google, từ đó xây dựng nền tảng cho mọi chiến dịch Google Ads thành công.

1.1. Quảng cáo từ khóa trên Google là gì?

Quảng cáo từ khóa trên Google cho phép doanh nghiệp hiển thị các mẫu quảng cáo dạng văn bản ngay trên trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP). Hình thức này còn được gọi là Google Search Ads (tên cũ là Google AdWords) là một loại quảng cáo trực tuyến trả phí (PPC – Pay Per Click).

Quảng cáo từ khóa trên Google là hiển thị quảng cáo văn bản ngay trên SERP
Quảng cáo từ khóa trên Google là hiển thị quảng cáo văn bản ngay trên SERP

Điểm khác biệt của hình thức này nằm ở mức độ chủ động và chính xác trong việc tiếp cận người dùng: quảng cáo chỉ hiển thị khi người dùng thực sự tìm kiếm những từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp mà bạn cung cấp. Điều này giúp tiếp cận đúng đối tượng có nhu cầu, tối ưu ngân sách hiệu quả và tăng khả năng chuyển đổi thành công.

1.2. 3 kiểu khớp từ khóa trên Google Ads

Khớp từ khoá là yếu tố quyết định hiệu quả và chi phí của chiến dịch Google Search Ads. Việc lựa chọn sai có thể khiến quảng cáo của bạn hiển thị sai đối tượng hoặc bỏ lỡ khách hàng tiềm năng. Vì vậy, việc nắm vững ba kiểu khớp từ khóa dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát phạm vi hiển thị, đảm bảo tính chính xác và tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo.

Google Ads có 3 kiểu khớp từ khoá chính
Google Ads có 3 kiểu khớp từ khoá chính

Bảng tổng hợp nhanh 3 kiểu khớp từ khoá:

Kiểu khớp từ khóa

Cú pháp nhập từ khoá

Phạm vi hiển thị

Gợi ý sử dụng

Khớp mở rộng

Không có cú pháp

Rộng nhất, dễ tiếp cận sai tệp

Sử dụng cẩn trọng, thêm phủ định

Khớp cụm từ

“…”

Vừa phải, giữ được ngữ cảnh

Nên sử dụng chính trong chiến dịch

Khớp chính xác

[…]

Chính xác nhất, ít hiển thị

Dùng để đảm bảo độ chính xác cao

1.2.1. Khớp mở rộng (Broad Match)

Khớp mở rộng là lựa chọn mặc định trong Google Ads nếu bạn không chỉ định kiểu khớp khác. Đây cũng là kiểu có phạm vi hiển thị rộng nhất, cho phép quảng cáo tiếp cận nhiều truy vấn tìm kiếm đa dạng, bao gồm cả những cụm từ không giống hệt từ khóa bạn thiết lập.

Khi nào nên dùng:

Khớp mở rộng phù hợp khi bạn muốn khám phá thêm insight người dùng, mở rộng phạm vi tiếp cận trong giai đoạn đầu của chiến dịch. Tuy nhiên, nó chỉ hiệu quả nếu bạn kiểm soát tốt với chiến lược phủ định thông minh và thường xuyên theo dõi báo cáo tìm kiếm.

1.2.2. Khớp cụm từ (Phrase Match)

Khớp cụm từ là lựa chọn tối ưu khi bạn muốn quảng cáo chỉ hiển thị cho các truy vấn có chứa đầy đủ từ khóa theo đúng thứ tự, nhưng vẫn cho phép người dùng thêm từ phía trước hoặc sau. Đây là kiểu khớp cân bằng giữa độ kiểm soát và khả năng mở rộng, phù hợp cho phần lớn chiến dịch Google Search chuyên nghiệp.

Khi nào nên dùng:

Đây là kiểu khớp được các chuyên gia Google Ads khuyến nghị nên dùng chính trong các chiến dịch tìm kiếm, đặc biệt khi bạn muốn giữ ngữ cảnh nhưng vẫn đảm bảo khả năng mở rộng thị trường..

1.2.3. Khớp chính xác (Exact Match)

Khớp chính xác là kiểu nhắm mục tiêu nghiêm ngặt nhất trong Google Ads – quảng cáo chỉ hiển thị khi truy vấn của người dùng khớp gần như hoàn toàn với từ khóa bạn đã thiết lập. Đây là lựa chọn lý tưởng khi bạn muốn kiểm soát tuyệt đối việc hiển thị quảng cáo, tránh lãng phí và đảm bảo đúng nhu cầu tìm kiếm thực sự.

Lưu ý khi sử dụng khớp từ khoá chính xác:

Khớp chính xác giúp đảm bảo độ chuẩn xác cao, nhưng phạm vi hiển thị rất hẹp, có thể giới hạn khả năng mở rộng. Vì vậy, các chuyên gia thường kết hợp cả 3 loại khớp trong một chiến dịch và phân bổ theo vai trò: khám phá – mở rộng – chốt chuyển đổi.

1.3. Từ khóa tìm kiếm và từ khóa phủ định là gì?

Trong mọi chiến dịch Google Ads, việc hiểu rõ hai loại từ khóa là từ khóa tìm kiếm và từ khóa phủ định là nền tảng để bạn tối ưu hiệu quả ngân sách và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng của mình. Cụ thể:

  • Từ khóa tìm kiếm (Keyword): Là những từ hoặc cụm từ bạn chủ động lựa chọn để hiển thị quảng cáo khi người dùng gõ chúng trên Google. Đây chính là “cầu nối” giữa nhu cầu tìm kiếm và giải pháp bạn cung cấp.
  • Từ khóa phủ định (Negative Keyword): Là những từ/cụm từ bạn muốn loại trừ, nhằm ngăn quảng cáo xuất hiện với các truy vấn không liên quan hoặc không có ý định chuyển đổi.
Phân biệt giữa từ khoá tìm kiếm và từ khoá phủ định
Phân biệt giữa từ khoá tìm kiếm và từ khoá phủ định

Trong đó, từ khóa phủ định rất quan trọng bởi:

  • Tránh lãng phí ngân sách, tài nguyên vào những lượt hiển thị không mang lại giá trị kinh doanh.
  • Nâng cao chất lượng tệp khách hàng tiềm năng, vì bạn đã chủ động loại trừ đối tượng sai mục tiêu.
  • Phát huy hiệu quả vượt trội khi kết hợp với khớp mở rộng, nơi quảng cáo rất dễ bị hiển thị sai ngữ cảnh.

1.4. Cách hoạt động của quảng cáo từ khóa trên Google

Google Search Ads vận hành dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng. Khi ai đó gõ một từ khóa trên Google, hệ thống sẽ lập tức xác định xem từ khóa đó có khớp với bất kỳ chiến dịch nào mà các nhà quảng cáo đã thiết lập hay không. Nếu có, quảng cáo của bạn sẽ được đưa vào phiên đấu giá và có thể hiển thị ở các vị trí ưu tiên – tùy thuộc vào mức độ liên quan, điểm chất lượng (Quality Score) giá thầu bạn đặt ra. Dưới đây là cách một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm vận hành:

6 bước hoạt động của quảng cáo từ khoá Google
6 bước hoạt động của quảng cáo từ khoá Google

1. Chọn từ khóa mục tiêu: Nghiên cứu hành vi người dùng và lựa chọn các từ khóa có liên quan mật thiết đến sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
2. Viết quảng cáo hấp dẫn: Tạo nội dung quảng cáo súc tích, hấp dẫn và có CTA rõ ràng, liên kết đến một trang đích được tối ưu cho trải nghiệm người dùng.
3. Cài đặt giá thầu & ngân sách: Xác định mức giá tối đa bạn sẵn sàng chi cho mỗi lượt nhấp (CPC) và tổng ngân sách hàng ngày hoặc hàng tháng cho chiến dịch.
4. Đấu giá quảng cáo tự động: Mỗi khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan, Google sẽ tự động đưa quảng cáo của bạn vào phiên đấu giá thời gian thực cùng các nhà quảng cáo khác.
5. Xếp hạng quảng cáo (Ad Rank): Thứ hạng quảng cáo không chỉ được quyết định bởi số tiền bạn đặt giá, mà còn chịu ảnh hưởng từ mức độ phù hợp và trải nghiệm người dùng trong từng tình huống tìm kiếm. Cụ thể, Google đánh giá Ad Rank dựa trên các yếu tố sau:

  • Giá thầu (Bid): Mức ngân sách tối đa bạn sẵn sàng trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo.
  • Chất lượng tổng thể của quảng cáo gồm 3 thành phần chính:
  • Khả năng thu hút nhấp chuột (Expected CTR): Dự đoán mức độ người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo.
  • Mức độ liên kết nội dung (Ad Relevance): Đo lường sự phù hợp giữa từ khóa, nội dung quảng cáo và truy vấn tìm kiếm.
  • Trải nghiệm trên trang đích (Landing Page Experience): Đánh giá mức độ hữu ích, tốc độ tải và mức độ phù hợp của trang đích đối với nhu cầu của người tìm kiếm.
  • Ngưỡng hiển thị (Ad Rank Thresholds): Các điều kiện tối thiểu để quảng cáo có thể xuất hiện tại một vị trí nhất định.
  • Ngữ cảnh tìm kiếm (Search Context): Thiết bị, vị trí, thời gian tìm kiếm, lịch sử người dùng, v.v.
  • Tác động của tiện ích mở rộng và định dạng quảng cáo khác: (Extensions & formats) như sitelinks, callout, form, v.v.

6. Thanh toán theo lượt nhấp (Pay-Per-Click – PPC): Bạn chỉ phải thanh toán khi người dùng nhấp vào quảng cáo, giúp kiểm soát tốt chi phí và tối ưu hiệu quả đầu tư.

2. Tư duy lựa chọn từ khóa quảng cáo – tránh mắc sai lầm

Trong quảng cáo Google Ads, việc lựa chọn từ khóa phù hợp là chìa khóa để tối ưu chi phí và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, không phải từ khóa nào có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ thì đều mang lại kết quả mong muốn. Lựa chọn một từ khoá phù hợp không chỉ dựa trên số lượng tìm kiếm (volume search), mà còn từ sự hiểu biết sâu sắc về hành vi người dùng và giai đoạn ra quyết định trong hành trình mua sắm của họ.

Tư duy giúp bạn lựa chọn từ khoá quảng cáo chuẩn
Tư duy giúp bạn lựa chọn từ khoá quảng cáo chuẩn

Điều quan trọng: Quảng cáo là một sân chơi cực kỳ cạnh tranh, nơi mà mỗi lượt nhấp chuột đều có thể khiến bạn phải trả một khoản chi phí đáng kể. Do đó, lựa chọn từ khóa một cách thông minh là điều thiết yếu để tiếp cận đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao.

Sai lầm phổ biến nhất khi lựa chọn từ khoá:

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều nhà quảng cáo gặp phải là chạy quảng cáo với từ khóa có lưu lượng tìm kiếm cao, ví dụ như: “laptop” hay “máy tính xách tay”. Mặc dù những từ này đều có lượng tìm kiếm rất lớn, nhưng lại không phải là từ khóa dẫn đến hành động chuyển đổi của người dùng. Dưới đây là lý do và hậu quả:

  • Giai đoạn tìm kiếm thông tin: Người dùng tìm kiếm từ khóa này có thể chỉ đang tìm hiểu thông tin về sản phẩm, chưa có ý định mua ngay. Họ có thể đang so sánh giá, tham khảo các tính năng, hoặc đơn giản là khám phá các lựa chọn mà không có quyết tâm cao.
  • Hậu quả: Bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn cho mỗi lượt nhấp chuột, trong khi tỷ lệ chuyển đổi lại thấp vì người dùng vẫn chưa sẵn sàng mua.

Giải pháp: Tập trung vào từ khóa dài (long-tail keywords)

Thay vì chỉ tập trung vào các từ khóa ngắn với lưu lượng tìm kiếm lớn, hãy chuyển hướng sang từ khóa dài, tức là những cụm từ khóa cụ thể hơn và rõ ràng hơn về nhu cầu của người tìm kiếm. Mặc dù lưu lượng tìm kiếm của từng từ khóa dài có thể thấp hơn, nhưng khi bạn kết hợp nhiều từ khóa dài, kết quả sẽ mang lại:

  • Tổng lưu lượng tìm kiếm đạt gần tương đương với các từ khóa ngắn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, vì người dùng đã có ý định rõ ràng hơn.
Tập trung vào từ khoá dài
Tập trung vào từ khoá dài

Lợi ích của từ khóa dài:

  • Tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu: Từ khóa dài giúp bạn nhắm đến những khách hàng đang ở giai đoạn quyết định mua hàng, thay vì chỉ những người tìm kiếm thông tin chung chung.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Người tìm kiếm đã biết họ muốn gì và chỉ đang tìm kiếm sản phẩm tốt nhất hoặc giá cả hợp lý.

Ví dụ về hành trình tìm kiếm khi mua laptop:

  • Laptop: Người dùng tìm kiếm thông tin chung chung, chưa xác định thương hiệu hay dòng sản phẩm cụ thể.
  • Laptop Dell: Người dùng đã có ý định về thương hiệu, đang xem xét các sản phẩm của Dell.
  • Laptop Dell Inspiron 5620: Người dùng đã xác định rõ dòng sản phẩm, chỉ cần so sánh các lựa chọn.
  • Mua laptop Dell Inspiron 5620 giá tốt: Người dùng sẵn sàng mua, tìm kiếm các cửa hàng bán với giá hợp lý nhất.
  • Do đó, nên ưu tiên quảng cáo cho các từ khóa ở giai đoạn cuối, khi người dùng đã biết rõ họ muốn mua gì.

Để tối ưu hóa chiến dịch Google Ads, bạn nên ưu tiên sử dụng từ khóa dài, đặc biệt là những từ khóa có ý định mua rõ ràng ở giai đoạn cuối của hành trình người dùng. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáotăng tỷ lệ chuyển đổi, đảm bảo chiến dịch mang lại hiệu quả lâu dài.

3. 5 bước xác định từ khóa quảng cáo Google của SEONGON tối ưu chuyển đổi

Để xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả, bạn cần có quy trình rõ ràng và tối ưu. Dưới đây là 5 bước giúp bạn xác định từ khóa quảng cáo chính xác, tăng chuyển đổi, đã được SEONGON áp dụng thành công cho hàng trăm chiến dịch lớn trong và ngoài nước.

5 bước xác định từ khoá quảng cáo
5 bước xác định từ khoá quảng cáo

3.1. Bước 1: Xác định chính xác sản phẩm/dịch vụ muốn quảng cáo

Trước khi đi sâu vào việc chọn từ khóa, bạn cần xác định cụ thể sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình muốn quảng cáo. Việc này giúp đảm bảo mọi nỗ lực sau đó đều tập trung đúng hướng vào những từ khóa phản ánh chính xác giá trị mà bạn mang đến cho khách hàng. Hãy tự hỏi: “Người tiêu dùng sẽ tìm kiếm gì trên Google khi họ cần đến sản phẩm của mình?”

3.2. Bước 2: Xác định giai đoạn mua hàng của người dùng

Việc hiểu rõ người dùng đang ở đâu trong hành trình mua hàng sẽ giúp bạn chọn được từ khóa phù hợp nhất với mục tiêu chuyển đổi. Mỗi giai đoạn có những từ khóa khác nhau, phản ánh các mức độ sẵn sàng mua khác nhau. Ví dụ về hành trình tìm kiếm khi mua laptop:

Giai đoạn

Từ khóa ví dụ

Ý định

Nhận thức (Awareness)

laptop

Tìm thông tin chung về laptop

Cân nhắc (Consideration)

laptop Dell

Đã xác định thương hiệu

Quyết định (Decision)

laptop Dell Inspiron 5620

Tìm sản phẩm cụ thể

Giao dịch (Action)

mua laptop Dell Inspiron 5620 giá tốt

Sẵn sàng mua sản phẩm

Để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, bạn nên tập trung vào từ khóa ở giai đoạn Quyết định và Giao dịch. Đây là lúc người dùng đã sẵn sàng mua và chỉ cần tìm kiếm giá tốt nhất hoặc nơi bán uy tín.

Mẹo: Từ khóa ở giai đoạn Quyết định và Giao dịch sẽ giúp bạn tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, những người đã xác định rõ ràng nhu cầu và sẵn sàng thực hiện hành động mua. Các từ khóa này có thể không có lưu lượng tìm kiếm lớn như các từ khóa chung chung, nhưng lại mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao vì người tìm kiếm đã có ý định rõ ràng.

3.3. Bước 3: Khai thác “truy vấn tìm kiếm”

Một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng danh sách từ khóa quảng cáo là khai thác truy vấn tìm kiếm thực tế của người dùng. Công cụ được SEONGON khuyến nghị và sử dụng thường xuyên là Google Keyword Planner – một công cụ chính thức từ Google, đảm bảo dữ liệu chính xác và sát với hành vi tìm kiếm thật.

Cách khai thác từ khóa hiệu quả:

  • Bắt đầu với từ khóa gốc: Chọn các từ khóa thông tin mang tính tổng quát để làm gốc cho chiến dịch, ví dụ: định cư Úc”, “mua ghế sofa”, “học IELTS”. Những từ này giúp Google gợi ý thêm các từ khóa dài và sát với nhu cầu cụ thể hơn.
  • Không sử dụng URL để phân tích từ khóa: Tính năng quét từ URL trong Keyword Planner thường không mang lại dữ liệu đầy đủ hoặc đúng mục tiêu, đặc biệt với các website không tối ưu SEO.
  • Tùy chỉnh khu vực địa lý chính xác: Nếu bạn chỉ quảng cáo tại Việt Nam, đừng để mặc định Global hoặc All locations vì điều này khiến dữ liệu bị nhiễu và không phù hợp với thị trường mục tiêu.
Khai thác từ khoá hiệu quả từ truy vấn tìm kiếm
Khai thác từ khoá hiệu quả từ truy vấn tìm kiếm

3.4. Bước 4: Phân loại “Từ khóa” và “Từ khóa phủ định”

Sau khi đã có danh sách từ khóa gợi ý từ Google Keyword Planner, bước tiếp theo là lọc và phân loại để đảm bảo tập trung ngân sách vào những từ mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao, đồng thời loại trừ những truy vấn không phù hợp.

a. Tải về file từ khóa từ Google Keyword Planner, lọc theo:

Dữ liệu bạn cần quan tâm gồm:

  • Lưu lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng
  • Mức độ cạnh tranh
  • Giá thầu đề xuất cho vị trí đầu trang

b. Gợi ý chọn lọc từ khóa quảng cáo:

  • Người mới/Ngân sách hạn chế: Ưu tiên từ khóa có < 3.000 lượt tìm kiếm/tháng. Đây thường là các từ khóa cụ thể, ít cạnh tranh nhưng có intent rõ ràng.
  • Người có kinh nghiệm/Ngân sách tốt: Có thể mở rộng đến < 10.000 lượt tìm kiếm/tháng.
  • Tránh các từ khóa quá rộng (>10.000) trong giai đoạn đầu, vì thường gắn với nhóm người dùng chưa rõ nhu cầu, dễ “đốt” ngân sách mà không ra chuyển đổi.

c. Xây dựng danh sách từ khóa phủ định:

Đây là phần không thể thiếu để tránh việc quảng cáo hiển thị cho những truy vấn không đúng mục tiêu, gây lãng phí chi phí.

  • Loại trừ các từ thể hiện ý định không mua hàng: “miễn phí”, “review”, “so sánh”, “giá rẻ”, “tải về”, “cũ”, v.v.
  • Lọc theo search intent: Ưu tiên giữ lại các truy vấn thể hiện hành vi giao dịch; loại bỏ các truy vấn chỉ mang tính tìm hiểu.
  • Bao gồm cả từ sai chính tả hoặc không dấu, ví dụ: “mua so fa gia re”.
  • Với từ khóa phủ định là cụm từ, chỉ giữ phần ngắn nhất đủ để loại trừ triệt để, ví dụ chỉ dùng “miễn phí” thay vì “học tiếng Anh miễn phí”.

Từ khóa phủ định giúp bạn bảo vệ ngân sách, giữ cho quảng cáo chỉ xuất hiện trước những người thực sự tiềm năng.

3.5. Bước 5: Phân bổ Từ Khóa & Nhóm Quảng Cáo

Chiến dịch quảng cáo hiệu quả không chỉ dựa trên việc có bộ từ khóa tốt, mà còn phụ thuộc vào cách bạn phân bổ và cấu trúc từ khóa vào các nhóm quảng cáo. Một chiến dịch càng sát nhu cầu, càng chi tiết thì điểm chất lượng (Quality Score) càng cao → chi phí mỗi lượt nhấp (CPC) càng thấp, chuyển đổi càng cao.

Cách thực hiện:

1. Chia nhóm theo danh mục sản phẩm
Ví dụ: Nếu bạn bán sofa, có thể chia theo chất liệu:

  • Ghế sofa da
  • Ghế sofa vải
  • Ghế sofa đơn
  • Ghế sofa góc

2. Trong mỗi nhóm, lập một tab riêng trong file quản lý từ khóa và tạo các cột sau:

  • Từ khóa quảng cáo
  • Lưu lượng tìm kiếm
  • Từ khóa phủ định
  • Tiêu đề mẫu quảng cáo
  • Mô tả mẫu quảng cáo
  • URL đích
Tạo file quản lý quảng cáo chuyên nghiệp
Tạo file quản lý quảng cáo chuyên nghiệp

Ba nguyên tắc “vàng” khi tạo nhóm quảng cáo:

  1. Tất cả từ khóa trong 1 nhóm phải cùng nói về 1 nhu cầu cụ thể – Ví dụ: nhóm “sofa da” không được lẫn “sofa vải”.
  2. Từ khóa trong nhóm phải xuất hiện trong nội dung mẫu quảng cáo – Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng.
  3. Không gộp từ đồng nghĩa vào cùng nhóm quảng cáo – Vì mỗi từ có hành vi tìm kiếm và cách thể hiện khác nhau, nên chia ra để viết mẫu quảng cáo riêng biệt, sát nhu cầu hơn.

Mục tiêu cuối cùng: Giúp tăng điểm chất lượng (Quality Score), từ đó giảm CPC, tăng vị trí hiển thị và hiệu quả toàn chiến dịch.

4. 7 sai lầm lựa chọn từ khóa quảng cáo Google

Từ khóa là nền móng của mọi chiến dịch Google Ads. Rất nhiều doanh nghiệp “đốt” ngân sách vì những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt trong khâu chọn từ khóa. Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến nhất mà bạn cần tránh nếu muốn tận dụng tối đa sức mạnh của quảng cáo Google.

7 sai lầm khi lựa chọn từ khoá Google Ads
7 sai lầm khi lựa chọn từ khoá Google Ads

Sai lầm 1: Lựa chọn từ khóa một cách hời hợt

Vấn đề: Không phân tích kỹ lưỡng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, chỉ chọn những từ khóa chung chung hoặc dựa trên suy nghĩ chủ quan. Bỏ qua việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Trend.

Giải pháp:

  • Phân tích từ khóa chuyên sâu: Nghiên cứu kỹ lưỡng các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, bao gồm cả từ khóa chính và từ khóa phụ.
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ: Tận dụng Google Trend và các công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên nghiệp (ví dụ: Ahrefs) để khám phá các xu hướng tìm kiếm và ý tưởng từ khóa tiềm năng.
  • Lựa chọn từ khóa chất lượng: Ưu tiên những từ khóa có liên quan cao đến sản phẩm/dịch vụ và có khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.
  • Nhóm từ khóa thông minh: Sắp xếp các từ khóa tương tự vào cùng một nhóm quảng cáo để dễ dàng quản lý và tạo quảng cáo phù hợp.
  • Sử dụng từ khóa phủ định: Loại trừ những từ khóa không liên quan để tránh hiển thị quảng cáo đến những đối tượng không tiềm năng.

3 lưu ý:

  • Chọn từ khóa một cách cẩn thận: cách chọn từ khóa google adwords có mô tả sát với mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẽ tìm kiếm là tốt nhất. Từ khóa chứa hai hoặc ba từ có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất.
  • Nhóm các từ khóa tương tự: Ngoài những từ khóa chính hãy thêm những cụm từ khóa phụ. Ví dụ doanh nghiệp bạn bán “Chảo chống dính”, từ khóa phụ bạn có thể đặt “Đồ gia dụng” “Dụng cụ nhà bếp”…
  • Chọn số lượng từ khóa phù hợp: Khoảng 5-20 từ khóa cho mỗi nhóm quảng cáo.

Sai lầm 2: Không phân tích và chia nhỏ từ khóa một cách chi tiết

Vấn đề: Nhiều nhà quảng cáo mắc sai lầm khi bỏ qua việc phân tích từ khóa, chia cụm từ khóa việc này rất quan trọng vì phân tích càng kỹ sẽ biết được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, làm thỏa mãn khách hàng thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn. Bạn cần hiểu tâm lý khách hàng luôn tìm kiếm những gì sát với nhu cầu của họ

  • Giải pháp:
  • Hiểu rõ “ý định tìm kiếm”: Đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu những cụm từ cụ thể mà họ có thể sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Chia nhỏ từ khóa: Tạo ra các nhóm từ khóa chi tiết hơn dựa trên các thuộc tính cụ thể của sản phẩm (ví dụ: màu sắc, kích thước, tính năng).
  • Ví dụ: Khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm: “Iphone 7 plus màu đỏ 128GB”. Bạn làm quảng cáo sản phẩm Iphone 7plus nhưng mà không cụ thể màu sắc và dung lượng. Trang trỏ về là Iphone 7plus màu đỏ hoặc Iphone 7 plus 128GB. Cả hai kết quả này đều không phù hợp với nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm, điều này sẽ làm khách hàng không hài lòng.
Hiểu rõ Search Intent của người dùng trong khâu chọn từ khoá
Hiểu rõ Search Intent của người dùng trong khâu chọn từ khoá

Sai lầm 3: Lựa chọn đối sánh từ khóa không phù hợp

Vấn đề: Không hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại đối sánh (rộng, cụm từ, chính xác) và cách chúng ảnh hưởng đến phạm vi hiển thị của quảng cáo sẽ khiến bạn mắc sai lầm nghiêm trọng khi thực hiện chiến dịch quảng cáo từ khóa Google.

Giải pháp:

  • Nắm vững các loại đối sánh: Có 3 kiểu khớp đối sánh chúng tôi đã nhắc đến bên trên.
  • Lựa chọn chiến lược đối sánh: Cân nhắc mục tiêu chiến dịch và mức độ kiểm soát mong muốn để chọn loại đối sánh phù hợp. Thông thường, nên bắt đầu với “Cụm từ” và “Rộng sửa đổi”.
  • Theo dõi và điều chỉnh: Sau một thời gian chạy quảng cáo, hãy phân tích các cụm từ tìm kiếm thực tế để điều chỉnh cài đặt đối sánh cho phù hợp.

Sai lầm 4: Trỏ quảng cáo đến trang đích không liên quan

Vấn đề: Trang đích không chứa thông tin mà người dùng mong đợi dựa trên từ khóa họ đã tìm kiếm, gây ra trải nghiệm tiêu cực và giảm tỷ lệ chuyển đổi.

Giải pháp: Cần đảm bảo sự liên kết mỗi nhóm quảng cáo và từ khóa với một trang đích cụ thể, nơi cung cấp thông tin chi tiết và phù hợp nhất với nội dung quảng cáo.

Ví dụ: Nếu quảng cáo về “IPhone màu đỏ 128GB”, trang đích phải là trang sản phẩm cụ thể của chiếc điện thoại đó, không phải trang danh mục chung của iPhone màu đỏ hoặc iPhone 128GB.

Trỏ về trang đích không liên quan đến quảng cáo
Trỏ về trang đích không liên quan đến quảng cáo

Sai lầm 5: Không tối ưu hóa trang đích

Vấn đề: Đối với quảng cáo Google để chạy quảng cáo tốt bạn cần có trang web chất lượng. Trang đích cần có nội dung liên quan đến sản phẩm dịch vụ và nguyên bản không sao chép ở những nguồn khác. Đội ngũ của bạn cần dốc tâm sức để sản xuất những nội dung chất lượng. Một trang đích có thiết kế kém, tốc độ tải chậm, nội dung không hấp dẫn hoặc thiếu các yếu tố kêu gọi hành động, dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao và chuyển đổi thấp.

Giải pháp:

  • Nội dung chất lượng và độc đáo: Cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích và nguyên bản về sản phẩm/dịch vụ.
  • Điều hướng rõ ràng: Giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần.
  • Tốc độ tải nhanh: Tối ưu hóa hình ảnh và mã nguồn để trang web tải nhanh chóng.
  • Tối ưu hóa cho thiết bị di động: Đảm bảo trang web hiển thị tốt trên mọi loại thiết bị.
  • Sử dụng live chat hoặc pop-up: Cung cấp hỗ trợ trực tuyến và thu thập thông tin khách hàng tiềm năng.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Cân nhắc sử dụng các công cụ như METU của SEONGON để tạo menu điều hướng phụ và nút kêu gọi hành động thông minh, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ thoát trang.
  • Kiểm tra thường xuyên: Đảm bảo trang đích luôn phù hợp với quảng cáo và từ khóa.
Sai lầm khi không tối ưu hoá trang đích
Sai lầm khi không tối ưu hoá trang đích

Sai lầm 6: Bỏ qua việc đo lường chuyển đổi

Vấn đề: Không theo dõi hiệu quả thực tế của chiến dịch quảng cáo, không biết được từ khóa nào mang lại chuyển đổi và từ khóa nào đang lãng phí ngân sách.

Giải pháp:

  • Thiết lập theo dõi chuyển đổi: Cài đặt các công cụ theo dõi chuyển đổi của Google Ads để ghi nhận các hành động quan trọng của người dùng trên trang web (ví dụ: mua hàng, điền form, gọi điện).
  • Phân tích dữ liệu: Thường xuyên theo dõi báo cáo hiệu suất để đánh giá hiệu quả của từng từ khóa và quảng cáo.

Sai lầm 7: Ưu tiên vị trí hiển thị hơn là tối ưu hóa ROI

Vấn đề: Cố gắng đấu giá để đạt vị trí top 1 mà không xem xét đến chi phí và lợi nhuận thực tế thu được.

Giải pháp:

  • Tập trung vào ROI: Ưu tiên tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận thu về từ quảng cáo.
  • Tìm vị trí phù hợp: Không nhất thiết phải luôn ở top 1. Đôi khi, vị trí 2, 3 hoặc 4 có thể mang lại ROI tốt hơn với chi phí thấp hơn.
  • Tuân thủ quy trình: Phân tích từ khóa đúng -> Viết quảng cáo hấp dẫn -> Trỏ đúng trang đích -> Đáp ứng nhu cầu khách hàng -> Tối ưu hóa chuyển đổi (ROI cao).

Từ khóa là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả chiến dịch Google Ads. Việc chọn đúng từ khóa, hiểu rõ ý định tìm kiếm và tối ưu theo hành trình khách hàng sẽ giúp bạn tiếp cận đúng người, đúng lúc, với chi phí tối ưu. SEONGON – đối tác Google tại Việt Nam, sẵn sàng đồng hành cùng bạn xây dựng chiến dịch Google Ads chuẩn mục tiêu và tối ưu chuyển đổi.

Liên hệ SEONGON ngay hôm nay để được tư vấn chiến lược từ khóa hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn!

 

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trịnh Đức Mạnh
Trịnh Đức Mạnh
3 năm trước

Cho mình hỏi tại sao các từ khoá đồng nghĩa lại không được cùng 1 nhóm quảng cáo vậy

Nguyễn Ngọc Hưng
Admin
3 năm trước

Nhìn chung là sẽ khó quản lý, viết mẫu quảng cáo khi các từ khóa đồng nghĩa (nhưng khác âm, từ) khi ở trong cùng 1 mẫu quảng cáo. Google họ hiểu nhưng nói chung vẫn nên tách ra bạn nhé.

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN