Hướng dẫn cách chạy quảng cáo YouTube (YouTube Ads) từ A đến Z cho người mới
Chia sẻ bài viết

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo YouTube (YouTube Ads) từ A đến Z cho người mới

Chia sẻ bài viết

Bạn là chủ doanh nghiệp? Bạn phụ trách Marketing trên các phương tiện truyền thông? Bạn tự PR thương hiệu cá nhân? Dù bạn là ai thì mục đích cuối cùng khiến bạn tìm hiểu về dịch vụ quảng cáo YouTube hay YouTube Ads chắc chắn là vì bạn đang có sản phẩm hoặc dịch vụ cần tiếp thị. Vậy thì chính xác bạn đã tìm đến đúng nền tảng quảng bá và đúng nơi có thể hỗ trợ bạn làm tốt điều này! Cùng bắt đầu ngay thôi!

1. Chạy quảng cáo YouTube tốn bao nhiêu tiền?

Bạn đang tự hỏi chi phí quảng cáo YouTube sẽ tốn bao nhiêu tiền? Với YouTube Ads, bạn sẽ phải trả theo mỗi lượt xem video hoặc hiển thị quảng cáo, cụ thể như: Một quảng cáo video thông thường (dạng TrueView) sẽ có mức chi phí khoảng từ 80đ – 150đ cho mỗi lượt xem. Ngoài ra, nếu là định dạng Bumper Ads sẽ có mức đấu thầu từ 20.000đ – 30.000đ theo CPM (mỗi 1000 lần hiển thị).

Các mức chi phí này có thể tăng giảm tùy thuộc vào chất lượng video, đối tượng mục tiêu và kết quả cuối cùng bạn muốn hướng tới. Mặt khác, khi xem YouTube, chắc hẳn không ít thì nhiều đã từng có lần bạn nhấn vào nút Skip Ads (Bỏ qua quảng cáo).

Bạn có phân vân khi sẽ phải trả tiền cho một lượt xem mà người dùng thậm chí còn không xem hết quảng cáo của bạn?

Đừng lo, điều này không xảy ra ở YouTube, với các điều khoản bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, với hình thức quảng cáo Video phổ biến nhất của mình, YouTube sẽ không tính phí cho các nhà quảng cáo trong 5 giây đầu tiên hoặc khi người dùng chưa tương tác với video. Người xem sẽ có lựa chọn muốn xem tiếp quảng cáo của bạn hay không, nếu không mọi thứ vẫn sẽ là miễn phí.

Khi đặt ra câu hỏi về “Chi phí triển khai YouTube Ads”, chắc hẳn các bạn đang nghĩ rằng để có thể quảng cáo YouTube sẽ rất khó và đắt tiền. Tuy nhiên, YouTube Ads nằm trong 8 loại hình quảng cáo Google, chính vì vậy, việc lên quảng cáo là vô cùng dễ dàng. Hãy cùng điểm qua 5 lợi ích tuyệt vời của quảng cáo YouTube với doanh nghiệp trong phần dưới đây.

2. 3 lợi ích khi triển khai YouTube Ads

Khi dịch bệnh Covid19 bùng nổ vào năm 2020, cả thế giới phải thích nghi với “bình thường mới”, và một trong số đó là “Thói quen xem video, đặc biệt là trên YouTube”. Với sự bùng nổ về lượt người sử dụng YouTube đã khiến đây là một trong những kênh quảng cáo không thể bỏ qua của doanh nghiệp. Hãy cùng SEONGON điểm qua 5 lợi ích chính khi sử dụng quảng cáo YouTube sau:

2.1. Khả năng tiếp cận và bán hàng

Theo báo cáo Vietnam Search for Tomorrow 2021, Google đã chỉ ra sức hút đặc biệt của YouTube với lượng người dùng trải dài từ thành thị đến nông thôn của Việt Nam. YouTube có độ phủ sóng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn Người xem ở mọi độ tuổi và địa lý đang dần phân bổ lại thời gian dành cho truyền hình truyền thông cho YouTube. Chính sức hút này cùng với sự phát triển của các sản phẩm TV thông minh đã giúp cho YouTube trở thành một “màn hình TV mới” (New TV Screen) với khả năng tiếp cận rộng rãi. Không chỉ là khả năng tiếp cận, YouTube còn mang đến khả năng gia tăng đơn hàng tuyệt vời. Theo báo cáo, có đến 63% mức tăng tìm kiếm liên quan đến “mua sắm” trên YouTube trong 2 năm qua và con số được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm sau. Đây còn là một kênh quan trọng giúp khách hàng ra quyết định mua

2.2. Chi phí minh bạch, rõ ràng

Là một trong những loại hình quảng cáo của Google, YouTube Ads được minh bạch đến từng đồng chi phí. Bạn có thể kiểm soát ngân sách chi tiêu theo ngày và chi phí cho 1 lượt xem (CPV) hay cho 1000 lượt tiếp cận (CPM) mà bạn mong muốn. Và cũng như mọi loại hình quảng cáo Google khác, YouTube Ads không có giới hạn về ngân sách ngày nên bạn có thể thoải mái chi tiêu và thử nghiệm với các mức ngân sách khác nhau.

2.3. Nhắm mục tiêu chi tiết

Với quảng cáo YouTube, bạn có thể nhắm mục tiêu chi tiết để đảm bảo có thể tiếp cận đến các đối tượng quảng cáo chính xác nhất. YouTube Ads mang đến cho bạn 2 loại nhắm mục tiêu: Theo đối tượng: lựa chọn độ tuổi, giới tính, hành vi, sở thích của khách hàng. Theo nội dung video sẽ hiển thị: vị trí hiển thị trên kênh nào hoặc hiển thị ở video nói về vấn đề gì. Bên cạnh việc nhắm, bạn cũng có thể loại trừ nội dung, đối tượng để đảm bảo video hiển thị đúng vị trí nhất. Đây là điểm mạnh nhất của quảng cáo YouTube so với các nền tảng video khác và so với quảng cáo truyền thống trên TV. Chi tiết về các hình thức nhắm và loại trừ mục tiêu, bạn có thể đọc tiếp ở phần 5. Hướng dẫn chi tiết 5 bước triển khai quảng cáo YouTube Ads.

3. 6 định dạng quảng cáo YouTube

Hiện có 6 định dạng quảng cáo chính mà Google cung cấp trên YouTube. Mỗi định dạng lại có độ dài, cách hoạt động, vị trí và thời điểm xuất hiện khác nhau, vì vậy bạn cần xem xét trước định dạng quảng cáo mình muốn sử dụng để lên kế hoạch sản xuất và quay video phù hợp. Dưới đây là phần giới thiệu tổng quan, bạn có thể xem chi tiết hơn về các hình thức này tại bài viết: 6 loại hình quảng cáo YouTube

3.1. Skippable in-stream ads (Quảng cáo Trong Luồng có thể bỏ qua)

Định dạng quảng cáo YouTube cơ bản nhất – đây là loại quảng cáo mà người dùng khá là khó chịu còn các nhà tiếp thị trên toàn cầu lại vô cùng ưa thích.

Skippable in-stream ads là loại quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, hiển thị trước, trong hoặc sau một video, kèm theo đó là một banner thương hiệu ở góc trên cùng bên phải.

Nếu bạn sử dụng tùy chọn đặt giá thầu CPV (theo mặc định), bạn sẽ chỉ trả tiền sau khi người dùng đã xem 30 giây quảng cáo của bạn (hoặc toàn bộ thời lượng của video nếu video ngắn hơn 30 giây) hoặc tương tác với video của bạn, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Bạn có thể đặt giá thầu theo lượt xem Đây là định dạng quảng cáo YouTube hoàn hảo cho các video theo hướng kể một câu chuyện trực quan, thú vị và phù hợp với thị hiếu của khán giả mục tiêu. Bởi vì người dùng có thể bỏ qua quảng cáo của bạn bất cứ lúc nào họ muốn, nên tốt hơn hết bạn phải tạo ra những video hấp dẫn và thu hút sự chú ý của họ, cũng như thông báo cho họ về sản phẩm/ dịch vụ/ ưu đãi của bạn trong 5s đầu của quảng cáo.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

  • Thời lượng video: Thời lượng tối thiểu là 12 giây và tối đa theo Google đề xuất là 60s.
  • Vị trí hiển thị: Trước, trong và sau video.
  • Cách hoạt động: Sau 5 giây, người xem có thể chọn bỏ qua quảng cáo. ● Trả tiền cho: Với chiến lược đặt giá thầu CPV, bạn trả tiền khi người xem xem 30 giây video của bạn (hoặc toàn bộ thời lượng của video nếu video đó ngắn hơn 30 giây) hoặc tương tác với video của bạn, tùy theo điều kiện nào đến trước. Với các chiến lược đặt giá thầu CPM mục tiêu, CPA mục tiêu và Tối đa hoá lượt chuyển đổi, bạn sẽ trả tiền dựa trên số lượt hiển thị.

3.2. Unskippable In-stream Ads (Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua)

Unskippable In-stream Ads hay Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua là loại quảng cáo xuất hiện trước, trong và sau video, dài tới 15 giây và không thể bỏ qua. Hãy dùng loại hình quảng cáo này khi bạn muốn người xem toàn bộ thông điệp mà không bỏ qua video của bạn. Loại quảng cáo này sẽ được hiển thị như sau: Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua của Comfort Định dạng quảng cáo này cũng kèm theo một banner ở trên cùng bên phải nhưng không có lời kêu gọi hành động nào khác ở trong video như quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

  • Thời lượng video: Tối đa 15 giây.
  • Vị trí hiển thị: Trước, trong và sau video.
  • Cách hoạt động: Người xem không thể bỏ qua quảng cáo
  • Trả tiền cho: Số lần hiển thị (CPM)

3.3. Bumper ads (Quảng cáo đệm)

Bumper Ads là những quảng cáo ngắn không thể bỏ qua dưới 6 giây. Đây là định dạng quảng cáo tuyệt vời nếu bạn muốn tạo ra nhiều điểm chạm với người dùng được rất nhiều nhãn hàng lớn yêu thích trong các chiến dịch thương hiệu lớn của mình nhờ các đặc điểm: phân phối mạnh và thông điệp ngắn gọn. 504 Gateway Time-out nginx Ví dụ quảng cáo đệm của Pepsi với chiến dịch Pepsi Ngõ Ví dụ quảng cáo đệm của Sprite

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

  • Thời lượng video: Tối đa 6 giây.
  • Vị trí hiển thị: Trước, trong và sau video.
  • Cách hoạt động: Người xem không thể bỏ qua quảng cáo
  • Trả tiền cho: Số lần hiển thị (CPM)

3.4. Video trong nguồn cấp dữ liệu (In-feed Video Ads)

Ví dụ quảng cáo video hiển thị khi khách hàng tìm kiếm từ khóa “Google Ads” Video trong nguồn cấp dữ liệu về cơ bản là các quảng cáo video ở những nơi video đó có nhiều khả năng được xem nhất, bao gồm Ở cạnh video có liên quan trên YouTube Trong kết quả tìm kiếm trên YouTube Trên trang chủ của YouTube dành cho thiết bị di động. Người dùng nào quyết định nhấp vào quảng cáo đó sẽ được xem một video cụ thể. Điều này có nghĩa là đích đến của quảng cáo này là một video chứ không phải là website như các loại quảng cáo khác.

Vậy loại quảng cáo YouTube này sẽ được hiển thị như thế nào? Hãy tìm hiểu qua những hình ảnh dưới đây: In-feed hiển thị trên Kết quả tìm kiếm trên Youtube In-feed hiển thị trên Danh sách video tiếp theo trên Youtube In-feed ads hiển thị trên trang chủ YouTube Hãy sử dụng Infeed Video Ads nếu bạn muốn mở rộng phạm vi tiếp cận nhưng đồng thời vẫn nhắm được đến những khán giả mục tiêu.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

  • Thời lượng video: Không giới hạn
  • Vị trí hiển thị: Kết quả tìm kiếm, cạnh video có liên quan, trang chủ cho thiết bị di động
  • Cách hoạt động: Quảng cáo bao gồm hình thu nhỏ từ video cùng với một số văn bản. Người dùng nhấp vào quảng cáo sẽ được xem video.
  • Trả tiền cho: Lượt xem video (CPV)

3.5. Video ngoài luồng phát

Video ngoài luồng phát là một trong những định dạng quảng cáo giúp bạn mở rộng quảng cáo video của mình ra bên ngoài kênh YouTube trên thiết bị di động. Loại quảng cáo YouTube này, khi bắt đầu phát sẽ không có âm thanh. Người xem có thể nhấn vào quảng cáo để bật tiếng cho video. Với loại quảng cáo này, bạn sẽ cần trả tiền theo 1000 lượt hiển thị có thể xem, vì vậy bạn sẽ chỉ bị tính phí khi có ai đó xem video của bạn phát trong 2 giây trở lên

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

  • Thời lượng video: Không giới hạn
  • Vị trí hiển thị: Chỉ dành cho thiết bị di động và chỉ xuất hiện trên những trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google
  • Cách hoạt động: Quảng cáo ngoài luồng phát bắt đầu phát không có âm thanh. Người xem có thể nhấn vào quảng cáo để bật tiếng cho video
  • Trả tiền cho: vCPM – theo 1000 lượt hiển thị có thể xem

3.6. Quảng cáo trên đầu trang chủ – Masthead Ads YouTube

Masthead Ads là video xuất hiện ở trên cùng của Trang chủ YouTube, được cấu hình cho cả thiết bị mobile và desktop. Loại quảng cáo này hiện chỉ được dành cho 1 nhà quảng cáo ở mỗi quốc gia vào mỗi ngày. YouTube hiện tại đang cung cấp tuỳ chọn để mua được loại quảng cáo Masthead bằng cách trả theo CPM (Cost-per-impression hay Giá mỗi 1000 lần hiển thị). Với phạm vi tiếp cận rộng lớn và vị trí “đắc địa”, quảng cáo Masthead YouTube vô cùng phù hợp cho doanh nghiệp đang trong quá trình ra mắt sản phẩm hoặc chạy chiến dịch truyền thông lớn, thể hiện vị thế lớn mạnh của thương hiệu.

Quảng cáo Masthead của Xiaomi Các video này mặc định sẽ không có âm thanh. Khi người dùng nhấp vào video, họ sẽ được điều hướng đến video gốc của nhà quảng cáo. Với loại quảng cáo này, bạn cần liên hệ với các đại diện quảng cáo của Google để đặt mua trước quảng cáo. Nếu bạn cần đặt mua trước nhưng chưa biết làm thế nào, hãy liên hệ với SEONGON để được hướng dẫn.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

  • Thời lượng video: Không giới hạn
  • Vị trí hiển thị: Vị trí đầu tiên trên trang chủ của YouTube.
  • Trả tiền cho: lượt hiển thị quảng cáo CPM

4. 5 chiến lược chạy quảng cáo YouTube (YouTube Ads)

Chiến dịch quảng cáo của bạn có mục tiêu chính là gì? Mục tiêu đó có thể là tăng lượng người xem hoặc tăng thêm doanh thu. Hãy luôn luôn lưu ý đến các mục tiêu của bạn khi áp dụng chiến lược.

4.1. Thu hút người xem mới

Google Ads có thể giúp kênh của bạn tăng số lượt xem và thời gian xem trên kênh của bạn. Khi nhắm mục tiêu đến người xem, Google Ads có thể giúp bạn nhắm mục tiêu trên diện rộng khi bắt đầu, rồi thu hẹp vào mục tiêu cụ thể. Hãy thử nhắm mục tiêu theo chủ đề và đối tượng chung sở thích để nhanh chóng tiếp cận đến người quan tâm tiềm năng, sau đó chuyển hướng sang các tùy chọn nhắm mục tiêu mang đến cho bạn kết quả mong muốn.

4.2. Tăng lượng người đăng ký

Nếu đã có nhiều lượt xem nhưng muốn có thêm nhiều người đăng ký, bạn có thể sử dụng tùy chọn tiếp thị lại thông qua Google Ads. Tùy chọn này cho phép bạn nhắm mục tiêu quảng cáo video google đến những người xem chưa đăng ký nhưng đã thể hiện sự quan tâm đến kênh của bạn bằng cách xem, thích hoặc nhận xét về video của bạn.

4.3. Tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng chuyển đổi

Theo báo cáo Vietnam Year in Search 2022 của Google, có đến 87% người dùng sử dụng Google tìm kiếm và YouTube để dạo xem và mua sắm trong tuần qua. 87% người Việt sử dụng Google tìm kiếm và Youtube Chính vì vậy, hiện nay, quảng cáo YouTube đã trở thành một kênh quảng cáo không thể thiếu với những khách hàng mong muốn gia tăng chuyển đổi hoặc mở rộng phễu đầu vào.

4.4. Mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu

Tìm hiểu xem khán giả hiện tại của bạn đang xem video ở đâu bằng cách xem dữ liệu Nhân khẩu học trong YouTube Analytics. Bạn có thể kết hợp tính năng tiếp thị lại (Remarketing) với tùy chọn nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý và ngôn ngữ để tiếp cận những đối tượng khán giả tương tự ở các quốc gia khác có thể cũng thích kênh của bạn.

4.5. Quảng bá nội dung hoặc thương hiệu mới

Tạo tiếng vang cho nội dung hoặc thương hiệu mới, chẳng hạn như album, sản phẩm, đợt mua sắm lớn hoặc chương trình dài tập mới. Bạn có thể sớm tạo tiếng vang cho chiến dịch của mình bằng cách sử dụng Quảng cáo đệm. Sau đó phát video quảng cáo chi tiết tại thời điểm ra mắt. Sau khi ra mắt, bạn có thể chạy nhiều Quảng cáo đệm hơn để bổ sung cho những phần tử chính của chiến dịch đã hoạt động hiệu quả.

5. Hướng dẫn 5 bước chi tiết tạo chiến dịch quảng cáo video YouTube

Để khơi dậy nguồn cảm hứng tạo video quảng cáo một cách mạnh mẽ, hãy thử ngó nghiêng qua Bảng xếp hạng quảng cáo trên YouTube. Hàng tháng, YouTube sẽ cập nhật

những video quảng cáo tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới tại đây. Giờ thì, cùng bắt tay vào tạo quảng cáo video đầu tiên của bạn nhé!

Bước 1: Kết nối tài khoản quảng cáo với kênh YouTube

Bước 1.1 Liên kết với Google Ads Note: Bước liên kết này chỉ dành cho những cá nhân/ doanh nghiệp muốn thu tệp đối tượng Remarketing, nếu là thiết lập chạy quảng cáo bình thường thì không cần thiết. Bước đầu tiên là liên kết tài khoản Google Ads của bạn với kênh YouTube của bạn.

Để làm điều này, hãy thực hiện theo các bước sau:

  1. Đăng nhập vào YouTube Studio. Đăng nhập vào YouTube Studio
  2. Nhấp vào Cài đặt =>>> vào Kênh =>>> Cài đặt nâng cao =>>> Liên kết tài khoản Cài đặt và liên kết tài khoản
  3. Nhập tên cho mối liên kết này, mã khách hàng Google Ads và chọn quyền truy cập mà bạn sẽ cấp như ảnh. Chọn quyền truy cập mà bạn sẽ cấp như ảnh
  4. Nhấp vào Xong và lưu. Sau khi chủ sở hữu của tài khoản Google Ads phê duyệt yêu cầu, kênh YouTube của bạn sẽ được liên kết với tài khoản Google Ads đó

Bước 1.2 Tải Video Ads lên YouTube

Tiếp theo Đăng nhập vào tài khoản YouTube, sau đó nhấp vào biểu tượng máy quay nhỏ ở góc trên bên phải của thanh menu. Tiếp tới, nhấp vào Tải lên video (Upload video). Sau đó sẽ xuất hiện một cửa sổ popup, chọn video bạn muốn tải lên. Hãy chắc chắn điền vào tất cả các thông tin cần thiết như tiêu đề, mô tả và thẻ cho video trước khi công khai video.

Bước 2: Tạo chiến dịch quảng cáo mới

Bước 2.1. Thêm chiến dịch mới Vào Tất cả chiến dịch → Chọn Chiến dịch mới → Nhấp vào Thêm chiến dịch mới.

Bước 2.2 Lựa chọn mục tiêu chiến dịch của bạn

Tại đây tài khoản cung cấp cho bạn các mục tiêu sau:

  • Doanh số: Thúc đẩy bán hàng trực tuyến, trong ứng dụng, qua điện thoại hoặc tại cửa hàng
  • Khách hàng tiềm năng: Nhận được khách hàng tiềm năng và các chuyển đổi khác bằng cách khuyến khích khách hàng thực hiện hành động
  • Lưu lượng truy cập trang web: Có được người phù hợp truy cập vào trang web của bạn
  • Sự cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm: Khuyến khích mọi người khám phá các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
  • Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận: Tiếp cận nhiều đối tượng và xây dựng nhận thức
  • Quảng bá ứng dụng: Tăng số lượt cài đặt, tương tác và đăng ký trước cho ứng dụng của bạn
  • Chương trình khuyến mãi và lượt ghé qua cửa hàng thực tế tại địa phương: Thúc đẩy lượt ghé qua cửa hàng địa phương, bao gồm cả nhà hàng và đại lý.

Với quảng cáo hiển thị, bạn có thể lựa chọn toàn bộ các mục tiêu mà Google đưa ra ngoại trừ Quảng bá ứng dụng và Chương trình khuyến mãi & lượt ghé qua cửa hàng thực tế tại địa phương. Hãy thử bắt đầu bằng việc “Tạo chiến dịch không gồm mục tiêu”.

Bước 2.3 Lựa chọn loại chiến dịch phụ

Tại bước này, Google sẽ yêu cầu chúng ta lựa chọn ngay loại chiến dịch mà chúng ta muốn hướng đến để có những gợi ý cài đặt chính xác nhất. Hãy chú ý về loại chiến dịch phụ này vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến cài đặt ở các bước sau.

Bạn sẽ có 4 lựa chọn:

  • Chiến dịch video tùy chỉnh: Tùy chỉnh các chế độ cài đặt riêng của bạn bằng cách sử dụng quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, quảng cáo đệm hoặc quảng cáo dạng video trong nguồn cấp dữ liệu.
  • Quảng cáo trong video không thể bỏ qua: Chia sẻ toàn bộ thông điệp của bạn bằng quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua có thời lượng lên đến 15 giây. ● Thúc đẩy chuyển đổi: Nhận nhiều chuyển đổi hơn với quảng cáo video được thiết kế để khuyến khích các tương tác có giá trị với doanh nghiệp của bạn. ● Quảng cáo theo trình tự: Kể câu chuyện của bạn bằng cách hiển thị quảng cáo theo một trình tự cụ thể cho từng người xem thông qua quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua, quảng cáo đệm hoặc kết hợp các loại quảng cáo này.

Hãy thử bắt đầu với lựa chọn “Chiến dịch video tùy chỉnh”. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi cài đặt này trong quá trình lên chiến dịch. Chiến dịch video tùy chỉnh

Bước 3: Định cấu hình Chiến dịch của bạn

Bây giờ, hãy cùng cấu hình cho chiến dịch của bạn.

Bước 3.1 Chọn Tên

Việc này chỉ sử dụng cho mục đích nội bộ, vì vậy hãy chọn một tên mô tả rõ ràng chiến dịch của bạn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định chiến dịch khi bạn bắt đầu chạy

nhiều chiến dịch trong Quảng cáo Google. Để dễ dàng cho việc quản lý chiến dịch nhất, SEONGON thường đặt tên chiến dịch kèm ngày lên chiến dịch.

Bước 3.2 Chọn chiến lược giá thầu của bạn

Bây giờ bạn cần chọn cách bạn muốn trả cho chiến dịch của mình. Với lựa chọn chiến dịch phụ là “Chiến dịch video tùy chỉnh” thì bạn được lựa chọn 2 loại chiến lược giá thầu là

  • 1. CPV (Chi phí tối đa mỗi lượt xem): bạn đặt số tiền cao nhất mà bạn muốn trả cho mỗi lượt xem quảng cáo của mình.
  • 2. tCPM (CPM mục tiêu): bạn đặt số tiền trung bình mà bạn sẵn sàng trả cho mỗi nghìn lượt quảng cáo hiển thị.

Bước 3.3 Đặt ngân sách ngày và thời gian triển khai

Bắt đầu bằng cách đặt số tiền trung bình bạn muốn chi tiêu mỗi ngày Tốt nhất là nên bắt đầu bằng những con số nhỏ. Bằng cách đó, bạn có thể kiểm tra và tinh chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình để đảm bảo nhận được lợi tức đầu tư cao nhất có thể.

Bạn cũng có thể chọn phương thức chi tiêu theo tổng chiến dịch nếu bạn có lượng ngân sách cố định cho toàn chiến dịch với ngày bắt đầu và kết thúc cụ thể. Hệ thống sẽ tự động phân bổ ngân sách ngày theo cài đặt của bạn.

Bước 3.4 Chọn mạng

Phần này cho phép bạn chọn nơi bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện. Với tùy chọn “Chiến dịch video tùy chỉnh” thì Google sẽ mặc định lựa chọn 2 phần là:

Kết quả tìm kiếm của YouTube (YouTube search results): Quảng cáo có thể xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm YouTube. (Lựa chọn mục này sẽ chỉ cho phép bạn sử dụng định dạng quảng cáo TrueView Discovery Ads)

Video trên YouTube: Quảng cáo sẽ xuất hiện trong video YouTube, trên các kênh và trang chủ YouTube.

Còn lựa chọn sau sẽ do nhà quảng cáo quyết định: Đối tác video trên Mạng Hiển thị: Điều này có nghĩa là quảng cáo của bạn cũng sẽ xuất hiện trên các đối tác khác của Google, chứ không riêng gì YouTube.

Bước 3.5 Chọn vị trí và ngôn ngữ Đảm bảo rằng bạn chọn đúng quốc gia và ngôn ngữ mà bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện.

Bước 3.6 Chọn khoảng không quảng cáo

Phần này cho phép bạn chỉ hiển thị quảng cáo của mình trên những nội dung phù hợp với thương hiệu của bạn. Phần lựa chọn này đặc biệt quan trọng và sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều lần hiển thị trên các kênh xấu về bạo lực, chính trị xấu hay tình dục. Đây cũng

chính là một trong những bước “nhỏ nhưng có võ” trong checklist tạo và tối ưu quảng cáo YouTube của SEONGON. Bạn nên đọc qua từng tùy chọn để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ không bị hiển thị ở những nội dung không phù hợp.

Bước 3.7 Loại trừ nội dung

Phần này đi sâu hơn một chút bằng cách cho phép bạn chọn từ chối các danh mục nội dung nhạy cảm, chẳng hạn như các nhóm video bi kịch và xung đột, các vấn đề xã hội cực đoan. Một lần nữa, đừng bỏ qua bước này – nó có thể dẫn bạn đến những thảm họa thương hiệu!

Bước 4: Tạo nhóm quảng cáo và lựa chọn nhắm mục tiêu

Trước khi bạn bắt đầu chọn đối tượng của mình, hãy đảm bảo đặt cho nhóm quảng cáo của bạn một tên mô tả. Bằng cách đó, bạn sẽ có thể sử dụng cùng lựa chọn đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo trong tương lai. Tạo nhóm quảng cáo và lựa chọn nhắm mục tiêu Google sẽ cho phép chúng ta nhắm mục tiêu theo 2 nhóm là mọi người và nội dung với 5 tùy chọn cài đặt. Hãy cùng SEONGON đi qua 5 tùy chọn này.

4.1 Nhân khẩu học

Đây là loại nhắm mục tiêu không thể thiếu trong toàn bộ quá trình lên quảng cáo của bạn. Quảng cáo cho phép bạn xác định người bạn muốn tiếp cận bằng các tùy chọn như giới tính, tuổi tác và tình trạng của phụ huynh, v.v. Hãy lựa chọn thật chính xác đối tượng mục tiêu phù hợp với sản phẩm hoặc chiến dịch.

4.2 Chọn phân khúc đối tượng

Trong phần này, Quảng cáo Google cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn để tìm thị trường mục tiêu hoàn hảo của bạn. Thật đáng để khám phá chúng và liệt kê ra các nhắm mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Chọn phân khúc đối tượng Google sẽ cho bạn 5 lựa chọn mục tiêu ở phần này:

  • Nhân khẩu học chi tiết: Ở đây, bạn được lựa chọn rõ ràng đối tượng của bạn là những người như thế nào qua tình trạng cha mẹ, hôn nhân, giáo dục, tình trạng sở hữu nhà ở, việc làm
  • Đối tượng chung sở thích: nhắm mục tiêu theo đối tượng của bạn đang có những sở thích gì.
  • Phân khúc cân nhắc mua hàng & sự kiện trong đời: với lựa chọn này, bạn có thể nhắm mục tiêu theo những người đang có ý định mua hàng.
  • Phân khúc đối tượng kết hợp: nếu đối tượng bạn đang nhắm đến là sợ kết hợp của các loại nhắm mục tiêu khác nhau, hãy cài đặt nó ở phần này.
  • Phân khúc đối tượng tùy chỉnh: những người có cụm từ tìm kiếm trên Google, ý định mua, mối quan tâm cụ thể và các tiêu chí khác

4.3 Chọn nội dung hiển thị theo từ khóa

Nhập hoặc dán từ khóa mục tiêu của bạn vào khung bằng một từ hoặc cụm từ trên mỗi dòng. Tính năng này cho phép bạn chọn những từ hoặc cụm từ có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để giúp hiển thị quảng cáo dạng video trên những video đối tượng của bạn quan tâm. Chọn nội dung hiển thị theo từ khóa Bạn cũng có thể sử dụng Công cụ ý tưởng từ khóa (Get keyword ideas) giúp tìm các từ khóa liên quan để nhắm mục tiêu.

4.4 Chọn nội dung hiển thị theo chủ đề

Đơn giản chỉ cần chọn bất kỳ chủ đề nào liên quan để hiển thị quảng cáo của bạn với những nội dung cụ thể. Chọn nội dung hiển thị theo chủ đề

4.5 Chọn nội dung hiển thị theo vị trí đặt

Giờ chúng ta sẽ chọn các địa điểm cụ thể mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị. Ví dụ, nếu bạn đang có sản phẩm mỹ phẩm, bạn có thể liệt kê những kênh YouTube lớn liên quan đến thẩm mỹ, làm đẹp để cho lên phần này. Nếu bạn để trống phần này, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên YouTube hoặc Mạng hiển thị nào phù hợp với các lựa chọn nhắm mục tiêu khác của bạn.

Lưu ý: Khi lựa chọn nhắm mục tiêu, bạn không nên để tệp đối tượng quá rộng (như không nhắm gì hoặc nhắm mỗi nhân khẩu học) hoặc quá hẹp (nhắm vị trí đặt kèm từ khóa) khi bắt đầu. Cả 2 điều này đều khiến quảng cáo của bạn hoặc là CPV quá đặt, hoặc là không tiếp cận được đến tệp đối tượng tiềm năng.

4.6 Chọn giá thầu

Sau khi bạn đã nhắm mục tiêu xong, hãy đặt giá thầu của bạn.

Bước 5: Chọn video tiếp thị của bạn

Tiếp theo, sử dụng thanh tìm kiếm để tìm video tiếp thị của bạn. Hoặc, nếu bạn chưa tải lên video của mình, hãy nhấp vào liên kết để tải nó lên YouTube. Chọn video tiếp thị của bạn

Khi video của bạn xuất hiện, nhấp vào nó, sau đó lựa chọn loại hình quảng cáo bạn muốn sử dụng. Tại đây, bạn có 2 lựa chọn là Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua và Video trong nguồn cấp dữ liệu. Nếu bạn lựa chọn loại chiến dịch phụ và chiến lược giá thầu khác thì bạn sẽ có những lựa chọn quảng cáo khác ở phần này.

Sau đó, hãy thêm URL, CTA và biểu ngữ của bạn Trong ví dụ này, chúng ta chọn định dạng “Video trong luồng có thể bỏ qua”.

Hãy nhớ rằng, loại hình này sẽ đi kèm biểu ngữ hiển thị đồng hành trên máy tính. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn có thể tải lên một hình ảnh để quảng cáo được hiển thị đẹp

nhất. Để hoàn tất, nhấp vào tạo chiến dịch. Và xin chúc mừng, bạn vừa thiết lập thành công chiến dịch quảng cáo YouTube đầu tiên của mình!

  1. Các chỉ số cần quan tâm sau khi chạy YouTube Ads

Sau khi quảng cáo video của bạn ra mắt, bạn nên theo dõi hiệu quả hoạt động của quảng cáo đó. Dưới đây là một số chỉ số có trên nền tảng Google Ads:

  • Lần hiển thị: Mỗi lần phân phát quảng cáo được tính là một lần hiển thị. ● Lượt xem: Khi một người xem xem hết 30 giây quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (hoặc toàn bộ quảng cáo đó nếu thời lượng dưới 30 giây), xem hết video đối với quảng cáo bumper và quảng cáo trong luồng 15s không thể bỏ qua hay tương tác với quảng cáo của bạn thì hành động đó tính là một lượt xem. Tất cả lượt xem quảng cáo video dài hơn 10 giây sẽ tính vào số lượt xem của kênh.
  • Tỷ lệ xem: Chỉ số này cho bạn biết tỷ lệ % người xem đã quyết định xem hoặc tương tác với quảng cáo video của bạn.
  • Giá mỗi lượt xem (CPV) trung bình: Số tiền trung bình mà bạn phải trả mỗi khi ai đó xem quảng cáo của bạn.
  • Số lượt chuyển đổi: Số lượt chuyển đổi trên website sau khi xem video.

Hãy định nghĩa chiến dịch thế nào là thành công và biến các mục tiêu đó thành hiện thực qua các chỉ số trên kênh của bạn.

Chẳng hạn như để xác định xem đối tượng mục tiêu đang tương tác với nội dung của bạn ở mức độ cao hay thấp, bạn có thể theo dõi tỷ lệ xem và phân tích số người xem chuyển đổi thành người đăng ký.

Một chiến dịch quảng cáo trên YouTube được coi là thành công khi đạt được các mục tiêu của bạn theo cách hiệu quả nhất có thể và phù hợp với ngân sách mà bạn có.

Hãy nhớ rằng trong quá trình thực hiện mục tiêu, bạn có thể cần phải điều chỉnh lại chiến dịch của mình. Đừng ngần ngại xem xét sự tiến triển của chiến dịch đó và thực hiện các thay đổi để cải thiện hiệu suất.

Lời kết

Nếu bạn vẫn cảm thấy còn nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình tạo một chiến dịch quảng cáo YouTube thì hãy đơn giản liên hệ ngay với SEONGON để được sử dụng các tiện ích dịch vụ chạy quảng cáo YouTube độc quyền. Hoặc để tiến xa hơn và muốn trau dồi thêm lấy kinh nghiệm cho việc kinh doanh sau này, bạn có thể tìm hiểu về các khoá học chất lượng ngay tại SEONGON Academy với vô vàn những ưu đãi nổi bật.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Better Than Yesterday – R&D là quá trình nỗ lực để sản phẩm, dịch vụ và chính bản thân tốt hơn 1% mỗi ngày!

Bình luận

1 3 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
11 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Oanh Nguyen
Oanh Nguyen
2 năm trước

làm thế nào cho em biết

Đinh Văn vũ
Đinh Văn vũ
1 năm trước

Em muốn quảng cáo một videos ạ mong anh chị giúp em ạ em xin cảm ơn ạ

Kaizen
Kaizen
1 năm trước

Thanks

nam
nam
11 tháng trước

Hay quá ad à

Nhật Linh
Nhật Linh
11 tháng trước

Bài viết hữu ích và dễ hiểu quá ạ

nguyễn bích
nguyễn bích
5 tháng trước

cho em hỏi với ạ, giờ em thấy trong mục nội dung của youtube đang có tab quảng bá bản thử nghiệm, em có vào chạy thử và thấy nó trừ mất 300k mà không thấy quảng cáo ăn tiền là sao vậy ạ?

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN