Từ khóa phủ định trong Google Ads (Google Adwords) giúp nhà quảng cáo ngăn quảng cáo hiển thị với các truy vấn không liên quan. Danh sách từ khóa phủ định tốt giúp tối ưu 50-70% chi phí quảng cáo Google.
1. Từ khóa phủ định trong Google Ads là gì?
Từ khóa phủ định Google Ads là một dạng đối sánh từ khóa, được các nhà quảng cáo thêm vào chiến dịch hay nhóm quảng cáo của mình nhằm mục đích ngăn cản một từ khóa hay một cụm từ khóa nào đó kích hoạt quảng cáo mà họ không mong muốn.
Ví dụ: Một nhà quảng cáo đang chạy chiến dịch cho hãng sữa dành cho trẻ em của mình. Tuy nhiên cụm từ được người dùng gõ vào thanh tìm kiếm hay còn được gọi là truy vấn tìm kiếm thì có thể tìm kiếm cả sữa dành cho người già. Như vậy cần thêm từ khóa “già” vào làm từ khóa phủ định. Từ đó bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu về sữa cho người già sẽ không hiển thị lên quảng cáo của doanh nghiệp đang được nói tới nữa.
2. Cách hoạt động của từ khóa phủ định
Khi cho thêm một từ hoặc một cụm từ vào danh mục từ khóa phủ định cũng đồng nghĩa với việc quảng cáo sẽ không hiển thị trước màn hình của những khách hàng không có nhu cầu đối với sản phẩm, nhưng lại có truy vấn trùng với từ khóa phủ định mà bạn vừa mới thêm vào.
2.1. Đối với chiến dịch tìm kiếm
Đối với một chiến dịch lớn thì việc chọn từ khóa phủ định cực kỳ quan trọng. Việc chọn sai từ khóa phủ định có thể làm thu hẹp số lượng khách hàng tiềm năng nhìn thấy quảng cáo của bạn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán sản phẩm.
Vì vậy, hãy tìm kiếm tất cả các từ khóa không liên quan đến ngành của bạn, từ khóa đồng âm nhưng khác nghĩa mà khi khách hàng search các từ này thì quảng cáo của bạn lại xuất hiện trước màn hình tìm kiếm của khách hàng.
Ví dụ: Bạn đang muốn quảng cáo một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đêm. Và từ khóa chính mà bạn lựa chọn là “viên tiểu đêm” được áp dụng loại đối sánh rộng cho từ khóa này thì từ khóa phủ định mà bạn có thể nghĩ đến khi khách hàng truy vấn sẽ là: “tiểu thuyết đêm khuya”, “đêm gala”, “đêm trung thu có chú tiểu”… Vì các từ này có chứa một từ hoặc một cụm từ trong từ khóa chính của bạn.
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc: “vậy đối sánh rộng là gì?” Đáp án sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết này. Hãy đón đọc để biết cách mà các từ khóa phủ định hoạt động ra sao nhé.
2.2. Đối với chiến dịch hiển thị hoặc video
Từ khóa phủ định trong chiến dịch hiển thị hoặc video có cách thức hoạt động hoàn toàn khác. Cụ thể, những từ khóa này sẽ giúp bạn tránh hiển thị quảng cáo tới những trang web hoặc video không có liên quan hoặc không có khách hàng tiềm năng chú ý tới.
Quảng cáo sẽ không hiển thị trên trang khi các từ khóa hoặc cụm từ tìm kiếm của khách hàng không có trên trang web một cách rõ ràng hay có nội dung có liên quan chặt chẽ đến nhóm từ khóa phủ định bị loại trừ.
Mặc dù vậy, con số 5000 cũng là số lượng từ khóa phủ định tối đa mà bạn có thể thêm vào chiến dịch hiển thị hoặc video. Từ hạn chế này mà quảng cáo đôi khi vẫn có thể xuất hiện tại một số vị trí đã có từ khóa bị loại trừ.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể hạn chế nhược điểm này bằng cách vào trong phần cài đặt tùy chọn danh mục những trang web. Sau đó nhập các tiêu chí về nội dung mà trang web cần đáp ứng để được hiển thị hoặc không hiển thị quảng cáo của bạn.
2.3. Đối với chiến dịch Shopping
Mặc dù các Chiến dịch trong Google Shopping không sử dụng từ khóa để nhắm mục tiêu quảng cáo, nhưng bạn có thể sử dụng từ khóa phủ định để ngăn chặn không cho Quảng cáo Google shopping xuất hiện khi bạn không mong muốn.
Từ khóa phủ định trong Google Shopping hoạt động theo 2 cách tùy theo sau đây:
- Một là bạn thêm từ khóa phủ định thủ công vào chiến dịch và tùy vào loại đối sánh từ khóa bạn chọn mà hệ thống sẽ tự lọc ra truy vấn không phù hợp để không hiển thị quảng cáo đến khách hàng.
- Hai là bạn bật chế độ thêm từ khóa phủ định tự động. Ở chế độ này nhà quảng cáo sẽ nhập từ khóa muốn hiển thị quảng cáo, hệ thống AutoAds sẽ so sánh truy vấn của khách hàng với các từ bạn vừa thêm và thêm vào danh sách phủ định.
Ví dụ: Bạn nhập từ khóa muốn hiển thị là “vé máy bay” nhưng truy vấn của khách hàng là vé tàu thì hệ thống nhận thấy từ vé tàu không giống với “vé máy bay” nên sẽ tự động cho vào danh sách từ khóa phủ định để áp dụng cho các lần quảng cáo tiếp theo.
Cơ chế tự động này làm việc với tần suất 1 giờ/lần. Các cụm từ tìm kiếm mới nếu khác với Từ khóa muốn hiển thị quảng cáo sẽ được tự động phủ định.
3. Các loại từ khóa phủ định
Trong một tài khoản quảng cáo Google Ads, từ khóa phủ định được chia làm 2 cấp độ là: từ khóa PĐ cấp chiến dịch và từ khóa PĐ cấp nhóm.
3.1. Từ khóa phủ định cấp chiến dịch
Là những từ hoặc cụm từ được thêm vào một hay một vài chiến dịch nào đó khi bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện với những truy vấn chứa từ khóa đó. Thêm từ khóa cấp chiến dịch cũng đồng nghĩa với việc các nhóm quảng cáo nhỏ bên trong chiến dịch đó cũng được áp dụng các từ khóa này.
3.2. Từ khóa phủ định cấp nhóm
Còn với từ khóa phủ định cấp nhóm quảng cáo thì mục đích của việc thêm từ khóa phủ định vẫn như trên chỉ khác một điều là từ khóa phủ định của nhóm quảng cáo nào chỉ áp dụng cho duy nhất nhóm đó thôi. Những nhóm quảng cáo khác không bị ảnh hưởng bởi những từ khóa phủ định của nhóm quảng cáo này.
Việc đặt từ khóa phủ định cấp nhóm còn giúp cho các nhà quảng cáo chạy những từ khóa không cạnh tranh với nhau trong cùng một truy vấn tìm kiếm của khách hàng.
3.3. Các loại đối sánh phủ định
Thật trùng hợp khi con số 3 ở phần tiêu đề cũng chính là số loại đối sánh từ khóa phủ định đang được áp dụng hiện nay gồm có: từ khóa phủ định đối sánh rộng, đối sánh cụm từ và đối sánh chính xác. Cụ thể về cấu trúc và cách hoạt động của các loại đối sánh này như sau:
3.3.1. Đối sánh rộng phủ định
Khái niệm:
Đây là loại đối sánh sẽ được hệ thống mặc định áp dụng với từ khóa mà bạn vừa mới thêm vào và chưa điều chỉnh gì. Nếu bạn chọn loại đối sánh này thì chỉ cần truy vấn có chứa đủ các từ trong cụm từ khóa phủ định cho dù truy vấn đó có sắp xếp theo thứ tự thế nào đi chăng nữa thì quảng cáo vẫn sẽ không hiển thị.
Lưu ý: quảng cáo của bạn vẫn có thể hiển thị nếu nội dung tìm kiếm chỉ chứa một hoặc một số cụm từ trong từ khóa phủ định.
Ví dụ:
Từ khóa phủ định đối sánh rộng là: viên tiểu đêm
- Khi người dùng gõ tìm kiếm những từ khóa như:
- Viên nang
- Đi tiểu nhiều
Quảng cáo Google Ads vẫn sẽ hiển thị mặc dù bên trong những từ khóa mà người dùng tìm kiếm vẫn có xuất hiện một số từ đơn trong từ khóa phủ định mà bạn thêm vào.
- Còn với những từ khóa như:
- Viên tiểu đêm Dạ Minh Hạ
- Viên tiểu đêm tốt nhất
- Uống mấy viên tiểu đêm?
Quảng cáo sẽ không được hiển thị tới khách hàng vì những truy vấn này thuộc phạm vi ảnh hưởng của cụm từ đối sánh rộng đã chọn.
3.3.2. Đối sánh cụm từ phủ định
Khái niệm:
Khi đối sánh cụm từ phủ định được chọn thì quảng cáo sẽ không hiển thị nếu nội dung tìm kiếm của khách hàng có chứa các cụm từ khóa chính xác nhưng phải theo cùng một thứ tự xác định.
Truy vấn của khách hàng có thể chứa các từ khác nhưng quảng cáo vẫn sẽ không hiển thị miễn là truy vấn đó có chứa cụm từ trùng với từ khóa phủ định được sắp xếp theo cùng một thứ tự.
Ví dụ:
Từ khóa đối sánh cụm từ phủ định: “viên tiểu đêm”
- Khi người dùng gõ tìm kiếm những từ khóa như:
- Người già hay tiểu đêm
- Trẻ hay tiểu đêm
- Đêm tiểu viên
Thì quảng cáo vẫn sẽ hiển thị dù trong truy vấn vẫn có chứa một từ, một cụm từ hay sắp xếp không theo thứ tự của từ khóa phủ định.
- Còn với những truy vấn khách hàng như:
- Viên tiểu đêm An Khang
- Những loại viên tiểu đêm tốt nhất
- Giá của một viên tiểu đêm
Thì quảng cáo sẽ không được hiển thị do trong truy vấn có chứa cụm từ khóa phủ định được sắp xếp theo một trật tự xác định.
3.3.3. Đối sánh chính xác phủ định
Khái niệm:
Cuối cùng, đối sánh chính xác phủ định có thể hiểu là quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị nếu truy vấn của khách hàng trùng khớp 100% với từ khóa phủ định mà nhà quảng cáo thêm vào (như chính xác về thứ tự sắp xếp và không có các từ khác thêm vào).
Ví dụ:
Từ khóa đối sánh chính xác phủ định: [viên tiểu đêm]
- Khi người dùng gõ tìm kiếm những từ khóa như:
- Viên tiểu đêm tốt
- Tiểu đêm viên
Thì quảng cáo vẫn sẽ hiển thị do trong truy vấn khách hàng có từ khóa khác hoặc nếu không có thì lại được sắp xếp theo thứ tự khác.
- Còn với duy nhất truy vấn:
- Viên tiểu đêm
Thì từ khóa khách hàng tìm kiếm sẽ không kích hoạt quảng cáo do trùng khớp 100% về cả thứ tự và nội dung so với từ khóa phủ định đối sánh chính xác được thêm vào.
Tóm lại, mỗi loại đối sánh lại có một cách hoạt động riêng biệt. Nó giúp bạn quản lý từ khóa và tối ưu nhóm đối tượng khách hàng mà quảng cáo hiển thị. Nhưng tính phức tạp của nó cũng gây khó khăn không hề nhỏ cho những người mới tập làm quen với Google Ads.
4. Giải mã các ký hiệu từ khóa phủ định Adwords
Các ký hiệu từ khóa phủ định là những ký tự đặc biệt được nhà quảng cáo cho vào trong cụm từ phủ định để thay thế cho một từ hoặc một cụm từ nhằm bổ sung nghĩa cho từ khóa. Các ký hiệu từ khóa phủ định bao gồm 2 nhóm chính là:
4.1. Ký hiệu từ khóa mà hệ thống Google có thể nhận dạng:
Hiện nay, hệ thống Google chấp thuận cho bạn sử dụng 3 ký hiệu trong từ khóa phủ định bao gồm: ký hiệu và (&), các dấu câu (á) và dấu hoa thị (*).
Ví dụ như:
- “Quần và áo” khác với “Quần & áo”
- “Sủi giảm cân” khác với “Sui giam can”
4.2. Ký hiệu từ khóa mà hệ thống Google không thể nhận dạng:
Ký hiệu bị bỏ qua:
Hệ thống của Google sẽ tự động bỏ qua dấu (.) trong từ khóa phủ định nếu bạn cho ký hiệu này vào. Điều này đồng nghĩa với việc một từ khóa như Tesla Inc. cũng không khác gì từ khóa Tesla Inc cả.
Còn một trường hợp nữa là nếu bạn cho thêm dấu cộng (+) vào từ khóa phủ định thì hệ thống sẽ tự động bỏ qua dấu cộng đó (ví dụ: viên tiểu đêm+nhiều lần). Trừ trường hợp của dấu cộng (+) nằm ở cuối một từ (ví dụ: Iphone+) thì hệ thống vẫn ghi nhận trường hợp này là sự khác biệt có ý nghĩa và không được bỏ qua.
Ký hiệu không hợp lệ
Nếu bạn sử dụng các ký hiệu như: , ! @ % ^ () = {} ; ~ ` <> ? \ | trong từ khóa phủ định của mình thì ngay lập tức Google Ads sẽ báo lỗi và không thể áp dụng từ khóa đó vào bất kỳ một chiến dịch quảng cáo nào được.
Các toán tử trang web và tìm kiếm:
Toán tử trang web “site:” sẽ bị xóa khỏi từ khóa phủ định của bạn nếu bạn vẫn cố gắng thêm toán tử này vào. Ví dụ nếu từ khóa phủ định là [site:www.https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png.com từ khóa phủ định], thì Google sẽ coi từ khóa đó giống với [từ khóa phủ định].
Toán tử tìm kiếm cũng sẽ bị hệ thống bỏ qua nếu bạn cho nó vào từ khóa phủ định. Ví dụ như toán tử tìm kiếm “OR từ khóa phủ định”, thì lệnh tìm kiếm “OR” sẽ bị bỏ qua và từ khóa mà hệ thống nhận được chỉ là “từ khóa phủ định” mà thôi.
Các toán tử tìm kiếm khác: Toán tử tìm kiếm (-) nếu được cho vào trước một từ khóa phủ định thì từ đầu tiên của từ khóa đó sẽ bị bỏ qua khi Google nhận dạng. Ví dụ như từ khóa phủ định là “-cá voi”, thì hệ thống sẽ chỉ coi nó giống với từ “voi” thôi.
5. Cách tìm kiếm danh sách từ khóa phủ định Google Ads
Đối với mỗi chiến dịch chạy quảng cáo thì chúng ta có rất nhiều cách để tìm kiếm khóa phủ định và tập hợp chúng lại thành một danh sách. Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu 3 cách mà một nhà quảng cáo hiện nay hay làm nhất:
Sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google Ads:
Các bạn vào phần “Công cụ” rồi chọn “ Công cụ nghiên cứu từ khóa”, sau đó nhập từ khóa mà mình cần lên ý tưởng vào để hệ thống lọc ra các từ khóa có liên quan. Trong tất cả các từ khóa đó sẽ có cả từ khóa chính và từ khóa phủ định để bạn tự do lựa chọn theo ý tưởng quảng cáo của mình.
Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa khác:
Các bước tiến hành vẫn tương tự như ở trên, chỉ khác một điều là công cụ để tìm từ khóa lúc này không phải là Google nữa mà có thể là bất kỳ công cụ nào khác trong danh sách mà chúng tôi liệt kê ra dưới đây:
Một số công cụ tìm kiếm từ khóa hay dùng: keywordtool.io, ubersuggest, Keywords Finder,…
Sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm trên tài khoản Adwords của bạn
Cách này chỉ áp dụng với những tài khoản đã chạy quảng cáo Adwords được một thời gian dài. Từ tài khoản đó chúng ta sẽ thu thập được dữ liệu về các truy vấn mà khách hàng tìm kiếm có kích hoạt quảng cáo hiển thị.
Dựa vào đó các bạn sẽ có được chân dung khách hàng hoàn chỉnh, biết được người dùng đang sử dụng từ khóa nào để vào quảng cáo của mình. Đồng thời, tìm ra các từ khóa phủ định mà bạn không mong muốn.
6. Cách thêm từ khóa phủ định Google Ads
6.1. Thêm từ khóa phủ định vào nhóm quảng cáo, chiến dịch và danh sách từ khóa phủ định
- Vào tài khoản quảng cáo của bạn, chọn phần “Từ khóa” rồi đến “Từ khóa phủ định”.
- Nhấp vào dấu cộng (+) và thêm từ khóa phủ định riêng lẻ hoặc tạo danh sách từ khóa phủ định mới.
- Thêm từ khóa phủ định vào chiến dịch hay nhóm quảng cáo, sau đó chọn chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo cụ thể.
- Thêm danh sách từ khóa của bạn vào bảng. Chú ý mỗi từ khóa phải ở trên một dòng và đảm bảo các từ khóa đó không bị trùng với bất kỳ từ khóa khẳng định nào của chiến dịch đã chọn. Nếu lỗi này xảy ra thì quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị được.
- Sau khi thêm từ khóa phủ định vào chiến dịch tìm kiếm, bạn có thể chọn một loại đối sánh cho mỗi từ khóa bằng cách sử dụng các ký hiệu phù hợp. Riêng đối với chiến dịch Hiển thị và Video, dạng đối sánh chính xác được áp dụng mặc định với mọi từ khóa phủ định và không thể thay đổi được.
- Sau khi chọn loại đối sánh xong, bạn chọn đến Lưu vào danh sách mới hoặc hiện có, nhập tên danh sách từ khóa phủ định mới còn danh sách hiện có thì có thể không cần đổi tên.
- Cuối cùng để phát huy tác dụng của danh sách phủ định mới, bạn nhấp vào Lưu.
6.2. Sử dụng danh sách từ khóa phủ định hiện có
Với một danh sách phủ định mà bạn muốn áp dụng cho nhiều chiến dịch khác nhau thì các bước tiến hành như sau:
- Chọn Sử dụng danh sách từ khóa phủ định.
- Chọn chiến dịch bạn muốn áp dụng danh sách từ khóa phủ định.
- Tích vào danh sách từ khóa phủ định bạn muốn sử dụng cho chiến dịch đó.
- Cuối cùng, nhấp vào Lưu.
6.3. Lưu ý
Đối với Chiến dịch hiển thị và Chiến dịch video, loại đối sánh rộng được áp dụng một cách mặc định đối với tất cả các từ khóa phủ định có trong chiến dịch đó.
Tuy nhiên, từ khóa phủ định hoạt động trên Mạng hiển thị không được chính xác như trên Mạng tìm kiếm. Có đôi lúc, quảng cáo của bạn vẫn có thể xuất hiện trước mắt khách hàng dù cho trong danh sách phủ định có chứa cụm từ này.
Hơn nữa, Quảng cáo hiển thị chỉ cho bạn thêm tối đa 5.000 từ khóa phủ định. Chính vì thế những nhà quảng cáo kinh nghiệm thường vào Tùy chọn danh mục trang web và loại trừ đi các nội dung không phù hợp để tránh nhắm mục tiêu không liên quan. Các bước thực hiện như sau:
- Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn.
- Nhấp vào Từ khóa từ menu trang ở bên trái.
- Nhấp vào Từ khóa phủ định.
- Nhấp vào nút dấu cộng .
Từ đây, bạn có thể áp dụng từ khóa mới, danh sách từ khóa phủ định mới hoặc danh sách từ khóa phủ định hiện có vào chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo của mình.
7. Cách sử dụng từ khóa phủ định nâng cao
7.1. Chỉnh sửa, xóa hoặc tải từ khóa phủ định xuống
Đầu tiên, trước khi muốn chỉnh sửa, xóa hay tải từ khóa phủ định xuống thì bạn cần truy cập vào từ khóa phủ định của mình, hãy nhấp vào Từ khóa trong thanh Menu, sau đó nhấp vào Từ khóa phủ định.
Cách chỉnh sửa từ khóa phủ định
- Đặt con trỏ lên phía bên phải của từ khóa phủ định và chọn biểu tượng bút chì và nhấp vào Chỉnh sửa.
- Chỉnh sửa từ khóa phủ định của bạn. Để thay đổi loại đối sánh của từ khóa phủ định, hãy nhấp vào hình tam giác hướng xuống và chọn loại đối sánh mới cho từ khóa đó.
- Nhấp vào Lưu.
Cách xóa từ khóa phủ định
- Chọn hộp danh sách tùy chọn bên cạnh những từ khóa phủ định bạn muốn xóa.
- Chọn Xóa là xong thôi!
Cách tải từ khóa phủ định xuống
- Nhấp vào biểu tượng dấu 3 chấm ở phía trên bảng.
- Nhấp vào nút tải xuống
- Chọn định dạng tải xuống cho báo cáo của bạn. Bạn cũng có thể gửi báo cáo từ khóa vào email của mình, tải dưới định dạng .cvs, dưới dạng bảng tính hoặc lập lịch để báo cáo tự tải xuống.
7.2. Tạo và áp dụng danh sách từ khóa phủ định cho các chiến dịch
Giới thiệu về danh sách từ khóa phủ định:
Nếu có một tập hợp nhiều từ khóa kích hoạt quảng cáo của bạn đến với những đối tượng khách hàng không tiềm năng thì bạn có thể tạo danh sách từ khóa phủ định bao gồm các từ đó. Danh sách này được gọi là danh sách từ khóa phủ định và có thể dùng để áp dụng cho các chiến dịch về sau.
Bằng danh sách này bạn có thể thêm từ khóa phủ định vào từng chiến dịch theo cách hoàn toàn tự động, dễ dàng quản lý các thay đổi đối với từng từ khóa ở trong đó.
Cách tạo và áp dụng
Tạo danh sách từ khóa phủ định
- Từ menu trang ở bên trái, hãy nhấp vào Từ khóa.
- Nhấp vào Từ khóa phủ định ở trên cùng.
- Nhấp vào nút dấu cộng .
- Nhấp vào Chọn chiến dịch, sau đó chọn chiến dịch mà bạn muốn thêm danh sách từ khóa phủ định.
- Nhập hoặc dán một từ khóa phủ định trên mỗi dòng trong trường văn bản.
- Chọn hộp tùy chọn bên cạnh và Lưu vào danh sách mới hoặc danh sách hiện tại. Sau đó nhập tên cho danh sách từ khóa phủ định của bạn.
- Nhấp vào Lưu.
Áp dụng danh sách từ khóa phủ định vào chiến dịch
- Sau khi tạo danh sách từ khóa phủ định, bạn có thể áp dụng các danh sách đó vào một hoặc nhiều chiến dịch.
- Áp dụng danh sách từ khóa phủ định cho nhiều chiến dịch từ thư viện từ khóa phủ định
- Nhấp vào biểu tượng công cụ ở góc trên bên phải của tài khoản.
- Nhấp vào Danh sách từ khóa phủ định trong mục “Thư viện đã chia sẻ”.
- Chọn hộp bên cạnh danh sách từ khóa phủ định bạn muốn áp dụng cho các chiến dịch.
- Nhấp vào Áp dụng cho chiến dịch.
- Chọn chiến dịch bạn muốn áp dụng danh sách từ khóa phủ định.
- Nhấp vào Áp dụng.
Áp dụng danh sách từ khóa phủ định vào một chiến dịch
- Từ menu trang bên trái, hãy nhấp vào Chiến dịch.
- Nhấp vào tên chiến dịch bạn muốn áp dụng danh sách từ khóa phủ định của mình.
- Nhấp vào Từ khóa trong menu trang ở bên trái, sau đó nhấp vào Từ khóa phủ định ở trên cùng.
- Nhấp vào nút dấu cộng .
- Chọn Sử dụng danh sách từ khóa phủ định.
- Chọn hộp bên cạnh danh sách từ khóa phủ định mà bạn muốn áp dụng cho chiến dịch này.
- Nhấp vào Lưu.
Áp dụng danh sách từ khóa phủ định cho nhiều chiến dịch từ trang Chiến dịch
- Từ menu trang bên trái, hãy nhấp vào Chiến dịch.
- Chọn hộp bên cạnh chiến dịch bạn muốn áp dụng danh sách từ khóa phủ định.
- Nhấp vào Chỉnh sửa.
- Nhấp vào Chỉnh sửa nhắm mục tiêu rồi nhấp vào Danh sách từ khóa phủ định.
- Chọn hộp bên cạnh danh sách từ khóa phủ định bạn muốn áp dụng cho các chiến dịch đã chọn.
- Nếu bạn muốn xem trước các thay đổi của mình, hãy nhấp vào Xem trước. Nếu một trong các danh sách từ khóa phủ định bạn đang áp dụng đã được sử dụng trong một chiến dịch, thì bản xem trước sẽ hiển thị rằng danh sách này sẽ không được áp dụng cho chiến dịch đó.
- Nhấp vào Áp dụng để thêm danh sách từ khóa phủ định vào các chiến dịch đã chọn.
7.3. Xóa danh sách từ khóa phủ định khỏi chiến dịch
Tính tiện dụng của danh sách từ khóa phủ định là bạn có thể xóa nó khỏi chiến dịch bất cứ lúc nào. Và các bước để xóa danh sách từ khóa phủ định khỏi một chiến dịch là:
- Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn.
- Từ menu trang ở bên trái, hãy nhấp vào Từ khóa.
- Nhấp vào Từ khóa phủ định. Bạn sẽ thấy danh sách tất cả các từ khóa phủ định và các danh sách từ khóa phủ định của mình. Mỗi từ khóa phủ định hoặc danh sách hiển thị trong cột Đã thêm vào một chiến dịch sử dụng từ khóa phủ định hoặc danh sách đó.
- Chọn hộp bên cạnh danh sách từ khóa phủ định hiển thị cùng với chiến dịch mà bạn muốn xóa danh sách.
- Nhấp vào Xóa.
7.4. Chỉnh sửa hoặc xóa vĩnh viễn danh sách từ khóa phủ định Adwords
Để chỉnh sửa hoặc xóa vĩnh viễn một danh sách từ khóa phủ định bạn có thể làm theo các bước sau:
- Đăng nhập vào tài khoản Google Ads.
- Nhấp vào biểu tượng công cụ ở góc bên phải phía trên của tài khoản.
- Nhấp vào Danh sách từ khóa phủ định trong Thư viện đã chia sẻ.
- Từ đây, bạn có thể:
- Nhấp vào danh sách mình cần để chỉnh sửa nó.
- Hoặc xóa vĩnh viễn danh sách bằng cách chọn hộp bên cạnh danh sách đó rồi nhấp vào Chỉnh sửa, sau đó nhấp vào Xóa.
Tuy nhiên hãy lưu ý rằng, bạn không thể xóa danh sách từ khóa phủ định adwords có chứa từ khóa hiện đang được sử dụng trong ít nhất một chiến dịch nào đó có trong tài khoản. Bạn chỉ có thể làm điều này khi đã xóa danh sách này khỏi từng chiến dịch mà nó đang được áp dụng rồi mới tiến tới xóa vĩnh viễn được.
Và để quản lý tài khoản của mình hiệu quả thì Google cho phép bạn theo dõi mọi thay đổi về danh sách từ khóa của mình. Vì tất cả các thay đổi đó đều sẽ được phản ánh trong tất cả các chiến dịch sử dụng danh sách từ khóa phủ định này.
Nếu bạn còn đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai Google Ads, hay có những thắc mắc cần giải đáp thì đơn giản là hãy đặt tư vấn dịch vụ ads SEONGON để được các chuyên gia chúng tôi hỗ trợ. Còn nếu muốn trau dồi kiến thức thì đừng ngần ngại tham gia khóa học quảng cáo Google nền tảng của SEONGON nhé!
Xem thêm: