Ngày nay trên thế giới, sự hiện diện của kênh Digital đang đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Thử tưởng tượng bạn sẽ bị đau như thế nào nếu như bị khẩu súng bắn vào chân. Cảm giác sẽ xảy ra tương tự nếu như bạn không tối ưu hóa đúng trải nghiệm trên kênh Digital cho bác sĩ, bệnh nhân và khách truy cập khi ghé thăm trang web của mình. Theo định nghĩa, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) kết hợp chiến lược và chiến thuật để tăng lượng khách hàng truy cập vào trang web của bạn thông qua cách lên được một vị trí xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm không trả tiền như Google, Cốc Cốc…
Trong thế giới ngành Dược phẩm, sẽ có rất nhiều cơ hội để tăng trải nghiệm người dùng. Nhưng các nhà tiếp thị cần đặt mình vào vị trí của những người tìm kiếm thông tin trên trang web. Các nhà tiếp thị thường tập trung vào ngôn ngữ thương hiệu, thuật ngữ hoặc thứ gì đó tương tự. Nhưng lại không thường xuyên quan tâm đến tối ưu hóa trang web, vậy nên trải nghiệm của khách hàng chưa được quan tâm nhiều.
Nắm vững được 3 yếu tố cốt lõi của SEO, 8 yếu tố cần có trong website khi SEO ngành dược, kết hợp với 16 lưu ý mà SEONGON sẽ chia sẻ tới bạn, được liệt kê theo cấp độ quan trọng, tất nhiên sẽ giúp bạn làm điều trên đúng cách.
1. Nghiên cứu từ khóa
Chìa khóa để tạo từ khóa thành công: Sử dụng từ mà mọi người thực sự muốn tìm kiếm thay vì sử dụng “đúng từ”. Bạn làm việc này bằng cách viết những gì phù hợp với truy vấn tìm kiếm ngôn ngữ tự nhiên hoặc tìm kiếm bằng giọng nói. Ví dụ bạn lấy bệnh tiểu đường làm từ khóa để tìm kiếm những truy vấn. Cụm từ ấy sẽ xuất hiện khắp nơi. Vì vậy thay vì làm nổi bật từ khóa, hãy tập trung vào nghiên cứu hành vi, những từ khóa dài và câu hỏi phổ biến. Ví dụ như “thuốc tiêm chữa tiểu đường” có lượng tìm kiếm ít hơn (Nhưng số lượng ấy vẫn tốt), nó ít cạnh tranh hơn và sử dụng từ khóa tốt hơn. Một mẹo từ khóa khác là: Bao gồm chủ đề trong thẻ tiêu đề.
2. Nội dung chất lượng
Nội dung trang web và Landing pages của bạn phải chất lượng. Vì ngày nay SEO, có nghĩa là không sao chép nội dung hoặc từ khóa và nói không với nội dung cũ. Điều này bao gồm không có sự trùng lặp về các tiêu đề (H1) (thẻ tiêu đề hoặc thẻ <h1> trong HTML, chúng sẽ thường là tiêu đề của bài viết hoặc là văn bản được nhấn mạnh trên trang, văn bản lớn nổi bật), thẻ tiêu đề, mô tả meta, URL hoặc nội dung cơ sở. Ngoài ra, hãy đảm bảo thông tin ISI không theo dõi trên mỗi trang mà người dùng truy cập. Nội dung đó không trùng lặp!
3. Meta Data
Thẻ tiêu đề và phần mô tả meta cần phải có các từ khóa được nghiên cứu chất lượng giúp người dùng và Google biết rằng trang web nói về điều gì và được tối ưu hóa đầy đủ. Ví dụ: Thẻ tiêu đề: Công ty quảng cáo chăm sóc sức khỏe | GSW – Một công ty có dịch vụ đầy đủ giúp các thương hiệu chăm sóc sức khỏe của mọi người. Phần mô tả meta với ngôn ngữ dễ hiểu sẽ làm tăng tỷ lệ nhấp của bạn.
4. Quản lý URL và H1 hiệu quả
Tạo ra URLs và H1 thân thiện với SEO bằng cách bao gồm chủ đề, không trùng lặp từ khóa. URLs cần đi đến trang đích thích hợp và có những từ khóa tương tự xuất hiện trong dữ liệu meta. Ví dụ như:
Trang web tốt sẽ không có sự trùng lặp từ khóa:
- enbrel.com/plaque-psoriasis
- neulastahcp.com/efficacy-neutrophils-studies
Trang web xấu sẽ có các bản sao hoặc thiếu từ khóa trong URL:
- aranesp.com/patient/oncology/you.html
- blincyto.com/safety-adverse-reactions/safety-adverse-reactions
5. Hình ảnh liên quan có thẻ Alt
Thẻ Alt (alternative information) là một đoạn văn dùng để mô tả hình ảnh được đăng lên web. Mặc dù hình ảnh trên trang web của bạn rất đẹp, nhưng Google không thể đọc văn bản bên trong chúng. Tối ưu hóa những hình ảnh đó bằng cách cung cấp cho chúng một tiêu đề, mô tả ngắn và đảm bảo rằng dung lượng ảnh vừa phải để chúng không mất quá nhiều thời gian tải (xem kĩ hơn về điều này trong mẹo thứ 8).
Khi bạn có một tấm hình đẹp, nên bao gồm từ khóa thông tin ISI (Thông tin khoa học – Institute for Scientific Information) trên trang chủ, điều này cho phép Google index trang chủ của bạn phù hợp với từ khóa tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Tất cả thông tin người dùng cần có trên trang chủ của bạn, thay vì chỉ hiển thị một bức hình đẹp.
Có thể bạn quan tâm:
6. Thân thiện với thiết bị di động và nhiều trình duyệt
Với sự tiêu dùng điện thoại di động vượt mặt dùng máy tính, chúng ta nên làm bản nội dung trên thiết bị di động trước sau đó sẽ đó nâng cấp các kích thước màn hình. Công việc của bạn là đảm bảo rằng cho dù khách hàng tiềm năng của bạn đang sử dụng loại thiết bị nào, trang web của bạn sẽ tải đúng cách và cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời.
7. Về thủ thuật tạo liên kết
Liên kết tạo cho trang web của bạn đáng tin cậy. Bạn nên sử dụng cả liên kết ngoài (outbound link) và liên kết nội bộ (internal link). Liên kết ngoài nên đến một trang web có uy tín đề cập về căn bệnh mà sản phẩm của bạn điều trị.
Liên kết quay lại (Back link) là link của các trang web đối tác liên kết đến trang của bạn. Bằng cách đó, bạn định vị mình là một nguồn thông tin đáng tin cậy. Liên kết cho phép người dùng nhấp xung quanh trang web của bạn, đưa họ đến thông tin bổ sung/ liên quan nhanh chóng. Nhớ rằng không bao giờ mua liên kết! Nếu bạn mua liên kết về trang web của bạn, đó là một cách tốt để vào danh sách đen (blacklist)
8. Tốc độ trang và thời gian tải
Nếu một trang web tải không nhanh, hoặc tải mãi không xong 1 bài viết, dĩ nhiên người dùng sẽ tìm một trang khác để sử dụng. Vậy, hãy đảm bảo tốc độ trên trang web của bạn làm hài lòng và khiến khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời.
9. Không xuất hiện cửa sổ quảng cáo xen vào bài viết
Chắc chắn bạn chẳng bao giờ muốn việc đọc nội dung trên web trở nên khó khăn khi một cửa sổ đột nhiên xuất hiện giữa màn hình nhằm quảng cáo một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Cần nhớ rằng điều mình cảm thấy khó chịu thì đừng làm với khách hàng, hoặc ít nhất hãy đảm bảo người dùng có thể dễ dàng đóng cửa sổ quảng cáo nếu họ không quan tâm.
10. Sơ đồ trên trang web
Cung cấp cho người dùng cách tìm kiếm thông tin nhanh chóng bằng cách cung cấp sơ đồ trang web trên trang (Thường sẽ được hiển thị ở chân trang web). Và Google sẽ sử dụng chúng để giúp người dùng tìm kiếm thông tin tới trang web của bạn nhanh hơn.
11. Kỹ thuật SEO
Việc thực hành tốt chắc chắn giúp bạn thay thế những liên kết hỏng và những trang 301 hoặc trang không định hướng, gửi người dùng và công cụ tìm kiếm đến một URL khác với URL họ yêu cầu ban đầu.
Schema markup là 1 thuật ngữ về các thẻ (Microdata) mà bạn có thể thêm vào HTML để cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Schema markup là một đoạn mã HTML cung cấp thông tin liên quan đến chủ đề cho các công cụ tìm kiếm, làm phong phú kết quả tìm kiếm và giúp người dùng hướng đến thông tin phù hợp nhất. Schema markup cũng có thể hỗ trợ Siri, Google Home và Alexa để trả lại kết quả tìm kiếm phù hợp hơn, đáp ứng với tìm kiếm bằng giọng nói của người dùng.
12. Trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng nên là một trong những mục tiêu quan trọng được nhắm tới trang web của bạn. Đừng chỉ thiết lập trang web với một mục đích duy nhất để bán hàng. Thay vào đó, hãy tối ưu hóa trang web của bạn hài lòng trải nghiệm người dùng để nó giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Nếu mọi người phải sử dụng thanh tìm kiếm trên trang web của bạn để tìm thông tin cơ bản mà đáng lẽ phải hiển thị trên sitemap của trang, thế là bạn bị gắn một lá cờ lớn trong lòng khách hàng. Thời gian tới hãy tổ chức lại trang web của bạn để tăng trải nghiệm khách hàng.
13. Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội là một cách tuyệt vời để kết nối với khách hàng. Hãy chắc chắn rằng mạng xã hội là một phần của trang web và bài viết của sẽ sớm được chia sẻ trên Facebook, Twitter, và LinkedIn.
Một mẹo tuyệt vời khác để SEO là nội dung hấp dẫn trên trang. Nội dung đó được viết bởi một chuyên gia. Nội dung đó tuyệt vời bởi vì được viết bởi 1 người có uy tín trong ngành, nó thể hiện quan điểm của người viết với ngôn ngữ tự nhiên.
14. Đo lường kết quả trên trang
Mục đích cài đặt được xem là rất quan trọng trong SEO bất kì một trang web kinh doanh nào. Bạn phải theo dõi và đo lường xem cách bạn đang làm có đưa đến mục đích không? Khi bạn thiết lập SEO, bạn cần thiết lập một tài khoản đo lường như Analytics.
15. Hệ thống câu hỏi thường gặp (Frequently Asked Questions – FAQ)
FAQs là các câu hỏi phổ biến, thường gặp nó có xu hướng được viết, thể hiện như những đoạn hội thoại hỏi đáp và sự biến thể của từ khóa sẽ đưa đến nhiều thú vị cho người đọc khi nó được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên.
16. SEO địa phương cũng có hiệu quả
Đối với một số đối tượng thì SEO địa phương cũng có một số hiệu quả nhất định. Khi sử dụng mẹo này, SEO địa phương có thể tập trung vào tối ưu hóa hiển thị trực tuyến. Có nghĩa là các trang web của bạn sẽ được hiển thị tới người dùng địa phương khi họ thực hiện tìm kiếm trực tuyến một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Khi triển khai SEO địa phương hãy tập trung vào:
- Tìm mua một danh sách doanh nghiệp trên Google
- Bạn được đề cập trong các trích dẫn hoặc thư mục với: Tên, Địa chỉ, Số điện thoại (dọn dẹp hết các bản sao để không gây nhầm lẫn đâu là bản chính bản phụ)
- Khuyến khích khách hàng gửi phản hồi/ nhận xét trực tuyến
- Tối ưu từ khóa dựa trên vị trí và mức độ liên quan. Ví dụ như từ khóa: Nhà hàng Ý| Westerville, OH.
- Xây dựng liên kết đến trang địa phương khác
Nhiều công ty dù nhỏ hay lớn đều nên tập trung vào những mẹo trên để tạo ra một trang web tuyệt vời, chuyển đổi cao. Khoản đầu tư có giá trị cao. Liên hệ hỗ trợ tư vấn dịch vụ SEO Web của SEONGON để chi phí đầu tư của bạn không ném qua cửa sổ.