Chỉ vài năm trước, trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn còn là khái niệm khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy “xa lạ” hoặc chỉ dành cho các tập đoàn công nghệ toàn cầu. Nhưng tại thời điểm hiện tại – AI đã chính thức trở thành “người bạn đồng hành mới” trong mọi hoạt động từ tiếp thị, vận hành đến ra quyết định kinh doanh.
Và tại sự kiện mới đây do SEONGON tổ chức, các chuyên gia hàng đầu đã cùng nhau thảo luận và giải mã:
- Định hình chiến lược và các giải pháp ứng dụng AI với Google Ads.
- AI & Google Search: Cơ hội hay thách thức?
- Q&A: Phân tích và giải đáp thắc mắc về AI & Google Marketing.
1. Chia sẻ của diễn giả
1.1. Chia sẻ của Ms. Alice Đặng – Giám đốc chiến lược Agency tại Google Vietnam
Người mở đầu chương trình là bà Alice Đặng – Giám đốc chiến lược Agency tại Google Vietnam. Với kinh nghiệm dày dặn và góc nhìn chiến lược, bà đã mang đến một phần chia sẻ trọn vẹn: từ tư duy nền tảng về AI, triết lý phát triển của Google, đến những ứng dụng thực tiễn mà doanh nghiệp Việt có thể học hỏi và triển khai.
AI – cú nhảy vọt tiếp theo sau Internet và thiết bị di động
Đầu tiên, bà Alice bày tỏ sự hào hứng khi được chia sẻ về chủ đề đang được quan tâm toàn cầu – trí tuệ nhân tạo (AI). Theo Google, AI chính là cuộc chuyển dịch lớn thứ ba của thế giới, sau sự ra đời của Internet và nền tảng di động. Với vai trò ngày càng rõ ràng trong đời sống và kinh doanh, AI được kỳ vọng sẽ mang lại giá trị thực tiễn to lớn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Tư duy đơn giản về một công nghệ phức tạp
Để làm rõ bản chất của AI, bà Alice ví AI như một trợ lý ảo thông minh – luôn ở bên cạnh để hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề phức tạp. Bà chia sẻ một cách tiếp cận trực quan bằng cách liên tưởng AI với hai bán cầu não của con người:
- Bán cầu trái – Analytical Predictive AI: khả năng phân tích dữ liệu, xác định quy luật, đưa ra dự báo cho thị trường.
- Bán cầu phải – Generative AI: khả năng sáng tạo ra nội dung mới – hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ – để truyền tải thông tin một cách sinh động và cảm xúc hơn.
Sự kết hợp giữa hai dạng AI này giúp các doanh nghiệp vừa hiểu thị trường sâu sắc hơn, vừa giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Google và sứ mệnh phát triển AI vì tất cả mọi người
Từ năm 2016, Google đã xác định AI là ưu tiên chiến lược hàng đầu. Dưới sự dẫn dắt của CEO Sundar Pichai, Google hướng đến mục tiêu: “Making AI helpful for everyone” – Làm cho AI trở nên hữu ích với tất cả mọi người.
Bà Alice nhấn mạnh rằng đây không chỉ là một khẩu hiệu, mà là kim chỉ nam trong quá trình thiết kế và triển khai sản phẩm. Google tập trung vào 4 mục tiêu:
- Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo.
- Phát triển AI có trách nhiệm.
- Tăng năng suất cho người dùng & doanh nghiệp.
- Mang lại giá trị thực tiễn cho đời sống.
Triết lý này giúp Google không chỉ dẫn đầu về công nghệ, mà còn trở thành đối tác tin cậy của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Hệ sinh thái AI toàn diện: Từ người dùng đến doanh nghiệp
Google hiện tập trung phát triển bốn sản phẩm chiến lược, phục vụ cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp:
- Google & Gemini: giúp người dùng tìm kiếm thông tin thông minh hơn, trò chuyện và làm việc hiệu quả hơn với AI.
- Google Ads & Google Cloud: hỗ trợ doanh nghiệp hiểu khách hàng, tối ưu vận hành, ra quyết định nhanh chóng và tăng trưởng bền vững.
Từng sản phẩm đều mang theo cùng một tinh thần: kết nối AI với con người một cách hữu ích và nhân văn.
Ứng dụng AI trong thực tiễn: Những Case Study thành công
Không dừng lại ở lý thuyết, bà Alice mang đến những ví dụ điển hình cho thấy sức mạnh thực tế của AI:
- Wyndham Hotels (Mỹ): dùng AI trong Google Ads để tối ưu ngân sách theo vị trí, đạt lợi nhuận cao nhất lịch sử.
- Samsung: thử nghiệm hiệu quả chiến dịch ở thị trường mới, giảm rủi ro đầu tư.
- McDonald’s: tăng khả năng chuyển đổi từ người dùng app lên tới 500% nhờ AI.
- Doanh nghiệp bảo hiểm: phát hiện yêu cầu bất thường, tiết kiệm chi phí xử lý nhờ AI phân tích dữ liệu.
- Thương hiệu xe đạp: tự động hóa quy trình bán hàng và đặt hàng bằng AI.
- Google Workspace với Duet AI: giúp đội ngũ làm việc nhanh hơn, sáng tạo hơn, và hiệu quả hơn.
Mỗi câu chuyện đều minh chứng cho tiềm năng AI không còn là tương lai xa, mà đang hiện diện trong từng hoạt động kinh doanh hằng ngày.
Kết thúc phần chia sẻ, bà Alice khẳng định: Google đã có những giải pháp AI được tùy chỉnh riêng cho thị trường Việt Nam. Đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội, ứng dụng AI vào thực tế và tạo ra bứt phá tăng trưởng.
1.2. Chia sẻ của Mr. Nguyễn Tiến Nam – Account Strategist Google Vietnam
Sau phần mở đầu truyền cảm hứng từ bà Alice Đặng, anh Nguyễn Tiến Nam – Account Strategist tại Google Vietnam – tiếp tục giúp người tham dự “giải mã” một cách cụ thể hơn về cách AI đang được ứng dụng trực tiếp vào các chiến dịch marketing, từ đó mở ra những giải pháp quảng cáo hiệu quả, tối ưu chi phí và thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Ứng dụng AI trong marketing: Không còn là xu hướng, mà là hiện thực
Anh Nam chia sẻ rằng, số lượng doanh nghiệp ứng dụng AI trong marketing đã tăng gấp 2,5 lần vào năm 2022 so với 5 năm trước. Quan trọng hơn, những doanh nghiệp này không chỉ thử nghiệm – mà đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu lên tới 70% và giảm được 28% chi phí thiết lập chiến dịch nhờ vào sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo.
Google, với vai trò là một hệ sinh thái công nghệ toàn diện, đang hiện diện trong cả bốn hành vi chính của người tiêu dùng trên Internet:
- Searching (Tìm kiếm)
- Scrolling (Lướt xem)
- Shopping (Mua sắm)
- Streaming (Xem nội dung trực tuyến)
Với những hành vi này, Google không chỉ thu thập tín hiệu người dùng một cách thông minh mà còn chuyển đổi những tín hiệu ấy thành kết quả kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp.
YouTube và YouTube Shorts: Khi thói quen tiêu dùng thay đổi
Trong hành vi Streaming, YouTube đang trở thành nền tảng hàng đầu, đặc biệt là trên TV kết nối mạng (Smart TV). Tại Việt Nam, lượng người dùng YouTube trên Smart TV đã tăng gấp đôi trong 3 năm, và hơn 65% thời gian xem là với video dài trên 21 phút – cho thấy YouTube không còn chỉ là “kênh video”, mà đã trở thành “TV mới” của người dùng số.
Còn với Scrolling, YouTube Shorts cạnh tranh trực tiếp với TikTok. Điểm mạnh của Shorts là thời lượng xem trung bình dài hơn 90% so với các nền tảng tương tự, cùng khả năng cá nhân hóa nội dung dựa trên sở thích, giúp giữ chân người dùng tốt hơn.
Google Search & Shopping: Hành vi tìm kiếm vẫn là “đặc sản” của Gen Z
Tìm kiếm vẫn là “DNA” của Google, và trong kỷ nguyên Gen Z, điều này càng trở nên quan trọng. Gen Z sử dụng Google Search để học tập, làm việc và đặc biệt là tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Từ đó, Google kết nối nhu cầu tìm kiếm với giải pháp Shopping thông minh – tạo nên “hành trình mua hàng” mượt mà và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Các sản phẩm quảng cáo Google tích hợp AI
Anh Nam giới thiệu một loạt sản phẩm quảng cáo Google đã tích hợp AI từ lõi công nghệ, mang đến khả năng tự động hóa, cá nhân hóa và tối ưu hóa hiệu suất:
- Broad Match: Kết nối từ khóa người dùng với sản phẩm một cách linh hoạt hơn nhờ AI.
- Performance Max: “Chiến dịch tối đa hiệu suất” giúp phủ sóng toàn bộ hệ sinh thái Google (Search, YouTube, Gmail, Website…), tất cả chỉ trong một chiến dịch duy nhất.
- Demand Gen: Tạo nhu cầu dựa trên tín hiệu từ người dùng, đặc biệt hiệu quả trên các định dạng video dọc.
- Video Ads (Video View, Video Reach): Tối ưu lượt xem và độ phủ với chi phí thấp hơn nhờ AI phân phối quảng cáo theo hành vi thực tế.
Cá nhân hóa và Generative AI: Bước tiến lớn trong sáng tạo nội dung
Với AI, cá nhân hóa không còn là “cao siêu” mà là tiêu chuẩn. Google có khả năng tạo hàng triệu biến thể quảng cáo tùy theo hành vi, sở thích, thời gian truy cập, thiết bị sử dụng… Tất cả nhờ vào AI phân tích và phân phối tự động, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tối ưu nguồn lực nhân sự, mà vẫn tiếp cận đúng người – đúng nội dung – đúng thời điểm.
Đặc biệt, Generative AI (AI sáng tạo) đang trở thành “trợ lý đắc lực” cho team marketing, giúp tạo hình ảnh, video, bài viết và ý tưởng chỉ trong vài phút – điều gần như không thể trước đây.
Những thành công thực tế: Con số không biết nói dối
Nhiều case study cho thấy hiệu quả rõ rệt từ AI trong chiến dịch quảng cáo:
- Accor Asia: ROI gấp 18 lần với Performance Max.
- Traveloka: Tăng 55% đặt phòng từ app nhờ AI tối ưu.
- THMIL: Tăng 49% độ phủ đúng đối tượng và giảm chi phí video ads.
Làm chủ AI – Bắt đầu từ hôm nay
Anh Nam kết lại phần chia sẻ bằng bốn gợi ý then chốt cho các doanh nghiệp muốn khai thác tốt AI:
- Kết hợp kiến thức của bạn với trí tuệ của AI để phân tích đúng insight.
- Duy trì dữ liệu huấn luyện chất lượng để AI học hiệu quả.
- Bắt đầu ngay hôm nay – AI không còn là “tương lai” mà là “cơ hội hiện tại”.
- Sử dụng AI mạnh dạn nhưng có trách nhiệm – vừa khai thác hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn dữ liệu và đạo đức nghề nghiệp.
1.3. Chia sẻ của Mr. Hưng Kescy – AI & Automation Solution Manager tại SEONGON
Ngay sau phần trình bày từ phía Google, anh Hưng Kescy – AI & Automation Solution Manager tại SEONGON – đã tiếp tục đào sâu vào những thay đổi cốt lõi trong hành vi tìm kiếm của người dùng do sự ra đời của Google AI Overview (AIO View), cùng với đó là những thách thức và cơ hội mới cho doanh nghiệp trong thời đại AI.
Theo anh Hưng, AIO View không chỉ là bản cập nhật giao diện – mà là một sự chuyển dịch toàn diện trong cách người dùng tiếp cận và xử lý thông tin. Trước đây, hành trình tìm kiếm thường kéo dài qua nhiều cú nhấp chuột, so sánh và tổng hợp từ nhiều nguồn. Nhưng giờ đây, Google AI Overview có thể tự động tổng hợp các câu trả lời ngắn gọn, đầy đủ ngay trên đầu trang kết quả tìm kiếm, giúp người dùng có thể ra quyết định nhanh chóng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc CTR có thể giảm, nhưng CR (conversion rate) lại có xu hướng tăng, vì những lượt nhấp còn lại đều đến từ người dùng đã “đủ thông tin” và có nhu cầu cụ thể.
AI đang thay đổi cách tìm kiếm: từ hỏi sang được trả lời
Để hiểu rõ hơn cơ chế phía sau Google AI Overview, anh Hưng chia sẻ về cách hoạt động của AI tổng quát (Generative AI) và mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) – hai yếu tố cốt lõi trong quá trình xử lý và trả lời truy vấn người dùng:
- Generative AI hoạt động dựa trên xác suất thống kê. Khi người dùng đặt câu hỏi, AI sẽ dự đoán từ/cụm từ tiếp theo có khả năng xuất hiện cao nhất. Ví dụ, với câu “một con vịt xòe…”, AI sẽ trả lời “ra hai cái cánh” – phản ánh khả năng mô phỏng ngôn ngữ quen thuộc của người Việt.
- Tuy nhiên, mô hình LLM cũng có những hạn chế. Điển hình là hiện tượng “hallucination” – khi AI tự tạo ra thông tin không chính xác nhưng vẫn có vẻ thuyết phục. Nguyên nhân là do AI chỉ học từ dữ liệu huấn luyện và không tự đánh giá độ đúng sai như con người.
Google đã giải bài toán “bịa đặt” bằng cách… quay về Google Search
Để giải quyết vấn đề này, Google đã tạo ra một phiên bản Gemini chuyên biệt, có khả năng “ghi nhớ ngắn hạn” (context window) lớn gấp 10–20 lần so với các đối thủ, giúp AI có thể thu thập và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn theo thời gian thực.
Điều đặc biệt: AI Overview chỉ lấy thông tin từ Google Search, tức là AI sẽ không tự “sáng tác” nội dung, mà sẽ dựa hoàn toàn vào những kết quả đáng tin cậy được Google xếp hạng sẵn. Điều này không chỉ giúp tăng độ chính xác mà còn tạo nên cơ hội cho doanh nghiệp được chọn làm nguồn thông tin hiển thị trong AIO View.
Tối ưu nội dung không còn là “tùy chọn” – mà là “sống còn”
Anh Hưng nhấn mạnh, trong bối cảnh người dùng đặt câu hỏi ngày càng cụ thể và phức tạp hơn (ví dụ: “mua giày chạy bộ cho người chân bẹt, đường chạy 10km”), việc sản xuất nội dung cũng phải chuyển mình.
Không còn là những bài viết chứa từ khóa đơn thuần, mà phải là nội dung chi tiết, hữu ích, có chiều sâu, được viết ra để trả lời cho một nhu cầu thật. AI Overview sẽ tổng hợp câu trả lời từ nhiều nguồn, nên cơ hội xuất hiện không còn phụ thuộc quá nhiều vào việc bạn đang ở top 1 hay top 10.
Một nghiên cứu cho thấy, AI Overview thường sử dụng trung bình 5 đường link để tổng hợp nội dung, trong đó:
- Chỉ 47,7% là từ top 1–10.
- Đáng chú ý, tới 46,55% đến từ các nguồn nằm ngoài top 50!
Tức là cơ hội vẫn dành cho tất cả – miễn là nội dung của bạn đủ tốt.
Google không chỉ nói – họ đã làm
SEONGON cũng dẫn chứng những kinh nghiệm thực tiễn từ Google, như việc phát triển công cụ Notebook LM – một ứng dụng AI chỉ sử dụng nguồn dữ liệu được giới hạn để trả lời câu hỏi. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc Google không chạy theo trào lưu AI mà đang xây dựng nền tảng vững chắc để AI trở thành một phần thực tế, hữu ích và có thể kiểm soát.
1.4. Chia sẻ của Mr. Nguyễn Văn Phúc – SEO Solution Manager tại SEONGON
Sau phần chia sẻ mang tính chiến lược từ Google, sân khấu sự kiện trở nên sôi động hơn với phần trình bày của anh Nguyễn Văn Phúc – SEO Solution Manager tại SEONGON. Với vai trò là người trực tiếp triển khai hàng trăm dự án SEO, ông Phúc đã đi sâu vào cách Google đang ứng dụng AI trong trải nghiệm tìm kiếm – cụ thể là tính năng mới mang tên AI Overview, và quan trọng hơn cả: doanh nghiệp cần làm gì để bắt kịp – hoặc vượt lên – trong cuộc đua hiển thị trên Google thời AI.
AI Overview là gì?
Ra mắt vào năm 2024, AI Overview không phải là một thuật toán tìm kiếm mới mà là một giao diện hiển thị mới của Google sử dụng AI để tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy. Thay vì đưa ra danh sách kết quả riêng lẻ, Google giờ đây hiển thị một khối thông tin tóm tắt (AI-generated snapshot) trả lời trực tiếp cho truy vấn người dùng – từ đó tạo nên trải nghiệm tìm kiếm nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian.
Google sử dụng những nguồn nào để tạo AI Overview?
- Sơ đồ tri thức (Google Knowledge Graph): Tập hợp kiến thức khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới, được Google xây dựng và liên kết logic.
- Trang web đáng tin cậy (Authoritative sources): Các website uy tín trong lĩnh vực được Google đánh giá cao.
- Nội dung hướng đến người dùng, cập nhật mới và có cấu trúc tốt.
Hành trình phát triển AI trong tìm kiếm: RankBrain – BERT – MUM
Anh Phúc dẫn dắt người nghe đi qua lịch sử phát triển AI trong hệ thống thuật toán của Google, giúp người tham dự hiểu rằng: AI Overview chỉ là một điểm nhấn trong một chặng đường dài đổi mới dựa trên trí tuệ nhân tạo:
- RankBrain (2015): Đưa AI vào việc hiểu các từ khóa mới và mối quan hệ giữa các cụm từ.
- BERT (2018): Cải tiến khả năng hiểu ngữ cảnh trong câu, giúp Google hiểu đúng ý người dùng thay vì chỉ đối sánh từ khóa.
- MUM (2021): Siêu trí tuệ tìm kiếm đa phương tiện – có khả năng xử lý câu hỏi phức tạp, kết hợp giữa văn bản, hình ảnh, video và nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Doanh nghiệp cần làm gì để xuất hiện trên AI Overview?
Để có cơ hội xuất hiện trong AI Overview – nơi sẽ dần thay thế thứ hạng đầu trong kết quả tìm kiếm truyền thống, doanh nghiệp cần trở thành nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho Google. Anh Phúc đề xuất các hướng tối ưu như sau:
1. Xây dựng nội dung chuyên sâu, có chiều sâu chuyên môn
- Đảm bảo tính chính xác, cập nhật và giá trị thực tế cho người đọc.
- Trích dẫn nguồn số liệu minh bạch – đặc biệt trong lĩnh vực nhạy cảm như y tế, tài chính.
- Ưu tiên trả lời trực tiếp các câu hỏi cụ thể và thường gặp.
2. Triển khai chiến lược Content Hub theo cụm chủ đề (Topic Cluster)
- Cấu trúc theo mô hình “1 chủ đề lớn – nhiều bài viết vệ tinh” giúp Google dễ hiểu mối quan hệ giữa các nội dung.
- Tập trung vào vấn đề người dùng quan tâm, thay vì chỉ nhắm đến bộ từ khóa.
3. Tối ưu bài viết cho AI và người dùng cùng lúc
- Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, rõ ràng và cụ thể.
- Tránh chung chung: thay vì viết “sân bay Nội Bài gần Hà Nội”, hãy cụ thể hóa thành “sân bay Nội Bài cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km, tương đương 30–40 phút đi xe”.
4. Cấu trúc bài viết logic – chuẩn SEO – chuẩn AI
- Sử dụng thẻ heading (H1, H2…) đúng cách.
- Bổ sung dữ liệu có cấu trúc (Schema markup) để giúp AI hiểu rõ thành phần của trang.
- Tập trung vào Media: AI hiện nay đã có thể “đọc” hình ảnh và video – hãy dùng infographic, hình minh họa và video để tăng giá trị nội dung.
5. Tạo nội dung theo Insight, không chỉ theo “câu hỏi”
- Đào sâu vào ý định tiềm ẩn sau mỗi truy vấn.
- Ví dụ: Với truy vấn “giảm vòng 1”, người dùng thật ra có thể đang tìm cách trở nên hấp dẫn hơn – nội dung nên mở rộng sang cách ăn mặc, tự tin, và chăm sóc bản thân toàn diện.
AI không chỉ là công cụ hiển thị – mà còn là trợ lý chiến lược SEO
Bên cạnh việc tối ưu để được hiển thị trong AI Overview, anh Phúc cũng nhấn mạnh: AI có thể hỗ trợ rất nhiều trong quá trình triển khai SEO hàng ngày, từ nghiên cứu đến xây dựng nội dung:
- Nghiên cứu từ khóa thông minh: AI giúp gom nhóm từ khóa theo chủ đề và phân tích xu hướng tìm kiếm mới.
- Tư vấn cấu trúc website: AI có thể đề xuất mô hình Content Hub hiệu quả dựa trên hành vi người dùng.
- Dự đoán & Cá nhân hóa nội dung: Với AI, bạn có thể phát triển nội dung theo từng giai đoạn hành trình khách hàng một cách tự động hơn.
Sự kết hợp giữa chuyên môn SEO và tư duy AI-first chính là chìa khóa để doanh nghiệp bứt phá trên Google trong kỷ nguyên mới.
Chiến lược nội dung cho từng website trong thời đại AI Overview
Anh Phúc tiếp tục chia sẻ những chiến lược nội dung cụ thể mà doanh nghiệp cần tập trung cho từng website riêng lẻ, đặc biệt trong bối cảnh Google ngày càng ưu tiên hiển thị kết quả dựa trên AI Overview.
1. Chuyển từ “search intent” sang “insight” – hiểu sâu hơn mong muốn ẩn sau câu hỏi
Một trong những điểm nổi bật trong chiến lược nội dung hiện đại là chuyển dịch từ việc chỉ đơn thuần trả lời câu hỏi (search intent) sang việc khám phá nhu cầu sâu xa bên trong người dùng (insight).
- Trước đây, khi người dùng tìm kiếm một vấn đề, chiến lược SEO thường là “người dùng hỏi gì thì trả lời đúng câu đó”.
- Tuy nhiên, hiện nay, doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn “vì sao” người dùng lại đặt câu hỏi đó, và từ đó mở rộng nội dung để giải quyết trọn vẹn vấn đề thực sự của họ
Ví dụ, với truy vấn: “cách làm giảm vòng 1”, nếu chỉ tập trung vào search intent, nội dung sẽ xoay quanh các phương pháp giảm vòng 1. Nhưng nếu đào sâu insight – mong muốn thật sự của người dùng có thể là “muốn trở nên xinh đẹp hơn, cân đối hơn hoặc cảm thấy tự tin hơn”. Khi đó, nội dung có thể mở rộng ra:
- Các biện pháp làm đẹp toàn diện.
- Các bài tập giúp cải thiện vóc dáng chung.
- Gợi ý trang phục phù hợp với dáng người.
Cách tiếp cận này giúp bài viết không chỉ “đúng” mà còn “chạm”, từ đó gia tăng giá trị cho người dùng và tăng cơ hội được AI Overview trích dẫn.
2. Tái cấu trúc nội dung để phù hợp với AI
Sự thay đổi trong cách Google xử lý và hiển thị nội dung đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cũng cần thay đổi cách tổ chức bài viết.
- Trước kia, bài viết chủ yếu phục vụ người dùng, với các thẻ tiêu đề H1, H2 để phân cấp nội dung.
- Hiện nay, nội dung cần một cấu trúc logic, rõ ràng, có liên kết chặt chẽ giữa các phần, nhằm giúp AI dễ dàng hiểu được bức tranh tổng thể.
Một ví dụ minh họa là: thay vì nói “sân bay Nội Bài cách Hà Nội không xa”, nên viết cụ thể: “Sân bay quốc tế Nội Bài nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30 km, tương đương khoảng 8 phút di chuyển bằng ô tô trên đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài trong điều kiện giao thông thuận lợi.”
Việc cung cấp dữ liệu cụ thể – có thể trích xuất – dễ hiểu không chỉ nâng cao trải nghiệm người đọc mà còn giúp AI xác định đúng thông tin và hiển thị nó trên các tính năng như AI Overview.
Trong phần chia sẻ của mình, anh Nguyễn Văn Phúc đã đưa ra một thông điệp quan trọng: AI không thay thế con người, nhưng sẽ thay thế những nội dung hời hợt, không mang giá trị thực tế.
Để không bị bỏ lại phía sau, mỗi doanh nghiệp cần:
- Tập trung vào chất lượng – không phải số lượng nội dung.
- Đặt người dùng làm trung tâm thay vì chỉ chăm chăm vào thuật toán.
- Ứng dụng AI như một trợ lý chiến lược giúp phân tích insight, gợi ý chủ đề và tối ưu hóa trình bày nội dung.
Sự thay đổi lớn từ Google là lời nhắc nhở cho các nhà làm SEO: đã đến lúc cần tiến hóa cùng AI, chứ không chỉ tối ưu cho công cụ tìm kiếm nữa.
2. Phần Q&A – hỏi đáp cùng khách mời
2.1. Câu hỏi của chị Lê Thu Hương – Digital Marketing Expert tại Techcombank
Câu hỏi cụ thể: Khi tìm kiếm “SEO Agency tại Hà Nội”, kết quả AI Overview hiện thị một số tên agency mà chị đánh giá là không phải top đầu. Vấn đề được đặt ra là: Google có đang xử lý thiên lệch thông tin không? Đồng thời, chị hỏi: Có công cụ nào giúp đo lường việc thương hiệu xuất hiện trong AI Overview không?
Trả lời từ anh Hưng:
- AI Overview lựa chọn nguồn thông tin theo cơ chế xác suất thống kê – giống như việc lật nhanh qua tài liệu để tìm nội dung phù hợp.
- Do đó, việc một số link hoặc thương hiệu được chọn không đảm bảo là tốt nhất, mà chỉ có vẻ liên quan nhất theo cách AI hiểu.
- Anh Phúc thừa nhận AI vẫn có thể hiểu sai ngữ nghĩa hoặc ý định người dùng.
- Việc kiểm soát bias là một bài toán đang được Google cải tiến liên tục, nhất là khi AI Overview mới bắt đầu phổ biến tại Việt Nam.
- Hiện chưa có công cụ bên thứ ba nào đo được hiệu quả xuất hiện trên AI Overview, vì câu trả lời là tùy biến theo từng truy vấn cá nhân, khác với đo social listening thông thường.
Trả lời từ anh Phúc:
- Khi thử tìm từ khóa như “top ba doanh nghiệp SEO lớn nhất Hà Nội”, kết quả trả về là SEONGON – dù không hẳn là doanh nghiệp nổi bật nhất. Điều này cho thấy AI đang cá nhân hóa kết quả dựa trên hành vi tìm kiếm trước đó.
- Vì vậy, để giảm bias và tăng cơ hội xuất hiện, doanh nghiệp nên:
- Lên top với đa dạng từ khóa liên quan.
- Tăng mật độ hiện diện trên các nền tảng khác nhau để AI nhận diện thương hiệu mạnh mẽ hơn.
Chị Hương phản hồi thêm:
- Trong truy vấn của chị, AI Overview không chỉ đưa link mà trả lời trực tiếp bằng cách gợi ý tên thương hiệu.
- Điều này càng cho thấy mức độ ảnh hưởng của AI trong việc hình thành nhận thức thương hiệu.
Anh Hưng tiếp tục chia sẻ:
- Google AI sử dụng nhiều tầng kiểm soát để hạn chế bias:
- Tầng 1: Chỉ kích hoạt AI Overview nếu truy vấn thực sự cần.
- Tầng 2: Đánh giá lại tính hữu ích của nội dung trước khi hiển thị.
- Tầng 3: Hạn chế hiển thị đối với nhóm “Your Money, Your Life” như sức khỏe, tài chính.
- Tuy nhiên, vẫn không có công cụ đo lường hiệu quả chính thức từ Google về việc xuất hiện trên AI Overview.
2.2. Câu hỏi của anh Trần Thanh Hải – Chuyên viên từ LP Bank
Câu hỏi cụ thể: “AI Overview hiện tại chưa xuất hiện phổ biến khi tôi tìm kiếm bằng Google. Vậy nếu doanh nghiệp tối ưu nội dung để xuất hiện trên AI Overview, điều này có ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm truyền thống không? Và nếu tập trung vào insight, đặt nhiều câu hỏi hơn trong bài viết để tối ưu AI View, liệu có làm thay đổi cách Google xếp hạng so với cách viết bài truyền thống trước đây?”.
Trả lời của anh Nguyễn Văn Phúc:
Anh Phúc khẳng định rõ: Chúng ta không từ bỏ những gì đã hiệu quả, mà đang bổ sung thêm tầng tối ưu mới.” Cụ thể:
- Các kỹ thuật SEO truyền thống như tối ưu từ khóa, cấu trúc nội dung chuẩn H1-H2, internal link, schema, tốc độ tải trang… vẫn giữ nguyên giá trị và tiếp tục được duy trì.
- Việc tối ưu cho AI Overview không làm thay đổi nguyên tắc cũ, mà là mở rộng nội dung để trả lời sâu hơn, cụ thể hơn, từ đó tạo cơ hội xuất hiện trong phần tóm tắt AI trên kết quả tìm kiếm. Trước đây bạn viết 1.000 chữ để lên top, thì nay có thể cần thêm 200 chữ nữa – những đoạn nội dung chi tiết, rõ ràng, mang tính hướng dẫn – để đủ điều kiện lọt vào AI View.
Anh Phúc cũng lưu ý thêm rằng:
- Mật độ từ khóa – một yếu tố truyền thống trong SEO – hiện không còn quan trọng tuyệt đối, nhưng vẫn cần được kiểm soát trong một “ngưỡng tối ưu” nhất định.
- Các thuật toán của Google giờ đây ưu tiên ngữ nghĩa và độ bao phủ nội dung, nên người làm SEO cần kết hợp cả từ khóa, insight, và thông tin cụ thể để tối ưu toàn diện.
Anh Phúc cũng chia sẻ thẳng thắn về hiện trạng của AI Overview tại thị trường Việt Nam:
- AI Overview hiện mới phổ biến ở thị trường tiếng Anh, đặc biệt là Hoa Kỳ.
- Khi kiểm tra các thiết bị di động hay tìm kiếm trên Google ở Việt Nam, AI Overview vẫn hiếm khi xuất hiện.
- Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp Việt có thể chờ đợi.
“Google đã thử nghiệm AI Overview trong nhiều năm trước khi áp dụng chính thức. Ở thị trường Mỹ, nó đã xuất hiện gần như mặc định. Việt Nam sẽ là điểm đến tiếp theo – và những ai chuẩn bị nội dung trước sẽ là người thắng cuộc.”
Anh cũng giới thiệu một công cụ có tên ARF (AI Result Finder) – giúp kiểm tra xem website nào đã có từ khóa xuất hiện trong AI Overview (tuy không cho biết nội dung được trích xuất). Đây là một công cụ hỗ trợ theo dõi xu hướng hiển thị mới của Google.
2.3. Câu hỏi từ khách mời đầu cầu TP. Hồ Chí Minh
Câu hỏi cụ thể: Liệu có thể ứng dụng AI vào marketing ngành dược – một lĩnh vực bị siết chặt về luật quảng cáo – mà vẫn đảm bảo hiệu quả truyền thông và tuân thủ pháp luật hay không?
Trả lời từ anh Tiến Nam:
1. Ngành dược phẩm và sức khỏe: đặc thù, nhạy cảm và bị kiểm soát chặt chẽ
Anh Nam mở đầu bằng cách nhấn mạnh rằng: Ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe luôn là ngành đặc thù – nơi mà mọi nội dung quảng cáo đều phải đảm bảo tuyệt đối tính xác thực, vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Không chỉ Google, mà mọi nền tảng quảng cáo đều bị kiểm soát chặt chẽ khi phân phối nội dung liên quan đến dược phẩm, thực phẩm chức năng, hay sức khỏe nói chung.
- Chính phủ gần đây cũng đã siết chặt quy định, buộc các doanh nghiệp và nền tảng quảng cáo phải kiểm duyệt kỹ lưỡng mọi thông tin đưa ra – từ claim sản phẩm, đến hình ảnh, video, từ khóa được sử dụng.
2. Vấn đề cốt lõi nằm ở chính sách và nội dung quảng cáo
Theo anh Nam, các doanh nghiệp dược phẩm (đặc biệt là nhóm thuốc không kê đơn – OTC hoặc thực phẩm chức năng) hoàn toàn có thể quảng cáo hiệu quả nếu nội dung đáp ứng đúng chính sách: “Không phải Google không cho ngành dược quảng cáo. Vấn đề là nội dung bạn nói gì và bạn có chứng minh được không.”
- Những nội dung thiếu căn cứ như “giảm cân trong 7 ngày”, “hết đau dạ dày sau 1 tuần”… sẽ bị từ chối.
- Nhưng nếu có chứng nhận lâm sàng hoặc tài liệu từ cơ quan y tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa thông tin đó vào quảng cáo và được duyệt.
3. Hành trình người tiêu dùng – áp dụng AI và giải pháp Google
Anh Nam chia quá trình marketing thành 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có cách tiếp cận phù hợp:
Giai đoạn nhận biết:
- Sử dụng quảng cáo hiển thị, video YouTube, banner – để phủ thương hiệu trên mọi điểm chạm.
- AI sẽ hỗ trợ nhận diện hành vi, từ đó đưa ra đề xuất định dạng phù hợp mà không cần dùng đến từ khóa nhạy cảm.
- Nội dung vẫn cần tuân thủ chính sách, nhưng có thể sáng tạo về mặt hình ảnh và cách kể câu chuyện.
Giai đoạn cân nhắc và chuyển đổi:
- Ứng dụng các chiến dịch Performance Max, Demand Gen hoặc tích hợp với thương mại điện tử để thúc đẩy hành vi mua hàng.
- AI sẽ phân tích dữ liệu hành vi, tối ưu creative và kênh phân phối, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
4. Liên kết Google – Shopee – TikTok: hướng đi mới cho dược phẩm online
Anh Nam hé lộ sự hợp tác gần đây giữa Google và Shopee, nhằm:
- Cho phép chiến dịch Google nhận tín hiệu chuyển đổi từ Shopee → từ đó tối ưu hành vi mua hàng trên nền tảng này.
- Một số thương hiệu như Thái Minh, hoặc các nhà quảng cáo làm việc với Sanofi, đang thử nghiệm mô hình này.
“Không chỉ có Google, mà còn là hệ sinh thái đa kênh – Google, Shopee, TikTok – cùng tối ưu hành vi người dùng.”
Anh Nam kết thúc phần chia sẻ bằng lời khuyên cho các doanh nghiệp trong ngành: Đừng tìm cách lách luật – hãy đầu tư vào nội dung xác thực. Nếu bạn có dữ liệu lâm sàng, có giấy phép, Google hoàn toàn mở cánh cửa quảng cáo cho ngành dược. Google sẵn sàng đồng hành với các thương hiệu dược để tư vấn chiến lược phù hợp. Vấn đề nằm ở việc kiểm soát nội dung – chứ không phải hạn chế từ công nghệ.
2.4. Câu hỏi từ anh Vũ – Team Leader SEO của Vua Nệm
Anh Vũ chia sẻ rằng khi nghiên cứu trên các thị trường quốc tế, anh nhận thấy AIO View (Google AI Overview) có sự khác biệt về tần suất xuất hiện tùy theo ngôn ngữ và từ khóa tìm kiếm. Từ đó, anh đặt ra hai câu hỏi chính dành cho diễn giả:
- Nguyên tắc nào để Google quyết định hiển thị phần AIO View cho một từ khóa cụ thể?
- Google có lộ trình nào để triển khai AIO View bằng tiếng Việt tại thị trường Việt Nam không, và nếu có thì là khi nào?
Phần trả lời từ anh Hưng:
Anh Hưng thừa nhận đây là một câu hỏi rất “khó” vì liên quan đến kế hoạch phát triển nội bộ của Google, vốn không công khai. Tuy nhiên, dựa trên quan sát thực tế, anh Hưng đưa ra hai giả thuyết mà anh cho rằng có thể là nguyên tắc mà Google sử dụng để quyết định khi nào AIO View xuất hiện:
- Người dùng có thật sự cần sự hỗ trợ của AI để hiểu vấn đề đó không?
- AIO View có mang lại giá trị gia tăng rõ rệt cho người dùng trong kết quả tìm kiếm đó không?
Tính năng AIO View thường được ưu tiên hiển thị ở giai đoạn đầu của hành trình tìm hiểu thông tin, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan. Anh Hưng cũng nhấn mạnh: việc AIO View có xuất hiện hay không vẫn khá “ngẫu nhiên”, phụ thuộc nhiều vào thuật toán và tiêu chí nội bộ của Google.
Ở thị trường Việt Nam, khi người dùng tìm kiếm bằng tiếng Anh (ví dụ: “what is AIO view”, “what is sell”), AIO View có thể xuất hiện. Trong khi đó, nếu tìm kiếm bằng tiếng Việt, tính năng này chưa hiển thị công khai mà cần truy cập vào Google Search Labs và bật tính năng preview để trải nghiệm.
Trả lời bổ sung từ anh Phúc:
- Anh Phúc chia sẻ thêm về bối cảnh phát triển sản phẩm của Google tại Việt Nam. Việc Google mở văn phòng tại Việt Nam là tín hiệu rõ ràng cho thấy họ đang quan tâm sâu sắc hơn đến thị trường và hành vi người dùng tại đây.
- Các sản phẩm quảng cáo hiện có của Google cũng được điều chỉnh để phù hợp hơn với đặc điểm của người dùng Việt, thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các nhà quảng cáo bản địa.
- Anh Phúc tin tưởng rằng trong tương lai gần, các sản phẩm và tính năng như AIO View sẽ sớm được Google triển khai chính thức bằng tiếng Việt, nếu Google đánh giá rằng tính năng đó phù hợp với người dùng.
- Trước mắt, anh khuyến nghị các nhà quảng cáo nên tiếp tục tận dụng tốt các sản phẩm Google hiện tại, đặc biệt là Performance Max, Demand Gen hay Shopping Ads, vốn đã rất hiệu quả tại thị trường nội địa.
Buổi hội thảo không chỉ mang đến cái nhìn sâu sắc về cách Google đang ứng dụng AI vào hệ sinh thái quảng cáo và tìm kiếm, mà còn mở ra nhiều gợi ý thực tiễn cho doanh nghiệp Việt trong việc ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả, an toàn và đúng pháp luật – đặc biệt với những ngành đặc thù như dược phẩm, sức khỏe.
Bạn cần một đối tác am hiểu Google để dẫn dắt?
Tại SEONGON, chúng tôi là Google Marketing Agency hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp giải pháp toàn diện về SEO & Google Ads, cùng đội ngũ hơn 90 chuyên gia dày dạn kinh nghiệm đã triển khai hàng nghìn dự án thành công với:
- Dịch vụ SEO bền vững: Tăng trưởng traffic, phủ sóng thương hiệu và tối ưu chuyển đổi bền vững qua công cụ tìm kiếm.
- Dịch vụ Google Ads chuyên sâu: Đạt hiệu quả cao với chiến lược quảng cáo thông minh: Performance Max, Demand Gen, Shopping Ads…
Hãy để SEONGON đồng hành cùng bạn, tận dụng sức mạnh từ Google và AI để bứt phá tăng trưởng trong năm 2025!