Sitelink là phần liên kết xuất hiện phía dưới trang đích khi người dùng truy vấn từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm. Sự có mặt của sitelink giúp tăng độ nhận diện cũng như uy tín của website và nhất là tạo ra nhiều chuyển đổi khác nhau. Vậy làm thế nào để tăng cơ hội hiển thị sitelink cho website của bạn? Hãy cùng SEONGON giải đáp chi tiết trong bài viết này!
1. Sitelink là gì? Có bao nhiêu loại?
1.1. Sitelink là gì?
Sitelink là một nhóm các liên kết có cùng một tên miền hiển thị bên dưới kết quả chính sau khi gõ từ khóa tìm kiếm, có tác dụng tạo lối tắt giúp người dùng tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin mà không nhất thiết phải truy cập vào trang chính. Google sẽ tự động hiển thị các sitelink chất lượng, hữu ích cho người dùng khi website đó được tối ưu hóa trên thanh công cụ tìm kiếm.
Số lượng site link của một website thay đổi tùy vào loại truy vấn:
- Truy vấn thương hiệu: Khi bạn tìm kiếm các từ khóa có chứa tên thương hiệu, công cụ tìm kiếm sẽ cho ra khoảng 6 sitelink.
- Truy vấn chung hoặc với trang web trả phí: Đối với những từ khóa tổng quát, thanh tìm kiếm thường cho ra khoảng 4 sitelink.
1.2. 4 loại sitelink phổ biến hiện nay
Có 4 loại sitelink với những đặc điểm và mục đích khác nhau, được dùng để tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm trên Internet. Dưới đây là bảng so sánh 4 loại sitelink và cách làm sitelink:
Loại sitelink | Đặc điểm chính | Cách tạo chi tiết |
Sitelink trả phí (Paid sitelink) | Liên kết xuất hiện khi bạn chạy Google Ads. |
|
Sitelink tự nhiên (Organic sitelink) | Liên kết xuất hiện tự động dựa trên thuật toán của Google, đưa người dùng đến các trang con của website chính. (Thường là kết quả của truy vấn thương hiệu). | Bạn không thể tự tạo Organic sitelink, việc bạn có thể làm là tối ưu hóa website để Google nhận diện và đề xuất trang web của bạn.
|
Sitelink tự nhiên 1 dòng (Organic one-line sitelink) | Là dạng sitelink chứa tối đa 4 liên kết nhưng chỉ hiển thị trong một dòng và là kết quả của nhiều loại truy vấn khác nhau. |
|
Sitelink tự nhiên dạng box (Organic sitelink search box) | Hiển thị một ô tìm kiếm ngay tại kết quả, đưa người dùng đến thẳng nội dung cụ thể trên website của thương hiệu. |
|
1.2.1. Sitelink có trả phí (Ad Sitelink)
Sitelink website Google Ads là tiện ích cho phép nhà quảng cáo quảng bá các liên kết con của một trang web nhằm thúc đẩy tỷ lệ nhấp.
Đặc điểm:
- Được tùy chỉnh: Nhà quảng cáo có thể linh hoạt trong việc chọn các URL xuất hiện trên quảng cáo của mình.
- Vị trí: Hiển thị trong phần quảng cáo trên Google (Google Ads) với dòng chữ “Được tài trợ”.
- Tối đa 4-6 sitelink có thể được hiển thị trong quảng cáo, giúp quảng cáo trở nên hấp dẫn hơn nhằm đạt đến mục tiêu tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
1.2.2. Sitelink tự nhiên (loại có nhiều dòng)
Sitelink tự nhiên là loại liên kết tự động được đề xuất do thuật toán của Google, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Organic sitelink thường xuất hiện dưới dạng nhiều dòng liên kế Đây là loại sitelink tự động do Google tạo ra, xuất hiện dưới dạng các liên kết nhiều dòng hiển thị trong kết quả tìm kiếm thông thường.
Đặc điểm:
- Tự động: Google tự động chọn các trang quan trọng của website để hiển thị dưới dạng sitelink.
- Hiển thị từ 2-6 liên kết, mỗi liên kết bao gồm tiêu đề và URL.
- Mục tiêu: Giúp người dùng truy cập trực tiếp nhanh chóng vào phần thông tin họ quan tâm bên trong trang web mà không cần nhấp vào trang đích.
1.2.3. Sitelink tự nhiên (loại 1 dòng)
Đây cũng là một loại sitelink tự nhiên, nhưng được hiển thị duy nhất trên một dòng với chỉ một liên kết.
Đặc điểm:
- Hiển thị thông tin quan trọng: Liên kết dạng này thường được hiển thị dưới dạng keyword.
- Tối ưu hóa tốt hơn: Sitelink 1 dòng thường xuất hiện khi Google nhận thấy chỉ cần một liên kết đã đủ để thúc đẩy người dùng thực hiện hành động, thay vì phải xem xét nhiều tùy chọn khác nhau.
1.2.4. Sitelink dạng ô tìm kiếm (Search box)
Sitelink dạng ô khác biệt hoàn toàn so với sitelink tự nhiên và sitelink trả phí. Dưới URL trang web mong muốn, người dùng sẽ thấy một ô tìm kiếm cho phép truy vấn trực tiếp vào website đó.
Đặc điểm:
- Tính năng ô tìm kiếm: Người dùng có thể nhập từ khóa trực tiếp trong ô tìm kiếm và Google sẽ cung cấp các kết quả liên quan từ trang web một cách nhanh chóng.
- Hiển thị trên các kết quả tìm kiếm: Tối ưu hóa việc tìm kiếm cũng như trải nghiệm người dùng.
2. Lợi ích của sitelink cho website
Lợi ích của sitelink đối với website nói chung và SEO website nói riêng có thể kể đến như sau:
- Tăng khả năng hiển thị và độ nhận diện: Khi website của bạn đi kèm với sitelink, chúng sẽ chiếm một phần lớn không gian trên màn hình. Liên kết của bạn càng nhiều, sức cạnh tranh của bạn trên trang đầu công cụ tìm kiếm càng lớn. Bằng cách này, tên website của bạn sẽ hiển thị nhiều hơn, ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng hơn.
- Chứng minh website chất lượng: Google dựa vào hành vi thực tế của người dùng để quyết định sitelink của website nào được hiển thị. Khi nhiều sitelink được hiển thị, chứng tỏ trang web của bạn có cấu trúc hiệu quả, nội dung chất lượng cũng như lượt traffic cao. Những minh chứng thực tế này làm cho người dùng tin tưởng hơn vào trang web.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Việc hiển thị nhiều sitelink giúp người dùng nhanh chóng bắt gặp thông tin họ cần truy vấn, từ đó nhấp trực tiếp vào các liên kết mà không cần truy cập vào trang chính. Cách này giúp người dùng tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tăng tỷ lệ nhấp chuột cho website.
- Cải thiện tối ưu hóa SEO: Mặc dù bạn không thể trực tiếp can thiệp vào việc tạo ra những sitelink tự nhiên, nhưng việc xây dựng một cấu trúc website rõ ràng, tối ưu hóa liên kết nội bộ và sáng tạo nội dung có giá trị sẽ giúp Google ghi nhận website của bạn, tăng khả năng hiển thị các sitelink tự nhiên. Bên cạnh đó, Sitelink giúp tăng thời gian người dùng ở lại trên trang web, góp phần vào việc nâng cao thứ hạng của website trên các thanh công cụ tìm kiếm.
- Tạo cơ hội cho các mục tiêu chuyển đổi khác nhau: Nếu website của bạn quảng bá số lượng lớn sản phẩm, dịch vụ, sitelink là cách tốt nhất để hướng người dùng đến đúng nơi quan tâm, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi hoặc tạo ra tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Chẳng hạn Website Shopee hiển thị rất nhiều sitelink như “Shopee Thời Trang”, “Shopee Flash Sale”, “Shopee Live”, “Freeship Xtra+”,…giúp người dùng nhanh chóng tìm đến sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm.
3. Cách để Google hiển thị sitelink cho website
Doanh nghiệp không có khả năng can thiệp vào tỷ lệ hiển thị sitelink của Website. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tập trung đáp ứng các điều kiện của Google để tăng khả năng các liên kết trang web của mình xuất hiện trên thanh công cụ tìm kiếm.
3.1. Điều kiện để Google hiển thị sitelink cho website
Google sẽ đánh giá các tiêu chí sau đây để chọn sitelink được hiển thị:
- Đặt tên độc nhất cho website: Một cái tên độc đáo sẽ giúp website của bạn hiện ra ngay khi người dùng tìm kiếm tên thương hiệu thay vì bị trộn lẫn với hàng loạt cái tên tương tự trên Google.
- Cấu trúc website rõ ràng: Một website có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp Google dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu, kiểm tra và điều hướng. Ngay từ bước xây dựng website, bạn nên chọn một cấu trúc cụ thể như cấu trúc Silo hoặc cấu trúc Topic Cluster để website của bạn uy tín hơn trong mắt Google.
- Nội dung chất lượng: Nội dung bạn đăng tải trên website phải đáp ứng các checklist chuẩn SEO, có tính độc nhất và mang đến thông tin hữu ích cho người dùng.
- Trang quan trọng được lập chỉ mục: Những website được lập chỉ mục là trang web đã được Googlebot truy cập, thu thập dữ liệu, sau đó phân tích nội dung và lưu trữ. Những trang web này có độ đáng tin cậy, dễ dàng xuất hiện trên thanh tìm kiếm Google.
- Tối ưu hóa dữ liệu cấu trúc: Dữ liệu cấu trúc là một loại mã hóa giúp tăng khả năng đọc hiểu của công cụ tìm kiếm với nội dung trang web của bạn. Ngoài ra, dữ liệu cấu trúc cũng góp phần SEO khi tăng tốc độ load và cải thiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
- Website uy tín: Google chắc chắn sẽ ưu tiên giới thiệu các website đáng tin cậy cho người dùng của họ. Website được tin tưởng phải có backlink chất lượng, tên miền tốt, nội dung mang lại giá trị cho cộng đồng, lượt truy cập cao,… Bạn có thể theo dõi, đo lường và đánh giá độ tin cậy của website thông của chỉ số TrustRank trong SEO.
- Tốc độ tải trang nhanh và trải nghiệm người dùng tốt: Tốc độ load của website tỷ lệ thuận với độ đáng tin cậy và trải nghiệm của người dùng. Các trang web có tốc độ tải nhanh hơn sẽ được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm, dẫn đến khả năng được tăng cường hiển thị sitelink.
- Không có lỗi SEO kỹ thuật: Các lỗi SEO kỹ thuật như 404, URL bị chặn, Sitemap XML, chưa tối ưu title,… đều ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Website ở thứ hạng thấp thường không có sitelink đi kèm. Do đó SEOer cần theo dõi và khắc phục toàn bộ lỗi SEO.
- Liên kết nội bộ hợp lý: Những liên kết nội bộ có lượt nhấp cao sẽ giúp tăng thứ hạng của trang đích.
3.2. Cách tối ưu website tăng cơ hội hiển thị sitelink
Dựa trên những điều kiện nhằm giúp tăng cường khả năng hiển thị sitelink của website, có thể rút ra một số lưu ý để tối ưu website như sau:
3.2.1. Tên website là duy nhất
Tên miền của bạn phải đáp ứng các tiêu chí dễ nhớ, rõ ràng và phản ánh chính xác tên thương hiệu hoặc lĩnh vực hoạt động của website. Ngoài ra, tên miền đó không được trùng lặp với các tên miền khác vì có thể gây nhầm lẫn kết quả. Với một tên miền như vậy, Google dễ dàng nhận diện và gắn tên đó với website, từ đó tăng thêm khả năng hiển thị sitelink khi tên thương hiệu của bạn xuất hiện trên thanh tìm kiếm.
3.2.2. SEO Top 1 cho từ khóa thương hiệu
- Tối ưu SEO từ khóa thương hiệu: Từ khóa được tối ưu không chỉ giúp người dùng dễ tìm thấy bạn hơn mà còn tăng khả năng Google hiển thị sitelink.
- Tạo nội dung chất lượng: Content trên website phải phân nhánh từ từ khóa mục tiêu. Hơn nữa, bạn cần liên tục duy trì giá trị của nội dung bằng cách viết bài chuẩn SEO chất lượng cao và thường xuyên cập nhật thông tin. Nên nhớ, nội dung tốt là yếu tố quan trọng giúp nâng cao thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
3.2.3. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc
Dữ liệu có cấu trúc giúp Google hiểu đọc hiểu nhanh hơn nội dung của bạn nhằm chứng minh chất lượng website. Để xây dựng dữ liệu có cấu trụng, bạn có thể sử dụng schema.org để đánh dấu các phần như bài viết, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,… Cách này giúp tăng khả năng Google lập chỉ mục trang quan trọng, từ đó sẽ xuất hiện thêm sitelink.
3.2.4. Cấu trúc website hợp lý, logic
Cấu trúc của website cần được phân cấp rõ ràng, bao gồm các trang chính có thể truy cập từ menu điều hướng. Chẳng hạn như từ trang chủ, người dùng và Google đều phải dễ dàng truy cập các trang quan trọng như “Dịch vụ”, “Sản phẩm”, “Giới thiệu” hoặc “Liên hệ”. Bên cạnh đó, các trang quan trọng nói trên cần có URL rõ ràng, mô tả chính xác nội dung của trang.
3.2.5. Mục lục cho từng bài viết
Đối với các bài viết có dung lượng dài trên trang web, bạn nên sử dụng mục lục để Google thuận tiện trong việc điều hướng các phần quan trọng của bài viết cho người đùng. Khi trải nghiệm của người dùng trên website được cải thiện, khả năng xuất hiện sitelink của bạn cũng cao hơn, nhất là đối với những bài viết có nội dung phân cấp.
3.2.6. Tận dụng sidebar để tăng truy cập cho các trang quan trọng
Sidebar hay còn gọi là thanh bên là nơi bạn có thể thêm liên kết đến các trang quan trọng của website như dịch vụ, sản phẩm nổi bật, bài viết blog. Công cụ này giúp Google và người dùng thuận tiện hơn trong việc nhận diện và truy cập các thành phần quan trọng trong website.
3.2.7. Tạo sitemap cho website
Để khái quát hóa các trang còn tồn tại trong một trang web, bạn có thể tận dụng Sitemap XML. Công cụ này giúp Google tạo điều kiện để Google lập chỉ mục các trang trên website của bạn. Sau khi tạo thành công Sitemap XML, bạn gửi đến Google Search Console để Google nắm bắt cấu trúc website của bạn, tăng khả năng hiển thị sitelink.
3.2.8. Đăng ký Google Search Console
Một bước quan trọng trong việc tối ưu hiển thị sitelink đảm bảo bạn đã đăng ký website Google Search Console. Công cụ này giúp bạn theo dõi hiệu suất tìm kiếm của website cũng như các sitelink có khả năng hiển thị.
3.2.9. Xây dựng liên kết nội bộ chất lượng
Liên kết nội bộ hợp lý góp phần điều hướng người dùng đến những điều họ muốn tìm kiếm cũng như cải thiện khả năng lập chỉ mục trang web của Google. Bạn có thể tạo liên kết giữa các trang quan trọng như liên kết từ blog đến sản phẩm/dịch vụ.
3.2.10. Tiêu đề trang web chuẩn SEO
Tiêu đề SEO là một trong các yếu tố mà Google căn cứ hiểu nội dung của trang trước khi chọn các trang này làm sitelink. Một tiêu đề SEO được tối ưu có độ dài khoảng 65-70 ký tự, chứa keyword, mô tả chính xác nội dung của trang và đảm bảo tính đọc hiểu.
3.2.11. Tăng cường nhận diện thương hiệu thông qua Social
Google đánh giá cao về độ uy tín của các thương hiệu hiện diện trên mạng xã hội và tiếp cận với hàng ngàn người dùng Internet mỗi ngày. Vì thế, bạn đừng bỏ qua các kênh truyền thông này khi muốn tăng độ nhận diện của thương hiệu trên thanh công cụ tìm kiếm cũng như trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, chia sẻ nội dung từ Website lên các nền tảng như Facebook, Instagram, LinkedIn, v.v., cũng góp phần nâng cao tính đáng tin của thương hiệu, tạo cơ hội để Google gắn sitelink cho website thương hiệu của bạn.
SEONGON vừa cùng bạn thảo luận về sitelink, một yếu tố tối quan trọng trong việc tối ưu hóa thứ tự tìm kiếm của website, tăng tỷ lệ nhấp cũng như tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp của bạn.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về khái niệm sitelink cũng như một số mẹo để Google nhận diện và đặt sitelink cho thương hiệu của bạn. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với SEONGON để được tư vấn và hỗ trợ tận tình về dịch vụ SEO bởi đội ngũ chuyên gia đã có 12 năm kinh nghiệm trong ngành.