Referral traffic là thuật ngữ mô tả lượt truy cập website thông qua đường dẫn giới thiệu từ website khác. Đây là loại traffic vô cùng quan trọng trong Inbound Marketing, có ý nghĩa đặc biệt trong Marketing và SEO. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau!
1. Referral traffic là gì?
1.1. Định nghĩa
Referral traffic được sử dụng để mô tả những lượt truy cập vào website của bạn đến từ các đường liên kết trên website khác thay vì bằng cách truy cập trực tiếp hoặc đến từ các truy vấn tìm kiếm.
Ví dụ: Nếu nội dung trên website của bạn đủ thu hút và mang lại giá trị cho người dùng, các website khác với nội dung liên quan có thể đính kèm một liên kết giới thiệu đến website của bạn. Bạn cũng có thể tạo Referral traffic của riêng mình bằng cách để lại đường liên kết trên các blog hoặc diễn đàn khác mà bạn đã tham gia. Quảng cáo CPC cũng được tính là một nguồn Referral traffic.
1.2. Phân biệt Referral traffic với các loại traffic khác
Referral traffic
Đến từ các backlink (link website của bạn được đặt trên các trang web khác).
Ví dụ:
Organic traffic
Đến từ các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing,…
Ví dụ:
Direct traffic
Được thực hiện khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website của bạn trên khay URL.
Ví dụ:
Social traffic
Đến từ các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,… (khi bạn có để link website lên đó).
Ví dụ:
Paid search traffic
Đến từ loại hình quảng cáo Google Search.
Ví dụ:
Display traffic
Đến từ các loại hình quảng cáo như quảng cáo GDN, quảng cáo Youtube,…
Ví dụ:
Lưu ý: Traffic từ Cốc Cốc là Organic traffic nhưng được Google Analytics thống kê là Referral traffic.
2. Tầm quan trọng của Referral traffic
Referral traffic rất quan trọng với Inbound Marketing do 3 đặc điểm sau:
- Làm đa dạng nguồn traffic cho website, có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều kênh khác nhau và tăng lượt truy cập vào website.
- Là nguồn traffic chất lượng do được truy cập bởi những người thực sự quan tâm tới chủ đề trên website của bạn, từ đó có thể nâng cao khả năng chuyển đổi trên website cao nếu bạn biết điều hướng đúng cách.
- Là một tín hiệu tốt cho SEO, Google sẽ đánh giá website của bạn là một website uy tín khi được nhiều website khác giới thiệu với nội dung hữu ích cho người dùng.
3. Cách đọc chỉ số Referral traffic trong Google Analytics
Bạn phải có tài khoản Google Analytics để có thể đọc chỉ số Referral traffic. Sau khi đăng nhập vào Google Analytics, bạn thực hiện những bước như sau:
- Bước 1: Nhấn vào Thu nạp (Acquisition)
- Bước 2: Chọn Tất cả lượng truy cập (All Traffic) rồi chọn Kênh (Channels)
- Bước 3: Chọn nguồn truy cập Referral
Ở mục Referral, bạn sẽ nhận được 9 loại thông số cụ thể được chia thành 3 nhóm để có thể theo dõi như sau:
Thu nạp (Acquisition) | Hành vi (Behavior) | Lượt chuyển đổi (Conversions) |
Người dùng (Users) | Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) | Tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu (Goal Conversion Rate) |
Người dùng mới (New Users) | Số trang/phiên (Pages/Session) | Số lần mục tiêu hoàn thành (Goal Completion) |
Số phiên (Sessions) | Thời gian trung bình của phiên (Avg. Session Duration) | Giá trị mục tiêu (Goal Value) |
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi sự biến động của các chỉ số bằng sơ đồ hiển thị ở đầu trang theo khoảng thời gian mong muốn.
4. 8+ cách cải thiện Referral traffic nhanh và bền vững
4.1. Đăng bài thông cáo báo chí (PR)
Nếu bạn đăng một bài thông cáo báo chí (PR) trên một trang báo mạng nổi tiếng thì bạn đã có thể tạo ra rất nhiều cơ hội thu hút người đọc truy cập vào website của bạn. Tùy vào loại bài viết mà bạn lựa chọn, bạn có thể đặt external link trỏ về trang chủ của website hoặc bài viết trên website tương ứng. Nếu có thể, bạn hãy đặt bài viết đó trên website thu hút nhiều lượt người đọc trong lĩnh vực mà bạn đang hướng đến.
4.2. Giới thiệu nội dung từ KOLs: Chưa bao giờ là lỗi thời
KOL là đối tượng có thể tác động trực tiếp đến hành vi người mua hàng khi họ đã có một lượng người theo dõi ổn định. Do đó, giới thiệu nội dung từ KOL cho website của bạn có thể mang lại hiệu quả cao nếu bạn lựa chọn đúng KOL. Một số cách cải thiện Referral traffic cho website thông qua KOL như:
- Đặt liên kết trong một bài viết của KOL
- Giới thiệu trực tiếp website qua các video có sự xuất hiện của KOL, các buổi phát trực tiếp,…
4.3. Tham gia hoạt động trên các diễn đàn chuyên ngành
Diễn đàn cùng lĩnh vực là một nơi tuyệt vời để tăng Referral traffic. Những lưu ý bạn cần nắm rõ khi tham gia hoạt động trên các diễn đàn chuyên ngành để tăng Referral traffic cho website của mình bao gồm:
- Tham gia diễn đàn với lĩnh vực mà bạn có chuyên môn nhất
- Đảm bảo diễn đàn còn đang hoạt động tốt
- Đăng ký sử dụng tên gọi đi kèm với thương hiệu
- Đưa ra những Case study, nếu có thể hãy chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân và kiến thức bổ ích
- Kêu gọi sự chia sẻ
4.4. Trả lời câu hỏi tại những topic chuyên sâu
Trả lời câu hỏi tại những topic chuyên sâu ở các diễn đàn còn là một trong những cách để tăng Referral traffic cho website.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đưa ra ý kiến có giá trị, mang tính xây dựng, bỏ qua các điều tiêu cực khi bình luận.
- Đưa ra những dẫn chứng và số liệu cụ thể minh chứng cho những ý kiến của bạn.
- Nên tập trung vào các blog hoặc diễn đàn có cho phép chèn link trong phần bình luận.
4.5. Sáng tạo nội dung chất lượng và cho đi giá trị
Bên cạnh cách truyền tải nội dung truyền thống bằng văn bản, bạn có thể thực hiện sáng tạo các dạng nội dung chất lượng và cho đi giá trị khác như:
- Infographic
- Video
- Hướng dẫn chi tiết (How to)
- Bài viết dạng Toplist
- Bài viết theo trend
- Bài viết nêu quan điểm đánh vào một đám đông rõ ràng
4.6. Đăng tin tuyển dụng
Đăng tin tuyển dụng cũng là một trong những phương pháp để cải thiện Referral traffic cho website, nhất là đối với website của các doanh nghiệp. Bạn cần lưu ý cung cấp đầy đủ thông tin về profile của công ty, lưu ý cần phải để link trỏ về website. Không chỉ thu hút được các ứng viên tiềm năng bổ sung cho nguồn nhân sự của doanh nghiệp mà đây cũng là một nguồn thu hút Referral traffic hiệu quả.
4.7. Guest posting
Đây chính là một cách tăng Referral traffic mang lại hiệu quả nhất so với những cách trên mà bạn có thể áp dụng. Để triển khai bạn cần:
- Xác định vấn đề bạn muốn triển khai.
- Tìm những website/forum/blog liên quan đến chủ đề của website bạn và có cùng đối tượng khách hàng bạn đang nhắm đến.
- Thống kê lại thành một danh sách có khả năng Guest posting.
- Tìm thông tin liên hệ bằng cách vào trang chủ hoặc trang liên hệ của website tìm địa chỉ email.
- Gửi email nhằm mục đích thỏa thuận nội dung bài viết Guest posting và mức chi phí cho từng bài viết.
- Theo dõi cho đến khi nhận được phản hồi.
Lưu ý: Nên lựa chọn những website có DR nhỏ hơn DR website của bạn nhằm mục đích tăng khả năng chấp nhận Guest posting.
4.8. Phối hợp truyền thông đa kênh
4.8.1. Promotion trên social, tăng tương tác, kích thích chia sẻ
Promotion trên social là cách mà nhiều quản trị viên website thường dùng. Cách truyền thông này không chỉ giúp website tăng Referral traffic, tăng tương tác mà còn thúc đẩy tiếp cận khách hàng tiềm năng và kích thích chia sẻ.
Bạn có thể thực hiện truyền thông theo các cách sau:
- Chia sẻ nội dung website lên các mạng xã hội
- Tối ưu nội dung phù hợp với các mạng xã hội
- Đặt liên kết trỏ về bài viết trên website
- Đặt CTA để người đọc chia sẻ bài viết
Trên thực tế, hơn 80% doanh nghiệp cho biết mạng xã hội tạo ra cơ hội nhiều hơn đến với doanh nghiệp của họ và hơn 70% cho biết traffic website tăng lên do nỗ lực truyền thông xã hội.
Những mạng xã hội được ưu tiên sử dụng là: Facebook, Instagram, Pinterest, Linkedin, Youtube, Twitter,… Promotion trên social không còn là xu hướng mà nó còn là một chiến thuật hay mà nhiều doanh nghiệp dùng để tăng Referral traffic, khách hàng tiềm năng và doanh số.
4.8.2. Email marketing
Email marketing cũng là một nguồn đem lại Referral traffic chất lượng cực kì hiệu quả.
Để làm được điều đó bạn cần:
- Email đem lại giá trị hữu ích.
- Thời gian gửi email sẽ tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng.
- Phân loại nhóm người dùng trước khi gửi mail theo các yếu tố: độ tuổi, giới tính, vấn đề khách hàng quan tâm,…
- Gắn kèm link đến bài viết trên website.
- Gửi Email marketing cung cấp những giá trị hữu ích sẽ làm tăng khả năng người dùng truy cập vào website.
Hy vọng bài viết này của SEONGON đã giúp những SEOer hiểu rõ hơn và tích lũy được cho mình kiến thức về Referral traffic. Hãy áp dụng ngay những phương pháp được SEONGON tổng hợp trên đây vào website của bạn để thấy rõ hiệu quả nhé!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm những bài viết liên quan:
- Pagerank (PR) là gì? Pagerank ảnh hưởng thế nào đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm?
- Google Penalty là gì? Nguyên nhân website bị Google Penalty
- Bạn có hiểu đúng về thuật toán Google RankBrain?
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo khóa học SEO PPP để được update thường xuyên những kiến thức SEO mới nhất cũng như tìm hiểu chuyên sâu về quy trình thực thi dịch vụ SEO PPP độc quyền của SEONGON. Chúc bạn thành công!