Domain authority là gì? Cách tăng điểm Domain authority hiệu quả, an toàn cho website

Chia sẻ bài viết

Là một chỉ số quan trọng để đánh giá uy tín của một website, Domain Authority được SEOer hết sức quan tâm khi lập kế hoạch SEO. Domain authority là gì? Để tăng điểm Domain authority hiệu quả và an toàn cho trang web, SEOer nên làm gì? Bài viết này của SEONGON sẽ đem tới câu trả lời cho bạn.

1. Domain authority là gì? 

Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng một website trên công cụ tìm kiếm dựa trên tiêu chí về tính ổn định và độ uy tín được phát triển bởi Moz. 

Theo đó, điểm DA được tính ở thang điểm từ 0 đến 100, trên các yếu tố về số lượng backlink, chất lượng backlink và số tuổi của domain. Mặc dù các công cụ tìm kiếm như Google không sử dụng để quyết định thứ hạng cho website nhưng DA vẫn là chỉ số đáng để bạn theo dõi và đánh giá sức mạnh cho web của mình, từ đó kết luận về lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Domain authority được phát triển bởi Moz
Domain authority được phát triển bởi Moz

2. Làm sao để kiểm tra Domain Authority? 

Bạn có thể sử dụng các công cụ SEO miễn phí của Moz để kiểm tra, đo lường chỉ số DA này. Ví dụ như Link Explorer, MozBar. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng SERP Analysis của Keyword Explorer để kiểm tra chỉ số Domain authority. Dựa trên DA và các dữ liệu liên quan, bạn có thể phân tích và cải thiện các backlinks thích hợp cho website của mình.

3. Thế nào là một Domain Authority chất lượng? 

Cách đánh giá Domain Authority chất lượng tương đối đơn giản. Điểm càng cao phản ánh Domain Authority chất lượng. Điểm DA trong khoảng 40 – 50 là mức trung bình, từ trên 50 là tốt và trên 60 là xuất sắc.

Domain Authority từ 50 trở lên là chất lượng
Domain Authority từ 50 trở lên là chất lượng

Domain Authority chất lượng biểu hiện qua một số góc độ. Cụ thể:

  • Ổn định và tăng trưởng dần theo thời gian: DA không nên có những biến động quá lớn trong thời gian ngắn. Một DA tăng trưởng ổn định cho thấy website đang được xây dựng và phát triển một cách bền vững.
  • Phản ánh đúng chất lượng nội dung: Nội dung trên website phải chất lượng, độc đáo, hữu ích và được người dùng đánh giá cao. Nội dung chất lượng sẽ thu hút nhiều liên kết tự nhiên đến từ các website khác, từ đó nâng cao DA.
  • Được xây dựng từ các liên kết chất lượng: Các liên kết trỏ về website phải đến từ các website uy tín, có liên quan đến chủ đề của website. Số lượng liên kết không quan trọng bằng chất lượng liên kết.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các thuật toán cập nhật của Google: Một DA chất lượng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các thuật toán cập nhật của Google. Điều này cho thấy website tuân thủ các nguyên tắc của Google và có một nền tảng vững chắc.

4. Cách hiệu quả để tăng điểm Domain Authority

“Bằng cách nào để tăng chỉ số Domain Authority hiệu quả và bền vững?” luôn là câu hỏi nhiều SEOer quan tâm khi xây dựng kế hoạch SEO cho trang web của mình. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc, 9 bước giúp tăng DA hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

9 bước để tăng chỉ số Domain Authority hiệu quả và an toàn
9 bước để tăng chỉ số Domain Authority hiệu quả và an toàn

4.1. Chọn một tên miền tốt

  • Chọn tên miền có sự liên quan đến nội dung trang web, dễ nhớ và ngắn gọn. Từ đó, bạn có thể thu hút người đọc dễ dàng hơn và khiến họ ghi nhớ đến mình.
  • Thực hiện kiểm tra và gia hạn tên miền của bạn từ 3 – 5 năm. Điều này hết sức quan trọng vì nếu thời hạn quá ngắn, bạn dễ có thể quên gia hạn và bị mất tên miền.

4.2. Tối ưu hóa SEO On-Page

  • Tối ưu hóa code website, bao gồm thẻ meta title, tag hình ảnh và nội dung để đảm bảo phù hợp với thuật toán của Google và các công cụ tìm kiếm khác.
  • Sử dụng định dạng (có thể là in đậm, in nghiêng) để cải thiện trải nghiệm đọc.

4.3. Tạo nội dung có tính liên kết

  • Sản xuất nội dung trên trang web có chất lượng cao để thu hút liên kết từ các trang khác.
  • Nội dung nên sáng tạo, thông tin và phù hợp với thương hiệu để đem tới các liên kết chất lượng được đánh giá tốt từ người đọc.

4.4. Nâng cao cấu trúc liên kết nội bộ

  • Sử dụng internal links (liên kết nội bộ) để điều hướng, dẫn dắt người dùng tới nội dung liên quan. Qua đó, SEOer giúp cải thiện trải nghiệm và hỗ trợ công cụ tìm kiếm trong việc lập chỉ mục.

4.5. Xoá các liên kết có hại cho website

  • Nhằm duy trì độ tin cậy của website bạn cần kiểm tra và loại bỏ các liên kết không chất lượng. Để kiểm tra, bạn có thể dùng SEMrush, Ahrefs hoặc Google Search Console, Google Webmaster Tools. SEOer có thể dùng Google Disavow Tools để từ chối liên kết xấu.
Muốn tăng DA cần loại bỏ backlinks xấu và độc hại
Muốn tăng DA cần loại bỏ backlinks xấu và độc hại

4.6. Trang web thân thiện trên thiết bị di động

  • Tối ưu hóa website cho thiết bị di động để cải thiện trải nghiệm của người dùng cũng như nâng cao thứ hạng tìm kiếm. Hiện nay, người dùng xem bằng thiết bị di động ngày càng tăng cao và chiếm phần lớn lưu lượng truy cập vào một trang web. Vì vậy, việc tối ưu trải nghiệm người dùng luôn là tiêu chí được ưu tiên hàng đầu. 

4.7. Tăng cường danh tiếng thương hiệu

  • Tạo ra các nội dung chất lượng và sử dụng mạng xã hội để tiếp cận, thu hút người theo dõi và tăng lượng truy cập. Cụ thể, bạn nên chia sẻ các nội dung của website lên mạng xã hội một cách khéo léo và sáng tạo. Đó có thể là Fanpage, Twitter, Threads,…

4.8. Tăng tốc độ tải trang

  • Sử dụng công cụ như PageSpeed để phân tích và từ đó cải thiện, nâng cao tốc độ tải trang web để đem tới trải nghiệm người dùng tốt. Tốc độ tải trang chậm chạp sẽ khiến người đọc của bạn rời đi nhanh chóng, thậm chí đánh giá không tốt.

4.9. Quảng bá nội dung qua mạng xã hội

  • Quảng bá các nội dung trên các trang mạng xã hội để mang đến tín hiệu xã hội tích cực và thu hút nhiều người truy cập. Đối với các nội dung tiềm năng, việc đăng tải càng nhiều trên mạng xã hội càng tốt. Thậm chí, bạn có thể sử dụng công cụ quảng cáo để tăng lượt tiếp cận.
  • Khuyến khích người dùng thực hiện chia sẻ nội dung trên trang web của bạn. Càng nhiều người dùng chia sẻ, liên kết của trang sẽ càng thu hút được lượt truy cập và được đánh giá chất lượng.
Quảng bá các nội dung trên trang mạng xã hội sẽ góp phần tăng chỉ số DA
Quảng bá các nội dung trên trang mạng xã hội sẽ góp phần tăng chỉ số DA

5. Câu hỏi thường gặp về Domain Authority

Ngoài thắc mắc về Domain Authority là gì và cách để tăng chỉ số này, SEOer khi phân tích chỉ số này để xây dựng kế hoạch SEO cho trang web của mình còn đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh Domain Authority. Có thể kể đến như:

5.1. Tại sao các trang Web mới đều có điểm Domain Authority bằng 1?

Trả lời: Nếu điểm DA của trang web của bạn có điểm bằng 1, bạn không nên vội lo lắng. Các trang web mới thường có điểm DA bằng 1 do chúng chưa có độ tin cậy, cũng như tên miền của website chưa được sử dụng lâu nên không được đánh giá cao. Điểm DA sẽ cải thiện dần khi website được tối ưu, cải thiện và phát triển dần theo thời gian.

5.2. Điểm Domain Authority liệu có quan trọng?

Trả lời: Điểm DA rất quan trọng với SEOer khi xây dựng kế hoạch SEO vì nó dự đoán thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Chỉ số này giúp so sánh với đối thủ cạnh tranh và đánh giá độ tin cậy của trang web trong góc nhìn từ công cụ tìm kiếm. Từ đó, bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo trong kế hoạch tăng thứ hạng website của mình.

5.3. Điểm Domain Authority có ảnh hưởng gì đến SEO không?

Trả lời: DA cao phản ánh thứ hạng tốt ở công cụ tìm kiếm, do đó chỉ số DA có tác động gián tiếp đến SEO. Cụ thể, website có DA cao thường có thứ hạng tốt hơn so với các trang web có DA thấp. Dựa trên DA, bạn có thể biết được sự cạnh tranh của website so với đối thủ.

5.4. Có cách nào để thay đổi nhanh chóng điểm DA không?

Trả lời: Nhiều người quan tâm đến cách thay đổi nhanh chóng điểm Domain Authority là gì. Tuy nhiên, sự thật là không có cách nào để thay đổi điểm DA nhanh chóng. Việc cải thiện DA là một quá trình lâu dài, đòi hỏi tối ưu hóa liên tục và phát triển nội dung chất lượng. SEOer sẽ cần thời gian và lên chiến lược kỹ càng để cải thiện điểm DA.

Domain Authority là một chỉ số mà bất kỳ người làm SEO nào cũng cần quan tâm khi muốn nâng cao thứ hạng website một cách bền vững. Bài viết này đã giải đáp từ A đến Z về Domain Authority là gì, cách kiểm tra và tăng chỉ số DA, cũng như một số câu hỏi thường gặp về chỉ số này. Nếu bạn gặp khó khăn nhiều về phân tích chỉ số DA để xây dựng kế hoạch SEO cho website của mình, dịch vụ SEO của SEONGON sẽ hỗ trợ bạn đạt thứ hạng tốt một cách dễ dàng.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN