Những năm gần đây Google Shopping Ads hay còn gọi là quảng cáo mua sắm đã chuyển hóa từ một kênh mới sang một kênh được đầu tư chi phí và đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các nhà bán lẻ trực tuyến. Trong Qúy 1 năm 2017, Google Shopping chiếm 52% tỷ lệ nhấp chuột, đánh dấu lần đầu tiên lượt nhấp chuột cho quảng cáo mua sắm vượt quá số nhấp chuột tìm kiếm (quảng cáo văn bản).
Điều này chứng tỏ Google Shopping đang vươn lên trở thành một kênh quảng cáo rất cạnh tranh. Dù bạn là một nhà kinh doanh hay quảng cáo, Google Shopping sẽ là một xu hướng mà bạn không nên bỏ lỡ trong thời điểm này.
1. Google Shopping Ads là gì?
Google Shopping Ads là quảng cáo dựa trên 2 nền tảng: Google Ads và Google Merchant Center. Google Merchant Center là nơi chứa nguồn dữ liệu về sản phẩm của bạn. Tóm lại, Merchant Center chứa tất cả những thông tin chi tiết về sản phẩm của bạn được sắp xếp dưới định dạng riêng của Google. Google Ads là nơi mà chiến dịch Google Shopping của bạn vận hành, bạn có thể điều chỉnh chi phí, đấu giá và tối ưu quảng cáo dựa trên hành vi người dùng.
Xem thêm nội dung chi tiết qua Video dưới đây
Cách thiết lập và quản lý Google Shopping Ads khá khác so với cách thiết lập quảng cáo dạng văn bản truyền thống. Với quảng cáo văn bản, bạn tạo chiến dịch, nhóm quảng cáo và chỉnh sửa quảng cáo tập trung vào từ khóa mà bạn lựa chọn.
Với Google Shopping, Google xác định thời điểm mà quảng cáo chứa danh sách sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện. Google sẽ cân nhắc sản phẩm, website và giá thầu của bạn để xác định xem với truy vấn tìm kiếm nào thì quảng cáo của bạn sẽ hiện ra. Vì thế, thiết lập quảng cáo mua sắm có rất nhiều điểm giống với cách mà bạn làm SEO.
2. Tại sao nên dùng Google Shopping Ads?
Không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng các dòng sản phẩm với website thương mại điện tử đều nên tận dụng cơ hội này từ Google Shopping. Tuy nhiên, cũng như quảng cáo Google Ads, chiến dịch Google Shopping sử dụng một nền tảng phức hợp đòi hỏi sự tìm hiểu chuyên sâu để có thể thiết lập và chạy được thành công.
Nếu làm đúng, Google Shopping có thể là mỏ vàng.
>> Tải ngay cẩm nang Google Shopping được nghiên cứu và biên soạn bởi chuyên gia SEONGON
3. Lợi ích của Google Shopping Ads
Google Shopping Ads cung cấp quảng cáo nhắm mục tiêu chính xác và có sự liên quan cao đến người dùng, điều này khiến quảng cáo mua sắm vừa đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả lớn cho các nhà bán lẻ.
Tất cả mọi người đều có lợi từ Google Shopping – người dùng được lợi vì việc tìm kiếm sản phẩm trở nên dễ dàng với các kết quả được trả về đúng và “trúng”, người bán lẻ bán được nhiều sản phẩm hơn, và Google vừa thỏa mãn được người dùng của họ vừa thu được lợi nhuận từ quảng cáo.
Sự phổ biến của Google Shopping đã được xác nhận trong một vài bài nghiên cứu sự phát triển của Shopping Ads. Báo cáo Digital Marketing từ tập đoàn Rimm – Kaufmann đã chỉ ra rằng chi phí dành cho Google Shopping ở Mỹ tăng trưởng đến 39% vào quý 3 năm 2015 so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng đáng kinh ngạc (166%) của loại hình quảng cáo này trên thiết bị di động so với năm trước.
4. Google Shopping Ads vận hành như thế nào?
Như đã nói ban đầu, chiến dịch Google Shopping được thiết lập trên nền tảng Google Merchant Center. Tuy nhiên, bạn có thể xem sản phẩm, quản lý giá thầu, và tối ưu quảng cáo của mình trên Google Ads. Với Google Ads, bạn có thể xem các chỉ số về ngành để so sánh hiệu quả của quảng cáo với các đối thủ của mình (bao gồm tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trung bình, tỷ lệ hiển thị, giá thầu (CPC), v.v…).Để đảm bảo bạn có đủ khả năng chạy quảng cáo Google Shopping Ads, hãy làm theo các bước sau:
– Hiển thị đầy đủ thông tin liên hệ trên website của bạn (cả số điện thoại lẫn địa chỉ thật). Chỉ một form liên hệ là không đủ.
– Hãy chắc chắn rằng trang web của bạn liệt kê các phương thức thanh toán hợp lệ dành cho người dùng (ví dụ: “Chúng tôi chấp nhận thanh toán bằng thẻ VISA, Mastercard etc).
– Đừng quên chính sách Hoàn tiền & Trả hàng, cái này sẽ giúp Google biết cách mà bạn xử lý các đơn như thế này để đảm bảo tính minh bạch. Bạn nên đề cập chi tiết về các điều khoản và thời gian mà khách hàng có thể nhận được hoàn trả. Nếu cửa hàng của bạn không cho hoàn tiền và trả hàng, bạn cũng nên nhắc đến điều này một cách rõ ràng trên website của bạn.
Thông thường, quảng cáo Google Ads văn bản sẽ nhắm mục tiêu dựa vào từ khóa. Với Google Shopping, Google tự động nhắm sản phẩm của bạn đến tất cả các truy vấn liên quan. Để thu hẹp phạm vi này, bạn có thể sắp xếp sản phẩm vào các Danh mục sản phẩm cụ thể hơn. Giá thầu sẽ được thiết lập theo cấp Danh mục của sản phẩm.
Khi bạn tạo một sản phẩm mới trên Google Shopping, bạn cần thông báo cho Google biết bằng cách thiết lập các thuộc tính sản phẩm (Attributes): Thuộc tính sản phẩm (Product Attributes) bao gồm một mã sản phẩm riêng biệt (Item-ID), tên thương hiệu, và danh mục cho nó (ví dụ: ‘Trang phục & Phụ kiện > Quần áo > Váy’), loại sản phẩm (Product Type), nhãn mác, điều kiện, kênh phân phối/bán, và kênh phân phối độc quyền.
Loại sản phẩm (Product Type) thực chất giống với Danh mục Sản phẩm. Tuy nhiên, các danh mục sẽ được xác định trước bởi Google, trong khi đó loại sản phẩm thì bạn có thể tùy chỉnh được nếu không có danh mục nào sát với sản phẩm của bạn (ví dụ: ‘Trang phục & Phụ kiện > Quần áo > Váy > Váy Maxi’).
Đặt Nhóm sản phẩm trong Nhóm quảng cáo sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi từ khóa lại và nhờ đó mà việc nhắm mục tiêu quảng cáo cũng hẹp hơn.
Để bắt đầu chiến dịch Google shopping, cần phải liệt kê các sản phẩm trên web thông qua 1 file dữ liệu bao gồm các thông tin bắt buộc sau:
ID | Tài khoản |
title | Tiêu đề |
image_link | Link hình ảnh |
link | Link sản phẩm |
description | Mô tả |
availability | Tình trạng kinh doanh |
price | Giá |
brand | Thương hiệu |
condition | Tình trạng sản phẩm |
Để tìm hiểu kỹ hơn về Google Shopping Ads, liên hệ với chuyên gia SEONGON để được tư vấn miễn phí.
5. Bí kíp thành công với Google Shopping Ads
Đầu tiên, website của bạn cần được tối ưu cho hoạt động thương mại điện tử. Khoảng ⅔ người mua một sản phẩm từ Google Shopping sẽ mua thêm một cái khác từ nơi mà họ vừa nhấp chuột vào. Đây là lý do tại sao việc hiển thị các sản phẩm tương tự trên trang đích của bạn lại quan trọng như thế (hãy thử cho thêm 1 slider về các sản phẩm liên quan dưới sản phẩm của bạn rồi xem sự khác biệt mà nó mang lại).
Tiếp theo là về giá. Bạn có thể thử linh hoạt thay đổi giá của sản phẩm xem sao. Với một số sản phẩm, thiết lập giá thấp 1$ hơn đối thủ có thể mang lại sự khác biệt lớn. Với những sản phẩm mà hình thức sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, việc đặt giá cao sẽ không cản trở tỷ lệ nhấp chuột của bạn mà còn gợi ý cho khách hàng rằng sản phẩm của bạn thuộc phân khúc cao cấp.
Mặt khác, hãy chắc chắn rằng giá bạn đặt trong quảng cáo khớp với giá hiện trên trang đích (nếu không Google sẽ không cho quảng cáo của bạn chạy đâu).
Quan trọng hơn tiêu đề sản phẩm là hình ảnh. Những hình ảnh đẹp, chất lượng, đánh trúng nhu cầu thường được đánh giá là mang lại nhiều thông tin cho khách hàng hơn cả tiêu đề và mô tả. Hình ảnh sản phẩm không nên gắn theo logos công ty và các đường viền, cũng không nên trông quá khác biệt so với sản phẩm trên website của bạn. Size của ảnh được quy định là 172×172 pixels.
Cuối cùng, cấu trúc chiến dịch của tài khoản Google Shopping là rất quan trọng. Bạn nên tạo chiến dịch riêng biệt cho bất kỳ sản phẩm nào mà danh mục có sự khác biệt lớn với dòng sản phẩm chính (ví dụ: một cho Máy rửa bát và một cái khác cho Lò vi sóng).
Phân chia các sản phẩm khác biệt vào các chiến dịch khác nhau giúp bạn thiết lập sự ưu tiên cho các chiến dịch của mình. Bạn có thể thiết lập những sự ưu tiên khác nhau cho mỗi chiến dịch (thấp, trung bình hoặc cao) để quản lý cài đặt giá thầu.
Lưu ý: Sản phẩm giống nhau có thể tồn tại trong nhiều chiến dịch khác nhau nhưng mỗi chiến dịch có thể có một chiến lược giá thầu khác nhau. Ví dụ, bạn có thể tạo một chiến dịch ưu tiên cao và đặt luật như sau: Tăng giá thầu CPC cao nhất lên +10% cho những truy vấn liên quan đến từ người có độ tuổi bằng hoặc dưới 35. Nếu ai đó hơn độ tuổi đó thực hiện truy vấn cho sản phẩm của bạn, vậy thì giá thầu CPC cao nhất sẽ quay về mức mặc định cho chiến dịch Ưu tiên thấp. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận trong việc đặt các sản phẩm giống nhau ở các chiến dịch khác nhau.
Bởi vì rất dễ tạo ra sự xung đột giữa 2 giá thầu từ sản phẩm của mỗi chiến dịch, việc tối ưu hiệu quả sẽ đặt mỗi sản phẩm vào thế phải cạnh tranh với nhau.
6. Kết luận
Dù để sử dụng thành công Google Shopping Ads, các nhà quảng cáo phải có thời gian và sự tập trung đến tiểu tiết, nhưng nó thật sự đáng. Quảng cáo mua sắm hiệu quả bởi sự kết nối hiệu quả giữa người bán và người mua.
Nền tảng này hiện đang là một trong những cách hiệu quả nhất để tiếp cận người mua hàng mới mặc dù sự cạnh tranh ngày càng lớn. Báo cáo từ Think with Google chỉ ra rằng 50% người mua luôn sẵn sàng mua từ các nhà bán lẻ mới, chỉ cần thấy được sự tin tưởng và mức giá hợp lý.
Google Shopping là nền tảng hoàn hảo để kết nối người dùng với thương hiệu của bạn trong nháy mắt. Nếu bạn đang muốn tăng trưởng lượng khách hàng và bán được nhiều sản phẩm hơn thì Google Shopping là sự lựa chọn tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Giờ thì bắt đầu sắp xếp sản phẩm, thử tạo một chiến dịch, và bắt đầu tăng trưởng doanh thu ngay thôi! Bạn cũng có thể liên hệ SEONGON để được tư vấn chiến dịch phù hợp hoặc tham gia khóa học google ads nền tảng để tiếp cận những kiến thức tổng quan và có hệ thống hóa nhất!
*** Xem thêm:
*** Tìm hiểu thêm về dịch vụ chạy quảng cáo Google chuyên sâu của SEONGON tại đây: