Digital Marketing Manager là gì? Mô tả chi tiết công việc và kỹ năng

Chia sẻ bài viết

Theo kết quả tìm kiếm trên JobStreet, có đến hơn 1458 tin tuyển dụng cho vị trí Digital Marketing Manager – một trong những vị trí mà hầu hết những ai theo đuổi ngành Digital Marketing đều mong muốn đạt được trong sự nghiệp. 

Về cơ bản, Digital Marketing Manager sẽ phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình Marketing, bao gồm xây dựng chiến lược, thực hiện chiến dịch, báo cáo kết quả,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về công việc của Digital Marketing Manager trong phần tiếp theo. 

1. Digital Marketing Manager là gì?

Theo định nghĩa từ Đại học MaryVille, Digital Marketing Manager là: “Digital Marketing Manager là người chịu trách nhiệm thực hiện, giám sát và quản lý các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số để tạo ra khách hàng và quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng mà Digital Marketing Manager cần quan tâm là độ lớn của doanh thu và quy mô của thị trường.”

Để đảm nhận và tỏa sáng ở vị trí Digital Marketing Manager, mỗi ứng viên phải trang bị một loạt các kỹ năng như phân tích dữ liệu và nắm chắc mô hình tiếp thị của các kênh Digital. SEONGON sẽ nói sâu hơn về những kỹ năng và phẩm chất cần có của Digital Marketing Manager trong phần tiếp theo. 

Digital Marketing Manager là người phải theo sát toàn bộ quy trình tiếp thị của doanh nghiệp
Digital Marketing Manager là người phải theo sát toàn bộ quy trình tiếp thị của doanh nghiệp

2. Trách nhiệm công việc của Digital Marketing Manager

Digital Marketing Manager là một chức vụ quan trọng đối với công ty nói chung và phòng Marketing nói riêng. Vị trí này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực chiến và kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đáp ứng các trách nhiệm sau đây:

  • Xây dựng và triển khai chiến lược Digital Marketing: Vị trí quản lý Digital Marketing cần biết lên kế hoạch, tạo ra chiến lược dựa trên USP của sản phẩm và Insight của khách hàng. Khi có chiến lược, họ cần xây dựng và triển khai các chiến dịch đó trên công cụ Digital Marketing như mạng xã hội, website,  quảng cáo và phân tích hiệu quả dựa trên số liệu thực tế về truy cập của người dùng… 
  • Đo lường, phân tích và báo cáo: Digital Marketing Manager cũng cần thực hiện các bảng báo cáo về hiệu suất của hoạt động tiếp thị, báo cáo so sánh chỉ số hiệu suất và ROI, báo cáo KPI thông qua các dữ liệu được trả về trong quá trình chiến dịch hoạt động.  
  • Phân bổ ngân sách: Digital Marketing là người phải dự trù được ngân sách của chiến dịch, cách thức chi tiêu cho từng hạng mục, nên chi cục bộ và phân tán ở phần nào.
  • Quản lý và phát triển năng lực nhân sự: Một công việc khác thuộc chức trách của Digital Marketing Manager là hỗ trợ các bộ phận trong phòng Marketing để hoàn thành các nhiệm vụ. Ngoài ra, người đảm nhận vị trí này cũng cần thường xuyên tạo cơ hội đào tạo, trao đổi kiến thức chuyên môn để nâng cao năng lực của nhân viên.
  • Tạo Networking: Digital Marketing cần giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng và các đơn vị hợp tác.

Trên đây là những trách nhiệm chính của một Digital Marketing Manager. Bên cạnh đó, một số công việc như giám sát đề xuất và tham mưu kế hoạch, kiểm soát hình ảnh thương hiệu, quản lý đội ngũ nhân sự cũng là một phần quan trọng đối với công việc của một người quản lý. 

Lên kế hoạch, xây dựng chiến lược, quản lý các lĩnh vực trong tiếp thị kỹ thuật số
Lên kế hoạch, xây dựng chiến lược, quản lý các lĩnh vực trong tiếp thị kỹ thuật số

3. 2 yêu cầu cơ bản cho vị trí quản lý tiếp thị kỹ thuật số

Với vai trò là một nhà quản lý bộ phận tiếp thị kỹ thuật số, một bộ phận đa lĩnh vực và đặc điểm công việc biến chuyển theo sự phát triển của công nghệ và thị trường toàn cầu, vị trí Digital Marketing thực sự là một vị trí có yêu cầu cao về chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý. Cùng SEONGON tìm hiểu xem những yêu cầu đó cụ thể trong phần dưới đây.

1- Yêu cầu về kinh nghiệm và chuyên môn 

  • Xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược Digital Marketing: Digital Marketing Manager cần nắm được các bước xây dựng chiến lược, bao gồm: phân tích thực trạng doanh nghiệp, xác định phân khúc khách hàng, mục tiêu Marketing, kênh truyền thông và phân bổ ngân sách. Ngoài ra, cần biết tạo ra chiến lược từng phần bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông. 
  • Phân tích và đo lường kết quả dữ liệu: Biết cách sử dụng Google Analytics, Google’s Benchmarking Reports, tạo bảng phân tích hoạt động trực tuyến của đối thủ cạnh tranh. Ở vị trí quản lý cũng cần phân tích các chỉ số đo lường người dùng, chỉ số doanh số để dự đoán xu hướng hành vi khách hàng, xác định chân dung khách hàng, nắm được tỉ lệ chuyển đổi để thiết lập KPI và cải thiện ROI,…
  • Giám sát hiệu quả: Thông qua số liệu phân tích, cần xác định hiệu suất của chiến dịch, điểm cần cải thiện và điểm cần phát huy để tối ưu hiệu quả của chiến dịch kịp thời.
  • Lên chiến lược ngân sách hiệu quả: Digital Marketing Manager cần dựa trên ước lượng ngân sách của đối thủ, phần trăm doanh thu hoặc mục tiêu của doanh nghiệp để phân bổ ngân sách và tối ưu chi phí cho các chiến dịch đang chạy, dịch vụ tiếp thị, chi phí quảng cáo và tư vấn, chi phí phần mềm, chi phí đào tạo. 
Digital Marketing Manager phải có thêm khả năng lập báo cáo, dự trù ngân sách 
Digital Marketing Manager phải có thêm khả năng lập báo cáo, dự trù ngân sách

2- Yêu cầu về kỹ năng 

Ngoài kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, Digital Marketing Manager là vị trí còn yêu cầu ứng viên phải tích lũy và thực hành các kỹ năng sau: 

  • Tư duy chiến lược: Sử dụng thành thạo mô hình SWOT để xác định mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu và ưu tiên của doanh nghiệp trước khi lên kế hoạch tiếp thị. Ngoài ra, ứng viên còn phải định hướng hướng phát triển cho doanh nghiệp, có khả năng truyền đạt tầm nhìn của mình đến lãnh đạo và nhân sự. 
  • Khả năng quản lý và làm việc với nhân viên: Người quản lý phải có khả năng kết nối các thành viên trong nhóm, có kỹ năng diễn thuyết, thuyết trình và truyền đạt yêu cầu công việc đến nhân sự của mình. Ngoài ra, họ cũng là người chịu trách nhiệm trong việc đào tạo, hướng dẫn các thành viên và đặt nó vào những vị trí phù hợp trong team Digital Marketing. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Người quản lý cần sắp xếp và bàn giao công việc khoa học, đảm bảo tiến độ, tạo ra hệ thống vận hành trơn tru. Kỹ năng này cũng được sử dụng để quản lý lịch trình cá nhân, tham gia các cuộc họp đột xuất mà không ảnh hưởng tới công việc chung. 
Truyền đạt kiến thức, nhiệm vụ  và chọn đúng người đúng việc
Truyền đạt kiến thức, nhiệm vụ  và chọn đúng người đúng việc

4. Mức lương ở vị trí Digital Marketing Manager

Ngoài trách nhiệm, yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng, thu nhập là điều quan trọng nhất mà các ứng viên quan tâm khi được cất nhắc hoặc ứng tuyển vị trí quản lý tiếp thị kỹ thuật số. 

Theo thống kê của Vietnamworks – trang tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, mức lương của Digital Marketing Manager dao động từ 27 – 37 triệu đồng , trung bình là 33 triệu đồng và có thể tăng lên khoảng 40 triệu đồng/tháng tùy theo thỏa thuận giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. 

33 triệu đồng là mức lương trung bình tháng của Digital Marketing Manager
33 triệu đồng là mức lương trung bình tháng của Digital Marketing Manager

Bên cạnh đó, mức lương còn có thể thay đổi tùy theo các tiêu chí sau đây: 

  • Chế độ đãi ngộ của mỗi công ty và chính sách xét tăng lương theo từng quý hoặc  từng năm với mức xét tăng lương dao động từ 10 – 30%/lần . 
  • Phần thưởng dựa trên kết quả làm việc thực tế và thành tựu nổi bật cho tập thể và cá nhân xuất sắc. 
  • Thời gian làm việc và lộ trình thăng tiến của vị trí Digital Marketing Manager, nhân sự có kinh nghiệm làm việc từ 5 – 8 năm có thể nhận được mức lương lên đến 40 – 45 triệu đồng/tháng. 
Mức lương còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và quá trình làm việc của ứng viên
Mức lương còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và quá trình làm việc của ứng viên

5. Câu hỏi thường gặp về vị trí Digital Marketing Manager

5.1 Các kênh thông tin tuyển dụng Digital Marketing Manager?

  • Tìm thông tin tuyển dụng qua các trang tuyển dụng uy tín: Linkedin, TopCV, Ybox, Careerbuilder, Indeed, Jobstreet, Vietnamworks.
  • Tham gia các hội nhóm về tuyển dụng Digital Marketing: Các hội nhóm uy tín trên Facebook như Việc làm – Tuyển dụng Digital Marketing, Career Opportunity…
  • Cập nhật thông tin tuyển dụng trên các website của doanh nghiệp: Đây là nguồn thông tin chính thống và cập nhật nhanh nhất về việc tuyển dụng mà ứng viên nên tham khảo.  

5.2 Làm sao để trở thành quản lý tiếp thị kỹ thuật số xuất sắc?

  • Nâng cao trình độ học vấn: Để đảm đương chức vụ này, ứng viên cần tham gia các khóa học từ ngắn hạn đến dài hạn về chuyên ngành tiếp thị cũng như nghiệp vụ quản lý, quản trị nhân sự. Các chứng chỉ nổi bật có thể kể đến như Google Digital Garage – LinkedIn Marketing Labs, Google Adwords, Google Analytics, Inbound Marketing, chứng chỉ SHRM – CP, PHR (Professional in Human Resources) hay International Human Management G23.0…
  • Tích lũy kinh nghiệm thực chiến trong ngành: Lý thuyết chỉ là lý thuyết nếu không người quản lý không đứng ra đảm nhận những chiến dịch cụ thể. Hãy tham gia nhiều nhất có thể vào quy trình tiếp thị kỹ thuật số, từ khâu lên kế hoạch, tham mưu giải pháp cải thiện đến giám sát dữ liệu và đưa ra báo cáo. 
  • Rèn luyện tư duy và kỹ năng quản lý: Tư duy là cái cốt lõi để tạo nên sự khác biệt cho một nhà quản lý. Do đó, hãy dành thời gian đọc (báo chí, sách, tài liệu chuyên ngành) và cập nhật diễn biến cuộc sống qua những chuyến đi du lịch, khám phá , xem các case study của đối thủ, học hỏi từ cấp trên hoặc những người có chuyên môn trong ngành để nâng cao khả năng tư duy cũng như kỹ năng giao tiếp.  

5.3 Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí quản lý?

Ngoài những băn khoăn về ngành nghề, ứng viên chắc hẳn cũng sẽ dành thời gian xem xét mình sẽ bị hỏi gì trong buổi phỏng vấn dành cho một Digital Marketing Manager. Hãy cùng điểm qua một vài câu hỏi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn. 

  • Bạn đã xác định được những xu hướng tiếp thị mới nào có thể ảnh hưởng đến ngành? Nhà tuyển dụng muốn xác định khả năng dự đoán xu hướng tiếp thị, nắm bắt thị trường của ứng viên. Đây là một trong những phẩm chất “must – have” của người làm quản lý trong ngành tiếp thị. 
  • Bạn phân tích những số liệu nào khi chuẩn bị báo cáo hiệu suất chiến dịch? Phân tích là kỹ năng quan trọng trong quy trình tiếp thị. Nếu ứng viên không có khả năng phân tích, sẽ rất khó để đảm đương công việc. Do đó, nhà tuyển dụng muốn xác định năng lực chuyên môn và kỹ năng phân tích của ứng viên trong câu hỏi này. 
  • Nếu chiến dịch trực tuyến nhận được phản hồi tiêu cực, bạn sẽ xử lý như thế nào? Khủng hoảng truyền thông là trường hợp vô cùng nguy hiểm với doanh nghiệp. Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có biết cách xây dựng các phương án xử lý khủng hoảng hữu hiệu ngay tức khắc cũng như trong dài hạn hay không? 
Ngoài các câu hỏi trên, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi ứng viên về mối liên hệ giữa nội dung và SEO, các nền tảng tiếp thị phù hợp với doanh nghiệp, các đối thủ hiện nay của doanh nghiệp,… Để trả lời tốt các câu hỏi trong buổi phỏng vấn, ứng viên hãy tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, định hướng và cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Tóm lại, Digital Marketing Manager là một vị trí đặc biệt, đứng sau tất cả các chiến lược tiếp thị của công ty, cũng là người tham mưu xu hướng phát triển và định vị thương hiệu trên thị trường. Đây là một vị trí có chỗ đứng trong doanh nghiệp, với mức lương có thể lên đến gần 50 triệu đồng tùy vào kinh nghiệm và khả năng làm việc thực tế. Ở vị trí này, ứng viên không chỉ tích lũy được nhiều kinh nghiệm mà còn có thể mở rộng các mối quan hệ, trở thành một người có tiếng nói trong ngành tiếp thị kỹ thuật số. 

Tham khảo thêm:

Để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí Digital Marketing Manager, ứng viên cần phải học hỏi từng bước một, từ những kiến thức cơ bản về Content Marketing đến những kỹ năng nền tảng như chạy quảng cáo, quản lý kênh social, SEO, phân tích dữ liệu… Nếu bạn đang băn khoăn về các tiêu chí phấn đấu để trở thành Digital Marketing, hãy liên hệ với SEONGON – Agency có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, với khả năng hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng về doanh số, khách hàng tiềm năng và hình ảnh thương hiệu để được nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành. 

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN