URL là gì? Thế nào là một URL tốt cho SEO

Chia sẻ bài viết

URL đóng vai trò quan trọng trong hoạt động SEO website và là phương tiện để kết nối người dùng với thế giới Internet. Hiểu rõ về URL sẽ giúp bạn xây dựng được website chuyên nghiệp, tiếp cận nhanh chóng với người dùng. Vậy URL là gì và thế nào là một URL tốt? Cùng SEONGON tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. URL là gì? 

URL là viết tắt của Uniform Resource Locator thể hiện địa chỉ của một tài nguyên trên internet, chẳng hạn như một trang web, một hình ảnh hoặc một tài liệu, tệp gif, video,… Nhờ có URL người dùng có thể truy cập đến tài nguyên cụ thể qua trình duyệt web và kết nối với thế giới internet một cách dễ dàng.

Ví dụ: https://seongon.com/dao-tao là một URL, khi click vào đường dẫn này, bạn sẽ được đưa tới trang Đào tạo của SEONGON.

URL còn được hiểu là đường dẫn
URL còn được hiểu là đường dẫn

2. Cấu trúc cơ bản của URL

2.1. Cấu trúc của URL 

Một URL thường gồm 7 thành phần chính: 

  • Giao thức (Protocol): Phần này xác định cách trình duyệt giao tiếp với máy chủ. Ví dụ: http:// hoặc https://.
Giao thức của một URL
Giao thức của một URL
  • Tên miền phụ (Subdomain): Là phần mở rộng trước tên miền chính, thường được dùng để phân chia hoặc tổ chức nội dung. Ví dụ: www hoặc blog trong blog.example.com. 
  • Tên miền chính (Domain Name): Là phần chính của URL, đại diện cho tên website. Ví dụ: example trong www.example.com.
  • Đuôi tên miền cấp cao (Top-Level Domain – TLD): Là phần cuối của tên miền, thường thể hiện loại hình tổ chức hoặc quốc gia. Ví dụ: .com, .org, .vn.
Ví dụ về tên miền trong URL
Ví dụ về tên miền trong URL

Thư mục/Đường dẫn (Path): Chỉ ra vị trí tệp hoặc thư mục cụ thể trên máy chủ. Ví dụ: /about-us trong www.example.com/about-us.

Phần Path (đường dẫn) của URL
Phần Path (đường dẫn) của URL

Trang (Page): Là tên tệp hoặc tài nguyên cụ thể được tải, thường có phần mở rộng như .html, .php. Ví dụ: index.html trong www.example.com/index.html.

Mỏ neo (Anchor): Xác định vị trí cụ thể trong trang web, bắt đầu bằng ký hiệu #. Ví dụ: #section1 trong www.example.com/page#section1.

Ví dụ về Anchor Text của URL
Ví dụ về Anchor Text của URL

Bên cạnh đó, đối với URL kiểu cũ, cấu trúc vẫn gồm 7 thành phần, tuy nhiên sự khác biệt ở 3 thành phần cuối, cụ thể: 

  • Tên trang/Tệp (File Name): Là tên của tệp hoặc trang cụ thể được truy cập. Ví dụ: product trong example.com/product.
  • Phần mở rộng tệp (File Extension): Là định dạng tệp mà máy chủ trả về, như: .html, .php, .asp, .jpg.
  • Tham số CGI (Common Gateway Interface): Các thông số động được thêm vào URL, thường dùng cho mục đích theo dõi hoặc tìm kiếm. Có dạng phổ biến: ?id=123&cat=shoes (gồm các cặp key-value).

Hiện nay, cấu trúc này không được sử dụng phổ biến bởi không còn tối ưu cho SEO theo các tiêu chí bấy giờ. Nguyên nhân là do cấu trúc cũ khó đọc, không thân thiện với người dùng và không ưu tiên từ khoá. 

Các thành phần bắt buộc phải có để tạo thành 1 URL hoàn chỉnh
Các thành phần bắt buộc phải có để tạo thành 1 URL hoàn chỉnh

2.2. Các điểm cần lưu ý trong cấu trúc URL

Khi xây dựng cấu trúc URL cho website, có một số điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý để đảm bảo hiệu quả tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và trải nghiệm người dùng. Dưới đây là những yếu tố cần chú ý trong cấu trúc URL mà bạn cần lưu ý:

Những lưu ý trong cấu trúc URL
Những lưu ý trong cấu trúc URL

Dấu gạch chéo cuối (trailing slash) ở tên miền:

  • Không quan trọng: Việc có dấu gạch chéo ở cuối tên miền (sau tên miền chính) không ảnh hưởng đến cách trình duyệt xử lý URL. Ví dụ: (A) và (B), (C) và (D) sẽ dẫn đến cùng một trang.

Giao thức và tên miền:

  • Quan trọng: Việc thay đổi giao thức (http hay https) hoặc tên miền chính sẽ dẫn đến một trang web hoàn toàn khác. Ví dụ: (A) và (C) là hai trang khác nhau, (C) và (E) cũng khác nhau. Giao thức https thường được ưu tiên hơn http vì nó đảm bảo kết nối an toàn hơn.

Dấu gạch chéo cuối ở đường dẫn:

  • Quan trọng: Việc có dấu gạch chéo ở cuối đường dẫn (sau tên tệp hoặc thư mục) lại có ý nghĩa. Ví dụ: (F) và (G) sẽ dẫn đến hai tài nguyên khác nhau, mặc dù chúng chỉ khác nhau ở dấu gạch chéo cuối cùng. Trong nhiều trường hợp, dấu gạch chéo cuối có thể chỉ định một thư mục, trong khi không có dấu gạch chéo có thể chỉ định một tệp.

3. Như thế nào là một URL thân thiện, tốt cho SEO?

3.1. Là một loại Semantic URL

URL chỉ tốt cho SEO khi đáp ứng được các tiêu chí thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm. Tức là URL đó phải mô tả rõ ràng nội dung của trang web thông qua các từ khóa có ý nghĩa, thay vì các chuỗi ký tự hoặc tham số khó hiểu.

Một URL tốt phải là một Semantic URL có nghĩa là đảm bảo các yếu tố như: 

Dễ đọc và dễ hiểu: URL được cấu trúc một cách rõ ràng để người dùng có thể hiểu nội dung của trang web chỉ bằng cách nhìn vào đường dẫn. Ví dụ:

Chứa từ khoá chính: URL chứa từ khóa chính liên quan đến nội dung của trang. Điều này giúp công cụ tìm kiếm xác định chủ đề và xếp hạng trang tốt hơn. Đồng thời còn giúp người dùng hiểu nhanh nội dung của trang khi nhìn vào đường dẫn thay vì phải truy cập để đọc hết nội dung. Ví dụ:

  • URL tốt: https://seongon.com/seo-onpage/huong-dan-toi-uu-noi-dung
  • URL không tốt: https://seongon.com/page123456

Không sử dụng tham số phức tạp: Thay vì sử dụng ID hoặc chuỗi mã không rõ nghĩa, Semantic URL được sử dụng từ ngữ cụ thể. Các ký tự như ?, &, %, hoặc =, khiến URL trở nên khó đọc và không thân thiện với người dùng. Ví dụ:

Tính logic và rõ ràng: URL nên có cấu trúc rõ ràng, phản ánh nội dung và cấu trúc phân cấp của trang web. Ví dụ:

Một URL tốt cho SEO cần đáp ứng được 3 tiêu chí
Một URL tốt cho SEO cần đáp ứng được 3 tiêu chí

3.2. URL sử dụng dấu gạch ngang (-) để phân tách từ

Khi tối ưu URL , bạn cần dùng dấu gạch ngang để phân tách các từ trong URL thay vì dấu gạch dưới (_) hoặc các ký tự khác. Google và các công cụ tìm kiếm khác coi dấu gạch ngang là khoảng cách giữa các từ, giúp URL dễ đọc hơn với cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Ví dụ:

3.3. URL sử dụng HTTPS

URL của bạn cần được sử dụng giao thức HTTPS thay vì HTTP. Giao thức HTTPS không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu cho người dùng mà còn là một yếu tố được Google ưu tiên trong xếp hạng tìm kiếm. Việc sử dụng HTTPS còn giúp mã hóa dữ liệu truyền tải, bảo vệ thông tin cá nhân và tạo sự tin cậy cho người dùng khi truy cập website. Ví dụ:

4. Câu hỏi thường gặp về URL 

4.1. Độ dài URL lý tưởng?

Độ dài lý tưởng cho một URL chuẩn SEO là từ 50 đến 60 ký tự và không nên vượt quá 100 ký tự. Ngoài ra, một URL càng ngắn gọn, dễ đọc thì càng tốt cho SEO và người dùng. Tuy nhiên, URL vẫn cần đảm bảo mô tả rõ nội dung trang. Vì vậy bạn cần cân nhắc 2 yếu tố độ dài và tính dễ hiểu của URL.

4.2. Cách lấy URL của web

Có 2 cách để bạn có thể lấy URL nhanh chóng:

Trên thanh địa chỉ trình duyệt: Đây là cách đơn giản nhất. Bạn chỉ cần mở trang web bạn muốn lấy URL và sao chép đoạn văn bản hiển thị trên thanh địa chỉ.

Cách lấy URL tại thanh trình duyệt
Cách lấy URL tại thanh trình duyệt

Tại mã nguồn trang web: Bạn có thể xem mã nguồn của trang web bằng cách nhấn chuột phải vào trang và chọn “Xem nguồn trang”. Tìm thẻ <head> và tìm thẻ <link> hoặc <meta> có thuộc tính rel=”canonical”. Giá trị của thuộc tính href trong các thẻ này chính là URL của trang.

Cách lấy URL của trang tại mã nguồn trang
Cách lấy URL của trang tại mã nguồn trang

4.3. Có nên thay đổi URL sau khi xuất bản không?

Khi đã xuất bản URL, bạn không nên thực hiện bất cứ thay đổi gì trên đường dẫn đó. Việc thay đổi URL có thể làm ảnh hưởng đến SEO và mất lượt truy cập từ các backlink cũ. Trường hợp bắt buộc phải thay đổi, bạn hãy thực hiện chuyển hướng 301 (Redirect 301) từ URL cũ sang URL mới.

Việc xây dựng và tối ưu hóa URL đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO của bạn. Hy vọng sau những chia sẻ trên của SEONGON bạn đã hiểu URL là gì và biết thế nào là một URL tốt cho SEO.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp toàn diện để tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên Google, dịch vụ SEO của SEONGON chính là lựa chọn hàng đầu. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại hiệu quả bền vững, giúp doanh nghiệp bạn đánh bại đối thủ và làm chủ ngành hàng.

Liên hệ ngay với SEONGON để nhận tư vấn chiến lược SEO phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn!

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Với tôi, SEO không chỉ là 1 nghề mà SEO là một niềm đam mê. Đam mê nghiên cứu hành trình khách hàng, đam mê phân tích chuyển đổi dựa trên số liệu, đam mê Digital Marketing tổng thể.v.v.v. Và hơn hết, đam mê chia sẻ kiến thức đó tới tất cả mọi người.

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN