Lập chỉ mục là quá trình Google thu thập dữ liệu và lưu trữ thông tin từ website của bạn, giúp công cụ tìm kiếm hiển thị các trang phù hợp khi người dùng thực hiện truy vấn. Hiểu rõ về việc lập chỉ mục là yếu tố thiết yếu nếu bạn mong muốn website của mình được hiển thị trên các trang kết quả tìm kiếm. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết lập chỉ mục là gì và hướng dẫn bạn các phương pháp giúp Google lập chỉ mục cho website nhanh nhất.
1. Lập chỉ mục là gì?
Lập chỉ mục (indexing) là quá trình mà công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từ các trang web, phân tích nội dung và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu của mình, nhằm cung cấp kết quả tìm kiếm nhanh chóng và chính xác khi người dùng thực hiện truy vấn. Thông thường, các trang web được thu thập dữ liệu trước khi lập chỉ mục nhưng Google cũng có thể lập chỉ mục những trang mà không cần phải truy cập nội dung (ví dụ như các trang bị chặn qua tệp robots.txt).
Để hiểu đơn giản về lập chỉ mục là gì, bạn có thể hình dung chỉ mục giống như một thư viện khổng lồ. Khi bạn muốn tìm một cuốn sách cụ thể, bạn tra cứu trong danh mục sách (chỉ mục) để biết cuốn sách đó nằm ở đâu trên kệ. Tương tự, khi bạn tìm kiếm một từ khóa trên Google, công cụ tìm kiếm sẽ thực hiện tra cứu trong chỉ mục to lớn của mình để tìm ra những trang web có chứa từ khóa đó và hiển thị kết quả tìm kiếm đến bạn.
2. Cách Google thu thập dữ liệu để lập chỉ mục trang
Để hiểu rõ hơn về cách Google thu thập và lập chỉ mục các trang web, chúng ta có thể chia quá trình này thành bốn bước chính:
2.1. Thu thập dữ liệu (Crawling)
Đầu tiên, Google sẽ bắt đầu đi thu thập dữ liệu.
- Googlebot – công cụ chuyên thu thập dữ liệu của Google, hoạt động như một “bot” hoặc “crawler” để tìm kiếm và truy cập các trang web.
- Công cụ bắt đầu với một danh sách các đường dẫn liên kết (URL) đã biết, có thể lấy từ các trang đã được thu thập trước đó hoặc từ các liên kết trong sơ đồ trang web (sitemap).
- Sau đó, Googlebot tiếp tục đi từ đường dẫn này sang đường dẫn khác để phát hiện những trang web mới. Trong mỗi lần truy cập, Googlebot sẽ phân tích các yếu tố như mã nguồn HTML, hình ảnh, văn bản và nhiều thành phần khác để hiểu được nội dung của từng trang.
2.2. Phân tích và lập chỉ mục
Sau khi đã truy cập một trang, Googlebot sẽ tiến hành phân tích các yếu tố trên trang như tiêu đề, mô tả meta, từ khóa và các liên kết bên trong và ngoài trang. Google cũng xem xét các yếu tố SEO quan trọng (SEO on-page), bao gồm cách sử dụng từ khóa, cấu trúc URL, tốc độ tải trang và tính thân thiện với thiết bị di động cùng các yếu tố kỹ thuật khác để quyết định mức độ liên quan của trang đối với các truy vấn tìm kiếm.
Bên cạnh đó, Googlebot cũng kiểm tra các chỉ dẫn kỹ thuật như tệp robots.txt (để biết liệu công cụ tìm kiếm có được phép thu thập dữ liệu từ trang đó hay không) và thẻ meta robots (để biết liệu trang có được phép lập chỉ mục và theo dõi các liên kết trên trang hay không). Khi quá trình thu thập dữ liệu và phân tích hoàn tất, trang web sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu của Google, giúp trang có khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi người dùng thực hiện các truy vấn có liên quan.
2.3. Cập nhật chỉ mục
Google sẽ không ngừng thu thập và cập nhật chỉ mục của mình khi xảy ra những thay đổi trên các trang web, chẳng hạn như việc thêm mới hoặc xóa bỏ nội dung. Quá trình cập nhật này diễn ra liên tục, tùy thuộc vào mức độ thay đổi của trang và tần suất Googlebot truy cập vào trang đó.
2.4. Xử lý dữ liệu để xếp hạng (Ranking)
Sau khi một trang đã được lập chỉ mục, Google sẽ triển khai các thuật toán để phân tích và xác định vị trí của trang trong danh sách kết quả truy vấn của người dùng. Các yếu tố như độ uy tín của trang, chất lượng nội dung, các liên kết liên quan và mức độ phù hợp với các truy vấn của người dùng sẽ được Google đánh giá để quyết định vị trí của trang trên trang kết quả tìm kiếm.
3. Lý do trang không được lập chỉ mục
Khi một trang web không được lập chỉ mục, điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Cùng khám phá các lý do thường gặp khiến Google không thể lập chỉ mục trang:
- Lỗi máy chủ (5xx): Máy chủ gặp sự cố khi xử lý yêu cầu tải trang, dẫn đến việc không thể thu thập dữ liệu.
- Lỗi chuyển hướng: Các vấn đề như chuỗi chuyển hướng quá dài, vòng lặp chuyển hướng hoặc URL không hợp lệ có thể gây khó khăn trong việc lập chỉ mục.
- Bị chặn bởi tệp robots.txt: Nếu tệp robots.txt của trang web ngăn Googlebot truy cập vào trang, quá trình lập chỉ mục sẽ bị cản trở.
- URL có thẻ “noindex”: Thẻ “noindex” yêu cầu Google không lập chỉ mục trang.
- Lỗi 404 mềm: Trang trả về thông báo lỗi 404 nhưng không cung cấp mã lỗi chính thức, khiến Google không thể lập chỉ mục chính xác.
- Bị chặn do yêu cầu trái phép (401): Trang yêu cầu xác thực hoặc đăng nhập, khiến Googlebot không thể truy cập.
- Lỗi 404: Trang không còn tồn tại hoặc đã bị xóa, do đó Google không thể lập chỉ mục.
- Bị chặn do quyền truy cập bị cấm (403): Googlebot không thể truy cập trang vì quyền truy cập bị từ chối.
- Trang thay thế có thẻ chính tắc: Trang được đánh dấu là phiên bản thay thế của trang chính tắc, do đó Google không cần thiết phải lập chỉ mục trang này.
- Trang trùng lặp: Google có thể quyết định chọn một trang khác làm phiên bản chính hoặc thậm chí không lập chỉ mục các trang trùng lặp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tìm kiếm.
4. Cách kiểm tra website đã được lập chỉ mục chưa
Để xác định xem website của bạn đã được Google lập chỉ mục hay chưa, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Google. Bạn chỉ cần nhập URL của website vào ô tìm kiếm của Google và xem kết quả với các thao tác cụ thể như sau:
- Mở trình duyệt web của bạn.
- Nhập đầy đủ URL của trang web bạn muốn kiểm tra vào thanh tìm kiếm của Google (ví dụ: https://seongon.com) và nhấn Enter trên bàn phím.
- Kết quả:
- Nếu trang đã được lập chỉ mục: Trang sẽ xuất hiện trong danh sách kết quả tìm kiếm.
- Nếu trang chưa được lập chỉ mục: Không có kết quả nào hiển thị liên quan đến trang đó.
5. Kiểm tra lập chỉ mục URL từ Google Search Console
Để kiểm tra xem một URL cụ thể đã được lập chỉ mục hay chưa qua Google Search Console, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:
- Bước 1 – Truy cập Google Search Console: Mở trình duyệt, tìm kiếm “Google Search Console” trên công cụ tìm kiếm, sau đó click chọn kết quả đầu tiên hoặc kết quả thứ 2 (như hình) hoặc truy cập nhanh tại website Google Search Console.
- Bước 2 – Chọn website cần kiểm tra: Nếu bạn quản lý nhiều trang web, hãy chọn đúng website mà bạn muốn kiểm tra. Sau đó, bạn chọn “Kiểm tra URL”, nhập địa chỉ URL cần kiểm tra xem đã được Google index hay chưa vào ô tìm kiếm và nhấn Enter để tiến hành kiểm tra.
- Bước 3 – Kiểm tra kết quả: Nếu URL đã được lập chỉ mục, Google Search Console sẽ hiển thị thông tin về trang đó và xác nhận rằng URL đã có mặt trong chỉ mục của Google như hình dưới đây.
6. Cách để website được lập chỉ mục nhanh nhất
Để website của bạn được lập chỉ mục nhanh chóng, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn chi tiết dưới đây:
6.1. Gửi sơ đồ trang web (sitemap) cho Google
Tạo và gửi sơ đồ trang web (sitemap) qua công cụ Google Search Console là phương pháp giúp tăng hiệu quả lập chỉ mục, cụ thể:
- Tạo sơ đồ trang web: Bạn có thể tận dụng các công cụ hoặc plugin tự động để xây dựng sơ đồ trang web cho website. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo sitemap với các thao tác thủ công. Để được hướng dẫn tạo sitemap chi tiết, bạn có thể truy cập tại Cách tạo sitemap hiệu quả.
- Gửi sơ đồ trang web: Truy cập Google Search Console, chọn website phù hợp và tải sơ đồ trang mới tạo lên. Việc này hỗ trợ Google thu thập dữ liệu từ các trang trên website nhanh chóng cũng như cải thiện khả năng lập chỉ mục. Bạn có thể tham khảo cách gửi sơ đồ trang web tại Cách khai báo Sitemap với công cụ tìm kiếm.
6.2. Kiểm tra và sửa lỗi
Để đảm bảo quá trình lập chỉ mục diễn ra suôn sẻ, bạn cần thường xuyên kiểm tra và sửa các lỗi kỹ thuật trên trang web.
- Kiểm tra lỗi: Bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console để kiểm tra các lỗi trên website, chẳng hạn như lỗi 404, lỗi chuyển hướng hoặc lỗi cấu trúc dữ liệu.
- Sửa lỗi: Bạn cần khắc phục các lỗi được phát hiện ngay lập tức để đảm bảo website hoạt động trơn tru và dễ dàng cho Googlebot truy cập.
6.3. Tối ưu hóa nội dung
Nội dung chất lượng là yếu tố quan trọng giúp trang web của bạn được xếp hạng cao và dễ dàng lập chỉ mục.
- Nội dung chất lượng: Tạo ra các nội dung có giá trị thực sự cho người dùng và liên quan mật thiết đến từ khoá mục tiêu.
- Tiêu đề và mô tả meta: Viết tiêu đề và thẻ mô tả meta thu hút, hấp dẫn đồng thời chứa từ khóa chính để tối ưu hóa SEO.
- Cấu trúc URL: Sử dụng đường dẫn ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và chứa từ khóa mục tiêu để cải thiện khả năng lập chỉ mục và tăng cường SEO.
6.4. Xây dựng liên kết nội bộ trên trang
Liên kết nội bộ là cầu nối giúp Googlebot di chuyển, tìm kiếm và lập chỉ mục các trang trên website nhanh và chính xác. Vì vậy, việc thiết kế một cấu trúc liên kết nội bộ hợp lý là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả SEO.
6.5. Xây dựng liên kết bên ngoài
Tạo liên kết với các trang web bên ngoài có độ tin cậy cao và tương đồng đến lĩnh vực của bạn sẽ giúp cải thiện tăng sự tin cậy của trang web trong mắt Google.
6.6. Tối ưu tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến việc Googlebot thu thập dữ liệu. Các bước để bạn thực hiện tối ưu tốc độ tải trang bao gồm:
- Nén hình ảnh: Giảm dung lượng hình ảnh giúp tăng tốc độ tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng từ đó tăng hiệu quả cho SEO.
- Minify code: Minify code HTML, CSS và JavaScript để giảm thời gian tải.
- Cải thiện cấu trúc server: Đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định và nhanh chóng.
6.7. Sử dụng thẻ canonical
Để tránh vấn đề với nội dung trùng lặp, bạn nên sử dụng thẻ canonical để chỉ ra trang chính thức cho Google.
6.8. Kiểm tra tệp robots.txt
Tệp robots.txt là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng tới việc Googlebot thu thập dữ liệu trên trang của bạn. Bạn nên kiểm tra tệp robots.txt để đảm bảo không có quy tắc nào ngăn chặn Googlebot hoặc ngăn cản các trang trên website được lập chỉ mục.
6.9. Sử dụng Google Search Console
Google Search Console là một công cụ quan trọng giúp kiểm tra và theo dõi tình trạng lập chỉ mục của website, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất và các vấn đề liên quan đến SEO.
- Kiểm tra URL: Dùng Google Search Console, tìm kiếm URL và yêu cầu Google lập chỉ mục cho từng URL trên website của bạn.
- Theo dõi hiệu suất: Liên tục theo dõi và đánh giá website để tối ưu kịp thời.
Việc nắm vững lập chỉ mục là gì và áp dụng hiệu quả các chiến lược trên là bước then chốt để website của bạn nhanh chóng được Google lập chỉ mục, từ đó tăng khả năng hiển thị và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, SEO và lập chỉ mục là những quy trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và đầu tư khá nhiều thời gian để thực hiện hiệu quả. Nếu cần sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo dịch vụ SEO chuyên nghiệp, tập trung vào kết quả bền vững của SEONGON. Đừng ngần ngại tìm hiểu ngay về dịch vụ SEO của SEONGON và nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia!