Sitemap là gì? Cách tạo và khai báo Sitemap hiệu quả

Chia sẻ bài viết

Sitemap là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực SEO Website. Tuy nhiên với các “newbie”, không phải ai cũng cũng thực sự hiểu rõ về thuật ngữ này. Dưới đây SEONGON sẽ giải thích chi tiết về chủ đề “sitemap là gì?” và đưa ra gợi ý về cách tạo, khai báo sitemap cho website hiệu quả. 

1. Sitemap là gì?

Sitemap còn gọi là sơ đồ trang web, là một tệp cung cấp thông tin về các trang, video và tệp khác trên trang web, cùng mối quan hệ giữa chúng. Sitemap có tác dụng giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về website của bạn bằng cách:

  • Liệt kê tất cả các trang: Sitemap liệt kê tất cả các trang trên website của bạn, từ trang chủ đến các trang con, bài viết, sản phẩm,…
  • Cho biết mối quan hệ giữa các trang: Sitemap giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được mối liên hệ giữa các trang với nhau, ví dụ như trang nào là trang con của trang nào.
  • Thông báo về các trang mới hoặc đã cập nhật: Khi bạn thêm một trang mới hoặc cập nhật nội dung của một trang cũ, bạn có thể cập nhật Sitemap để thông báo cho các công cụ tìm kiếm.

Ví dụ: 

Bạn có một website bán đồ gia dụng có cấu trúc các trang như sau:

  • Trang chủ: Giới thiệu chung về cửa hàng, các sản phẩm nổi bật.
  • Sản phẩm:
    + Đồ nhà bếp
    + Nồi cơm điện
    + Bếp ga
    + Máy xay sinh tố
    + Đồ điện tử
    + Tivi
    + Máy lạnh
    + Máy giặt
    + Đồ gia dụng khác
  • Tin tức: Các bài viết về sản phẩm mới, khuyến mãi
  • Liên hệ: Thông tin liên hệ, form liên hệ
  • Về chúng tôi: Giới thiệu về công ty, lịch sử

Sitemap của website này có thể như sau: 

<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>

<urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″>

  <url>

    <loc>https://www.dodugiadung.com/</loc>

  </url>

  <url>

    <loc>https://www.dodugiadung.com/san-pham/</loc>

  </url>

  <url>

    <loc>https://www.dodugiadung.com/san-pham/do-nha-bep/</loc>

  </url>

  <url>

    <loc>https://www.dodugiadung.com/san-pham/do-nha-bep/noi-com-dien/</loc>

  </url>

  <url>

    <loc>https://www.dodugiadung.com/tin-tuc/</loc>

  </url>

  </urlset>

Giải thích các thành phần trong sitemap:

  • <?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>: Đây là phần khai báo XML, cho biết đây là một file XML.
  • <urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9“>: Đây là thẻ gốc của sitemap, xác định đây là một sitemap theo chuẩn 0.9 của Google.
  • <url></url>: Mỗi thẻ <url> đại diện cho một trang trên website.
  • <loc></loc>: Thẻ <loc> chứa địa chỉ URL đầy đủ của trang.

2. Các loại Sitemap và cấu trúc

Có nhiều loại định dạng sitemap khác nhau như RSS, mRSS, Atom 1.0, nhưng phổ biến và được nhiều người dùng nhất là hai định dạng HTML và XML. Mặc dù cùng là “sitemap” nhưng chúng phục vụ những mục đích khác nhau và có cấu trúc hoàn toàn khác biệt.

2.1. Sitemap XML

Loại sitemap này dành cho các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, giúp cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc và nội dung của website, giúp các bot tìm kiếm thu thập dữ liệu hiệu quả hơn.

  • Cấu trúc: XML sitemap hiển thị danh sách các URLs của blog hay Website theo chuẩn đặc biệt XML và thường chứa chứa các thẻ để mô tả URL, thời gian cập nhật, tần suất cập nhật, ưu tiên của trang,… Tham khảo (Sitemap trên wikipedia).
  • Thứ tự: URL được liệt kê theo thứ tự ưu tiên tùy vào tiêu chí của Webmaster.
  • Đối tượng: XML sitemap cho phép Webmaster thông báo tới Google về các URLs trên blog hay Website nhằm tạo thuận lợi cho quá trình index.

Cấu trúc của sitemap XML thường bao gồm các phần tử sau:

Phần tử Mô tả
<urlset>: Thẻ này bao bọc toàn bộ tập tin Sitemap XML, xác định đây là một tập hợp các URL.
<url> Mỗi URL trên website được bao bọc bởi thẻ <url>.
<loc> Thẻ bắt buộc, chứa địa chỉ URL đầy đủ của một trang.
<lastmod> Thẻ tùy chọn, chỉ định ngày sửa đổi cuối cùng của trang.
<changefreq> Thẻ tùy chọn, cho biết tần suất cập nhật của trang (ví dụ: always, hourly, daily, weekly, monthly, yearly, never).
<priority> Thẻ tùy chọn, xác định mức độ quan trọng tương đối của một trang so với các trang khác trên website (giá trị từ 0.0 đến 1.0, với 1.0 là quan trọng nhất).

Ví dụ:

<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>

<urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″>

  <url>

    <loc>https://example.com/</loc>

    <lastmod>2023-11-13</loc>  

    <changefreq>monthly</changefreq>

    <priority>0.8</priority>

  </url>

  <url>

    <loc>https://example.com/about-us/</loc>

    <lastmod>2023-12-01</loc>

    <changefreq>yearly</changefreq>

    <priority>0.6</priority>

  </url>

</urlset>

Giải thích chi tiết: 

  • <?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>: Đây là khai báo XML tiêu chuẩn.
  • <urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″>: Khai báo đây là một tập hợp các URL và sử dụng namespace của Sitemap Protocol 0.9.
  • <url>: Mỗi thẻ <url> đại diện cho một trang trên website.
  • <loc>: Địa chỉ URL đầy đủ của trang.
  • <lastmod>: Ngày sửa đổi cuối cùng của trang (theo định dạng YYYY-MM-DD).
  • <changefreq>: Tần suất cập nhật của trang (monthly: hàng tháng).
  • <priority>: Mức độ ưu tiên của trang (0.8).

2.2. Sitemap HTML

Đây là loại sitemap thường dành cho người dùng, giúp họ dễ dàng tìm kiếm và điều hướng trên website, có cấu trúc đơn giản liệt kê các liên kết đến các trang quan trọng của website theo dạng danh sách hoặc menu.

  • Về cấu trúc: Một sitemap HTML thường được tạo bằng các thẻ HTML như <nav>, <ul>, <li>, và <a>. Cấu trúc này giúp tạo ra một danh sách các liên kết, thường được hiển thị dưới dạng một menu hoặc một danh sách các trang.
  • Thứ tự: URL được liệt kê sắp xếp theo thứ tự thư mục và hiển thị theo tiêu đề trang.
  • Đối tượng: HTML sitemap giúp người dùng di chuyển và tìm được thông tin dễ dàng.

Ví dụ:

<nav>

  <ul>

    <li><a href=”/”>Trang chủ</a></li>

    <li><a href=”/gioi-thieu/”>Giới thiệu</a></li>

    <li><a href=”/san-pham/”>Sản phẩm</a></li>

    <li><a href=”/lien-he/”>Liên hệ</a></li>

  </ul>

</nav>

Giải thích:

  • <nav>: Thẻ này xác định một phần điều hướng trên trang web.
  • <ul>: Thẻ này tạo ra một danh sách không được sắp thứ tự.
  • <li>: Mỗi mục trong danh sách được bao bọc bởi thẻ <li>.
  • <a>: Thẻ này tạo ra một liên kết đến một trang khác.

Các thành phần thường thấy trong Sitemap HTML gồm: 

Phần tử Mô tả
Tiêu đề Mỗi liên kết thường có một tiêu đề ngắn gọn mô tả trang đích.
Mô tả ngắn Đôi khi, bạn có thể thêm một mô tả ngắn để cung cấp thêm thông tin về trang.
Phân cấp  Sitemap HTML có thể được phân cấp theo cấu trúc của website, giúp người dùng dễ dàng định hướng.
Tìm kiếm nội bộ Một số Sitemap HTML tích hợp chức năng tìm kiếm để giúp người dùng tìm kiếm thông tin cụ thể.

3. Lợi ích của Sitemap

Sitemap được coi là một công cụ không thể thiếu trong quá trình xây dựng và quản lý website. Nó giúp cả công cụ tìm kiếm và người dùng có trải nghiệm tốt hơn.

  • Đối với công cụ tìm kiếm:
    • Cải thiện khả năng thu thập dữ liệu: Sitemap giúp bot tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và thu thập dữ liệu của tất cả các trang trên website, đặc biệt là những trang mới hoặc bị ẩn sâu trong website.
    • Cải thiện khả năng index các trang: Với Sitemap, các trang mới hoặc thay đổi sẽ được phát hiện nhanh chóng, làm tăng khả năng được lập chỉ mục của chúng trong kết quả tìm kiếm.
    • Hiểu rõ hơn về cấu trúc website: Sitemap giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cách mà các trang được tổ chức và liên kết với nhau, từ đó cải thiện khả năng phân tích và đánh giá chất lượng của website.
    • Tăng khả năng xếp hạng: Một sitemap được tối ưu hóa tốt có thể giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
  • Đối với người dùng: Sitemap thường cung cấp một giao diện dễ hiểu để người dùng dễ dàng tìm kiếm và điều hướng đến các trang quan trọng, tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm người dùng.

4. Cách tạo Sitemap

Tạo Sitemap là một bước quan trọng trong quá trình tối ưu hóa website. Có hai cách phổ biến để tạo sitemap là tạo theo phương pháp thủ công và phương pháp tự động. Việc lựa chọn cách tạo Sitemap nào phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của website của bạn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tạo sitemap theo hai phương pháp này.

4.1. Tạo sitemap thủ công

Tạo sitemap thủ công phù hợp với các website nhỏ, số trang ít. Bạn vẫn có thể tạo sitemap với những trang lớn, tuy nhiên sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian. Để tạo sitemap thủ công, bạn cần sử dụng các công cụ chỉnh sửa văn bản và làm theo các bước bên dưới: 

Bước 1: Mở một công cụ chỉnh sửa văn bản như Notepad (Windows), TextEdit (macOS) hoặc bất kỳ trình soạn thảo code nào.

Bước 2: Thêm cấu trúc XML cơ bản cho Sitemap, bao gồm các thẻ <urlset>, <url>, <loc>, <lastmod>, <changefreq><priority>.

Bước 3: Thêm từng URL của trang vào thẻ <loc>. Bạn có thể thêm các thông tin bổ sung như ngày sửa đổi cuối cùng (<lastmod>), tần suất thay đổi (<changefreq>) và mức độ ưu tiên (<priority>).

Để tự tạo sitemap trước tiên bạn cần tự gõ được sitemap

Giải thích ví dụ:

  • Có hai URL của trang chủ và trang giới thiệu.
  • Trang chủ được cập nhật hàng tháng và có mức ưu tiên cao hơn so với trang giới thiệu.

Bước 4: Lưu file với định dạng .xml. Ví dụ: sitemap.xml.

4.2. Tạo sitemap tự động

Với những website có quy mô lớn, việc tạo sitemap thủ công mất khá nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, việc sử dụng các công cụ và plugin để tạo Sitemap tự động là một giải pháp tối ưu hơn.

4.2.1. Cách tạo Sitemap tự động với Plugin WordPress

Nếu bạn đang sử dụng nền tảng WordPress, có rất nhiều plugin hỗ trợ tạo Sitemap tự động. Một số plugin phổ biến bao gồm: Yoast SEO, Rank Math, Google XML Sitemaps.

Cách sử dụng plugin:

Bước 1: Tìm và cài đặt plugin trong kho plugin của WordPress.

Cài đặt plugin trong WordPress

Bước 2: Kích hoạt plugin đã cài đặt. Một số plugin có thể yêu cầu bạn cấu hình một số tùy chọn, nhưng thường là cấu hình mặc định đã đủ.

Plugin của Yoast SEO hỗ trợ bạn tạo sitemap

Bước 4: Truy cập vào phần cài đặt của plugin để kiểm tra xem Sitemap đã được tạo và đường dẫn đến Sitemap là gì.

4.2.2. Cách tạo sitemap tự động với công cụ tạo sitemap online

Với các công cụ tạo sitemap online, bạn chỉ cần nhập URL website của mình vào và công cụ sẽ tự động quét website và tạo Sitemap. Có hai công cụ tạo sitemap online miễn phí và dễ sử dụng, được đề xuất là: 

  • XML-Sitemaps.com: Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất, giao diện đơn giản và dễ sử dụng.
  • Screaming Frog SEO Spider: Ngoài chức năng tạo Sitemap, công cụ này còn cung cấp nhiều tính năng SEO khác như kiểm tra lỗi, thu thập dữ liệu.

Hướng dẫn chi tiết về cách tạo sitemap với XML-Sitemaps.com:

Bước 1: Mở trình duyệt và truy cập vào http://www.xml-sitemaps.com/ >> Dán URL website của bạn vào ô “Your website’s URL”. >> Nhấp vào nút “Start”.

Dán URL website của bạn vào ô "Your website's URL"

Bước 2: Sau khi quá trình quét website hoàn tất, bạn sẽ thấy một thông báo thành công. Nhấp vào “View Sitemap Details” để xem chi tiết Sitemap. Sau đó, tải file Sitemap về máy tính của bạn.

Bước 3: Upload file Sitemap vừa tải về vào thư mục gốc của website hoặc một thư mục con (ví dụ: /sitemap/sitemap.xml).

Bước 4: Đăng nhập vào Google Search Console, chọn website của bạn và đi đến phần Sitemap. Thêm địa chỉ Sitemap mới vào.

Hướng dẫn tạo Sitemap với Screaming Frog SEO Spider:

Bước 1: Cài đặt và khởi động Screaming Frog

Bước 2: Tại ô nhập URL, nhập địa chỉ website bạn muốn tạo Sitemap, sau đó nhấn nút “Start”.

Bước 3: Chọn và xuất Sitemap

  • Sau khi quá trình thu thập hoàn tất, bạn sẽ có một danh sách các URL trên website.
  • Chọn tab “Sitemaps”: Tại đây, bạn sẽ thấy các tùy chọn để tạo Sitemap.
  • Cấu hình (tùy chọn): Bạn có thể tùy chỉnh các thông số như:
  • Include subdirectories: Bao gồm các thư mục con.
  • Change frequency: Tần suất thay đổi nội dung của các trang.
  • Priority: Mức độ ưu tiên của các trang.
  • Xuất Sitemap: Nhấp vào nút Export để xuất file Sitemap với định dạng XML.

Bước 4: Lưu và gửi Sitemap

  • Lưu file: Lưu file Sitemap vừa xuất vào máy tính của bạn.
  • Upload lên server: Upload file Sitemap lên thư mục gốc của website hoặc một thư mục con (ví dụ: /sitemap/).
  • Gửi cho công cụ tìm kiếm: Thêm địa chỉ Sitemap vào Google Search Console và các công cụ tìm kiếm khác để thông báo cho họ về sự tồn tại của Sitemap.

5. Khai báo Sitemap với công cụ tìm kiếm

5.1. Khai báo sitemap với Google Search Console

Google Search Console là công cụ miễn phí của Google giúp bạn theo dõi hiệu suất của website trên kết quả tìm kiếm của Google. Để thêm sitemap Google Search Console, bạn làm theo các bước như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console và chọn website của bạn >> Trong menu bên trái, chọn Sơ đồ trang web.

Khai báo sitemap với Google Search Console

Bước 2: Nhấp vào nút “Thêm/Kiểm tra”. >> Nhập địa chỉ đầy đủ của Sitemap và nhấn “Gửi”. Google sẽ kiểm tra Sitemap và thông báo kết quả. Nếu có lỗi, bạn sẽ nhận được thông báo để sửa chữa.

Khai báo sitemap với Google Search Console

5.2. Khai báo sitemap với Bing Webmaster Tools

Bing Webmaster Tools là công cụ tương tự của Bing để quản lý website trên kết quả tìm kiếm của Bing. Để thêm sitemap trên Bing Webmaster Tools, 5 bước dành cho bạn là: 

Bước 1: Đăng nhập vào Bing Webmaster Tools và chọn website của bạn.

Bước 2: Trong menu bên trái, chọn “Sitemap”.

Bước 3: Nhấp vào nút “Thêm”.

Bước 4: Nhập địa chỉ đầy đủ của Sitemap và nhấn “Gửi”.

Bước 5: Bing sẽ kiểm tra Sitemap và thông báo kết quả.

Ngoài Google và Bing, bạn cũng có thể khai báo sitemap với các công cụ tìm kiếm lớn khác như Yahoo, Yandex, DuckDuckGo, các phần mềm này đều có công cụ dành cho webmaster tương tự như Google Search Console và Bing Webmaster Tools. Bạn có thể tìm kiếm “Webmaster Tools” của từng công cụ tìm kiếm và thêm Sitemap.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về sitemap của SEONGON gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn và nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay tới SEONGON để nhận câu trả lời nhanh nhất nhé!

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về SEO và nâng cao kỹ năng của mình, hãy tham gia khóa học SEO chuyên sâu của SEONGON để trở thành một chuyên gia SEO thực thụ. 

Hoặc có thể chọn đưa website lên Top tìm kiếm ngay hôm nay với dịch vụ SEO tổng thể của SEONGON, tham khảo dịch vụ tại đây.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

1 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
44 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phanhieu
phanhieu
12 năm trước

thanks

Hưng
Hưng
12 năm trước

“Tuy nhiên nó chỉ craw được tối đa 500 link, nếu website của bạn nhiều hơn 500link thì cần mua bộ công cụ. Nếu không muốn mua thì liên hệ seongon để được share:D”

Bạn có thể share cái này giúp mình, thanks nhiều! ^^

Mình tạo 1 file rùi nhưng báo là 22 Broken Links và hiện tại đã 478 Link rùi nên mình nghĩ là chắc cần phải có công cụ để làm nhiều hơn 500 Link 🙂

Seongon
12 năm trước
Trả lời  Hưng

mail cho bạn rồi đấy

Trung tam gia su
Trung tam gia su
12 năm trước

Website trung tâm gia sư tphcm của mình được hổ trợ bởi weebly, Nhưng weebly có báo rằng sitemap của website là tự có sẵn luôn dạng xml như anh nói. Không biết em có thể tự tạo một sitemap mới như anh nói không. Em đọc nhiều bài viết trên seongon.com; em nhận thấy website của mình có nhiều thông tin bổ ích, hy vọng nhận được sự chỉ bảo của webmaster!

Seongon
12 năm trước
Trả lời  Trung tam gia su

Mình kiểm tra và thấy sitemap của bạn tại địa chỉ http://trungtamgiasuuytin.weebly.com/sitemap.xml. Tình trạng cập nhật của sitemap khá tốt nên có lẽ không cần thiết phải có sitemap riêng. Trường hợp bạn vẫn muốn có sitemap riêng thì có thể tham khảo bài https://seongon.com/2011/12/11/tao-sitemap-cho-website/. Nếu không tạo được file xml thì có thể tạo 1 page sitemap với dạng html giống http://lamvisa.com/so-do-website/

SEOer Nghiệp Dư
SEOer Nghiệp Dư
12 năm trước

SEOngon share cho mình công cụ nhé. Mình cũng sắp sửa có một site bán hàng nên chắc cũng cần. Cảm ơn SEOngon nhiều nhé!

Seongon
12 năm trước
Trả lời  SEOer Nghiệp Dư

đã email cho bạn

Cầu Vồng Shop
Cầu Vồng Shop
12 năm trước

SEOngon ơi share cho mình công cụ của bạn với. Thanks bạn rất nhiều!

Seongon
12 năm trước
Trả lời  Cầu Vồng Shop

đã mail cho bạn

Seongon
12 năm trước

đã email cho bạn!

Nguyễn Hiếu
Nguyễn Hiếu
12 năm trước

Bạn ơi cho mình công cụ tạo Sitemap hơn 500 link của http://www.xml-sitemaps.com/ với. Tks bạn nhiều!

Phạm Toàn
Phạm Toàn
12 năm trước

Seo ngon ơi mình rất quan tâm tới công cụ này.. bạn mail cho mình dc ko,,thank bạn nhiều nha

Seongon
12 năm trước
Trả lời  Phạm Toàn

đã mail cho bạn .

phạm sơn hải
phạm sơn hải
12 năm trước

Seongon ơi trang em quá 500 link rùi :((
anh cho em xin phần mềm của anh được ko?
cảm ơn anh nhiều!

Seongon
12 năm trước
Trả lời  phạm sơn hải

xong

mvcliphay
mvcliphay
9 năm trước
Trả lời  Seongon

Seo ngon ơi 😀 bạn có thể gửi mình phần mêm tạo >500link sitemap đc ko 😛 cám ơn bạn nhiều.Mình làm về truyện nên lắm link : http://thichdoctruyen.com . Cám ơn bạn nhiều nhé
Mail mình là : tukid_ptit@yahoo.com.vn

Mai Xuân Đạt SEONgon
Mai Xuân Đạt SEONgon
9 năm trước
Trả lời  mvcliphay

đã email cho bạn

Nguyên
11 năm trước

A ơi, a share cho em công cụ nhé, em mới làm một trang mà nó hơn 500 link lận. Thank a

Đạt Seongon
Đạt Seongon
11 năm trước
Trả lời  Nguyên

đã email

Saga
Saga
11 năm trước

Cho minh xin 1 ban > 500 links nhe, thanks

Công
Công
11 năm trước

chào bạn.mình đang tạo sitemap cho web,nhờ bạn tư vấn qua mail mình nên làm ntn với web này

tran trung
tran trung
11 năm trước

minh cung can seo ngon nhe

Đạt Seongon
Đạt Seongon
11 năm trước
Trả lời  tran trung

mình k thấy email ?

Vũ Anh Dũng
Vũ Anh Dũng
11 năm trước

E cũng đang cần bộ công cụ tạo sitemap. Web của e hiện tại 450 link rồi.

Đạt Seongon
Đạt Seongon
11 năm trước
Trả lời  Vũ Anh Dũng

bạn gửi mail vào admin.com nhé

Mai Xuân Đạt SEONgon
Mai Xuân Đạt SEONgon
11 năm trước

chào bạn, bạn cần tư vấn vấn đề gì ?

Tran Minh Hảo
Tran Minh Hảo
10 năm trước

Seo ngon ơi, bạn chia sẻ cho mình công cụ tạo sitemap với, web mình bán hàng nhiều url quá :v

Mai Xuân Đạt SEONgon
Mai Xuân Đạt SEONgon
10 năm trước
Trả lời  Tran Minh Hảo

đã mail cho bạn nhé

cometech
cometech
10 năm trước

Seongon cho mình công cụ lấy sitemap với. Tìm hoài không thấy hên mà vào được trang này. Thanks.

Mai Xuân Đạt SEONgon
Mai Xuân Đạt SEONgon
10 năm trước
Trả lời  cometech

đã mail cho bạn

tung
tung
10 năm trước

website của mình làm bằng nukeviet. cho mình hỏi tạo sitemap ntn

Mai Xuân Đạt SEONgon
Mai Xuân Đạt SEONgon
10 năm trước
Trả lời  tung

Mình không rành về kỹ thuật 🙂

Mai Xuân Đạt SEONgon
Mai Xuân Đạt SEONgon
10 năm trước

done

Bảo
Bảo
8 năm trước

Seo ngon share mình bộ công cụ tạo sitemap nhé. Cảm ơn seo ngon !

Mai Xuân Đạt
8 năm trước
Trả lời  Bảo

ok bạn nhé

Nguyễn Đắc Hưng
Nguyễn Đắc Hưng
3 năm trước

Sau khi tạo sitemap bằng Công cụ miễn phí mà SEONGON hay dùng là http://www.xml-sitemaps.com/

Anh có thể hướng dẫn em cách để up lên root của website được không. E ko thấy có hướng dẫn. Có ảnh minh họa thì càng tốt ạ.
Xin cảm ơn

Nguyễn Ngọc Hưng
Admin
3 năm trước

Cái này thì tùi hosting bên website của mình đang dùng sẽ có cách up khác nhau. Nhanh nhất là bạn liên hệ với support của bên hosting nhờ họ up lên

Luật sư Online
Luật sư Online
3 năm trước

Mình cài Yoast SEO rùi có cần cài thêm Google XML Sitemaps để tạo sitemap không ad?

Nguyên
Nguyên
3 năm trước

Cho em xin cách craw hơn 500 link với ạ, cảm ơn anh

thanh
thanh
3 năm trước

Shin tool với cảm ơn seo ngon nhiều nhé

Hào Nguyễn
Hào Nguyễn
3 năm trước

“Tuy nhiên nó chỉ craw được tối đa 500 link, nếu website của bạn nhiều hơn 500link thì cần mua bộ công cụ. Nếu không muốn mua thì liên hệ seongon để được share:D”

Add share giúp mình với?

Sơn
Sơn
3 năm trước

A ơi, a share cho em công cụ nhé, em mới làm một trang mà nó hơn 500 link lận. Thank a

Đặng Văn Minh
Đặng Văn Minh
2 năm trước

seongon ơi! share cho mình công cụ với nhé! cảm ơn seongon nhiều nè!

pab
pab
2 năm trước

Tham khảo sitemap trang web này nhé mn

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN