Semantic keyword là một thuật ngữ quen thuộc với người làm SEO và thường bị nhầm lẫn với LSI Keyword. Vậy rốt cuộc Semantic keyword là gì? Làm cách nào để tìm kiếm và áp dụng các từ khoá Semantic một cách hiệu quả cho dự án SEO. Nếu những thắc mắc này cũng là điều bạn quan tâm, SEONGON sẽ giải đáp ngay dưới đây.
1. Semantic keyword là gì?
Để hiểu rõ Semantic keyword là gì, điều đầu tiên chúng ta cần phân tích từng từ trong cụm từ này.
- Semantic có nghĩa là ngữ nghĩa – nghiên cứu về mặt ý nghĩa của từ hay cụm từ hoặc câu.
- Keyword là từ khóa – một trong các thuật ngữ được đánh giá quan trọng nhất khi làm SEO.
Vậy Semantic keyword chính là từ khoá ngữ nghĩa, tức là các từ khoá có sự liên quan về ngữ nghĩa. Có thể hiểu rằng, loại từ khóa này thuộc các dạng từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa hay từ bổ nghĩa đối với từ khoá chính.
Semantic keyword và LSI keyword rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. So sánh semantic keyword vài LSI keyword có những điểm cần chú ý dưới đây.
- Từ khóa semantic: Là những từ hay cụm từ có mối liên hệ về nghĩa với từ khóa chính. Chúng giúp nội dung của trang trở nên rõ ràng hơn với Google, từ đó Google cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác hơn cho người dùng.
- Từ khóa LSI: LSI keyword là các từ khóa có mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa đối với từ khóa chính, giúp ngữ cảnh và ý nghĩa của nội dung trở nên dễ hiểu hơn với Google.
Phân biệt chi tiết giữa Semantic keyword và LSI keyword:
Đặc điểm | Từ khóa semantic | Từ khóa LSI | Giải thích |
Ý nghĩa | Các từ khoá có liên quan về nghĩa với từ khoá chính. | Các từ khoá được thuật toán LSI xác định có liên quan ngữ nghĩa. | Cả hai đều chỉ các từ khoá có mối quan hệ về mặt ý nghĩa. |
Phạm vi | Rộng hơn, bao gồm mọi từ khoá có liên quan về nghĩa. | Hẹp hơn, tập trung vào các từ khoá được thuật toán LSI xác định. | LSI là một phương pháp cụ thể để tìm kiếm các từ khoá liên quan. |
Mục tiêu | Giúp nội dung trang web trở nên dễ hiểu hơn với Google. | Giúp Google dễ dàng xác định ngữ cảnh của trang web. | Cùng nhằm mục tiêu cải thiện thứ hạng khi tìm kiếm. |
Cách tìm kiếm | Có thể tìm kiếm bằng nhiều cách khác nhau (từ điển đồng nghĩa, công cụ gợi ý từ khoá,…). | Thường sử dụng những công cụ chuyên dụng (LSI Graph, SEMRush, Ahrefs,…). | LSI yêu cầu công cụ chuyên biệt hơn. |
Ví dụ | Từ khoá chính “điện thoại thông minh”, Semantic keyword: smartphone, di động, Iphone, cấu hình,… | Từ khoá chính “điện thoại thông minh”, LSI keyword: màn hình cảm ứng, hệ điều hành, ứng dụng,… (xác định bằng thuật toán LSI). | Các ví dụ có thể trùng nhau, nhưng LSI thường cung cấp từ khoá cụ thể hơn. |
Mối quan hệ | LSI keyword là một tập hợp con của Semantic keyword. | LSI là phương pháp để tìm kiếm Semantic keyword. | LSI là công cụ hỗ trợ để tìm kiếm Semantic keyword. |
Về cơ bản, từ khóa semantic là một khái niệm rộng hơn bao gồm cả từ khóa LSI.
Ví dụ: Giả sử bạn muốn tối ưu hóa một bài viết về “điện thoại thông minh”.
- Từ khóa chính: điện thoại thông minh
- Từ khóa semantic:
- Các từ đồng nghĩa: smartphone, dế yêu, máy di động
- Các tính năng: màn hình cảm ứng, camera, bộ nhớ, pin
- Các thương hiệu: iPhone, Samsung, Xiaomi
- Các hành động: mua, bán, sửa chữa, nâng cấp
- Từ khóa LSI:
- Các từ liên quan về ngữ nghĩa: ứng dụng, game, mạng xã hội, công nghệ
- Các khái niệm liên quan: thiết bị di động, công nghệ di động
Ví dụ cụ thể cách sử dụng các từ khóa này trong bài viết:
- Từ khóa semantic: “Bạn đang tìm kiếm một chiếc smartphone mới với màn hình cảm ứng sắc nét, cùng camera chất lượng cao? Hãy khám phá các mẫu điện thoại thông minh đời mới nhất từ những thương hiệu hàng đầu thế giới như Samsung và iPhone.”
- Từ khóa LSI: “Với sự phát triển của các ứng dụng và game trên điện thoại thông minh, nhu cầu về một chiếc điện thoại có cấu hình mạnh mẽ ngày càng tăng.”
Như bạn thấy, từ khóa ngữ nghĩa bao gồm một phạm vi rộng hơn, từ các từ đồng nghĩa đến các hành động liên quan. Trong khi đó, từ khóa LSI tập trung vào các khái niệm và ý nghĩa sâu hơn liên quan đến từ khóa chính.
2. Lợi ích khi áp dụng Semantic keyword
Nếu sử dụng vào dự án SEO, lợi ích của Semantic keyword là gì luôn là mối bận tâm của nhiều SEOer mới vào nghề. Dưới đây là tổng kết của SEONGON về các lợi ích nổi bật khi sử dụng từ khoá Semantic.
2.1. Nâng cao thứ hạng tìm kiếm
Khi sử dụng từ khoá ngữ nghĩa, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rõ hơn về nội dung và ngữ cảnh của trang. Từ đó, nó có thể xếp hạng cao hơn cho từ khóa có sự liên quan với chủ đề chính. Người làm SEO áp dụng cách này để triển khai cho nội dung toàn bộ website sẽ giúp tăng cơ hội xuất hiện trong nhiều truy vấn tìm kiếm hơn, tiếp cận người dùng dễ dàng.
2.2. Tăng lưu lượng truy cập website
Nhờ vào việc sử dụng semantic keyword, bạn có thể thu hút lượng lớn người dùng tìm kiếm thông tin theo nhiều cách khác nhau, không chỉ giới hạn ở những từ khóa chính. Cụ thể, khi mô tả trang và tiêu đề của bạn phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng, họ sẽ có khả năng click vào trang của bạn nhiều hơn. Từ đó traffic cho web sẽ được tăng lên.
2.3. Cải thiện trải nghiệm người dùng
Việc sử dụng semantic keyword giúp bạn tạo ra nội dung có liên quan cao đến nhu cầu của người dùng, từ đó tăng trải nghiệm người dùng. Khi người dùng tìm thấy câu trả lời chính xác cho những gì đang tìm kiếm, họ sẽ có xu hướng ở lại trên trang web lâu hơn. Họ ở lại càng lâu sẽ càng thể hiện trang web hữu ích với người dùng, thứ hạng của website của bạn sẽ càng tiềm năng tăng trưởng.
2.4. Tăng uy tín cho website
Khi Google nhận thấy trang web của bạn cung cấp nội dung chất lượng và có liên quan đến nhiều truy vấn tìm kiếm khác nhau, nó sẽ đánh giá cao uy tín của trang web bạn. Đây là mọt tiêu chí được đánh giá quan trọng trong SEO, có ý nghĩa lớn đến thứ hạng khi tìm kiếm của website. Hơn nữa, các trang web khác cũng có thể liên kết đến trang web của bạn khi họ thấy nội dung của bạn hữu ích và đáng tin cậy. Từ đó, điều này gián tiếp giúp bạn tăng trưởng số lượng backlinks.
2.5. Đáp ứng thuật toán Google
Một trong những lợi ích nổi bật mà từ khoá Semantic đem lại cho người làm SEO chính là đáp ứng một số thuật toán Google. Bao gồm:
- Thuật toán Google RankBrain: Thuật toán này có nhiệm vụ phân tích và hiểu ngữ nghĩa trong các truy vấn tìm kiếm. Semantic keywords giúp hệ thống AI của Google đọc hiểu nội dung nhanh hơn và hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của thuật toán này.
- Thuật toán Hummingbird: Phân tích toàn bộ ngữ cảnh truy vấn, bao gồm vị trí, thiết bị, và thời gian, để cung cấp kết quả phù hợp với ý định tìm kiếm. Bằng việc áp dụng Semantic keyword sẽ đáp ứng được yêu cầu này của thuật toán. Đồng thời, tránh việc lạm dụng từ khóa và làm cho nội dung dễ hiểu, tăng tốc độ index và độ tin cậy của website.
3. Thế nào là một Semantic keyword chất lượng?
Nhiều SEOer dành nhiều thời gian để tìm kiếm một Semantic Keyword chất lượng. Tuy nhiên, có không ít người hiểu sai và mắc sai lầm. Dưới đây là mô tả một ngữ nghĩa chất lượng do SEONGON tổng kết, sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm hiểu.
3.1. Liên quan trực tiếp đến chủ đề
Đầu tiên, một Semantic Keyword chất lượng cần phải có liên quan trực tiếp đến chủ đề của từ khoá chính. Điều đó có nghĩa là từ khoá Semantic cần:
- Cùng ngữ cảnh: Các từ khóa này phải xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh hoặc chủ đề với từ khóa chính. Nếu không, việc sử dụng từ khoá đó sẽ khiến nội dung mất tính logic.
- Bổ sung ý nghĩa: Chúng giúp làm rõ hơn ý nghĩa của từ khóa chính và cung cấp thông tin chi tiết hơn.
- Đáp ứng ý định tìm kiếm: Phải phản ánh một cách chính xác về ý định người dùng tìm kiếm. Nếu không, bạn đang sử dụng một từ khoá thừa, không hữu ích với người dùng, thậm chí có thể khiến người dùng thoát trang nhanh chóng.
3.2. Có lượng tìm kiếm ổn định
Lượng tìm kiếm ổn định chính là một yếu tố quan trọng của Semantic Keyword chất lượng.
- Khả năng cạnh tranh: Từ khóa có lượng tìm kiếm ổn định sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người dùng hơn mà không quá cạnh tranh.
- Xu hướng tăng trưởng: Nếu từ khóa có xu hướng tăng trưởng, điều đó cho thấy nhu cầu tìm kiếm của người dùng đang tăng lên.
3.3. Có giá trị cho người dùng
Nếu được hỏi về yếu tố quan trọng đem tới sự chất lượng của Semantic Keyword là gì, đó chính là giá trị cho người dùng. Nếu không có điều này, từ khoá ngữ nghĩa bạn chọn sẽ không bổ trợ được cho dự án SEO.
- Giải quyết vấn đề: Từ khóa chất lượng phải giúp người dùng tìm được thông tin họ cần và giải quyết được vấn đề của họ.
- Cung cấp những thông tin hữu ích: Có nghĩa là nội dung của bạn phải cung cấp những thông tin giá trị, mới mẻ và hấp dẫn.
Ví dụ: Nếu từ khóa chính của bạn là “điện thoại thông minh”, các semantic keyword chất lượng có thể là:
- Cùng ngữ cảnh: smartphone, điện thoại di động, thiết bị di động
- Bổ sung ý nghĩa: cấu hình điện thoại, giá điện thoại, camera điện thoại, pin điện thoại, màn hình điện thoại
- Đáp ứng ý định tìm kiếm: điện thoại giá rẻ, điện thoại chơi game, điện thoại chụp ảnh đẹp
4. Cách tìm Semantic keyword
Cách để tìm kiếm nhanh chóng các từ khoá Semantic Seo là gì mà nhiều người làm SEO loay hoay, đặc biệt là SEOer có ít kinh nghiệm. Dưới đây SEONGON tổng kết 6 cách tìm kiếm Semantic Keyword nhanh chóng và dễ thực hiện cho bạn tham khảo:
- Google Suggestions.
- Kết quả tìm kiếm của Google.
- Phần mọi người cũng hỏi
- Công cụ Google Keyword Planner.
- Google Trend.
- Nghiên cứu đối thủ.
4.1. Google Suggestions – Đề xuất tìm kiếm của Google
Cách tìm Semantic Keyword dựa trên Google Suggest rất dễ thực hiện. Bạn không cần tải bất kỳ ứng dụng nào vào máy hay cài bất kỳ tiện ích nào vào trình duyệt tìm kiếm. Mỗi khi nhập từ khoá chính trên thanh tìm kiếm của Google, bạn sẽ được đề xuất các từ khóa liên quan. Đó chính là các từ khoá Semantic. Bạn có thể dựa trên cơ chế này để tìm kiếm các từ khoá ngữ nghĩa chất lượng phù hợp với mình.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ khoá chính “xe đạp”, Google sẽ đề xuất cho bạn một loạt các từ khoá như “xe đạp thống nhất”, “xe đạp galaxy”, “xe đạp giant”, … Bạn cần nghiên cứu và lựa chọn các từ khoá Semantic phù hợp, đáp ứng được yếu tố liên quan đến xe đạp, có lượng tìm kiếm ổn định và có giá trị đối với người dùng.
Lưu ý:
- Bạn cần xác định xem các từ khoá được đề xuất có đáp ứng 3 tiêu chí chất lượng ở phần 3 phía trên để trở thành Semantic Keyword phù hợp hay không.
- Mẹo nhỏ: Ngoài việc điền chính xác từ khoá chính, bạn có thể xoá một chữ cái của từ khoá chính để nhận thêm gợi ý từ khoá LSI.
4.2. Kết quả tìm kiếm Google
SEOer có thể tìm kiếm từ khoá ngữ nghĩa trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Cụ thể, dựa vào những từ khóa được in đậm trong kết quả tìm kiếm, bạn có thể tìm những từ khoá ngữ nghĩa phù hợp.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ khoá “xe đạp”, bạn sẽ thấy Google trả về kết quả và các từ khoá được in đậm và các từ “xe đạp thể thao, địa hình”, “xe đạp thể thao Thống Nhất’, “xe đạp thể thao nam nữ giá rẻ” bạn có thể lựa chọn là Semantic keyword. Tuy nhiên cần lựa chọn khéo léo để từ khoá phù hợp nhất với nội dung bài viết của bạn.
4.3. Phần Mọi người cũng hỏi từ kết quả tìm kiếm
Nếu được hỏi cách tìm Semantic Keyword dựa trên kết quả tìm kiếm, không thể không kể đến phần “Mọi người cũng hỏi”. Đây là một tính năng trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) hiển thị các câu hỏi và câu trả lời phổ biến từ khắp nơi trên web. Tính năng này cung cấp một nguồn tuyệt vời cho từ khóa ngữ nghĩa và từ khóa câu hỏi, giúp tối ưu hóa nội dung cho SEO.
Cách thực hiện:
- Nhập từ khoá chính trên ô tìm kiếm.
- Sau đó kéo chuột đến phần “Mọi người cũng hỏi” để biết các chủ đề, từ ngữ mọi người thường hỏi và tìm kiếm xoay quanh từ khoá chính như thế nào.
- Lựa chọn từ khoá Semantic chất lượng.
Ví dụ: Khi tìm kiếm từ khoá “xe đạp”, mục “mọi người cũng hỏi” đưa ra kết quả gồm “tại sao đi xe đạp không bị ngã”, “xe đạp gì đắt nhất”, “áp suất lốp xe đạp bao nhiêu là vừa”, “trục rỗng xe đạp có tác dụng gì”. Đây đều là nguồn tham khảo hữu ích cho Semantic Keyword bạn đang tìm kiếm.
4.4. Google Keyword Planner
Ngoài các cách ở trên, SEOer còn có thể dùng công cụ phát triển bởi Google để tìm kiếm từ khoá Semantic. Vậy công cụ phổ biến được phát triển bởi Google giúp tìm Semantic Keyword là gì? Đó chính là Google Keyword Planner.
- Công cụ này phục vụ nghiên cứu từ khoá của Google có độ chính xác cao.
- Keyword Planner cung cấp từ khoá ngũ nghĩa liên quan và khối lượng tìm kiếm (volume search), mức độ cạnh tranh và giá thầu tối thiểu – tối đa,…
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng công cụ Google Keyword Planner để tìm từ khoá ngữa nghĩa.
Bước 1: Truy cập vào Google Ads
- Google Ads có tích hợp công cụ Google Keyword Planner. Do đó, để sử dụng công cụ này, bạn cần truy cập tài khoản Google Ads.
- Nếu bạn hiện tại chưa có tài khoản, làm theo hướng dẫn tại đây.
Bước 2: Chọn mục công cụ >> sau đó chọn Công cụ lập kế hoạch từ khoá
- Nếu bạn dùng phiên bản tiếng Anh, bạn sẽ cần chọn mục Tools, rồi nhấn Keyword Planner.
Bước 3: Nhấp vào ô Khám phá các từ khoá mới
- Ở phiên bản tiếng Anh, ô này có tên là “Discover new keywords”.
Bước 4: Nhập từ khoá vào ô tìm kiếm và chọn Nhận kết quả
- Bạn sẽ cần nhập chính xác từ khoá chính vào ô tìm kiếm để nhận danh sách các từ khoá liên quan.
Bước 5: Nhận danh sách và lựa chọn từ khoá ngữ nghĩa
- Danh sách từ khoá có liên quan sẽ hiển thị bao gồm cả lưu lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh.
- Bạn có thể sử dụng các dữ liệu này để quyết định các Semantic keyword, đảm bảo các từ khoá ngữ nghĩa chất lượng, đáp ứng yếu tố liên quan đến từ khoá chính, có lưu lượng tìm kiếm ổn định, hữu ích với người dùng.
4.5. Google Trend
Google Trend là công cụ của Google, cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho người dùng trong việc nghiên cứu và phân tích tình hình thị trường nói chung. Để tìm kiếm các từ khóa ngữ nghĩa, người làm SEO có thể sử dụng công cụ Google Trends. Cụ thể:
Bước 1: Mở trình duyệt và gõ “Google Trends” chọn tính năng khám phá. >> Gõ từ khóa chính mà bạn muốn tìm hiểu vào ô tìm kiếm.
Bước 3: Điều chỉnh tiêu chí lọc để xem thông số bạn muốn gồm khoảng thời gian và khu vực.
Bước 4: Xem phần Chủ đề có liên quan và Cụm từ tìm kiếm có liên quan
- Chủ đề gia tăng: Đây là những chủ đề đang được tìm kiếm nhiều nhất trong khoảng thời gian bạn chọn.
- Truy vấn gia tăng: Tương tự, đây là những cụm từ tìm kiếm đang được quan tâm nhiều hơn trong thời gian bạn chọn.
Bước 5: Dựa vào kết quả, bạn hãy chọn những từ khóa có liên quan đến chủ đề chính và có mức độ phổ biến phù hợp với mục tiêu của bạn.
4.6. Nghiên cứu đối thủ
Một trong những cách không thể thiếu để tìm Semantic Keyword là gì? Đó chính là việc người làm SEO nghiên cứu đối thủ của mình. Cụ thể:
Bước 1: Bạn tìm kiếm từ khóa chính trên công cụ tìm kiếm và bấm Enter để đến trang kết quả tìm kiếm.
Bước 2: Bạn lựa chọn khoảng 5 bài top đầu và phân tích nội dung cũng như cách đối thủ lựa chọn Semantic keyword.
- Truy cập các website top đầu: Khi tìm kiếm “giày chạy bộ” trên Google, bạn sẽ thấy một danh sách các website hiển thị ở top đầu. Hãy truy cập vào khoảng 5 website có nội dung liên quan nhất.
Phân tích nội dung:
- Tiêu đề: Các website này sử dụng những tiêu đề nào? Có bao gồm từ khóa chính “giày chạy bộ” không? Có chèn những từ khóa liên quan như “giày chạy bộ thể thao”, “giày chạy bộ bền”,… không?
- Nội dung: Nội dung bài viết nói về những gì? Có đề cập đến các loại giày chạy bộ khác nhau, các thương hiệu giày chạy bộ phổ biến, các tiêu chí khi chọn giày chạy bộ,… không?
- Từ khóa: Sử dụng công cụ kiểm tra từ khóa (như Ahrefs, SEMrush) để xem các website này đang sử dụng những từ khóa nào. Bạn sẽ thấy nhiều từ khóa liên quan đến “giày chạy bộ” như: “giày chạy bộ siêu nhẹ”, “giày chạy bộ giảm chấn”, “giày chạy bộ mizuno”,…
5. Cách áp dụng Semantic keyword
Sau khi lựa chọn được từ khoá ngữ nghĩa chất lượng, việc sử dụng chúng như thế nào để nâng cao thứ hạng tìm kiếm cho website không phải là bài toán dễ, đặc biệt với người mới. Dưới đây là 3 gợi ý của SEONGON để sử dụng từ khoá Semantic hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho dự án SEO.
- Chèn trực tiếp trong nội dung: Sử dụng semantic keywords trực tiếp trong bài viết để tăng tính liên quan và ngữ nghĩa.
Ví dụ 1: “Bạn đang tìm kiếm một chiếc smartphone mới với màn hình cảm ứng sắc nét và camera chất lượng cao? Hãy khám phá các mẫu điện thoại thông minh đời mới nhất đến từ những thương hiệu lớn hàng đầu thế giới như Samsung và iPhone.”
- Dùng làm anchor text: Sử dụng semantic keywords làm anchor text giúp Google hiểu rõ hơn nội dung và giảm mật độ anchor text chính xác, giảm nguy cơ bị phạt.
Ví dụ 2: Từ khoá ngữ nghĩa của “smartphone” là “điện thoại thông minh”, “thiết bị di động thông minh”. Thay vì chỉ dùng từ “smartphone”, bạn sẽ dùng hai từ khoá ngữ nghĩa này thay thế để giảm mật độ anchor text chính xác.
- Tối ưu backlink: Khi xây dựng backlink, dùng semantic keywords liên quan (thay vì từ khóa SEO chính) để vẫn duy trì liên kết hiệu quả mà không phải dùng từ khóa chính, giúp tối ưu hóa và tránh bị Google phạt.
Ví dụ 3: Bạn xây dựng hệ thống backlink cho trang web của mình và muốn đi link về bài viết có từ khoá chính “smartphone”. Thay vì liên tục dẫn link bài viết này tại anchor text “smartphone” ở các bài viết khác, bạn dùng linh hoạt kết hợp các từ khoá ngữ nghĩa làm anchor text như “thiết bị di động thông minh” và “điện thoại thông minh”.
6. Xây dựng nội dung chất lượng từ Semantic keyword
3 bước xây dựng nội dung chất lượng từ Semantic keywor được SEONGON tổng kết như sau.
- Bước 1: Lựa chọn từ khoá cho nội dung triển khai gồm từ khóa chính, cùng các từ khóa phụ. Lưu ý, mỗi một page trên website của bạn chỉ đảm nhiệm duy nhất 1 hoặc 1 cụm từ khoá chính. Các từ khoá phụ xuất hiện trong bài có thể là Semantic keyword và LSI keyword.
- Bước 2: Tìm kiếm tư liệu viết bài gồm nội dung tham khảo, ảnh, video. Để có một nội dung chất lượng, bạn nên tham khảo ít nhất 3 – 5 bài viết ở thứ hạng cao của đối thủ. Ngoài ra, việc chuẩn bị ảnh, video để minh hoạ trong nội dung bài viết là rất cần thiết.
- Bước 3. Đảm bảo cấu trúc bài viết đạt tiêu chí chuẩn SEO. Bạn có thể tham khảo 35 checklist content chuẩn SEO độc quyền từ SEONGON để thực hiện bước này dễ dàng hơn.
Tóm lại, việc nghiên cứu và sử dụng Semantic Keyword là rất cần thiết cho bất kỳ SEOer nào khi xây dựng kế hoạch SEO cho trang web của mình. Mong rằng những thông tin về Semantic Keyword là gì, cách chọn, tìm và sử dụng từ khoá ngữ nghĩa phù hợp trong bài viết này sẽ giúp ích cho dự án SEO của bạn. Đừng quên, nếu gặp khó khăn khi tự thực hiện dự án SEO, bạn có thể tìm đến dịch vụ SEO của SEONGON. Các chuyên gia hàng đầu sẽ giúp bạn nâng cao từ khoá của trang web hiệu quả với cam kết chất lượng và chi phí hợp lý.