Search Intent là gì? Ứng dụng Search Intent trong SEO
Chia sẻ bài viết

Search Intent là gì? Ứng dụng Search Intent trong SEO

Chia sẻ bài viết

Mỗi ngày có hơn 5,5 tỷ lượt truy vấn trên Google, tương ứng với mỗi giây trôi qua có tới 63,000 thao tác được diễn ra trên cỗ máy tìm kiếm khổng lồ này.” – theo Search Engine Land. Ẩn đằng sau mỗi lượt tìm kiếm đó là những ý định khác nhau của người dùng như mua bán – trao đổi, tìm hiểu thông tin, giải trí,.. mà chúng ta gọi chung đó là Search Intent.

Liệu những người làm SEO có thực sự cần để tâm đến vô vàn mối quan tâm lo lắng này của người dùng, những ý định đó có ảnh hưởng hay quyết định đến thứ hạng website của bạn? Hôm nay hãy cùng SEONGON tìm hiểu về thuật ngữ đang được nhắc đến nhiều nhất vào nửa đầu năm 2020 này nhé!

1. Search Intent là gì?

Search Intent hay còn gọi là User Intent (hoặc Keyword Intent) là ý định tìm kiếm, mục tiêu cuối cùng của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là lý do mà mọi người tiến hành tìm kiếm một truy vấn cụ thể, họ đang có câu hỏi trong đầu và mong muốn được giải đáp ngay lập tức. 

Định nghĩa Search Intent là gì
Có vô vàn ý định tìm kiếm đằng sau mỗi truy vấn của người dùng.

Search Intent của một người có thể đơn giản là họ đang tìm chỗ mua sản phẩm họ thích với một mức giá phải chăng, hay họ đang tìm kiếm một website cụ thể nhưng lại quên mất URL đầy đủ để truy cập. Tất cả những mong muốn này đôi khi không thể hiện hết bằng từ khóa mà chính những người làm SEO như chúng ta phải nắm bắt trọn tâm lý của người dùng.

2. Search Intent khác gì với Insight của người dùng?

Trên con đường tìm hiểu về mong muốn và mục đích của người dùng, chắc hẳn bạn không ít lần “chạm mặt” hai thuật ngữ Search Intent và Insight, vậy hai thuật ngữ này khác gì nhau? Về cơ bản, sự khác biệt giữa hai từ này nằm ở mức độ nông – sâu của nó trong việc thể hiện mong muốn của người thực hiện truy vấn:

  • Search Intent thể hiện mong muốn mà người dùng có trong đầu khi thực hiện một truy vấn nhất định. Ví dụ khi thực hiện truy vấn “sữa rửa mặt trị mụn tốt” thì intent của người dùng lúc này là: tìm kiếm các loại sữa rửa mặt có khả năng trị mụn để cải thiện vấn đề da nổi mụn.
  • Trong khi đó, Insight thể hiện mong muốn sâu xa bên trong người dùng, nó là điều thúc đẩy người dùng đến với Search Intent. Đôi khi ngay cả người dùng cũng không biết mình có mong muốn sâu xa đó. Cũng với ví dụ trên, Insight của người dùng thực hiện truy vấn “sữa rửa mặt trị mụn tốt” có thể là họ mong muốn mình trở nên xinh đẹp hơn, tự tin hơn trong mắt mọi người.

Khi xây dựng nội dung trên website, nếu bạn không chỉ đáp ứng được Intent mà còn làm thỏa mãn cả Insight của người dùng thì khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ vô cùng triển vọng.

3. Search Intent có quan trọng không?

Dẫu biết mỗi người dùng lại có “muôn hình vạn trạng” ý tưởng tìm kiếm trong đầu và ngay cả chính bản thân chúng ta cũng vậy, nhưng có cần thiết không khi phải quan tâm đến những ý định tìm kiếm đó?

Theo như thông cáo báo chí hồi 08/2018 của Google: “Search Intent của người dùng đang thực sự định hình lại cả một mảng tiếp thị. Ngày nay, mọi người không còn đi theo con đường tuyến tính từ việc nhận thức sản phẩm cho đến cân nhắc để mua hàng, họ có xu hướng thu hẹp và mở rộng tìm kiếm của mình liên tục, và rồi quyết định mua hàng vào khoảnh khắc không thể đoán trước.”

Bởi thế nên nếu trang của bạn không thoả mãn Search Intent – Ý định tìm kiếm của người dùng, đương nhiên bạn sẽ không có thứ hạng tốt trên bảng tìm kiếm của Google.

Báo cáo Google: Search Intent đang định nghĩa lại phễu Marketing như thế nào?

Tầm quan trọng của Search Intent
Search Intent của người dùng đang thực sự định hình cả mảng tiếp thị.

Ở một khía cạnh khác, Google cũng đã tuyên bố sứ mệnh lớn lao và duy nhất của họ: “Sắp xếp lại thông tin cho cả thế giới, khiến chúng trở nên hữu dụng và dễ dàng truy cập trên toàn cầu.”

Google tuyên bố sứ mệnh sắp xếp lại thông tin cho cả thế giới

Với những SEOer, tất cả những điều này có quan trọng không?

Nếu bạn muốn nằm trên Top bảng xếp hạng của Google vào năm 2020, bạn cần phải có kết quả hữu dụng và phù hợp nhất cho ý định tìm kiếm – Search Intent của người dùng. Google biết những gì người dùng muốn thấy khi họ tìm kiếm một cụm từ khoá, nên đừng cố gắng thống trị thứ hạng theo cách của riêng bạn, hãy tối ưu nó để đáp ứng được User Intent.

XEM THÊM | Tiêu chuẩn E-A-T và 19 cách áp dụng thực tiễn trong SEO

4. Lợi ích của việc tối ưu cho Search Intent

Đối với SEO

Search Intent là một phần quan trọng trong SEO bởi nó giúp điều hướng kết quả tìm kiếm phù hợp nhất tới người dùng. Vậy nên việc tối ưu Intent tốt sẽ giúp gia tăng lưu lượng truy cập chất lượng tới trang web của bạn, từ đó sẽ cải thiện tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rates) tới không chỉ trang bán hàng mà cả những trang cung cấp thông tin.

Một số lợi ích chính trong việc đáp ứng đúng và tốt User Intent:

  • Giảm tỉ lệ thoát (Bounce rates): người dùng tìm được đúng thông tin họ cần, dĩ nhiên họ sẽ dành nhiều thời gian cho trang web đó
  • Tăng lượt xem trang (Page views): Đánh trúng vào User Intent sẽ khiến khách hàng tò mò nhiều hơn các danh mục khác trên site của bạn
  • Featured Snippet – Top 0 Google: Việc xuất hiện “chễm chệ” ở vị trí trên cùng của bảng xếp hạng tìm kiếm là điều mà bất kỳ website nào cũng mong muốn, tối ưu Search Intent tốt và vị trí đó sẽ là của bạn
  • Tiếp cận nhiều đối tượng độc giả hơn: Một trong những điều giá trị của việc tối ưu đúng Intent là Google sẽ xếp hạng trang web của bạn cho tất cả các truy vấn cùng ý định tìm kiếm, phủ rộng tập người dùng và từ đó dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn.

Đối với Doanh nghiệp

Theo như một thống kê mới đây của Google cho thấy, có tới 82% người sử dụng thiết bị di động dùng công cụ tìm kiếm để tra cứu các doanh nghiệp địa phương, cửa hàng gần nơi họ sống.

Điều này rất quan trọng vì 72% số người mua hàng sẽ tới trực tiếp cửa hàng sau khi tìm kiếm truy vấn nếu cửa hàng cách họ 5km đổ lại. Trong trường hợp này nếu tối ưu đúng các Intent của người dùng như: thành phố, quận huyện, mã zip, các điểm đến nổi tiếng gần đây,… doanh nghiệp sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng quanh khu vực bán hàng của mình.

5. Phân loại Search Intent

Theo một số nghiên cứu khoa học của Semrush, Yoast SEO và Ahrefs chúng ta có thể phân chia Search Intent thành 4 loại chính dựa trên các mục đích tìm kiếm khác nhau như sau:

5.1. Informational Intent – Ý định tìm kiếm thông tin

Lúc này người dùng đang có một thắc mắc cụ thể hoặc muốn biết thêm thông tin về một chủ đề nào đó và họ muốn thực hiện một truy vấn đề tìm lời giải cho thắc đó. Hình thức thể hiện phổ biến của Informational Intent là các truy vấn dưới dạng câu hỏi, song đôi khi nó cũng được thể hiện dưới dạng một cụm từ bình thường.

Một số ví dụ về các truy vấn tìm kiếm thông tin:

  • “snoop dogg là ai?”
  • “cách luộc trứng lòng đào”
  • “seo là gì?”
  • “sài gòn đi chơi ở đâu?”
  • “tỉ số việt nam thái lan”
  • “thời tiết hôm nay”
  • “HTML 5”

5.2. Commercial Investigation Intent – Ý định tìm kiếm điều tra thương mại

Loại Search Intent này xuất hiện trong giai đoạn người tìm kiếm đang phân vân giữa các thương hiệu hoặc sản phẩm khác nhau. Họ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng sẽ lựa chọn cái nào để thỏa mãn nhu cầu của mình. Do vậy truy vấn của người mang ý định tìm kiếm này thường thể hiện dưới dạng so sánh, đánh giá để tìm ra cái tột nhất trong một nhóm các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ khách nhau.

Những người này cũng có ý định giao dịch nhưng cần thêm thời gian và lượng thông tin thuyết phục.

Một số ví dụ về truy vấn điều tra thương mại:

  • ”các loại whey protein tốt nhất”
  • “so sánh iphone 11 và note 10”
  • “đánh giá airpods pro”
  • “top nước hoa nữ dior”
  • “tủ bếp dưới 10 triệu”

Tham khảo thêm cách phân loại Search Intent của các “trùm sò” công nghệ

Bảng phân loại Search Intent

5.3. Transactional Intent – Ý định tìm kiếm giao dịch

Khi thực hiện loại tìm kiếm này người dùng đang có ý định và sẵn sàng để giao dịch – mua bán sản phẩm, thuê dịch vụ, trao đổi hàng hoá, tải phần mềm… Thường những truy vấn của người mang ý định tìm kiếm giao dịch sẽ bao gồm tên sản phẩm/ dịch vụ cụ thể kèm theo một số từ như: mua, đặt, ở đâu, giá, khuyến mại….

Những Transactional Intent sẽ có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn nên bạn cũng cần ưu tiên tối ưu so với dạng Informational Intent cung cấp thông tin.

Một số ví dụ về trasactional keywords:

  • “mua macbook pro 2020”
  • “kem chống nắng neutrogena spf 55”
  • “diệt virus kaspersky full crack”
  • “samsung galaxy note 10 cũ”
  • “vé máy bay từ hà nội đi singapore”

5.4. Navigational Intent – Ý định tìm kiếm điều hướng

Lúc này người dùng đang muốn đi tới đích xác một trang web cụ thể, chỉ là họ đang “lười” gõ ra toàn bộ dòng url của trang web hoặc không chắc chắn về địa chỉ cụ thể đường dẫn trang web đó là gì, đơn giản và nhanh chóng chỉ cần “Google it”.

Một số ví dụ về truy vấn mang intent điều hướng:

  • “facebook”
  • “twitter login”
  • “https://seongon.com/wp-content/uploads/2022/12/Phong-cach-Moc.png search intent”
  • “on page seo moz”
  • “giá xăng dantri”

6. Làm thế nào để xác định Search Intent?

6.1. Nhận biết qua dấu hiệu từ ngữ

Một phương pháp thường được các SEOer sử dụng là phân tích ngữ nghĩa của từ khoá – các cụm từ nằm trong truy vấn tìm kiếm của người dùng thường đã miêu tả rõ ràng User Search Intent.

Ví dụ, khi nhập từ khoá “mua đàn piano” – hoàn toàn dễ hiểu là người tìm kiếm đang muốn mua hàng (Transactional Intent – Loại tìm kiếm giao dịch). Hay ở một trường hợp khác, khi tìm “cách thắt cà vạt” – chính xác là họ đang cần một hướng dẫn cụ thể (Informational Intent – Loại tìm kiếm thông tin).

Dưới đây là một số từ khoá thường dùng nhất của từng loại Search Intent:

Infomational 

(Ý định tra cứu thông tin)

Navigational

(Ý định điều hướng)

Transactional 

(Ý định giao dịch)

Commercial investigation 

(Ý định điều tra thương mại)

như thế nào/ làm saoTên thương hiệumua/bán/thuêtop/ tốt nhất
là gìTên sản phẩmđặt hàngđánh giá/ review
là aiTên dịch vụgiá/ giá rẻ/ giá tốt/ giá đướiso sánh
ở đâu“từ khoá” + [Tên địa phương]Thuộc tính sản phẩm

(màu, hoạ tiết,..)

tại sao
hướng dẫn
tips/ cách/ phương pháp
ví dụ/ mẫu

Tuy nhiên có một thực tế rằng không phải khi nào cụm từ truy vấn của người dùng cũng bao gồm những đặc điểm dễ nhận biết và phân loại như vậy. Khi đó bạn để xác định Search Intent của người dùng bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của công cụ tìm kiếm (Google). Đối với Google Search Intent là cái họ luôn hướng đến và cố gắng đáp ứng để nâng cao trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy trang kết quả tìm kiếm (SERPs) chính là “manh mối” để tìm hiểu về Search Intent.

6.2. Nhận biết qua định dạng SERPs

Bằng cách này sau khi tìm kiếm từ khoá mục tiêu, chúng ta sẽ quan sát kết quả Google trả về, cụ thể là chú ý vào các Search Features (đặc điểm của trang kết quả tìm kiếm).

Một số loại Google Search Features phổ biến có thể kể đến như:

  • Shopping results: Danh sách sản phẩm
  • Knowledge graph: Sơ đồ tri thức
  • AdWords ads: Quảng cáo
  • People Also Ask: Mọi người cũng tìm kiếm
  • Video results: Kết quả video

Google có xu hướng hiển thị các đoạn trích nổi bật theo cách nhất định cho một số loại Keyword Intent. Điều này có nghĩa trang kết quả SERPs sẽ giúp chúng ta đôi khi phân biệt được loại ý định tìm kiếm của người dùng.

6.2.1. Kết quả SERPs với Informational Intent

Khi nhận thấy Ý định tìm kiếm của người dùng khi nhập một truy vấn là để tìm kiếm thông tin, Google sẽ cung cấp cho họ kết quả tìm kiếm dưới dạng sơ đồ tri thức (Knowledge Graph), đoạn trích nổi bật (Featured Snippets), câu hỏi liên quan (people also ask).
Những kết quả top đầu thường là các organic results và dẫn về các trang như Wikipedia, từ điển, trang thông tin tư vấn.

Kết quả SERP cho Informational Search Intent
Trang kết quả tìm kiếm trả về hình thức Sơ đồ tri thức, Mọi người cũng hỏi và kết quả từ các trang thông tin như Wikipedia

6.2.2. Kết quả SERPs với Navigational Intent

Khi xác định rằng người dùng có Search Intent điều hướng khi tra một truy vấn, Google sẽ cố gắng cung cấp chính xác trang web mà người dùng muốn được điều hướng đến. Kết quả thường dẫn tới trang chủ, bao gồm các sitelink và đôi khi bao gồm cả Knowledge Graph.

Trang SERP cho truy vấn với Navigational Search Intent
Một trang kết quả tìm kiếm với Site link và Sơ đồ tri thức được trả về cho truy vấn điều hướng

6.2.3. Kết quả SERPs với Transactional Intent

Kết quả trả về cho những truy vấn mà Google cho rằng thể hiện ý định tìm kiếm giao dịch thường là các kết quả quảng cáo, danh mục sản phẩm, các trang sản phẩm, trang thương mại điện tử và tùy thuộc vào truy vấn nó có thể chứa cả bản đồ vị trí.

Kết quả SERP với Transactional Search Intent
Những kết quả Quảng cáo và Danh sách sản phẩm được trả về cho một truy vấn với Transactional Search Intent
trang kết quả với nhiều kết quả là trang thương mại điện tử
Các kết quả của trang thương mại điện tử cũng xuất hiện nhiều với ý định tìm kiếm giao dịch

6.2.4. Kết quả SERPs với Commercial Investigation Intent

Kết quả tìm kiếm dành cho ý định dạng này thường bao gồm cả kết quả trả phí và đoạn trích nổi bật. Tuy nhiên, thông tin của các đoạn trích nổi bật thường không giải thích cho thực thể trong cụm truy vấn mà sẽ hướng đến so sánh, xếp hạng các thương hiệu.

kết quả serp cho commercial intent
Đoạn trích nổi bật dạng toplist giúp người dùng so sánh, đánh giá các thương hiệu

Cụ thể hơn SEONGON sẽ liệt kê một số SERPs Features thường xuất hiện của mỗi loại Search Intent như sau:

Infomational 

(Tra cứu thông tin)

Navigational

(Mục đích điều hướng)

Transactional 

(Ý định giao dịch)

Commercial investigation 

(Điều tra thương mại)

Featured Snippet (Đoạn trích nổi bật)Site linksAdwords (Quảng cáo)Adwords (Quảng cáo)
Knowledge Graph (Sơ đồ tri thức)Tweet boxShopping Results (Danh sách sản phẩm)Featured Snippet (Đoạn trích nổi bật)
VideosKnowledge Graph (sơ đồ tri thức)Map (Bản đồ vị trí)
People also ask (Mọi người cũng tìm kiếm)

7. Các cách tối ưu cho Search Intent

Với từng loại mục đích chúng ta sẽ có các cách tối ưu khác nhau, phù hợp với mong muốn tìm kiếm của người dùng, họ đang cần những thông tin để giúp giải quyết các vấn đề hay họ cần ngay lập tức mua được sản phẩm họ muốn.

Sau khi đã chọn được nhóm Intent đúng, việc tiếp theo cần làm là đưa ra luồng thông tin phù hợp với sở thích, trình độ, sự quan tâm của nhóm người dùng đó, cụ thể như:

7.1. Tối ưu cho Infomational Intent – Ý định thông tin

Như đã đề cập ở trên, những người mang ý định tìm kiếm thông tin lại chia thành rất nhiều luồng khác nhau. Có người tìm “là cái gì”, người khác lại muốn biết “như thế nào”, một số lại muốn tìm hiểu sâu hơn về “lịch sử”, “ý nghĩa”,.. Rõ ràng chúng ta không thể đưa ra bài viết về lịch sử của chiếc cà vạt cho một người đang muốn biết cách thắt cà vạt nhanh trong 5 phút.

Chìa khoá ở đây là sử dụng những gợi ý đến từ Google:

  • Check nội dung top 10 
  • Nhìn vào hộp thoại “People also ask” – “Mọi người cũng tìm kiếm”
  • Tổng hợp các tìm kiếm liên quan

Từ đó nắm bắt được nội dung mà người dùng đang hướng tới và tạo ra bài viết chất lượng nhất.

7.2. Tối ưu cho Transactional Intent – Ý định giao dịch

Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần nhớ là những người đang có ý định tìm kiếm giao dịch ngoài kia họ không cần thêm nội dung. Thứ họ cần là mua cái gì đó, đăng ký dùng thử miễn phí hay tải một phần mềm.

Chìa khoá để tối ưu cho Trasactional Search Intent này là đưa cho họ một trang sản phẩm cụ thể, dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi. Trong đó cần bao gồm:

  • Nút CTA: Có vị trí rõ ràng và bắt mắt, cần phải nổi bật so với tất cả các phần còn lại của trang, người dùng phải biết chính xác họ nhận được gì khi click vào nút đó.
  • Thiết kế dễ nhìn: Khách truy cập sẽ hình thành định kiến của họ về một trang web chỉ trong vài cú lướt chuột. Hãy để các thông điệp của bạn tóm gọn trong vài từ, dành nhiều “đất” hơn cho các hiệu ứng – hình ảnh để chúng nói lên giá trị và lợi ích sản phẩm của bạn.
  • Mô tả sản phẩm: Khi bạn xây dựng nội dung cho một Transactional Intent, hãy tập trung vào xây dựng niềm tin từ khách hàng, tạo được cảm xúc và đơn giản hóa quá trình quyết định cho người mua.
  • Các biểu mẫu: Để các biểu mẫu tối giản nhất có thể, chỉ yêu cầu khách hàng điền những thông tin thực sự cần thiết cho việc chuyển đổi, giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng.
Tối ưu cho Transactional Intent - Ý định giao dịch
Cần thiết kế giao diện bắt mắt và dễ nhìn khi tối ưu cho ý định tìm kiếm giao dịch.

7.3. Tối ưu cho Navigational Intent – Truy vấn điều hướng

Đây là loại Search Intent gần như bạn không cần phải tối ưu gì, vì một khi người ta đã muốn điều hướng đến trang của bạn thì họ sẽ nhập chính xác từ khóa thương hiệu vào. 

Vậy nhưng “cẩn tắc vô áy náy”, bạn vẫn cần lưu ý một số yếu tố trên trang nếu chúng chưa được tối ưu như: tên sản phẩm và tên thương hiệu cần được đề cập trong thẻ title, meta description và trong các thẻ heading trên trang.

7.4. Tối ưu hóa Search Intent nâng cao

Nếu bạn muốn đưa quá trình tối ưu ý định tìm kiếm này lên cấp độ tiếp theo, bạn cần phải có được những thông tin vô cùng chi tiết của người dùng.

Ví dụ: Với từ khóa như “tai nghe khử tiếng ồn”. Rõ ràng có ý định giao dịch rất rõ ràng với từ khóa này.

Nhưng mục đích thực sự của người dùng là gì? Đây liệu có phải người tìm kiếm đã sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng ngay bây giờ?

Hay người tìm kiếm từ khóa đó vẫn cân nhắc các lựa chọn khác ?

Câu trả lời thường nằm trong kết quả tìm kiếm.

Tối ưu hóa cho Search Intent nâng cao

Như bạn có thể thấy, người dùng đang tìm kiếm từ khóa này mới chỉ đang trong những bước đầu trong quá trình mua hàng. Vì vậy, họ muốn nội dung đó là giao dịch, nhưng cung cấp cho họ một số lựa chọn khác nhau:

Cách tối ưu cho User Intent

Chúng ta sẽ xét thêm một ví dụ nâng cao khác về Search Intent: Cách để thực hiện Burpee.

Ta có thể dễ xác định từ khóa này có mục đích tìm kiếm là Thông tin.

Nhưng những loại thông tin nào người dùng muốn tìm?

Một danh sách? Một Case study? hay là Một video?

Dựa trên SERPs, có thể xác định được mọi người muốn có một bộ đầy đủ các bước.

Ví dụ về Search Intent
kết quả tìm kiếm cho thấy người dùng mong muốn được hướng dẫn cụ thể các bước burpee

(Thực tế, hầu hết mọi người khi tìm kiếm sử dụng từ khóa “Làm thế nào” sẽ muốn các kết quả là các bước).

Vì vậy, nếu bạn muốn xếp hạng cho thuật ngữ đó, bạn nên viết một bài bao gồm các bước. Ngoài ta, các bước được trình bày rõ ràng cũng có thể giúp nội dụng của được xuất hiện trong Đoạn trích nổi bật ( Featured Snippets).

Có thể bạn quan tâm:

8. Bạn đã tối ưu Search Intent chưa?

Search Intent – Ý định tìm kiếm sau mỗi truy vấn của người dùng có lẽ được xem là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trong năm 2020.

Để có được thứ hạng bền vững và lâu dài, nhiệm vụ tối thượng của các SEOer lúc nào cũng nên là cung cấp cho người tìm kiếm chính xác những gì họ muốn.

Nếu bạn còn đang băn khoăn lựa chọn cách tối ưu đúng cho Search Intent thì đừng ngần ngại tham gia ngay khóa học Online tại SEONGON Academy hoặc đăng ký Offline Khóa học SEO Tổng Thể để được nhận được lời khuyên trực tiếp từ các chuyên gia tại SEONGON nhé.

Chúc cho những SEOer và nhà quản lý doanh nghiệp thấu hiểu được đúng tâm lý người dùng hay Search Intent để từ đó gắn kết được họ lâu dài và bền vững với nhãn hàng của mình!

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN