Nghiên cứu từ khoá là gì? Chiến lược chọn bộ từ khóa SEO hiệu quả, đẩy top nhanh

Chia sẻ bài viết

Nghiên cứu từ khoá là công việc mà bất cứ người làm SEO, thậm chí người làm content SEO đều phải hiểu rõ. Bởi đây là nền tảng giúp hành trình SEO có thể phát triển và đi đúng hướng. Vậy thực chất nghiên cứu từ khoá là gì? Nếu bạn cũng có băn khoăn như vậy hãy để SEONGON giải đáp cho bạn trong nội dung chuyên sâu dưới đây nhé!

1. Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là gì?

Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ mà khách hàng mục tiêu đang dùng để tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Quá trình này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và lựa chọn những từ khóa phù hợp nhất cho chiến dịch marketing của mình.

2. Từ khoá là gì? Có những loại từ khoá nào?

2.1. Từ khoá là gì?

Từ khóa là từ hoặc cụm từ người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm Google, Bing, Cốc Cốc,… để thực hiện truy vấn tìm kiếm thông tin về một vấn đề, một sản phẩm hay một loại dịch vụ nào đó. Trong SEO, từ khóa giúp SEOer định hướng chiến lược nội dung đồng thời tối ưu hóa website nhằm đưa trang web lên vị trí cao trên công cụ tìm kiếm khi người dùng thực hiện tìm kiếm từ khóa liên quan. 

Ví dụ: Các từ khoá là “điện thoại iphone”, “cách nấu mì”, “áo sơ mi trắng”. Những từ khóa đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa người dùng và nội dung trên internet.

Từ khoá là từ hay cụm từ người dùng nhập vào ô tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm
Từ khoá là từ hay cụm từ người dùng nhập vào ô tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm

2.2. Có những loại từ khoá nào?

Dưới đây là bảng phân loại các loại từ khóa theo các tiêu chí khác nhau:

Tiêu chí phân loại Loại từ khóa Định nghĩa Ví dụ
Theo độ dài Từ khóa ngắn (Short-tail keywords) Từ khóa có 1-2 từ, chung chung, lượng tìm kiếm lớn “điện thoại”, “áo sơ mi”
Từ khóa dài (Long-tail keywords) Từ khóa có từ 3 từ trở lên, cụ thể, lượng tìm kiếm thấp hơn “điện thoại iPhone 14 Pro Max màu tím”, “cách nấu mì Ý sốt cà chua”
Theo chủ đề Từ khóa chính (Primary keywords) Đại diện cho chủ đề chính của nội dung “áo sơ mi nam cao cấp”
Từ khóa phụ (Secondary keywords) Liên quan, bổ sung cho từ khóa chính, có cùng ý định tìm kiếm “áo sơ mi nam chất lượng”, “áo sơ mi nam đẹp”
Theo chính tả Từ khóa chính xác Được tìm kiếm đúng theo thứ tự và cấu trúc từ vựng “mua điện thoại iPhone 15 chính hãng”
Từ khóa gần đúng Có thể sai chính tả hoặc viết khác đi nhưng vẫn liên quan đến nội dung chính “mua đt iPhone 15 chính hãng”

Khi lựa chọn từ khóa, bạn hãy xác định mục tiêu của chiến dịch và đối tượng người dùng để chọn từ khoá phù hợp nhất. Đối với chiến dịch hướng đến người mua có nhu cầu cao và cụ thể, từ khoá dài và từ khóa phụ có thể mang lại hiệu quả chuyển đổi tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến các thuật toán của Google có ảnh hưởng khác như:

  • Google BERT: Thuật toán này có khả năng hiểu sâu hơn về ngôn ngữ tự nhiên, giúp Google hiểu được ý nghĩa của các câu hỏi phức tạp hơn.
  • Google MUM: Là mô hình đa nhiệm hợp nhất, có khả năng kết hợp nhiều loại thông tin khác nhau để trả lời các truy vấn phức tạp của người dùng.

Thêm vào đó, còn một số thuật toán khác ảnh hưởng đến việc nghiên cứu từ khóa như Google Hummingbird, Google RankBrain, Google Helpful Content Update,… Từ việc hiểu các thuật toán bạn có thể áp dụng để nghiên cứu từ khóa:

  • Tập trung vào ý định tìm kiếm: Hiểu rõ người dùng muốn tìm gì khi nhập từ khóa.
  • Sử dụng các từ khóa dài và cụ thể: Tạo nội dung chất lượng và chuyên sâu.
  • Xây dựng nội dung chất lượng cao: Nội dung độc đáo, hữu ích và dễ đọc.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Tốc độ tải trang nhanh, thiết kế website thân thiện và điều hướng dễ dàng.

3. Lợi ích của nghiên cứu từ khóa 

3.1. Hiểu rõ bản chất của nghiên cứu từ khoá

Bản chất cốt lõi của việc nghiên cứu từ khóa được đoạn văn trên nhấn mạnh chính là việc hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng. Đây không đơn thuần là việc liệt kê các từ khóa liên quan mà còn là việc đi sâu vào phân tích tâm lý, hành vi và mục tiêu của người dùng khi họ nhập một từ khóa vào công cụ tìm kiếm.

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ về ý định tìm kiếm của người dùng
Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ về ý định tìm kiếm của người dùng

Bản chất của việc nghiên cứu từ khóa có thể được chia thành ba yếu tố trọng tâm sau:

  • Mỗi từ khóa đều ẩn giấu một “ý định” tìm kiếm (Search Intent): Mỗi từ khóa ẩn chứa một mục tiêu tìm kiếm của người dùng. Ví dụ, “du lịch châu Âu” có thể tìm thông tin chung, trong khi “du lịch châu Âu giá rẻ” lại tìm kiếm ưu đãi cụ thể. Hiểu rõ ý định này giúp tối ưu hóa nội dung phù hợp.
  • Sử dụng Modifier Keywords: Từ khóa bổ sung giúp phân loại ý định tìm kiếm thành 3 nhóm:
    • Tìm hiểu thông tin (Ví dụ: “Thương hiệu áo thun Coolmate”)
    • So sánh và đánh giá (Ví dụ: “Áo thun Coolmate có tốt không”)
    • Mua hàng (Ví dụ: “Mã giảm giá áo thun Coolmate”).
  • Query Path (Hành trình tìm kiếm): Là chuỗi truy vấn của người dùng trong một phiên tìm kiếm. Hiểu được hành trình này giúp tạo nội dung phù hợp với từng giai đoạn tìm kiếm của họ.

3.2. Lợi ích của nghiên cứu từ khoá

  • Hiểu rõ insight khách hàng: Việc nghiên cứu bộ từ khóa giúp bạn đánh giá được khách hàng đang tìm kiếm những thông tin gì xung quanh sản phẩm, dịch vụ của bạn. Với những nhà làm Marketing, điều này giúp họ phân tích và khám phá ra insight của khách hàng một cách hiệu quả và có cơ sở. Từ đó, họ có thể hoạch định chiến lược tiếp cận phù hợp và tạo ra những nội dung có giá trị với khách hàng. 
  • Lựa chọn được từ khoá phù hợp: Kết quả của quá trình nghiên cứu từ khoá là bạn sẽ thu về một bộ từ khoá có số lượng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn. Từ bộ từ khoá đó bạn có thể dễ dàng chọn lọc ra những từ khoá phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, SEOer cũng có thể chọn lọc được danh sách từ khóa đang có xu hướng tìm kiếm, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. 
  • Định hướng nội dung dài hạn cho website: Dữ liệu từ nghiên cứu từ khóa hỗ trợ xây dựng một chiến lược nội dung bài bản, bền vững. Điều này đảm bảo rằng website không chỉ đạt hiệu quả ngắn hạn mà còn duy trì và phát triển thứ hạng lâu dài trên các công cụ tìm kiếm. 
  • Tăng truy cập tự nhiên (organic traffic): Việc tối ưu nội dung theo bộ từ khoá chuẩn, phù hợp với doanh nghiệp và phù hợp với người dùng còn giúp website xây dựng thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm tự nhiên. Từ đó, giúp website thu về lượng traffic khổng lồ mà không cần “đổ” tiền chạy quảng cáo. 
  • Tránh lãng phí nguồn lực: Nghiên cứu từ khóa chính xác còn giúp doanh nghiệp tránh đầu tư vào các từ khóa không hiệu quả hoặc không mang lại giá trị chuyển đổi. Điều này giúp nhà quản trị tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực vào các từ khóa có tiềm năng cao, tối ưu hóa chiến lược SEO cũng như quảng cáo.

4. Các bước nghiên cứu từ khóa chuẩn SEONGON

Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu từ khoá là hoạt động mang tầm chiến lược có khả năng quyết định sự thành, bại của dự án. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ công thức nghiên cứu từ khóa chuẩn. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này, hãy để các chuyên gia SEONGON giúp bạn với 5 bước dưới đây. 

Mục tiêu của bước này là “cào” ra được đúng – đủ tất cả từ khoá trong ngành và chia nhóm phù hợp.

SEONGON sử dụng 2 công cụ chính trong việc nghiên cứu từ khoá bao gồm Google Keywords Planner (Google) và công cụ Keywordtool.io (bên thứ 3).

Nghiên cứu từ khóa toàn ngành với công cụ Google Keyword Planner và Keyword tool.io theo 5 bước sau:

  1. Tìm kiếm từ khóa hạt nhân
  2. Sử dụng công cụ Keyword Planner để tìm thêm từ khóa liên quan
  3. Sử dụng công cụ Keywordtool.io để “bào”
  4. Tổng hợp danh sách từ khóa và lọc trùng
  5. Chia thành các chủ đề nhỏ
Các bước nghiên cứu từ khóa chuẩn SEONGON 
Các bước nghiên cứu từ khóa chuẩn SEONGON

4.1. Xác định lĩnh vực kinh doanh

Bước đầu tiên, bạn cần hiểu rõ về ngành nghề, sản phẩm, hoặc dịch vụ mà website đang cung cấp. Điều này giúp xác định các nhóm từ khóa liên quan một cách chính xác nhất. Các câu hỏi bạn cần trả lời:

  • Website của bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì?
  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Thị trường ngách hoặc lĩnh vực cụ thể mà bạn đang hoạt động?

4.2. Tìm từ khoá hạt nhân

Từ khoá hạt nhân thường là những từ có khối lượng tìm kiếm (volume search) cao và bao trùm toàn bộ ngành hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Do đó, để lựa chọn được từ khoá hạt nhân chính xác còn đòi hỏi SEOer phải thực sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 

Sau khi xác định được từ khoá hạt nhân, bạn sẽ bắt đầu quy trình nghiên cứu từ khoá 5×3 độc quyền của SEONGON.

4.3. Nghiên cứu từ khoá ở bước 5×1

Lần 1: (5×1)

Bước 1: Xác định chủ đề, ví dụ “váy cưới”.

Bước 2: Sử dụng công cụ Keyword Planner tìm ra các từ khóa liên quan với từ khóa chủ đề.

Sử dụng Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá

Sử dụng Keyword Planner để nghiên cứu từ khoáBước 3: Sau đó sử dụng Keywordtool.io tìm ra danh sách từ khóa chi tiết hơn.

Sử dụng Keyword tool nghiên cứu từ khóa chi tiết
Sử dụng Keyword tool nghiên cứu từ khóa chi tiết

Bước 4: Tạo thành 1 danh sách từ khóa trong file Google Sheet.

Tạo file tổng hợp danh sách từ khoá từ 2 công cụ 
Tạo file tổng hợp danh sách từ khoá từ 2 công cụ

Bước 5: Khi tìm ra được danh sách từ khóa, nhóm những từ khóa cùng insight lại tạo thành từ khóa danh mục lớn.

Nhóm các từ khoá có cùng search intent
Nhóm các từ khoá có cùng search intent

4.4. Nghiên cứu từ khoá ở bước 5×2

Với mỗi từ khóa danh mục lớn ví dụ “váy đi bàn cô dâu”, tiếp tục được đưa vào các công cụ trên để tìm ra các danh sách từ khóa. Từ đó tiếp tục xác định từ khóa danh mục nhỏ.

4.5. Nghiên cứu từ khoá ở bước 5×3 

Với mỗi từ khóa danh mục nhỏ ví dụ “váy đi bàn cô dâu đuôi cá”, lặp lại bước trên để tìm được từ khoá về sản phẩm/dịch vụ.

Tại sao phương pháp nghiên cứu từ khoá 5×3 của SEONGON mang lại thành công cho hàng nghìn dự án? 

  • Xác định được các từ khóa cụ thể, từ đó nhắm chính xác mục tiêu khách hàng cụ thể
  • Xác định được những từ khóa chung chung để tiếp cận nhiều khách hàng, không bị bỏ sót khách hàng.
  • Xác định số lượng từ khóa phù hợp cho dự án.
  • Xác định được các từ khóa liên quan đến Website hoặc ứng dụng mà khách hàng đang theo dõi.
  • Với việc có một danh sách từ khóa giúp bạn xác định được đầy đủ các chủ đề của Website và không bị bỏ sót chủ đề nào.

5. 14 công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến hiện nay

5.1. Rank Tracker

Danh sách các biến thể từ khoá và nghiên cứu lợi nhuận từ SEO của doanh nghiệp
Danh sách các biến thể từ khoá và nghiên cứu lợi nhuận từ SEO của doanh nghiệp

Từ khóa SEO hiệu quả nhất của doanh nghiệp bạn thường không phải từ khóa tốt nhất. Để tìm kiếm được từ khóa thực sự chất lượng, bạn cần khai thác các biến thể từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.

Và Rank tracker chính là một công cụ đặc biệt hữu dụng với 23 công cụ nghiên cứu từ khóa khác nhau:

  • Google Ads Keyword Planner và Google Search Console tích hợp;
  • Cơ sở dữ liệu của tất cả từ khoá SEO được xếp hạng của đối thủ;
  • Từ khoá và những câu hỏi dài;
  • Lỗi chính tả và hoán vị phổ biến;
  • Và hơn thế nữa.

Sử dụng từng công cụ một, bạn có thể lên một danh sách các ý tưởng về từ khoá một cách phong phú nhất. Hơn thế nữa, bạn có thể phân tích tiềm năng của từ khoá và kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ đó trong SEO. Điều này cho phép bạn tập trung các nguồn lực SEO của mình vào nơi cần ít công sức nhất nhưng có khả năng mang lại lượt truy cập lớn nhất cho doanh nghiệp.

Mặc dù, phiên bản trả phí của công cụ này sẽ có nhiều tính năng hơn, nhưng phiên bản miễn phí 100% hoàn toàn có đủ khả năng nghiên cứu từ khoá. Nó cho phép bạn sử dụng tất cả các tính năng nghiên cứu và phân tích lưu lượng truy cập của từ khóa tiềm năng.

5.2. Google Search Console

Khám phá những cơ hội tốt nhằm gia tăng lượt truy cập cho những từ khóa hiện tại của bạn
Khám phá những cơ hội tốt nhằm gia tăng lượt truy cập cho những từ khóa hiện tại của bạn

Google Search Console là nơi phân tích từ khoá SEO hiện tại của doanh nghiệp với những yếu tố: vị trí, số lần hiển thị và tỷ lệ nhấn vào chúng.

Xem xét những dữ liệu này, đây là cách tốt nhất để có được những phương án SEO shortcuts – tức là những chiến lược mang lại hiệu quả tốt hơn với thời gian ngắn hơn mà bạn không ngờ tới. Ví dụ, nếu URL của bài viết xuất hiện trên trang hai hoặc trang ba, thì nó đã tương đối phù hợp với từ khoá. Từ đó chúng ta sẽ biết được rằng URL đó chỉ cần thêm một chút tối ưu từ đội SEO để có thể tiến được vào 10 thứ hạng đầu, từ đó mang lại lượng truy cập tốt hơn cho bạn. 

Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng một số từ khóa có xếp hạng nằm trong những trang đầu nhận được ít lượt nhấn chuột hơn. Một chút chỉnh sửa nhằm tối ưu cho Featured Snippet cho SERP hoặc đánh dấu thêm Schema có thể tạo nên một kết quả bất ngờ đấy.

5.3. Google Ads Keyword Planner

Đối với một vài từ khóa, giá thầu thấp giúp bạn có thể đơn giản mua một vài từ khoá phù hợp với PPC. Tuy nhiên với một số những từ khóa khác, khi giá thầu quá cao thì có nghĩa là bạn cần tận dụng tối đa lợi thế từ các lượt truy cập với SEO.

Vì vậy, trước khi bắt đầu chiến dịch marketing với bất cứ công cụ tìm kiếm nào, bạn cần chia danh sách từ khoá phù hợp với mục tiêu của SEO và PPC. Và nơi tốt nhất để tìm kiếm những thông tin cần thiết, chắc chắn là Google Ads Keyword Planner.

Nó giúp doanh nghiệp thấy được khối lượng tìm kiếm, chi phí cho mỗi lần nhấn chuột, cạnh tranh từ các bên quảng cáo và sự thay đổi lưu lượng theo đợt, tất cả chỉ có tại Google Ads Keyword Planner. Thậm chí, Google Ads Keyword Planner còn cho phép bạn ước tính chi tiêu PPC hàng năm trong các thị trường ngách của doanh nghiệp.

Đây là một công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng trừ khi bạn đã sử dụng số chi phí đủ nhiều cho một chiến dịch Google Ads, nếu không số liệu của bạn sẽ bị giới hạn thay vì con số chính xác. Chính vì thế bạn nên có một công cụ khác (như Rank Tracker) để phân tích khối lượng tìm kiếm chính xác hơn.

5.4. AnswerThePublic

Tìm kiếm những câu trả lời nổi bật dành cho những câu hỏi phổ biến và tối ưu hoá tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm những câu trả lời nổi bật dành cho những câu hỏi phổ biến và tối ưu hoá tìm kiếm bằng giọng nói

Người sử dụng đã quen với việc sử dụng những câu hỏi để tìm kiếm thay vì một cụm từ chuyên biệt. Với sự phát triển của phương thức tìm kiếm bằng giọng nói thì xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển thêm.

Nội dung câu trả lời đúng trọng tâm với câu hỏi được tìm kiếm là một trong những khía cạnh quan trọng trong sự thành công của phương pháp tìm kiếm bằng giọng nói. Thêm vào đó, những nội dung dựa trên câu hỏi sẽ có tỷ lệ cao hơn được lọt vào Featured Snippet của Google, hay còn gọi là vị trí số 0 trên trang tìm kiếm.

Cách nhanh nhất và đơn giản nhất để tìm câu hỏi cho lĩnh vực kinh doanh của bạn là AnswerThePublic – một công cụ đơn giản được kết hợp bởi những từ khóa chính đi kèm với các từ để hỏi khác nhau (như ai, cái gì, tại sao,…)

Cùng với những câu hỏi, bạn sẽ nhận được một số “giới từ” (khi từ khóa gốc của bạn kết hợp từ khác thông qua giới từ) và “từ so sánh” (giống như khi so sánh từ khoá của bạn với từ khóa khác)

5.5. Keyword Tool Dominator

Công cụ hỗ trợ trong việc tìm từ khoá từ Amazon, Etsy và Ebay
Công cụ hỗ trợ trong việc tìm từ khoá từ Amazon, Etsy và Ebay

Cách khách hàng tìm kiếm trên Google khác với cách họ tìm kiếm trên Amazon. Thực tế cho thấy, họ sử dụng Google để tìm kiếm địa điểm để mua sắm, còn với Amazon họ tìm kiếm các mặt hàng để mua sắm.

Vì vậy, đối một người bán các mặt hàng trên Amazon như bạn, việc nghiên cứu từ khoá SEO cho Google không phải là một chuyện đơn giản. Bạn cần phải tối ưu danh sách từ khoá của mình cho tìm kiếm Amazon và tương tự với các  từ khóa trên Amazon.

Một công cụ tốt để tìm kiếm cơ sở dữ liệu cho Amazon là Keyword Tool Dominator. Nhưng hãy luôn nhớ rằng không có cách nào có thể kiểm tra lượng tìm kiếm trên Amazon. Những điều bạn nhận được sẽ là một danh sách ý tưởng từ khoá đơn giản.

Nếu không sử dụng phiên bản trả phí, bạn có thể chỉ cần thực hiện ba yêu cầu cho mỗi dữ liệu (eBay, Amazon, Etsy) một ngày.

Tìm từ khóa thích hợp nhất cho doanh nghiệp địa phương
Tìm từ khóa thích hợp nhất cho doanh nghiệp địa phương

Rõ ràng, người dùng của mỗi quốc gia là khác nhau. Nhưng, ngạc nhiên hơn là các xu hướng thay đổi đáng kể tại mỗi vùng miền.

Google Trends giúp bạn thấy được những biến thể của xu hướng tại những vùng đất, thành phố xác định. Công cụ này giúp việc so sánh các truy vấn tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn theo dõi những từ khóa ở cấp độ quốc gia có hay không phù hợp với những địa phương trong nước.

Chẳng hạn, theo Google Trends, mặc dù “mãng cầu gai” là một từ khóa được tìm kiếm phổ biến tại Hà Nội nhưng ở miền Trung từ khóa được tìm kiếm là “na gai”. Một chức năng không kém phần quan trọng khác chính là theo dõi biến động theo từng đợt hoặc có thể dự đoán từ khóa hoặc cách từ khoá đó hoạt động trong đợt như thế nào.

5.7. Keywords Everywhere

Phân tích từ khóa khi bạn đang tìm kiếm
Phân tích từ khóa khi bạn đang tìm kiếm

Keywords Everywhere là một tiện ích bổ sung cho trình duyệt miễn phí, điều này cho phép bạn phân tích từ khoá khi đang sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, YouTube, và các ứng dụng khác.

Bất cứ khi nào bạn bắt đầu nhập vào thanh công cụ tìm kiếm, khối lượng tìm kiếm sẽ được thêm vào tất cả các từ khóa bạn nhìn thấy trên các từ khoá gợi ý. Trên SERP, một khung chứa các từ khóa mới sẽ xuất hiện ở phía bên phải trang tìm kiếm, vì vậy, bạn có thể nghiên cứu danh sách các từ khoá của mình mà không cần thoát Google.

5.8. Ahref

Ahref là một trong những công cụ nghiên cứu và phân tích website lớn, phổ biến trên toàn cầu. Với thông tin liên tục được cập nhật từ 15-30 phút/lần, Ahref sở hữu một cơ sở dữ liệu khổng lồ và trở thành công cụ nghiên cứu đáng tin cậy của các nhà làm Marketing.

Tính đến thời điểm này, Ahref đang thu thập được khoảng 10 tỷ từ khóa trên 171 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, công cụ còn hiển thị số lần nhấp ước tính cho từ khoá mà bạn tìm kiếm giúp bạn đánh giá được tiềm năng của từ khóa đó. 

Ngoài ra, Ahrefs còn thu thập được khối lượng tìm kiếm chính xác của người dùng về từ khóa bất kỳ, từ đó ước tính lưu lượng truy cập của một website hoặc URL cụ thể. Với cơ sở dữ liệu này, bạn có thể nghiên cứu được bộ từ khoá hiệu quả, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Nghiên cứu từ khoá bằng công cụ Ahref
Nghiên cứu từ khoá bằng công cụ Ahref

5.9. SEMrush

SEMrush là công cụ phổ biến trên toàn cầu với những tính năng toàn diện cho cả SEO và PPC. Đây cũng là công cụ lý tưởng để phân tích từ khóa, giúp các SEOer tìm được bộ từ khóa chuẩn.

SEMrush cho phép bạn tìm những từ khóa tốt nhất để phát triển chiến lược Marketing của mình dựa trên các yếu tố: khối lượng tìm kiếm, mục đích, độ khó của từ khóa, số lượng kết quả, CPC, mức độ cạnh tranh, Tính năng SERP, các biến thể,…

Bên cạnh đó, SEMrush còn phân tích xếp hạng của đối thủ cạnh tranh, giúp bạn hiểu về đối thủ và xác định các bước chiến lược cần triển khai để giành vị trí tốt trên SERP. 

SEMrush là công cụ nghiên cứu từ khoá hiệu quả
SEMrush là công cụ nghiên cứu từ khoá hiệu quả

5.10. Moz Keyword Explorer

Moz Keyword Explorer là công cụ tập trung vào việc tìm kiếm từ khóa theo ngữ nghĩa và tối ưu hóa nội dung. Công cụ này cung cấp tính năng dự báo hiệu quả từ khóa thông qua các chỉ số như Priority Score và Keyword Difficulty. Bạn có thể sử dụng Moz để tìm các từ khóa ngữ nghĩa bổ trợ, dự báo tiềm năng lưu lượng truy cập hoặc chọn từ khóa có mức độ cạnh tranh phù hợp với mục tiêu SEO.

Sử dụng Moz Keyword Explorer để nghiên cứu từ khóa
Sử dụng Moz Keyword Explorer để nghiên cứu từ khóa

5.11. Spineditor

Spineditor là công cụ nghiên cứu từ khóa dành cho thị trường người dùng tiếng Việt. Công cụ này lấy dữ liệu từ Google Keyword Planner nên dữ liệu chính xác, phù hợp khi bạn cần phân tích từ khóa địa phương, phân nhóm từ khóa theo ý định tìm kiếm hoặc mở rộng danh sách từ khóa bằng cách thêm các gợi ý liên quan. Spineditor đặc biệt hữu ích khi tối ưu hóa nội dung và quảng cáo cho thị trường Việt Nam.

5.12. LSI Graph

LSI Graph hỗ trợ nghiên cứu từ khóa liên quan ngữ nghĩa (Latent Semantic Indexing), giúp bạn mở rộng danh sách từ khóa và tối ưu hóa nội dung theo ngữ nghĩa. Công cụ này phù hợp để tìm từ khóa phụ, từ khóa bổ trợ và tránh nhồi nhét từ khóa chính. LSI Graph đảm bảo nội dung phong phú và toàn diện, đáp ứng tốt thuật toán của Google.

Sử dụng LSI Graph để nghiên cứu bộ từ khóa chuẩn
Sử dụng LSI Graph để nghiên cứu bộ từ khóa chuẩn

5.13. KW Finder

KW Finder là công cụ thân thiện với người dùng, lý tưởng để tìm các từ khóa đuôi dài có khả năng chuyển đổi cao. Công cụ này tập trung vào việc cung cấp dữ liệu chi tiết về Keyword Difficulty, giúp bạn chọn từ khóa ít cạnh tranh nhưng có tiềm năng xếp hạng cao. KW Finder cũng hỗ trợ tìm kiếm từ khóa theo địa điểm, phù hợp cho chiến lược SEO nhắm mục tiêu khu vực cụ thể.

5.14. Keyword Shitter

Keyword Shitter là công cụ miễn phí, lý tưởng để tạo danh sách từ khóa lớn trong thời gian ngắn. Công cụ này phù hợp khi bạn cần thu thập ý tưởng từ khóa cơ bản hoặc mở rộng danh sách từ khóa gốc. Tuy nhiên, Keyword Shitter chủ yếu tạo ra dữ liệu thô, cần kết hợp với các công cụ khác để phân tích và chọn lọc từ khóa hiệu quả hơn.

6. Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa bằng AI hiệu quả

6.1. Giới thiệu công cụ AI trong nghiên cứu từ khoá

Ngày nay, nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa đã tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Ngoài các công cụ chuyên dụng như Google Keyword Planner, SEMrush hay Ahrefs, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ AI như ChatGPT hay Gemini để tối ưu hóa quy trình nghiên cứu từ khóa.

Sử dụng AI làm công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu từ khoá
Sử dụng AI làm công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu từ khoá

AI không chỉ giúp gợi ý danh sách từ khóa, mà còn hỗ trợ phân nhóm từ khóa theo ý định tìm kiếm và tối ưu hóa cách sử dụng từ khóa trong nội dung.

Ví dụ:

  • Khi bạn đặt yêu cầu:
    “Gợi ý từ khóa liên quan đến ‘trà xanh giảm cân’ với lượng tìm kiếm cao ở Việt Nam.”
  • AI sẽ trả lời:
    • trà xanh giảm cân
    • trà xanh giảm mỡ bụng
    • trà xanh giảm béo
    • trà xanh giảm cân hiệu quả
    • trà xanh giảm cân nhanh
    • trà xanh giảm cân tự nhiên
    • trà xanh giảm cân cho nữ
    • trà xanh giảm cân cho nam
    • trà xanh giảm cân tại nhà
    • trà xanh giảm cân bao lâu thấy hiệu quả

6.2. Các bước nghiên cứu từ khóa bằng AI

Sau đây, SEONGON sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về quy trình nghiên cứu từ khóa bằng AI:

Bước 1: Xác định chủ đề chính

  • Dùng ChatGPT hoặc Gemini để brainstorm danh sách chủ đề.
  • Ví dụ bạn có thể đặt câu hỏi: Gợi ý cho tôi các từ khóa thuộc chủ đề “Trà xanh”, AI trả lời các danh sách chủ đề như:
    • Lợi ích của trà xanh.
    • Trà xanh giảm cân.
    • Công thức trà xanh.

Bước 2: Khai thác từ khoá bằng công cụ AI  – Xây dựng bộ từ khóa đuôi dài (long-tail keywords)

Bạn có thể sử dụng các công cụ AI như ChatGPT hoặc Gemini để yêu cầu gợi ý các từ khóa đuôi dài từ từ khóa chính. Cách yêu cầu có thể như sau:

  • ChatGPT:
    • “Hãy gợi ý một danh sách các từ khóa đuôi dài liên quan đến ‘trà xanh giảm cân’ cho tôi.”
    • AI sẽ trả về các cụm từ chi tiết hơn liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng.

Ví dụ gợi ý từ AI:

  • “Cách uống trà xanh để giảm cân nhanh nhất.”
  • “Trà xanh giảm mỡ bụng cho phụ nữ sau sinh.”
  • “Trà xanh giảm cân trong 1 tuần.”
  • “Trà xanh giảm cân hiệu quả cho người béo phì.”
  • “Công thức trà xanh giảm cân tại nhà.”

Những từ khóa đuôi dài này không chỉ là phiên bản chi tiết của từ khóa chính, mà còn có khả năng giải quyết các câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể của người tìm kiếm.

Bước 3: Phân tích ý định tìm kiếm (Search Intent)

Để phân tích ý định tìm kiếm (Search Intent) một cách cụ thể hơn, bạn có thể sử dụng ChatGPT để phân loại các từ khóa vào các nhóm “Thông tin”, “Giao dịch”, “So sánh” và “Điều hướng”. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng ChatGPT để thực hiện điều này:

  • Để ChatGPT giúp phân loại từ khóa vào các nhóm ý định tìm kiếm, bạn có thể yêu cầu nó như sau:
    • Ví dụ yêu cầu: “Hãy phân loại các từ khóa dưới đây vào các nhóm “Thông tin”, “Giao dịch”, “So sánh” và “Điều hướng”.
    • Sau đó, bạn cung cấp một danh sách các từ khóa để AI phân tích.

ChatGPT sẽ phân loại các từ khóa bạn cung cấp dựa trên ý định tìm kiếm phổ biến. Dưới đây là một ví dụ về cách ChatGPT có thể phân loại từ khóa:

Ví dụ từ khóa:

  • “Trà xanh giảm cân hiệu quả”
  • “Mua trà xanh online”
  • “Trà xanh giảm cân là gì?”
  • “Trà xanh XYZ”
  • “Giá trà xanh giảm cân”

ChatGPT sẽ trả lời:

  • Thông tin (Informational Intent):
    • “Trà xanh giảm cân là gì?” (Người tìm kiếm muốn biết thông tin về trà xanh giảm cân.)
    • “Trà xanh giảm cân hiệu quả” (Người tìm kiếm muốn hiểu về hiệu quả của trà xanh giảm cân.)
  • Giao dịch (Transaction Intent):
    • “Mua trà xanh online” (Người tìm kiếm có ý định mua trà xanh trực tuyến.)
    • “Giá trà xanh giảm cân” (Người tìm kiếm muốn biết giá của trà xanh giảm cân để quyết định mua.)
  • Điều hướng (Navigation Intent):
    • “Trà xanh XYZ” (Người tìm kiếm có ý định truy cập trang web hoặc tìm kiếm thông tin về thương hiệu trà xanh cụ thể.)

Bước 4: Tối ưu hóa bộ từ khóa

  • Dùng ChatGPT để nhóm từ khóa theo chủ đề:

ChatGPT có thể giúp bạn nhóm từ khóa theo chủ đề, giúp bạn tạo các nhóm từ khóa rõ ràng để dễ dàng tối ưu hóa nội dung. Mỗi nhóm từ khóa này có thể phục vụ cho một chủ đề bài viết hoặc trang web riêng biệt.

  • Ví dụ với từ khóa “trà xanh giảm cân”:
    • Nhóm từ khóa liên quan đến Giảm cân:
      • “Trà xanh giảm cân hiệu quả”
      • “Cách uống trà xanh giảm cân”
      • “Trà xanh giảm mỡ bụng”
      • “Trà xanh giảm cân nhanh”
    • Nhóm từ khóa liên quan đến Lợi ích trà xanh:
      • “Trà xanh có tác dụng gì?”
      • “Lợi ích của trà xanh”
      • “Trà xanh giúp giảm mỡ bụng”
    • Nhóm từ khóa liên quan đến Công thức trà xanh:
      • “Công thức trà xanh giảm cân”
      • “Trà xanh detox”
      • “Cách pha trà xanh giảm cân”

Khi nhóm từ khóa, bạn có thể tạo các bài viết hoặc trang đích với các chủ đề khác nhau để phục vụ nhu cầu của người tìm kiếm.

  • Dùng AI tạo chiến lược nội dung:

ChatGPT có thể gợi ý dàn ý bài viết dựa trên từ khóa bạn đã nhóm, giúp bạn xây dựng nội dung bài viết hiệu quả. Ví dụ, đối với từ khóa “Trà xanh giảm cân”, AI có thể gợi ý các chủ đề phụ và cấu trúc bài viết như sau:

  • Tiêu đề: “Trà xanh giảm cân – Lợi ích và cách sử dụng hiệu quả”
  • Mở đầu: Giới thiệu lợi ích của trà xanh và sự phổ biến của nó trong việc giảm cân.
  • Phần 1: Trà xanh có tác dụng gì đối với sức khỏe?
  • Phần 2: Trà xanh giảm cân hiệu quả như thế nào?
  • Phần 3: Cách uống trà xanh để giảm cân đúng cách.
  • Kết luận: Tổng kết lợi ích và khuyến khích người đọc thử áp dụng.

Bằng cách này, bạn có thể tối ưu hóa từng bài viết cho các từ khóa chính và từ khóa phụ của nhóm, cũng như tối ưu hóa cấu trúc bài viết để phù hợp với các mục đích tìm kiếm của người dùng.

6.3. Lưu ý khi sử dụng AI nghiên cứu từ khoá

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào kết luận nghiên cứu từ khóa bằng AI sẽ cho kết quả chính xác tuyệt đối, vì vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng công cụ AI nghiên cứu từ khoá:

  • Hiểu rõ nguồn cấp dữ liệu của AI: 
    • AI không luôn cập nhật theo thời gian thực: Một số công cụ AI, như ChatGPT, không truy cập dữ liệu thời gian thực. Vì vậy, các từ khóa gợi ý có thể không phản ánh chính xác xu hướng hiện tại. Giải pháp: Kết hợp sử dụng các công cụ chuyên dụng như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush để có dữ liệu tìm kiếm cập nhật.
    • Nguồn dữ liệu đầu vào: Kết quả AI đưa ra phụ thuộc vào dữ liệu đã được huấn luyện hoặc nhập vào. Do đó, cần cẩn thận với dữ liệu không rõ nguồn gốc.
  • Cách đặt câu hỏi: Kết quả từ AI phụ thuộc vào cách bạn đặt câu hỏi hoặc yêu cầu. Nếu mô tả không rõ ràng, kết quả có thể không phù hợp.
    • Ví dụ không tốt: “Gợi ý từ khóa cho trà xanh.”
    • Ví dụ tốt: “Gợi ý từ khóa liên quan đến trà xanh giảm cân, tập trung vào ý định tìm kiếm thông tin và giao dịch ở Việt Nam.”
  • Hạn chế yêu cầu quá rộng: Một yêu cầu mơ hồ có thể tạo ra danh sách từ khóa không cụ thể và khó sử dụng.
  • Không dựa hoàn toàn vào AI: Kết quả AI đưa ra cần được kiểm tra lại bằng các công cụ SEO chuyên dụng (như Ahrefs, SEMrush) để xác minh các chỉ số như:
    • Search Volume (Lượng tìm kiếm).
    • Keyword Difficulty (Độ khó từ khóa).
    • Search Intent (Ý định tìm kiếm).
  • Phân tích cạnh tranh: AI không thể thay thế hoàn toàn việc kiểm tra độ cạnh tranh của từ khóa trong SERP (kết quả tìm kiếm).

7. Làm sao để lựa chọn từ khóa hiệu quả?

7.1. Chiến lược 1: Tập trung từ khóa đuôi dài

Ưu điểm:

  • Độ cạnh tranh thấp: Từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) thường ít cạnh tranh hơn so với từ khóa ngắn, giúp bạn dễ dàng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
  • Ý định tìm kiếm rõ ràng: Người tìm kiếm từ khóa đuôi dài thường có ý định rõ ràng hơn, ví dụ: họ có thể muốn mua một sản phẩm cụ thể hoặc tìm hiểu về một vấn đề chi tiết.
  • Tăng khả năng chuyển đổi: Vì người dùng đã có ý định rõ ràng, khả năng họ thực hiện hành động (chuyển đổi) cao hơn.
  • Phù hợp với website mới: Nếu website của bạn chưa có nhiều nội dung, từ khóa đuôi dài là một cách tốt để bắt đầu xây dựng nội dung và thu hút lưu lượng truy cập.
Chiến lược tập trung từ khóa đuôi dài
Chiến lược tập trung từ khóa đuôi dài

Nhược điểm:

  • Khối lượng tìm kiếm thấp: Từ khóa đuôi dài có khối lượng tìm kiếm thấp hơn, nhưng chúng lại mang lại kết quả rất chất lượng.

Cách áp dụng:

  • Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa: Tìm kiếm các cụm từ dài liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ, thay vì chỉ dùng từ khóa “giày thể thao,” bạn có thể chọn “giày thể thao nữ size 36 màu trắng.”
  • Tạo nội dung hướng đến từ khóa đuôi dài: Viết bài blog, tạo trang sản phẩm hoặc tạo các video giải thích về những từ khóa đuôi dài này.

7.2. Chiến lược 2: Ưu tiên các từ khóa dễ, tăng dần độ khó

Ưu điểm:

  • Xây dựng nền tảng vững chắc: Bắt đầu với từ khóa dễ, bạn có thể nhanh chóng xếp hạng cao và xây dựng độ tin cậy cho website.
  • Kết quả nhanh chóng: Khi đạt được thứ hạng cao trên các từ khóa dễ, bạn sẽ có được lưu lượng truy cập ổn định và xây dựng lòng tin từ người dùng và công cụ tìm kiếm.
  • Tạo nền tảng để cạnh tranh từ khóa khó: Sau khi website của bạn mạnh lên, bạn sẽ dễ dàng cạnh tranh với các từ khóa khó hơn.
Chiến lược ưu tiên từ khoá dễ trước, từ khóa khó sau
Chiến lược ưu tiên từ khoá dễ trước, từ khóa khó sau

Nhược điểm:

  • Bỏ lỡ cơ hội lớn: Bạn có thể bỏ qua các từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao hơn, nhưng lại khó đạt được thứ hạng cao ngay lập tức.

Cách áp dụng:

  • Bắt đầu với từ khóa dễ: Tìm kiếm các từ khóa có độ cạnh tranh thấp và tìm cách tối ưu hóa chúng trước khi chuyển sang các từ khóa khó hơn.
  • Phân tích sự cạnh tranh: Dùng các công cụ như Ahrefs, SEMrush để xác định từ khóa có độ khó thấp và bắt đầu tối ưu hóa cho chúng.

7.3. Chiến lược 3: Ưu tiên từ khóa có chuyển đổi cao

Ưu điểm:

  • Tập trung vào giá trị kinh doanh: Từ khóa có chuyển đổi cao sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí marketing và đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa chi phí marketing: Việc ưu tiên từ khóa có khả năng chuyển đổi sẽ giúp bạn giảm chi phí quảng cáo và tối ưu hóa các chiến dịch marketing.
Chiến lược ưu tiên các từ khóa có lượt chuyển đổi cao
Chiến lược ưu tiên các từ khóa có lượt chuyển đổi cao

Nhược điểm:

  • Có thể bỏ lỡ cơ hội tương lai: Từ khóa có chuyển đổi cao thường là từ khóa mà bạn đã có thể xếp hạng hoặc có mức độ cạnh tranh cao, vì vậy bạn có thể bỏ qua các từ khóa tiềm năng phát triển trong tương lai.

Cách áp dụng:

  • Theo dõi và phân tích dữ liệu: Dùng Google Analytics hoặc các công cụ SEO khác để theo dõi các từ khóa mang lại nhiều chuyển đổi nhất và tối ưu hóa các chiến lược marketing xung quanh chúng.
  • Tập trung vào trang sản phẩm hoặc dịch vụ: Đảm bảo các trang có khả năng chuyển đổi cao được tối ưu hóa tốt nhất để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

7.4. Chiến lược 4: Tập trung vào từng cụm chủ đề nhất định

Ưu điểm:

  • Nội dung liên quan và chất lượng: Bằng cách tạo nội dung liên quan đến một cụm chủ đề, bạn sẽ cải thiện chất lượng bài viết và tăng khả năng xếp hạng cho nhiều từ khóa cùng chủ đề.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Khi người dùng truy cập vào một trang và tìm thấy thông tin liên quan đến nhu cầu của họ, họ sẽ ở lại trang lâu hơn, điều này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Chiến lược tập trung khai thác chuyên sâu từng cụm chủ đề
Chiến lược tập trung khai thác chuyên sâu từng cụm chủ đề

Nhược điểm:

  • Bỏ lỡ một số từ khóa quan trọng: Việc tập trung vào một cụm chủ đề có thể khiến bạn bỏ qua các từ khóa đơn lẻ khác có thể mang lại lưu lượng truy cập đáng kể.

Cách áp dụng:

  • Xây dựng cấu trúc website rõ ràng: Chia nội dung thành các chủ đề chính và các chủ đề phụ. Ví dụ, nếu bạn bán giày thể thao, chủ đề chính có thể là “Giày thể thao nữ” và các chủ đề phụ có thể là “Giày thể thao nữ size 36,” “Giày thể thao nữ cho chạy bộ,” v.v.
  • Tạo các bài viết hoặc trang chuyên sâu: Viết bài chi tiết cho từng cụm chủ đề để thu hút người tìm kiếm và tối ưu hóa các từ khóa liên quan.

7.5. Kết hợp các chiến lược

Để đạt được hiệu quả tối ưu trong SEO, bạn có thể kết hợp các chiến lược trên, ví dụ:

  • Giai đoạn đầu: Tập trung vào từ khóa đuôi dài và các từ khóa dễ để nhanh chóng xây dựng nội dung và thu hút traffic.
  • Giai đoạn sau: Khi website của bạn đã có nền tảng, mở rộng sang các từ khóa khó hơn, tập trung vào các từ khóa có chuyển đổi cao, và xây dựng các chủ đề nội dung sâu sắc, liên quan.

Kết hợp linh hoạt các chiến lược từ khóa này sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả SEO, thu hút lượng truy cập chất lượng, và tối ưu hóa chi phí marketing.

8. Chiến lược sử dụng bộ từ khoá đã lọc

Sau khi đã nghiên cứu và chọn lựa các từ khóa hiệu quả, bước tiếp theo là triển khai các chiến lược để tối ưu hóa bộ từ khóa này trên website. Dưới đây là các chiến lược chi tiết bạn có thể áp dụng để tối ưu hóa từ khóa và cải thiện hiệu quả SEO.

Chiến lược sử dụng bộ từ khoá đã lọc
Chiến lược sử dụng bộ từ khoá đã lọc

8.1. Phân nhóm từ khoá và chia chủ đề

  • Phân nhóm từ khóa: Chia các từ khóa thành các nhóm có liên quan với nhau để tạo ra các chủ đề chính. Ví dụ: nếu bạn có các từ khóa “giày thể thao nữ”, “giày chạy bộ nữ”, “giày sneaker nữ”, bạn có thể tạo một chủ đề chính là “Giày thể thao nữ”.
  • Tạo cấu trúc website rõ ràng: Xây dựng một cấu trúc website hợp lý, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin và các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được nội dung của trang.
  • Liên kết nội bộ: Liên kết các bài viết trong cùng một chủ đề với nhau để tăng cường sức mạnh cho các từ khóa và giúp Google hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các trang.

8.2. Tối ưu nội dung theo từ khoá

  • Tối ưu hóa tiêu đề (title tag): Đặt từ khóa chính vào đầu tiêu đề và đảm bảo tiêu đề hấp dẫn.
  • Tối ưu hóa mô tả (meta description): Viết mô tả ngắn gọn, hấp dẫn và chứa từ khóa mục tiêu.
  • Tối ưu hóa tiêu đề phụ (heading): Sử dụng các thẻ heading (H1, H2, H3,…) để phân chia nội dung và đặt từ khóa vào các thẻ heading phù hợp.
  • Tối ưu hóa nội dung: Đưa từ khóa vào một cách tự nhiên trong nội dung bài viết, nhưng tránh nhồi nhét từ khóa.
  • Tối ưu hóa URL: Sử dụng URL ngắn gọn, dễ hiểu và chứa từ khóa mục tiêu.

8.3. Viết nội dung chất lượng cho người dùng

Nội dung không chỉ cần tối ưu hóa cho SEO mà còn phải hữu ích và phục vụ nhu cầu người dùng. Để đạt được điều này, bạn cần tuân thủ tiêu chuẩn EEAT (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness, Experience) của Google. Cụ thể:

  • Expertise: Đảm bảo người viết có kiến thức chuyên sâu về chủ đề.
  • Authoritativeness: Xây dựng uy tín cho website bằng cách cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy.
  • Trustworthiness: Tạo lòng tin cho người đọc bằng cách sử dụng nguồn thông tin đáng tin cậy và trích dẫn đúng cách.
  • Experience: Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của người khác để làm cho nội dung trở nên sống động và hấp dẫn hơn.

Nghiên cứu từ khoá là một nhiệm vụ quan trọng giúp bạn đặt nền móng cho sự thành công của chiến lược Marketing. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên của SEONGON đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình trong việc nghiên cứu từ khoá. Nếu bạn còn nhiều băn khoăn trăn trở về vấn đề này, liên hệ ngay tới SEONGON để được tư vấn chi tiết về dịch vụ SEO tổng thể chuyên nghiệp từ các chuyên gia SEO hàng đầu Việt Nam nhé!

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Với tôi, SEO không chỉ là 1 nghề mà SEO là một niềm đam mê. Đam mê nghiên cứu hành trình khách hàng, đam mê phân tích chuyển đổi dựa trên số liệu, đam mê Digital Marketing tổng thể.v.v.v. Và hơn hết, đam mê chia sẻ kiến thức đó tới tất cả mọi người.

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN