Google My Business là hồ sơ doanh nghiệp hiển thị trên Google, nơi người dùng có thể đọc đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Theo Bright Local, 98% khách hàng đọc và viết đánh giá về doanh nghiệp trên nền tảng này. Cho thấy, phát triển Google My Business rất quan trọng với doanh nghiệp trong thời đại số. Trong phần tiếp theo, SEONGON sẽ mách bạn cách tạo Hồ sơ doanh nghiệp cũng như tối ưu sao cho hiệu quả.
1. Google My Business là gì?
Google My Business – Google doanh nghiệp của tôi (viết tắt là GMB) – công cụ cho phép doanh nghiệp đăng tải thông tin và quản lý sự hiện diện trên Google Search và Google Maps. Công cụ này được Google cung cấp miễn phí cho người dùng và được đổi tên thành Google Business Profile vào cuối năm 2021.
Mục đích doanh nghiệp cập nhật thông tin và hình ảnh của mình trên GMB là để tăng khả năng hiển thị trên Google, từ đó thu hút traffic truy cập vào trang đích. Hơn thế nữa, Google My Business còn là nơi cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho người dùng một cách nhanh chóng và cụ thể.
Chẳng hạn, thông qua trang doanh nghiệp của hệ thống Siêu thị Điện máy Xanh như hình bên dưới, người dùng có thể dễ dàng truy cập vào website. Ngoài ra, bạn có thể xem được thông tin về địa chỉ, thời gian mở cửa, bản đồ trực quan và đánh giá về các cửa hàng Điện máy Xanh.
2. Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng Google My Business?
Theo một thống kê từ Exploding Topics, trong hơn 5 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu, có đến 4.9 tỷ người sử dụng Google. Trong khi đó, Google My Business như là đại diện của doanh nghiệp trên Google trên thế giới mạng, cho phép doanh nghiệp tiếp cận với hàng tỷ khách hàng.
2.1. Tăng khả năng hiển thị
Theo một báo cáo của Think with Google, số lượng truy vấn trên thiết bị di động bao gồm các cụm từ “mua ở đâu” và “gần tôi” đã tăng hơn 200% từ năm 2017 đến 2019. Các loại tìm kiếm này được gọi là “discovery searches”, tức là người dùng tìm kiếm một danh mục thay vì một thương hiệu cụ thể. Nếu một người dùng đang ở gần vị trí doanh nghiệp của bạn và tìm kiếm cụm từ này, thông tin về doanh nghiệp sẽ được hiển thị rõ ràng ngay trước mắt người dùng.
2.2. Tăng uy tín thương hiệu nhờ đánh giá khách hàng
Theo báo cáo từ Bright Local, 97% người dùng có xu hướng đọc các đánh giá, nhận xét trực tuyến trên Google My Business khi tìm kiếm một doanh nghiệp địa phương. Mặt khác, Google còn cho biết, các đánh giá đa chiều bao gồm tích cực và tiêu cực mang lại cảm giác thực tế và đáng tin hơn về hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người dùng.
2.3. Dễ dàng kết nối với khách hàng
Nhờ vào trang doanh nghiệp của tôi, người dùng nhanh chóng tìm thấy các thông tin hữu ích về doanh nghiệp, bao gồm: Giờ làm việc, thông tin liên hệ, các dịch vụ, ngày nghỉ, lễ tết…Những thông tin này giúp người dùng nhanh chóng thuận tiện cập nhật và tiết kiệm nhiều thời gian tìm kiếm.
3. Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký Google My Business cho doanh nghiệp
Người dùng có thể tự đăng ký Google My Business bằng cách cập nhật các thông tin về tên doanh nghiệp, danh mục kinh doanh, quốc gia, thông tin liên hệ, thời gian làm việc, hình ảnh,…
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google của doanh nghiệp.
- Bước 2: Tại Trình quản lý Trang doanh nghiệp, chọn mục Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google.
- Bước 3: Thêm tên doanh nghiệp, danh mục kinh doanh và chọn tiếp theo.
- Bước 4: Chọn có nếu bạn muốn thêm vị trí văn phòng hoặc của hàng, sau đó nhấp vào ô tiếp theo.
- Bước 5: Nhập địa chỉ doanh nghiệp và nhấp vào ô tiếp theo.
- Bước 6: Ghim vị trí doanh nghiệp trên bản đồ và nhấp vào ô tiếp theo.
- Bước 7: Thêm thông tin liên hệ bao gồm điện thoại và website rồi chọn tiếp theo.
- Bước 8: Nhập số điện thoại để xác minh.
- Bước 9: Chọn cách xác minh thông tin doanh nghiệp.
- Bước 10: Thêm giờ làm việc và chọn tiếp theo.
- Bước 11: Thêm mô tả doanh nghiệp và chọn tiếp theo.
- Bước 12: Thêm hình ảnh doanh nghiệp và nhấp vào ô tiếp theo là hoàn tất.
4. Cách tối ưu Google My Business cho doanh nghiệp của bạn
Theo thông tin từ Google, một hồ sơ doanh nghiệp đầy đủ thông tin sẽ có cơ hội hiển thị nổi bật hơn 2.7 lần so với các hồ sơ khác. Người dùng có xu hướng ghé thăm một doanh nghiệp có hồ sơ cung cấp nhiều thông tin quan trọng cao hơn 70% so với một trang Google My Business sơ sài. Hơn thế nữa, khả năng mua hàng của người dùng sẽ tăng thêm 50% ở các doanh nghiệp có hồ sơ đủ thông tin.
Điều cần biết Google căn cứ vào ba yếu tố bên dưới để định vị thứ hạng tìm kiếm cục bộ của người dùng: :
|
4.1. Sử dụng các thuộc tính đặc biệt
Nếu bạn kinh doanh các dịch vụ đặc biệt như nhà hàng, khách sạn và ngành dịch vụ, bạn đừng bỏ qua các thuộc tính đặc biệt khi chuẩn bị hồ sơ, chẳng hạn như:
- Khách sạn: Các trang Google My Business được phép hiển thị xếp hạng sao, thông tin bền vững, tiện nghi phòng, thời gian nhận/trả phòng và hướng dẫn chi tiết khi cần đặt phòng và gửi xe. Đối với khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài, việc trang doanh nghiệp của tôi cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ và nhất là đánh giá là một căn cứ để người dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm.
- Nhà hàng/Quán bar: Đối với các nhà hàng hay đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn có quyền tải lên trang Google doanh nghiệp thực đơn, hình ảnh các món ăn và những thông tin quan trọng khác như đặt chỗ và nhận hàng
- Doanh nghiệp dịch vụ: Các doanh nghiệp dịch vụ có thể liệt kê các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trên trang Google My Business như dịch vụ SEO, dịch vụ chạy Google Ads,…
- Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Hoa Kỳ): Google cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ hiển thị các thông tin về bảo hiểm, đặt lịch hẹn,…
Ngoài việc đăng tải nội dung, hình ảnh và hướng dẫn sử dụng, bạn nên tận dụng nút CTA như đặt lịch ngay, đặt chỗ nhanh để thúc đẩy hành vi của người dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm các nhãn để chia sẻ thông tin cần thiết về doanh nghiệp như giờ hẹn, Wi-Fi miễn phí, vị trí xe lăn dễ tiếp cận, có hỗ trợ ngồi ngoài trời,…
4.2. Thêm hình ảnh thực tế về doanh nghiệp
Đối với Google My Business, hình ảnh là một công cụ tối ưu hiệu quả. Bạn nên sử dụng những hình ảnh thực tế của doanh nghiệp, sản phẩm để tạo cảm giác chân thật và đáng tin cậy cho người dùng.
Hình ảnh trên GMB phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
|
4.3. Thêm mô tả hấp dẫn về doanh nghiệp
Nội dung mô tả doanh nghiệp có độ dài tối đa 750 từ, được triển khai dựa trên những thông tin về:
- Sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp cho khách hàng.
- USP – điểm làm bạn khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ.
- Lịch sử, thông tin công cty.
Các thông tin trong phần này phải được đảm bảo về tính trung thực, mạch lạc và dễ hiểu. Đồng thời, không được phép xuất hiện các vấn đề sau:
- Lỗi chính tả, ký tự lộn xộn, câu từ tối nghĩa.
- Các chương trình khuyến mãi như “giảm 70% cho bánh ngọt các loại”,… hay những thông tin tương tự.
- Chứa các đường liên kết. Google nghiêm cấm sự xuất hiện của các liên kết ở phần mô tả trên Google My Business Profile.
4.4. Chèn từ khoá phù hợp
Chèn từ khóa là một việc làm cần thiết khi bạn xây dựng hồ sơ Google My Business. Từ khóa góp phần không nhỏ trong việc tăng khả năng hiển thị trang doanh nghiệp khi người dùng truy vấn trên công cụ tìm kiếm.
Mặt khác, Google cũng đọc nội dung hồ sơ để hiểu hơn về doanh nghiệp, từ đó phản ánh kết quả phù hợp nhất cho người dùng. Bên cạnh đó, từ khóa còn giúp cải thiện thứ hạng của doanh nghiệp trên Google Maps.
Bạn có thể tìm kiếm từ khóa trendy thông qua các công cụ như Google Trends, Rank Tracker, Google Keyword Planner, Ahrefs, Semrush,… Các từ khóa được có thể được lồng ghép khéo léo vào mô tả, bài viết, nhận xét, hỏi & đáp,…
4.5. Khuyến khích mọi người để lại đánh giá
Theo một khảo sát từ Bright Local, 83% người dùng có xu hướng đọc review trên Google trước khi truy cập vào trang doanh nghiệp hay quyết định mua hàng. Đối với người dùng, các đánh giá đa chiều trên Google được xem là một nguồn tham khảo khách quan và đáng tin cậy. Nếu các nhận xét đánh trúng vào điểm đau và nhu cầu của người dùng, cơ hội họ tìm đến doanh nghiệp sẽ cao hơn rất nhiều.
4.6. Xác minh địa chỉ đường phố
Xác minh địa chỉ là một trong những bước để kích hoạt hiển thị công khai hồ sơ doanh nghiệp của bạn. Google sẽ căn cứ vào vị trí này để xác thực hoạt động của doanh nghiệp, tránh tình trạng spam. Chỉ điền thông tin về địa chỉ trên hồ sơ doanh nghiệp, bạn cần tuân thủ theo các quy tắc sau:
- Cung cấp địa điểm chính xác và cụ thể.
- Không thêm URL và từ khóa ở dòng địa chỉ.
- Mỗi địa chỉ nên được sử dụng cho một trang doanh nghiệp duy nhất.
- Khi không tìm thấy địa chỉ trên hệ thống, bạn ghim trực tiếp vị trí trên bản đồ.
4.7. Thường xuyên cập nhật thông tin
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thay đổi địa chỉ, giờ mở cửa, số điện thoại hay trang web. Do đó, việc thường xuyên cập nhật sẽ đảm bảo tính chính xác của thông tin.
Ngoài ra, việc đăng tải hình ảnh thể hiện được quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, từ đó tăng thêm niềm tin ở người dùng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng.
Mặt khác, Google luôn ưu tiên hiển thị các doanh nghiệp có hồ sơ ở trạng thái tốt và hoạt động tích cực. Chính vì vậy, bạn nên cập nhật thông tin với liên tục để Google nhận diện tốt hơn.
4.8. Đăng tải sản phẩm của bạn
Hồ sơ doanh nghiệp cũng giống như một cửa hàng nơi bạn trưng bày các sản phẩm và dịch vụ của mình, nhằm gây sự chú ý với người dùng. Khi khách hàng tìm kiếm, sản phẩm của bạn sẽ hiện ra ngay trước mắt họ nên bạn cập nhật đầy đủ và đa dạng hình ảnh. Nhờ đó, khách hàng có thể tham khảo ngay sản phẩm mà không cần phải qua nhiều bước như truy cập trang đích hay thực hiện các truy vấn khác.
5. Câu hỏi thường gặp về Google My Business
Bên cạnh các thông tin về cách tạo Google My Business và cách tối ưu, dưới đây là những thông tin khác về hồ sơ doanh nghiệp có thể hữu ích với bạn:
Google My Business có miễn phí hoàn toàn không?
Có. Người dùng bán hàng trực tuyến hoặc phục vụ tại chỗ đều có thể tự tạo tài khoản Google My Business miễn phí, miễn là có vị trí thực tế.
Google có xóa hồ sơ GMB của tôi không?
Có. Hồ sơ trang doanh nghiệp của bạn sẽ bị đình chỉ hoặc xóa vĩnh viễn khi vi phạm chính sách của Google, chẳng hạn như spam từ khóa hoặc review, cung cấp địa chỉ giả,… Do đó, bạn cần tuân thủ quy định của nền tảng và xác thực thông tin cẩn thận.
Phải làm sao khi doanh nghiệp có nhiều đánh giá tiêu cực trên Google My Business?
- Tuyệt đối không xóa đánh giá, trừ khi vi phạm chính sách nền tảng như chứa ngôn từ thù địch, spam, giả mạo,…
- Phản hồi nhanh chóng, lịch sự và chuyên nghiệp.
- Tránh đổ lỗi hay dùng ngôn từ “trả treo” đối với các đánh giá tiêu cực. Quy trình trả lời các đánh giá không tốt là cảm ơn – nhận trách nhiệm – đưa ra phương án giải quyết bằng một thái độ chân thành.
- Khuyến khích người dùng để lại những đánh giá tích cực và bình chọn sao để cải thiện tỷ lệ đánh giá chung.
Một doanh nghiệp có được lập nhiều tài khoản Google My Business không?
Doanh nghiệp có thể tạo nhiều hồ sơ nhưng không được phép sử dụng cùng một địa chỉ. Việc lập các hồ sơ doanh nghiệp chỉ phù hợp với công ty có nhiều chi nhánh, tương ứng với mỗi địa chỉ khác nhau.
Nhìn chung, Google My Business ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp địa phương. Việc lập và tối ưu Hồ sơ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt trong việc tạo dựng uy tín và tiếp cận khách hàng. Nếu còn băn khoăn về Hồ sơ doanh nghiệp cũng như các vấn đề SEO khác, vui lòng liên hệ đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm thực chiến của SEONGON để biết thêm chi tiết.